Chương 20
Phương Châm Trong Việc Chọn Nghề
Những
câu chuyện thuật lại về khuynh hướng nghề nghiệ trong các tập hồ sơ của
Cayce có thể làm ch người sưu tầm khảo cứu phải nêu ra nhiều câu hỏi.
Trước hết, có vấn đề bắt đầu làm một nghề nghiệp, một vấn đề nó làm cho
các Triết gia phải lấy làm thắc mắc khi họ cố gắng truy nguyên đến tận
gốc, khi linh hồn con người mới xuất hiện lần đầu tiên trên cõi trần
gian.Việc gì thúc đẩy một ngành hoạt động này, và một linh hồn khác
bước vào một ngành hoạt động khác? Nếu tất cả mọi linh hồn đều do Thượng
Đế phát sinh từ lúc nguyên thủy, nghĩa là bình đẳng và không cách biệt,
thì tại sao có người lại hướng về nông nghiệp, có người chọn thương
mại, người thứ ba chọn nghề dệt cửi, người thứ tư hướng về âm nhạc, và
người thứ năm chọn ngành toán học? Phải chăng trong mỗi người đều có một
cái động lực tế nhị thuộc về cá tính riêng từng người, nó thúc đẩy họ
vươn lên chọn lựa những ngành hoạt động khác nhau? Nếu như thế, thì cái
cá tính đó đã biểu lộ bằng cách nào?
Trong
những hồ sơ của Cayce, không có sự giải đáp rõ ràng những câu hổi nêu
trên, nhưng lại có những tài liệu khá mỹ mãn về một điểu khác: Việc gì
làm cho một linh hồn thay đổi một nghề nghiệp này qua một nghề nghiệp
khác? Người ta thấy trong các hồ sơ của Cayce có nhiều trường hợp thay
đổi nghiệp như vậy, và sự phân tách các tài liệu chỉ rằng sự thay đổi đó
căn cứ trên hai yếu tố căn bản: Hoặc do lòng ham muốn, hoặc do luật
nhân quả.
Trong nhiều trường hợp
đã kể trên, chúng ta thấy rằng lòng ham muốn cũng có mãnh lực tương
đương với việc gây nhân tạo quả. Một linh hồn có thể bắt đầu nảy sinh ra
ý muốn có một khả năng hay một đức tính mới, khi họ chung đụng tiếp xúc
vởi một người có cái khả năng hay đức tính đó. Theo ông Cayce, nhiều
người mục kích tận mắt những công việc cứu độ thế gian của đức Jesus khi
Ngài đi thuyết pháp giảng đạo và cứu chữa người đau ốn, tật nguyền,
bỗng nhiên họ có sự cảm hứng, chẳng khác như một sự truyền nhiễm, và
muốn làm y như Ngài! Cái mãnh lực của ý muốn đó thúc đẩy họ cố gắng trải
qua nhiều kiếp để phát triển khả năng giáo dục và chữa bịnh. Đôi khi,
lòng ham muốn không phải do nơi ảnh hưởng của một người nào, mà do bởi
đương sự cảm thấy bất lực trước một tình trạng nguy cấp mà thiếu khả
năng cần thiết, nên y không thể giải cứu hay làm gì được. Dầu rằng lý do
như thế nào, lòng ham muốn là một yếu tố quan trọng của vận mạng con
người. Lòng ham muốn đó tăng trưởng lên lần lần và nhắm những mục đích
càng ngày càng rõ rệt cho đến khi về sau, bởi sự chọn lựa cha mẹ và một
hoàn cảnh thích nghi, một linh hồn bắt đầu phát triển một khía cạnh mới
trong tánh tình của y cho đến mực hoàn toàn.
Có lẽ
phải cần đến nhiều kiếp luân hồi sanh tử, cũng như trong các trường hợp
tâm tính "Khép chặt" và "Cởi mở", con người mới có thể hoàn toàn thực
hiện sự thay đổi một nghề này qua nghề khác dưới mãnh lực của ý muốn.
Nếu điều này là đúng, thì đó là một sự khuyến khích quý báu cho những
người nào tự thấy kém cỏi trong sự hoạt động nghề nghiệp của mình. Có
thể rằng lý do sự kém cỏi của họ, so với tài năng của người khác, là bởi
vì họ chỉ mới bắt đầu ngành hoạt động ấy không bao lâu, và chưa đủ thời
giờ để phát triển hết mọi tài năng của mình.
Ngoài lòng ham muốn, nghiệp quả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thay đổi nghề nghiệp.
Thí
dụ: Một quả báo tàn tật về thể xác, khi đến lúc chính mùi và phải trả,
có thể làm gián đoạn cuộc đời nghệ sĩ tài bà đang lên của một nhà khiêu
vũ, một sự nghiệp mà ông đã dày công luyện tập và cải tiến đến mức tuyệt
luân trải qua nhiều tiền kiếp. Một quả báo làm gián đoạn nữa chừng một
sự nghiệp như thế, tự nhiên là đưa đến sự thay đổi qua một nghề nghiệp
khác, và có thể làm thức động một khả năng tiềm tàng đã bị chôn vùi và
quên lãng từ lâu.
Đó là trường
hợp của một thiếu nữ bị bịnh lao xương háng, như đã kể trong Chương năm.
Sau khi mắc phải chứng bịnh này một thời gian rất lâu, thiếu nữ ấy yêu
cầu ông Cayce soi kiếp và cho biết xem cô có thể làm nghề gì trở nên hữu
ích cho xã hội. Ông Cayce khuyên cô nên học đàn, và cho biết thêm rằng
cô có thiêu tư về âm nhạc, vì trong một kiếp trước ở xứ cổ Ai Cập, cô đã
từng chuyên môn về loại đờn dây. Người thiếu nữ nghe theo và nhận thấy
rằng quả có một khả năng vững chắc về đờn dây, mặc dầu trước kia cô chưa
hề học đàn bao giờ. Sau một thời gian, cô đã có thể biểu diễn môn đờn
dây trước công chúng, và mặc dầu tài nghệ của cô chưa đủ để làm cho cô
được nổi tiếng, nhưng ít nhất cô đã làm một nghề hữu ích để tìm thấy lẽ
sống cùng hạnh phúc trong cuộc đời của một phế nhân. Trong những kiếp
trước gần đây, cô đã làm những nghề nghiệp khác. Như vậy, trong trường
hợp này, một quả báo xác thân đã xuất hiện thình lình để làm gián đoạn
một sự nghiệp, và làm sống lại một tài năng đã quên lãng và bỏ phế từ
lâu.
Một vấn đề khác được nêu
ra: Một linh hồn phải có kinh nghiệm về bao nhiêu nghề nghiệp khác nhau
trước khi sự tiến hóa của y được coi như là tròn vẹn? Để đi đến mức
tuyệt đỉnh của cuộc tiến hóa, mỗi linh hồn phải trải qua rất nhiều kinh
nghiệm khác nhau. Trong Thái Dương hệ, không có một linh hồn nào được
coi như đã phát triển hoàn toàn về nghệ thuật chẳng hạn, nếu đồng thời y
lại hoàn toàn dốt về ngành cơ khí, y học, hay xã hội học. Người ta có
thể quan niệm rằng mỗi linh hồn phải trải qua ít nhiều hiểu biết và kinh
nghiệm về tất cả mọi ngành học thuật và hoạt động trong hoàn vũ.
Trong
rất nhiều trường hợp, có một sự liên hệ chặt cheẽ giữa vấn đề nghề
nghiệp và vấn đề tâm linh. Nói một cách khác, trong nhiều trường hợp,
một sự khó khăn về nghề nghiệp dường như là có nguyên nhân ở một sự
khuyết điểm về tánh tình, cần phải được sửa chữa. Đó là trường hợp của
một người đàn ông độc thân, bốn mươi tám tuổi, là nhân viên địa ốc, vì
tánh tình khó khăn, nên càng ngày ông càng bị lúng túng trong việc hành
nghề của ông. Ông yêu cầu ông Cayce soi kiếp để biết xem y có nên đổi
nghề khác hay chăng, và nghề nào sẽ thích hợp với ỷ Ông Cayce cho biết
rằng trong một kiếp trước ông đã làm nghề dạy học, nhưng ông có một tánh
chất hung bạo, cộc cằn, và độc đoán. Ông đã mang theo cái mầm mống của
tánh cah61t cứng rằng và bạo tàng đó qua kiếp này, nó làm cho ông khó
hòa mình trong sự giao tiế ngoài xã hội. Ông Cayce khuyên không nên đổi
nghề mặc dầu ông đang bị nhiều nỗi khó khăn trong nghề nghiệp. Cuộc soi
kiếp nói: "Mặc dầu điều đó không phải dễ làm, nhưng anh đang học một bài
học cần thiết."
Có nhiều trường
hợp tương tự như thế trong tập hồ sơ Cayce, làm cho người ta nhớ lại
một tư tưởng của Tolstol. Nhà văn hào này nói rằng những hoàn cảnh trong
đời người giống như những giàn tre dùng để cất nhà. Những giàn tre này
được dựng lên để làm cái sườn chung quanh, nhờ đó một ngôi nhà lầu được
xây dựng lên ở phía trong. Nhưng cái sườn tre bên ngoài vốn không có một
giá trị tuyệt đối và trường cửu. Khi ngôi nhà lầu đã dựng lên xong, thì
người ta dẹp bỏ cái giàn tre ở phía ngoài. Có lẽ những nghề nghiệp làm
ăn của con người cũng có thể được quan niệm bằng cách đó, giống như
những cái sườn hay cái khuôn để nung đúc nên những điều kiện cần thiết
cho sự tiến hóa tâm linh.
Một
mặt khác, những khuynh hướng nghề nghiệp không phải luôn luôn đều có mục
đích phát triển đức tính. Nó có thể là cần thiết cũng như bao nhiêu
những ngành khác thuộc về cõi giới vật chất, mà con người phải chinh
phục bằng tinh thần. Có lẽ nhờ đó mà con người phải chinh phục bằng tinh
thần. Có lẽ nờn đó mà con người sẽ tập chế ngự vật chất, hiểu những
nguyên tắc và định luật của đời sống và hợp tác với Thiên Cơ.
Những
tập hồ sơ Cayce chứa đựng nhiều tài liệu về cuộc đời một số người, mà
những khả năng đã bị quên lãng từ lâu và chôn vùi trong những chỗ thâm
sâu kín đáo của tiềm thức. Cuộc soi kiếp nhắc nhở cho đương sự chú ý đến
những khả năng tiềm tàng đó, và trong rất nhiều trường hợp, những khả
năng một khi đã thức tỉnh, liền có thể nảy nở mau chóng để trở thành một
thiên tư đặc biệt về nghề nghiệp. Người ta có thể truy nguyên khả năng
đặc biệt này ở những kinh nghiệm mà đương sự đã thâu nhập được trong
những tiền kiếp. Biết được điều này, tức là biết rằng mọi người trong
chúng ta có dự trữ trong tiềm thức một số vốn kiến thức hay khả năng
chưa được dùng đến, cũng ví dụ thình lình chúng ta được biết rằng trong
một thành phố mà chúng ta ở từ thuở nhỏ, chúng ta có một số tiền dự trữ
trong ngân hàng, nhưng đã quên hẳn từ lâu.
Những
sự say mê thích thú của chúng ta về một ngành nào đều có thể truy
nguyên từ những hoạt động của ta trong những kiếp trước về ngành ấy. Có
người chỉ thích thú đặc biệt về những sự vật của xứ Tây Ban Nha; hoặc có
người chỉ ưa thích những sự vật của xứ Trung Hoa, hay Nhật Bổn chẳng
hạ; đó chắc là họ đã từng sống kiếp trước ở những xứ ấy. Nếu những người
ấy biết trau dồi, khuynh hướng của họ bằng cách học sinh ngữ Tây Ban
Nha, hoặc khảo cứu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay Nhật Bản, hoặc
khảo cứu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay Nhật Bản, họ có thể làm
thức động những ký ức sâuxa trong tiềm thức và những khả năng đã thâu
nhập được trong kiếp trước ở xứ ấy. Nhờ đó, họ cũng có thể tiếp xúc với
những người trong những kiếp trước đó. Sự gặp gỡ với những người mà ta
đã công nhận duyên cũ từ kiếp trước có thể hoàn toàn làm thay đổi cuộc
đời của chúng ta bằng cách mở cửa chúng ta bước vào những địa hạt hoạt
động mà chúng ta không hề nghĩ đến. Việc làm đầu tiên trong vấn đề hướng
nghiệp là kiểm điểm lại những khả năng của mình chọn lấy khả năng trội
nất của đương sự.
Nhưng trong
những trường hợp khả nghi không quyết đoán, hoặc cần đưa ra cho đương sự
những cảnh cáo đặc biệt nào đó, thì ông Cayce thường đưa ra những
nguyên tắc đại cương) của họ. Những nguyên tắc đó thường được lặp lại,
nhiều lần, đến nỗi ngưòi ta có thể coi đó như những giáo điều căn bản
cho việc chọn nghề nghiệp.
Nguyên
tắc thứ nhất là: Hãy nêu cao một lý tưởng, định rõ mục đích sâu xa của
cuộc đời mình, và tìm cách thực hiện lý tưởng đó. Sự nêu cao lý tưởng và
một điều quan trọng trong vấn đề hướng nghiệp. Những cuộc soi kiếp đều
nhấn mạnh rằng ta nên biết minh bạch rõ ràng về cái lý tưởng của một
người thường là phức tạp nhưng chúng ta chỉ có thể đi đúng con đường của
mình muốn đi tới. Sự lựa chọn nghề nghiệp phải căn cứ trên vấn đề cao
lý tưởng trước nhất.
Nguyên tắc
hai là: Hãy cố gắng giúp đỡ và phụng sự kẻ khác. Bằng cách nào ta có thể
phụng sự nhân loại cho được hiệu quả nhất? Đó là phương châm tối hậu để
làm tiêu chuẩn cho việc chọn lựa nghề nghiệp của mỗi người. Ta nên coi
mình như những phần tử của nhân loại. "Phụng sự kẻ khác, tức là phụng sự
Thượng Đế một cách cao cả nhất." đó là một câu thường được lập đi lập
lại trong các cuộc soi kiếp. Một câu khác nữa cũng thường được nhắc lại
nhiều lần: "Kẻ nào muốn trở nên cao cả nhứt trong các ngươi, là kẻ chịu
làm tôi tớ phụng sự cho tất cả." "Chỉ có một lý tưởng duy nhất, là làm
cho mọi lý tưởng của ta đều hỗn hợp với sức mạnh Sáng Tạo của Vũ Trụ;
làm cho thể xác, trí tuệ, tâm linh của chúng ta trở nên mãnh lực tích
cực hoạt động để bồi đắp, trợ giúp cái sức Sáng Tạo nói trên và cho nhân
loại."
Đi kèm với phương châm
này, ông Cayce còn nói rằng vấn đề tiền bạc, danh vọng ở đời phải đi sau
ý muốn phụng sự, và chỉ là những vấn đề phụ thuộc mà thôi. Một đứa trẻ
mười ba tuổi có nhiều khả năng và chưa biết nên theo học về ngành nào,
đặt câu hỏi: "Tôi phải phát triển khả năng nào để khi đến lúc trưởng
thành tôi có thể thành công về phương diện tiền bạc?" Câu trả lời là:
"Em hãy quên vấn đề tiền bạc, mà chỉ nên nghĩ rằng em có thể trợ giúp
bằng cách nào để làm cho cõi thế gian trở nên một cõi giới tốt lành hơn.
Đừng khi nào lãng phí công lao cố gắng chỉ vì vấn đề tiền bạc. Tiền bạc
sẽ đến với ta khi ta dùng khả năng của mình để phụng sự nhân loại."
Một
người khác hỏi: "Tôi nên theo đuổi ngành hoạt động nào để có thể kiếm
được nhiều tiền nhất?" Câu trả lời cho ông là: "Anh hãy gác lại vấn đề
tiền bạc. Vấn đề tiền phải là cái hậu quả của sự thành thật cố gắng muốn
sống cách nào để giúp cho kẻ khác cùng đi trên con đường tiến hóa với
mình. Sự thịnh vượng về vật chất phải đi sau lý tưởng phụng sự. Chỉ có
Thượng Đế mới cho ta sự phú quý thịnh vượng, nếu ta xứng đáng."
Một
nhà xuất nhập cảng được lời khuyên sau đây: "Phương cah6m của ông phải
là: Tôi muốn phụng sự đồng loại của tôi, để cho họ có thể dùng tôi làm
cái đà tiến bước. Tiền tài danh vọng sẽ đến với tôi như những kết quả
của một đời tốt lành và phụng sự; chứ ta không nên coi nó như những
miếng mồi thơm vì nó mà ta phải hành động trái với lương tâm để chiếm
đoạt cho được."
Nguyên tắc thứ
ba là: "Hãy xử dụng những gì mình đang có trong taỵ Hãy bắt đầu từ chỗ
vị trí hiện tại của mình bây giờ." Câu này dường như thừa, vì đó là lẽ
hiển nhiên. Tuy vậy, cũng như những sự thật hiển nhiên khác, nó cần được
lập lại, vì người ta vốn hay khinh thường những điều giản dị và gần với
mình, để đi tìm những chuyện xa vời, khó khăn. Có nhiều người muốn
phụng sự nhân loại, nhưng lại có một lý tưởng quá viễn vông, không thiết
thực, hoặc không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tron khi họ nhìn thấy
cái mục đích cao cả, đáng cho họ theo đuổi, thì họ lại bị mắc kẹt trong
một cuộc đời phức tạp mà họ không thể nào thoát ra khỏi. Những trách
nhiệm gia đình, hay những trở lực về tài chánh, làm ngăn trở sự thực
hiện lý tưởng của họ. Đối với những người này, những cuộc soi kiếp
thường khuyên rằng: "Người ta chỉ có thể xử dụng những gì người ta có
trong lúc này." Cuộc hành trình dài muôn dặm đường chỉ bắt đầu bằng một
bước chân. Bước chân đầu tiên đó, người ta phải làm ngay bây giờ ở chỗ
vị trí hiện tại.
Một người đàn
bà 49 tuổi hỏi ông Cayce: "Tôi phải làm công việc gì trong đời tôi?" Câu
trả lời là: "Bà hãy giúp đỡ những kẻ yếu đuối và những kẻ vấp ngã; giúp
thêm sức mạnh và can đảm cho những kẻ thất bại." Bà ấyhỏi: "Bằng cách
nào tôi có thể làm công việc đó?" Bà hãy bắt đầu với những cơ hội hiện
tại. Hãy sử dụng những gì bà đang có và bắt đầu ngay ở chỗ bà đang ở. Bà
hãy tin tưởng ở nơi Thượng Đế. Bà đừng nói rằng bà muốn làm công việc
gì và ở tại nơi nào, mà hãy nói rằng: Tôi tự hiến dâng cho Ngài. Ngài
hãy dùng tôi vào bất cứ công việc gì, và bất cứ nơi nào Ngài muốn."
Một
người đàn bà khác cũng có sự thắc mắc giống như thế. Bà ấy đã 61 tuổi,
vợ của một vị lãnh sự nọ Ở một xứ Bắc Âu. Bà ta đã đi du lịch nhiều nơi ở
miền Trung Đông và có nhiều kiến thức sâu rộng. Bà ấy hỏi: "Tôi phải
làm gì để phụng sự nhân loại một cách hữu hiệu nhất?" Câu trả lời cũng
giống như trường hợp kể trên: "Bà hãy làm bất cứ việc gì đến với bà hằng
ngày. Không phải những kẻ làm nên những kỳ công hiển hách, tiếng tăm
vang dội lẫy lừng như sóng cồn đại hải, mới là những kẻ làm được nhiều
việc nhất; mà chính là những người biết đón nhận những cơ hội phụng sự
xảy đến hằng ngày. Khi những cơ hội ấy được tận dụng triệt để, thì những
dịp tốt lành hơn sẽ xuất hiện, và những công việc phụng sự lớn lao sẽ
đến với họ. Đó là bởi vì khi ta dùng những phương tiện đang có trong
hiện tại để phụng sự kẻ khác, thì những phương tiện ấy sẽ không bao giờ
mất, mà tự nó sẽ đến với ta một cách dồi dào hơn trước."
Một
người khác cũng nhận được lời khuyên: "Anh hãy bắt đầu ở chỗ vị trí
hiện tại của anh. Và khi anh đã làm xong bổn phận. Ơn Trên sẽ khiến cho
anh gặp gỡ những cơ hội tốt lành và lớn lao hơn!" Lời khuyên có vẻ triết
lý này không những áp dụng cho những người thình lình giác ngộ và có ý
muốn phụng sự nhân loại, mà cũng áp dụng cho cả những người muốn làm
những việc to tát, vang dội tiếng tăm, bất cứ trên lĩnh vực hoạt động
nào. Dường như sự lập đi lập lại trong các cuộc soi kiếp về việc "Người
ta cần phải sử dụng những gì mình đang có trong tay và nên bắt đầu từ
chỗ vị trí hiện tại của mình," là để chống lại hai khuynh hướng thường
tình của người đời; đó là: Sự tê liệt, không hoạt động vì kiến thức hẹp
hòi nông cạn; và sự tê liệt vì một tầm nhãn quang quá bao quát rộng lớn.
Có
nhiều người biết mục đích mà họ muốn thực hiện trên các địa hạt nghệ
thuật, văn hóa, khoa học hay chính trị. Nhưng vì một sự tính toán sai
lầm, họ bỏ dở giữa chừng và không làm gì cả: Mục đích của họ dường như
không thể thực hiện được. Vì họ không biết rõ về tính cách liên tục của
mọi cố gắng và mọi sinh hoạt trong đời sống con người, nên họ không nhận
thức rằng thời gian không có quan hệ gì cả, và những gì đã bắt đầu
trong một kiếp sẽ đem lại kết quả trong kiếp sau. Họ lầm tưởng rằng vì
thời gian ngắn ngủi, nên họ không thể thực hiện được mục đích, thí dụ
như trở nên một nhạc sĩ tài hoa trong kiếp này. Họ bị tê liệt cả ý chí
tiến thủ, bỏ dở việc học âm nhạc: Bởi đó họ đứng một chỗ không tiến thêm
nữa, và trong những kiếp sau họ lại khởi sự học lại từ chỗ bắt đầu!
Nhưng nếu họ biết áp dụng lời khuyên đầy minh triết của ông Cayce là hãy
bắt đầu từ chỗ vị trí hiện tại và xử dụng những gì mình đang nắm trong
tay, thì sự tê liệt kia sẽ không còn, và họ sẽ dùng nghị lực của họ để
hoạt động theo đúng đường lối, với nhiều triển vọng tốt đẹp và tin tưởng
nơi sự thành công trong tương lai.
Ngoài ra, có
những người nhờ thuết Luân Hồi đã hé mở cho họ nhìn thấy cái viễn ảnh
của một tương lai sáng lạn huy hoàng, nhưng họ lại không diễn đạt cái
đức tin đó ra bằng những hành động xử thế hằng ngày. Nhiều nhà triết học
và nhân chủng học mãi đắm chìm trong việc học hỏi khảo cứu các định
luật thiên nhiên trong Vũ trụ, nó cai quản sự tiến hóa tâm linh của nhân
loại, đến nỗi họ quên rằng sự tiến bộ của con người không phải chỉ được
thực hiện bằng sự học hỏi suông mà thôi. Họ chẳng khác nào như người du
khách mãi lo nghiên cứu lộ trình trên tấm bản đồ một cách chăm chú và
say sưa đến nỗi họ không bao giờ cất bước ra đi! Họ mảng lo nhồi sọ với
những vấn đề trừu tượng siêu hình đến nỗi khi cần phải thực hiện một sự
thay đổi tâm tính hay làm một việc hữu ích để giúp đỡ nhân loại, thì lại
thờ ơ chểnh mảng và hoàn toàn vô dụng.
Những
cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng
dầu cho chúng ta sống trong hoàn cảnh nào, những hoàn cảnh đó đều hoàn
toàn thích hợp với tình trạng tiến hóa tâm linh của chúng ta trong lúc
hiện tại. Dầu cho chúng ta gặp phải những hoàn cảnh khó khăn trái ngược,
chúng ta cũng nên coi đó như là những cái phương tiện để giúp chúng ta
lấy đà tiến bước, chớ không nên coi đó như là những chướng ngại. Khi ta
biết vượt qua những khó khăn trở ngại đó, thì chúng ta mới được coi như
là xứng đáng nhận lãnh những hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn. Trong
một cuộc soi kiếp có lời khuyên như sau:
"Anh
hãy nhớ rằng dầu anh sống trong hoàn cảnh nào, điều đó cũng là cần
thiết cho sự tiếp xúc hằng ngày với mọi người, và chính là nhờ sự cải
thiện từng ngày, từng giờ, từng phút đó mà anh thực hiện cuộc tiến hóa
dài hạn của anh trong tương lai. Chính nhờ xây từng viên gạch nhỏ, mà
người ta mới dựng nên một ngôi nhà lầu nhiều tầng. Khi một linh hồn đã
chuẩn bị sẵn sàng để phụng sự, nhờ sự công phu cố gắng cải tiến không
ngừng từng giờ từng phút, mà những điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa
của y sẽ xuất hiện để giúp cho y có thể tiến hóa mau hơn, và gặp những
hoàn cảnh cùng cơ hội thuận tiện hơn.
"Vậy anh hãy
xây dựng tương lai của anh cũng như một toà nhà lầu, với những gì anh
có sẵn trong tay, và tuần tự xây thành những viên gạch nhỏ. Anh chớ nên
nóng nảy vội vàng và băn khoăn lo lắng: Tất cả mọi sự xây dựng chẳng
phải là công trình sáng tạo thiêng liêng của Ngài ử"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét