Chương 15
Thắc Mắc Về Vấn Đề Hôn Nhân
Khi
hai người quyết định làm bạn trăm năm với nhau, họ tạo nên một sự phối
hợp về nhân quả, và ùng chịu một sự tác động về tâu lý. Những cuộc soi
kiếp của ông Cayce về vấn đề hôn nhân đưa ta những ý niệm tổng quan về
việc chọn lựa bạn trăm năm, cùng những sự liên hệ của hôn nhân trong dĩ
vãng và tương lai.
Chúng ta có thể nói rằng trong vấn đề hôn nhân, cũng như mọi vấn đề khác, mỗi người đều dùng ý chí tự do của mình trong việc lựa chọn bạn trăm năm. Sự lựa chọn này chẳng khác nào như người ta lên xe ô tô buýt, một khi đã lên xe, người ta phải noi theo một lộ trình nhứt định, một chiều hướng đã định sẵn, khác hẳn với lộ trình và chiều hướng của một chiếc xe khác. Ngoài ra, những hoàn cảnh và tiện nghi trên xe có thể không hoàn toàn đúng với sở thích của chúng tạ Người tài xế có thể là một người cộc cằn thô tục, không khí trong xe nóng nực bực bội, những cánh cửa sổ rất khó mở, hoặc người ngồi bên cạnh nói nhiều quá! Nhiều sự việc bất ngờ có thể xảy ra trên chiếc xe số 92 mà không xảy ra trên chiếc xe số 41. Nhưng thái độ và cách cư xử của chúng ta trong chuyến đi đều tùy ở nơi mình, và dầu cho hoàn cảnh xung quanh diễn ra như thế nào, rốt cuộc chúng ta đều chịu trách nhiệm về cái thái độ và cách xử thế của mình. Có nhiều trường hợp về hôn nhân mà những cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng do nghiệp quả gây nên.
Chúng ta có thể nói rằng trong vấn đề hôn nhân, cũng như mọi vấn đề khác, mỗi người đều dùng ý chí tự do của mình trong việc lựa chọn bạn trăm năm. Sự lựa chọn này chẳng khác nào như người ta lên xe ô tô buýt, một khi đã lên xe, người ta phải noi theo một lộ trình nhứt định, một chiều hướng đã định sẵn, khác hẳn với lộ trình và chiều hướng của một chiếc xe khác. Ngoài ra, những hoàn cảnh và tiện nghi trên xe có thể không hoàn toàn đúng với sở thích của chúng tạ Người tài xế có thể là một người cộc cằn thô tục, không khí trong xe nóng nực bực bội, những cánh cửa sổ rất khó mở, hoặc người ngồi bên cạnh nói nhiều quá! Nhiều sự việc bất ngờ có thể xảy ra trên chiếc xe số 92 mà không xảy ra trên chiếc xe số 41. Nhưng thái độ và cách cư xử của chúng ta trong chuyến đi đều tùy ở nơi mình, và dầu cho hoàn cảnh xung quanh diễn ra như thế nào, rốt cuộc chúng ta đều chịu trách nhiệm về cái thái độ và cách xử thế của mình. Có nhiều trường hợp về hôn nhân mà những cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng do nghiệp quả gây nên.
Trong
trường hợp lạ lùng sau đây, thật không có một bi kịch nào đau thương
cho bằng, và bàn tay sắp đặt của định mệnh thật rất công bình và vô cùng
mầu nhiệm. Đó là trường hợp của một thiếu phụ rất đẹp, thành hôn vào
năm 23 tuổi. Nàng có đôi mắt xanh đẹp, một mái tóc vàng dợn sóng xõa
xuống tận vai, một vóc người tầm thước, và một dung nhan mỹ lệ của một
nữ tài tử điện ảnh. Dầu cho vào năm 40 tuổi là lúc nàng được ông Cayce
soi kiếp, nàng vẫn có một vẻ đẹp tuyệt trần làm cho mọi người phải quay
đầu nhìn và trầm trồ khen ngợi mỗi khi nàng bước vào chỗ đông người.
Những người bạn trai giàu có sang trọng có lẽ phải lấy làm ngạc nhiên
nếu họ biết được cuộc đời tư của nàng. Trong 18 năm kết tình chồng vợ
với một nhà kinh doanh thương mãi rất có danh thế và tiếng tăm, nàng đã
trải qua một kinh nghiệm rất khó khăn và thất vọng về phương diện tình
ái. Chồng của nàng bị chứng bịnh bất lực. Người ta thấy ở đời thường có
những người đàn bà không hề cảm thấy dục tình, và không bao giờ ham muốn
những sự luyến ái trong khuê phòng; đối với những người ấy thì tình
trạng bất lực của người chồng không phải là một điều chướng ngại quan
trọng lắm. Nhưng đối với người thiếu phụ kể trên, đẹp đẽ, duyên dáng,
lãng mạn đa tình và tràn đầy nhựa sống, thì đó là một cái thảm trạng
thật sự! Thảm trạng này có thể giải quyết bằng một cuộc ly dị và sẽ chấm
dứt dễ dàng, nhưng người thiếu phụ này lại không thể dùng cái biện pháp
dứt khoát đó. Nàng vẫn yêu chồng và không muốn làm cho chồng đau khổ.
Trong
những năm đầu tiên, có một thời kỳ nàng đâm ra dang díu với những người
đàn ông khác, không phải vì muốn phản bội chồng, nhưng chỉ là để thỏa
mãn sự nhu cầu về sinh lý và tình cảm. Nhưng lần lần, nàng chế ngự được
dục tình, môt phần lớn là nhờ sự học hỏi đạo lý và tập quan thiền quán
tưởng. Và cuộc đời nàng cứ trôi qua một cách bình thản như thế từ 18 năm
nay, trước khi cơn khủng hoảng xảy đến. Một trong những người yêu cũ
của nàng trước kia lại xuất hiện trên bước đường đời của nàng. Trong bức
thơ gởi ông Cayce, nàng kể chuyện như sau:
"Khi
chúng tôi gặp nhau, ngọn lửa tình lại nhen nhúm mãnh liệt trong lòng y,
và tôi cũng đáp lại mối tình đó. Nhưng sức khỏe của tôi lại giảm sút
trở lại như hồi trước khi tôi bắt đầu học hỏi đạo lý. Có lẽ tôi sẽ không
ngần ngại mà tư tình với y nếu y không có gia đình. Tôi không muốn bỏ
chồng vì những lý do mà ông có thể hiểu, và cũng vì chồng tôi đã tiến bộ
rất nhiều về sự cải tao tánh tình... Có thể rằng những cảm tình của tôi
đối với người đàn ông kia không phải là ái tình, mà là do tình trạng
đặc biệt của gia đình tôi gây nên. Dầu sao y cũng là người có tính nết
khá. Yyêu tôi từ hồi tôi còn nhỏ, nhưng tôi không hay biết gì cả và chỉ
nghe mẹ tôi nói lại. Ykhông tỏ tình với tôi vì y tự thấy còn chưa đủ sức
lập gia đình.Nhưng về sau thì đã quá trễ, vì tôi đã đính hôn với chồng
tôi. Tất cả những hoàn cảnh cho tôi thấy sự hành động của luật Nhân Quả,
dường như có thể truy nguyên từ ba kiếp về trước của chúng tôi. Thỉnh
thoảng tôi đã cùng chung chăn gối với y, một lẽ là vì y quá yêu đương và
có thể thất vọng đến hủy mình. Sau nữa, tôi hy vọng rằng làm như vậy, y
sẽ được thỏa mãn dục tình, để cho y thoát khỏi sự cuồng vọng của yêu
đương... Sau cùng tôi đã đoạn tuyệt với y vì tôi không muốn đóng trò giả
dối với vợ y và gieo sự rối rắm trong gia đình ỵ. Tôi quen biết và cũng
có cảm tình với vợ ỵ Xã hội sẽ lên án những mối tình vụng trộm như thế.
Tôi không muốn làm khổ một người nào. Ycũng không có sự ác cảm với vợ
y, mặc dầu vợ y thường dày vò đay nghiến y suốt nhiều tuần không dứt. Vợ
y có thể làm sôi nổi thành to chuyện nếu vợ y biết được câu chuyện
ngoại tình này. Chồng tôi biết rằng tôi thỉnh cầu sự giúp đỡ của ông,
nhưng y không biết chi cả về chuyện này."
Đó
là bức thơ của người thiếu phụ để giải bày tâm sự thắc mắc trong cuộc
đời của cộ Câu chuyện cũng khá bi ai; nhưng cuộc soi kiếp còn tiết lộ
nhiều điều bí ẩn trong cuộc đời quá khứ của người thiếu phụ, nó tạo nên
tình trạng hiện nay, và chỉ cho ta thấy hành động của Luật Quả Báo thật
là vô cùng đúng đắn và mầu nhiệm. Trong hai kiếp về trước ở Pháp, hồi
thời kỳ xảy ra cuộc Thánh Chiến (Croisades), người thiếu phụ này tên là
Suzanne Merceilieu, cũng là vợ của người chồng cô bây giờ. Ông
Merceilieu, chồng cô trong kiếp đó, là một trong những người có óc phiêu
lưu, và cuộc Thánh Chiến ở vùng Cận Đông xa xôi càng nung nấu chí giang
hồ của ông. Và cũng như nhiều người khác có lòng tín ngưỡng nhiệt
thành, cuộc đời tư của ông lại hoàn toàn tách biệt với những nguyên tắc
đạo đức mà ông tin tưởng và đề cao! Theo quan niệm của ông, thì Thánh
Địa Jérusalem, nơi an nghỉ cuối cùng của Đấng Cứu Thế, phải được giải
phóng khỏi sự xâm lăng của những người "Ngoại đạo." Nhưng còn vấn đề áp
dụng tình bác ái mà đấng Cứu Thế đã dạy đối với vợ Ông, thì dường như
ông không bao giờ nghĩ đến!
Bởi
đó, khi ông sửa soạn lên đường tham gia cuộc Thánh Chiến để bảo vệ tôn
giáo Gia Tô chống những kẻ "Ngoại đạo," thì đồng thời ông cũng muốn bảo
vệ một chuyện khác: đó là sự mất trinh tiết của vợ Ơng. E rằng lòng tín
ngưỡng tôn giáo của vợ Ông không đủ nhiệt thành để giúp cho bà ấy có một
lòng hy sinh tuyệt đối, cũng như lòng hy sinh của chính ông, và thay vì
sự an ủi bằng cách nương mình trong hai cánh tay khỏe mạnh của một gã
đàn ông khác, ông ta bèn dùng những biện pháp cần thiết để làm cho một
sự "An ủi" như thể không thể thực hiện được. Hồi thế kỷ thứ 12 ở Âu
Châu, có một thứ khí cụ rất xảo diệu gọi là cái đai trinh tiết mà về sau
người ta cũng được biết ở Pháp vào năm 1935 và ở New York năm 1931, ở
tại đây đã xảy ra hai vụ án về việc có những người đàn bà bị chồng bắt
buộc đeo cái đai trinh tiết này. Cái đai này gồm có những mảnh sắt và da
kết lại, bao bọc phần dưới thân mình của người đàn bà, và được khóa lại
bằng một ống khóa với một chìa khóa riêng, để cho người đàn bà không
thể giao hợp với người đàn ông nào khác. Chính bằng cách đó mà ông
Merceilieu muốn bảo đảm cho vợ Ông khỏi ngoại tình trong khi ông đi
vắng. Cuộc soi kiếp của ông Cayce nói về vấn đề này như sau: "Linh hồn
này thuộc về hạng người chồng nghi kỵ và bị bắt buộc phải đeo một khí cụ
chướng ngại làm cho đương sự rất khổ sở bực bội."
Danh
từ "Bắt buộc" chỉ rằng bà Merceilieu không thỏa thuận về việc này từ
lúc đầu. Câu sau đó chỉ rằng về sau bà ấy còn đau khổ hơn nhiều và
"Quyết định sẽ trả thù khi có dịp thuận tiện. Sự cưỡng ép phải giữ gìn
trinh tiết làm cho bà ta có những quyết định tai hại; và chính những
quyết định này đã gây ra cho bà ta cái tình trạng hiện nay theo sự hành
động của luật Nhân Quả."
Bây giờ
chúng ta hãy phân tách để tìm hiểu sự thưởng phạt công bình của luật
nhân quả trong trường hợp này. Người đàn ông trong kiếp trước đã dùng
loại khí cụ máy móc để gây sự chướng ngại khó khăn về tình dục cho vợ y,
bị trả quả bằng cách chính y bị bịnh bất lực trong kiếp này.
Thật
không có quả báo nào đích đáng hơn nữa. Mới xem qua thì hình như có sự
bất công mà thấy rằng một người đàn bà bị áp chế một cách tàn nhẫn như
thế, lại phải chịu thiệt thòi về phương diện sinh lý đến hai lần. Nhưng
sự bất công đó chỉ là ở bề ngoài, vì tội lỗi con người gây ra không phải
chỉ là do những hành động bên ngoài mà thôi, nó còn do những ý tưởng,
âm mưu, ác ý, và trạng thái trong tâm hồn. Người đàn bà này đã bị chồng
cưỡng ép một cách bất công. Phản ứng của nàng đối với sự nghi kị và cách
đối xử tàn nhẫn đó, là một lòng căm hờn và ý nghĩ trả thù. Theo chỗ
chúng ta thấy, thì lòng căm thù đó không biểu lộ ra ngoài bằng cử chỉ,
nhưng quyết định trả thù vẫn có. Trong một trường hợp trước đây, chúng
ta đã thấy rằng một quyết định có thể tồn tại suốt nhiều thế kỷ. Quyết
định trả thù của một người sẽ tạo ra một cơ hội thuận tiện cho nàng thi
hành ý định ấy. Trong kiếp này, người thiếu phụ ấy có một sắc đẹp lộng
lẫy, yêu kiều, và vô cùng hấp dẫn. Nàng kết hôn với một người đã làm khổ
mình trong một kiếp trước, và lần này có đủ mọi yếu tố cần thiết để làm
cho chồng phải phát điên lên vì ghen tuông, để hạ nhục chồng trước
những bạn bè thân thuộc, hoặc gây sự đau khổ cho chồng bằng một cuộc ly
dị. Nàng còn muốn gì hơn nữa? Còn cơ hội nào thuận tiện hơn nữa để trả
thù một cách hoàn toàn, đích đáng, và vẻ vang?
Nhưng,
trong thời kỳ trung gian, nàng đã tiến triển về phương diện tâm linh.
Từ nay nàng không thể nào có ác cảm đối với bất cứ một người nào. Những
bức thư của nàng từ đầu đến cuối đều tiết lộ sự đa cảm. Nàng có thể
ngoại tình dang díu với người tình nhân cũ, một sự ngoại tình mà nàng có
thể dấu chồng một cách dễ dàng. Nhưng nàng không thể chịu nổi cái ý
tưởng làm khổ người vợ kia, khi người này biết được câu chuyện tình vụng
trộm ấy. Bởi đó, nàng cố giữ mình. Sức khỏe về thể chất và tình cảm của
nàng cần có sự thỏa mãn sinh lý nhưng vẫn yêu chồng và không đòi ly dị.
Nàng hy sinh sự đòi hỏi của dục tình, sắc đẹp và nhựa sống của thời son
trẻ để giữ một lòng son sắc và trung thành. Theo lời lẽ bí hiểm nhưng
tất có ý nghĩa trong cuộc soi kiếp, "Nàng đã gặp lại chính mình." Trong
cái tình trạng hiện tại, nàng đã gặp lại sự quyết định cũ hồi thuở xưa,
và đã chuộc lấy lỗi cũ. Nàng đã thành công trong sự thử thách tự đặt cho
mình từ sáu thế kỷ về trước. Thánh kinh có nhắc câu Chúa nói như sau:
"Sự báo thù là ở trong tay Ta: Ta sẽ trả đủ. Vì mọi sự vay trả đều phải
được thanh toán sòng phẳng, và tai họa sẽ đến với kẻ nào chưa thanh toán
xong những món nợ cũ!" Hai câu Thánh Kinh trên đây ám chỉ rằng người ta
có thể tin cậy vào luật nhân quả để trừng phạt kẻ tội lỗi; rằng người
ta không cần phải băng khoăn về sự kẻ đồng loại bằng chính bàn tay của
mình. (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xã hội không có quyền tự
bảo vệ chống lại kẻ sát nhân. Sự lên án kẻ vi phạm luật pháp là một hành
động hợp lý của xã hội để duy trì nền an ninh công cộng và hạnh phúc
của số đông người. Đó chỉ là sự áp dụng một cách vô tư; hành động lên án
không phải là một cử chỉ báo thù.)
Trong tập hồ
sơ Cayce còn có một trường hợp khác về thảm kịch gia đình cho việc dùng
đai trinh tiết trong một kiếp của đôi vợ chồng nọ hồi thời kỳ Thánh
Chiến. Trong trường hợp này, luật quả báo hành động có hơi khác một
chút. Theo lời tường thuật của người vợ, thì chồng nàng là một người rất
kiên nhẫn, dịu hiền và thông cảm. Tuy nhiên, sau tám năm chung sống gia
đình, người đàn bà ấy vừa được 32 tuổi, vẫn luôn luôn sợ hãi sự chung
chăn gối với chồng. Người ta có thể hiểu rằng chỉ một sự kiện ấy cũng đủ
làm cho tình trạng trở nên khó khăn; nhưng nó còn phức tạp hơn vì người
vợ lại thầm yêu trộm nhớ và say mê một anh chàng ca sĩ sân khấu người
Ý, bạn của gia đình nàng.
Cuộc
soi kiếp giải thích lý do sự sợ hãi chung chạ với chồng là do bởi kiếp
trước người đàn bà này bị chồng cưỡng ép dùng đai trinh tiết trong hồi
thời kỳ người chồng phải đi tùng chinh trong trận Thánh Chiến. Luật quả
báo hành động thật đúng đắn vì người đàn ông này phải chịu hậu quả của
hành động kể trên bằng cách có một người vợ kém cỏi về đường tình dục và
rất sợ không muốn ngủ chung với y! Sự kiện rằng người vợ chịu khổ sở vì
những rối rắm trong gia đình gây nên bởi sự khủng hoảng tình dục kể
trên cũng là một quả báo của y. Đối với việc bị cưỡng ép mang đai trinh
tiết hồi kiếp trước, thì phản ứng của nàng là lòng căm thù. Và lòng căm
thù tạo nên dây oan nghiệt. Cuộc soi kiếp cho biết: "Những sự nghi nan
và sợ sệt trong kiếp này là do bởi lòng thù hận nung nấu tiềm tàng ở
kiếp trước. Cái nhân xấu đó phải được tiêu trừ bằng sự thông cảm và lòng
ưu ái ở kiếp này. Vì bà phải biết tha thứ, nếu bà muốn được tha thứ.
"Sự say mê anh chàng ca sĩ nguyên nhân là do bởi một kinh nghiệm khác:
Người ca sĩ này là tình nhân của nàng trong một kiếp trước ở Đông
Phương. Đáp lại câu hỏi "Bây giờ tôi phải làm gì?" Cuộc soi kiếp nói:
"Bà hãy làm công việc gì phù hạp với cái lý tưởng mà bà đã lựa chọn."
Một
lần khác, người ta lại thấy có yếu tố sợ hãi trong một trường hợp với
một nguyên nhân khác hẳn. Xét về sự đau khổ do quả báo đưa đến thì câu
chuyện này thật là bi đát; nhưng theo quan điểm phân tách tâm lý, thì
trường hợp sau đây trình bày những tài liệu rất hay để giúp cho ta
nghiên cứu sự tương quan của luật Nhân Quả, sự di truyền và ảnh hưởng
của hoàn cảnh.
Hồi đó vào năm 1926, người đàn bà viết như sau:
"Tôi
quá đau khổ đến nỗi tôi sắp sửa phát điên và tự tử. Tôi là người đàn bà
vô phước nhất đời, và để làm dịu bớt đau khổ, tôi phải dùng chất ma
túy. Mẹ tôi là người đã chịu đau đớn vô ngần vì đẻ khó hết sáu lần. Suốt
đời tôi đã từng nghe mẹ tôi nói về sự đau đớn khi sinh đẻ. Vì vậy khi
tôi có chồng cách 18 năm nay đến giờ, tôi sợ mang thai đến nỗi tôi phải
xa chồng yêu quý của tôi vì tôi không thể chung chạ được với ỵ Tôi đã
cầu nguyện; tôi đã áp dụng thử khoa tâm lý, khoa chữa bịnh thần kinh,
thậm chí đến khoa học Công giáo... Nhưng không kết quả. Ông hãy xem tôi
còn hy vọng nào chăng? Tôi muốn có con và tôi vẫn yêu chồng, nhưng sự
chung chăn gối làm cho tôi sợ hãi, và bây giờ thì tệ hơn bao giờ hết, vì
như tôi đã nói, tôi sẵn sàng tự tử. Tôi vừa muốn tự vẫn trong tuần này,
thì nghe nói về công việc của ông làm... "
Cuộc
soi kiếp truy nguyên tấn thảm kịch của người đàn bà này ở hai kiếp
trước. Trong kiếp đó nàng sống một cách ích kỷ, xa hoa và say mê thú vui
vật chất dưới thời hoàng triều nước Pháp. Đó là một cuộc đời nhộn nhịp
vui tươi, nhưng nàng đã gieo hột giống cho tấn thảm kịch nối liền theo
sau: Cùng với những nhà khai thác thuộc địa đầu tiên đến Bắc Mỹ Châu,
nàng sinh hạ được sáu đứa con và về sau nhìn thấy tất cả sáu đứa con bị
thiêu sống. Cuộc soi kiếp: "Linh hồn này không dứt sợ sệt suốt đời nàng
kể từ khi đó. Nàng đã mất tin tưởng nơi đấng Thiêng Liêng và nuôi lòng
oán hận Chúa Trời vì không che chở cho nàng và cho các đứa con. Bởi đó
trong kiếp này nàng sợ có con, và chịu mọi hậu quả của sự sợ sệt đó."
Tấn thảm kịch xảy ra hồi thời kỳ khai thác thuộc địa ở Bắc Mỹ có thể
hiểu được. Vì chúng ta biết rằng chỉ có sự thất bại về vật chất, người
ta mới quay trở về những vấn đề tâm linh. Nhưng trong khi nàng đang phải
trả quả báo cũ, thì vô tình lại gây thêm nghiệp quả mới. Dầu cho đối
với một người đàn bà ích kỷ, việc phải nhìn thấy sáu đứa con chết thiêu
là một sự đau khổ rất lớn. Nhưng nàng không vượt qua nổi cơn thử thách
đau khổ này. Y phải chọn một trong hai điều phản ứng: Một sự đành cam số
phận với một lòng thương nảy nở dồi dào; hoặc một sự sợ hãi với một tấm
lòng đầu oán hận; nàng đã chọn lựa cái phản ứng sau này.
Trong
số những ý nghĩ mà người ta có thể có đối với tai họa xảy đến, chẳng
hạn như: "Tai học này đến với ta là do ý muốn của Thượng Đế. Ý muốn đó
tuy khó lường, nhưng chắc hẳn là rất công bình."
hoặc là: "Tai họa này đến với ta là do sự bất công của một đấng Thượng Đế tàn nhẫn và độc ác."
hoặc
là: "Do sự tình cờ may rủi của một cái vũ trụ khô khan không mục đích
và không có Thượng Đế." thì người đàn bà ấy đã lựa chọn cái ý nghĩ thứ
ba và cuối cùng.
Và như thế, nàng còn có một
bài học cần thiết phải học thuộc là: "Một tình thương bác ái bao la sẽ
đánh đuổi sự sợ sệt." Nàng phải dứt bỏ cái quan niệm ích kỷ và duy vật
đối với cuộc đời; phải tập mở lòng thương rộng lớn bao la để thương yêu
người chồng; để thương yêu những linh hồn sẽ đầu thai thai và chọn nàng
làm mẹ; để kính yêu cái quyền năng sáng tạo, thiêng liêng mà trời phú
cho người đàn bà làm vợ và làm mẹ. Nói tóm lại, để thương yêu tất cả với
tấm lòng bác ái vô biên đến nỗi những sự sợ hãi về sự đau đớn của thể
xác không thể nào biểu lộ được nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét