Chương 3
Giải Đáp Cho Những Vấn Đề Bí Hiểm Của Đời Người
Trong
khoảng hai mươi năm làm việc chữa bịnh để cứu độ thế gian, ông Cayce đã
cứu chữa cho hằng mấy muôn nghìn bịnh nhân, và điều này càng xác nhận
sự thật về năng khiếu Thần Nhãn của ông. Với năng khiếu thần thông này,
ông Cayce nhìn thấu suốt tận trong ngũ tạng lục phủ của người bịnh, và
những bộ phận ẩn giấu trong cơ thể con người, mà trong trường hợp thông
thường người ta không nhìn thấy được.
Trong nhiều năm sau, người ta mới bắt đầu nghĩ rằng nếu Thần Nhãn có thể soi thấu vào cơ thể con ngươòi, thì chắc nó cũng có thể chuyển hướng ra bên ngoài vũ trụ càn khôn để nhìn thấy những mối liên quan giữa con người và vũ trụ, và tìm sự giải đáp cho những vấn đề bí hiểm của đời người. Việc đó đã xảy ra trong trường hợp sau đây:
Trong nhiều năm sau, người ta mới bắt đầu nghĩ rằng nếu Thần Nhãn có thể soi thấu vào cơ thể con ngươòi, thì chắc nó cũng có thể chuyển hướng ra bên ngoài vũ trụ càn khôn để nhìn thấy những mối liên quan giữa con người và vũ trụ, và tìm sự giải đáp cho những vấn đề bí hiểm của đời người. Việc đó đã xảy ra trong trường hợp sau đây:
Ông Arthur Lammers, chủ
nhân một nhà in lớn ở Dayton, tiểu bang Ohio, có nghe một người cộng sự
với ông nói chuyện về ông Caycẹ Ông lấy làm thích thú và tò mò đến nỗi
ông bèn lên đường đi đến tận nơi để quan sát công việc của ông Cayce ở
Selma, tiểu bang Alabama, là nơi ông Cayce đang trú ngụ. Sau khi đã quan
sát những cuộc khán bịnh của ông Cayce trong nhiều ngày liên tiếp, ông
Lammers mới nhìn nhận sự thật về năng khiếu Thần Nhãn của ông này. Ông
Lammers là một người thông minh và có kiến thức rộng. Ông bèn nghĩ rằng
nếu một người có nhãn quang nhìn thấy những sự vật ẩn dấu đối với cặp
mắt phàm, thì người ấy chắc có thể làm sáng tỏ những vấn đề rộng lớn hơn
về vũ trụ và nhân sinh, chứ không phải chỉ nhìn thấy có sự hoạt động
của lá gan hay bộ máy tiêu hóa của người bịnh mà thôi đâu. Thí dụ như:
Trong tất cả mọi nghành triết học và tôn giáo, thì nghành nào gần nhất
với Chân Lý? Mục đích của đời người là gì? Thuyết cho rằng linh hồn con
người vốn bất diệt có đúng hay không? Nếu là đúng, sau khi chết, con
người sẽ đi về đâu? Thần Nhãn của ông Cayce có thể đem đến sự giải đáp
cho những vấn đề ấy chăng?
Ông
Cayce không hề biết một chút gì về những vấn đề ấy. Những vấn đề trừu
tượng về linh hồn và mục đích của cuộc đời,... Không hề thoáng qua trong
ý của ông. Ông chỉ chấp nhận một cách âm thầm những giáo lý mà người ra
giảng cho ông ở Nhà Thờ; mọi sự thảo luận hoặc so sánh những giáo lý đó
với triết học, khoa học và các tôn giáo khác đều là hoàn toàn xa lạ đối
với ông.
Sở dĩ ông đã chịu sự dẫn dụ trong
những giấc ngủ thôi miên là vì do lòng mong muốn giúp đõ những kẻ bịnh
tật đau khổ. Ông Lammers là người đầu tiên đã nghĩ đến việc dùng Thần
Nhãn vào những mục đích khác hơn là chữa bịnh cho nhân loại, và điều này
càng làm tăng gia lòng hứng khởi của ông Caycẹ Trong những giấc thôi
miên, ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ rất hiếm, ông đã luôn luôn
trả lời và giải đáp đúng những câu hỏi nêu ra. Vậy thì không có lý do gì
mà ông không thể giải đáp luôn cả những câu hỏi của ông Lammers về các
vấn đề vũ trụ nhân sinh khác hơn là vấn đề chữa bịnh.
Ông
Lammers vì bận công việc kinh doanh không thể kéo dài thời gian ở
Selma, nên ông yêu cầu ông Cayce hãy về ở tại nhà ông ở Dayton trong vài
tuần. Ông Cayce bằng lòng với ý nghĩ rằng có lẽ đấng Thiên Liêng muốn
kêu gọi ông vào những công việc phụg sự khác nữa. Gần đây ông Lammers có
chú ý đến khoa Chiêm Tinh. Ông nghĩ rằng nếu khoa Chiêm Tinh đúng với
Chân lý, thì đó có thể là một nghành khoa học nối liền con người và vũ
trụ mà chúng ta có thể hiểu được rõ ràng. Ông bèn có ý định bắt đầu thí
nghiệm Thần Nhãn của ông Cayce về khoa này.
Một
ngày nọ vào tháng 10, năm 1923, khi ông Cayce nằm trong giấc ngủ thôi
miên trong một gian phòng khách sạn Phillips ở Dayton, thì người ta dẫn
dụ cho ông hãy lấy một lá số Chiêm Tinh cho ông Lammers. Tuân theo như
thường lệ những lời dẫn dụ mà ông nhận được, ông Cayce bèn đưa ra những
chi tiết về lá số của ông Lammers bằng một vài câu vắn tắt. Và sau cùng,
cũng một lối hành văn ngắn ngủi, vắn tắt như thế ông nói một câu lạ
lùng: "Thuở xưa y là một tu sĩ." Câu nói tuy vắn tắt, nhưng đối với ông
Lammers là người đã từng đọc nhiều và đã từng quen thuộc với những lý
thuyết quan trọng về nhân sinh và định mệnh con người, câu nói ấy làm
cho ông giựt mình chẳng khác nào như bị điện giựt!
Phải
chăng câu ấy có nghĩa là Thần Nhãn của ông Cayce đã xác nhận như một sự
thật hiển nhiên cái giả thuyết cổ xưa về vấn đề Luân Hồi?
Thay
vì làm thỏa mãn sự tò mò của ông Lammers, cuộc khán nghiệm đó lại càng
làm cho ông tọc mạch muốn biết thêm. Khi ông Cayce thức tỉnh, ông thấy
ông Lammmers đang bàn luận sôi nổi với cô nữ bí thơ Linden Shroyer về
những lời nói của ông vừa rồi. Ông Lammers tuyên bố rằng nếu người ta có
thể chứng minh thuyết Luân Hồi là có thật, thì điều đó sẽ làm đảo lộn
và thay đổi tất cả những quan niệm đã có từ trước về triết học, tôn
giáo, và tâm lý học! Nếu ông Cayce cứ tiếp tục thí nghiệm của ông sẽ có
thể tiết lộ cho ta thấy rõ ràng luật Luân Hồi hành động bằng cách nào.
Thí dụ như những mối liên hệ giữa Luân Hồi và khoa Chiêm Tinh là như thế
nào? Hai điều trên đây sẽ giải thích bằng cách nào về linh hồn, về định
mệnh, và về đời sống con người?
Ông
Lammers bèn khẩn khoản yêu cầu ông Cayce lấy làm lưỡng lự phân vân,
nhưng ông vẫn nhận lời tiếp tục những cuộc khán nghiệm. Những câu hỏi
của ông Lammers đưa ra đã được giải đáp một cách đứng đắn và với đầy đủ
chi tiết về những tiền kiếp của ông, cùng những vấn đề bí hiểm của đời
người mà ông bắt đầu khảo cứu tìm tòi. Theo những cuộc khán nghiệm đó,
khoa Chiêm Tinh có chứa đựng một phần nào sự thật. Thái Dương Hệ đưa đến
cho linh hồn đang tiến hóa một cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong một chu
kỳ nhất định. Con người thâu thập kinh nghiệm ở cõi trần và trên những
cõi vô hình khác, mà thuở xưa người ta gọi bằng tên các cầu hành tinh
làm trung tâm điểm cho những cõi ấy. Tuy nhiên, khoa Chiêm Tinh mà người
ta được biết và thực hành trong thời buổi hiện tại, chỉ là gần đúng với
sự thật mà thôi, chứ không phải là hoàn toàn đúng, bởi vì có nhiều yếu
tố ẩn tàng mà người đời chưa khám phá ra được một cách đầy đủ trọn vẹn.
Những
điều đó thật là lạ lùng đối với ông Cayce, nhưng sự tò mò khiến ông cứ
tiếp tục những cuộc khán nghiệm mà ông Lammers yêu cầu. Họ tự nghĩ rằng
những tài liệu mà họ muốn biết về những tiền kiếp sẽ được đầy đủ hơn nếu
họ đừng đòi hỏi lấy một "Lá số, " và nếu ông Cayce nhận một sự dẫn dụ
thích nghi hơn. Bởi đó người ta mới đề nghị rằng trong giấc thôi miên
ông Cayce hãy đưa ra một lối dẫn dụ thích nghịVà đây là lối dẫn dụ mà
ông Cayce đã đưa ra:
"Ông sẽ đứng trước mặt (tên của một người nào đó), sinh ngày... Tại...
Ông sẽ nói cho biết thân thế và sự nghiệp của y và vai trò của y trong
vũ trụ là như thế nào, cùng những khuynh hướng và khả năng của y trong
kiếp hiện tại. Ông cũng cho biết những tiền kiếp của y ra sao với những
chi tiết về tên tuổi, xứ sở và thời kỳ nào y đã trải qua những tiền kiếp
đó.Và ông cũng cho biết luôn những nguyên nhân nào trong mỗi kiếp đã
giúp đỡ hoặc làm trì trệ sự tiến hóa của y trong kiếp này."
Từ
đó những cuộc khán nghiệm đều nhằm rõ rệt vào những tiền kiếp của đương
sự. Những cuộc khán nghiệm này được gọi bằng danh từ soi kiếp, để phân
biệt với danh từ khán bịnh, chỉ nhằm khán nghiệm thể xác của bịnh nhân
vì mục đích chữa bịnh mà thôi. Đối với hai loại khán nghiệm kể trên, ông
đều áp dụng một phương pháp giống như nhau, trừ một chi tiết này, là
mỗi khi ông Cayce tuần tự soi kiếp cho nhiều người liên tiếp nhau thì
ông bắt đầu cảm thấy chóng mặt dữ dội. Chính ông cũng tự khán nghiệm lấy
mình để tìm ra nguyên nhân sự chóng mặt, thì ông được cho biết rằng cần
phải đổi chiều hướng và quay đấu về hướng bắc, chân về hướng nam trong
những cuộc soi kiếp. Còn lý do vì sao cần phải thay đổi chiều hướng như
thế, thì không thấy giải thích, mà chỉ thấy nói rằng đó là một vấn đề
thuận giòng "Từ điển."
Những
cuộc soi kiếp cho chính ông Cayce tiết lộ rằng cách đây nhiều thế kỷ,
ông đã từng làm một vị cao tăng ở các đền cổ ở bên Ai Cập và có nhiều
quyền phép thần thông, nhưng ông đã bị vấp ngã vì tánh kiêu căng và thói
ưa sắc dục. Trong một tiền kiếp ở Ba Tư, ông làm một y sĩ. Trong một
kiếp khác, có lần ông bị thương trong một trận chiến tranh trên sa mạc
và bị bỏ sót lại trên bãi cát, vì những người đồng bọn tưởng rằng ông đã
chết. Nằm một mình, không có nước uống, không lương thực và không một
mái che ông đã chịu khổ rất nhiều trong ba ngày và ba đêm đến nỗi ông đã
làm một cố gắng rất lớn để xuất thần ra khỏi thể xác của ông. Ông đã
xuất thần được và chính nhờ việc ấy một phần nào mà ngày nay ông có cái
khả năng tự thoát ly ra khỏi những giới hạn của xác thể.Tất cả những đức
tánh và thói xấu của ông hiện thời đều được cân nhắc đứng đắn và đều có
thể truy nguyên ra ở những kinh nghiệm trong các kiếp trước. Cuộc đời
hiện tại là một sự thử thách cho linh hồn ông; ông đã có cơ hội phụng sự
nhân loại một cách vị tha, để cứu chuộc những tội lỗi trong quá khứ, là
thói kiêu căng, đắm mê vật chất và ưa thích điều sắc dục.
Ông
Lammers nghĩ rằng những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một tầm quan
trọng rất lớn, và bởi đó người ta cần thực hiện những cuộc sưu tầm rộng
lớn hơn về vấn đề này. Ông yêu cầu ông Cayce hãy đem gia quyến từ Selma
về ở Dayton và đề nghị chịu đài thọ mọi khoản tổn phí về sinh hoạt cho
cả gia đình ông, gồm cả bà Cayce, cùng hai người con trai và cô bí thư
Gladys Davis, cô này từ đó đã trở nên một người thân tín trong gia dình
ông. Cả gia đình đều bằng lòng chấp thuận. Khi họ được cho biết về những
sự gì xảy ra, thì họ đều có sự phản ứng giống như của ông Cayce: Lúc
đầu họ còn ngạc nhiên và nghi ngại, kế đó họ càng trở nên tò mò muốn
biết sự thật và sau cùng họ đều lấy làm thích thú cho đến say mệ Ông
Cayce bèn soi kiếp cho mỗi người trong gia đình ông. Trong mỗi trường
hợp, tâm tính của mỗi người đều được diễn tả một cách công khai và ông
cho biết rằng mỗi thói hư tật xấu và mỗi đức tánh tốt đều có nguyên nhân
trong những tiền kiếp. Trong cuộc soi kiếp cho một người con trai ông,
ông nói: "Trong bốn tiền kiếp con là một nhà khảo cứu khoa học, con đã
trở nên có óc duy vật, ích kỷ và vụ lợi." Soi kiếp cho một người nên có
óc duy vật, ích kỷ và vụ lợi." Soi kiếp cho một người con khác ông nói:
"Con có tánh rất nóng nảy; thói xấu đó đã gây cho con nhiều điều bất lợi
trong những tiền kiếp ở Ai Cập và ở Anh Quốc. Kiếp nầy con nên tập lấy
sự tự chủ và tánh kiên nhẫn."
Những
sự diễn tả tánh tình đó đều hoàn toàn đúng đắn và chân thật, dầu cho
đương sự là những người thân thích hay những người xa lạ như ông
Lammers, cơ Linden Shroyer và những người bạn của ông Lammers, và điều
đó càng làm cho ông này thêm phần hứng khởi và tin tưởng.
Nhưng
ông Cayce cảm thấy thắc mắc về những điều tiết lộ đó, đến nỗi ông đâm
ra nghi ngờ về ông và ông đã tự kiểm thảo lương tâm một cách ráo riết.
Sau cùng ông đi đến kết luận rằng ông có thể tin cậy nơi năng khiếu Thần
Nhãn của mình, bằng những cuộc khán bịnh và soi kiếp, ông đã làm một
công việc phụng sự chánh đáng và thiêng liêng chớ không phải là một điều
tà vạy. Nhưng những điều tiết lộ của ông lại là những điều quá mới lạ
và dường như... "Phản đạo," làm sao ông có thể tin chắc rằng đó là đúng
với sự thật?
Sự băn khoăn của
ông có thể hiểu được dễ dàng: Ông vốn sinh trưởng trong một gia đình Cơ
đốc giáo khắt khe và chính thống. Ông không hề được biết một chút gì về
những giáo lý của các tôn giáo lớn trên thế giới. Trong lúc này, ông vẫn
không biết gì về phần nhiều những điểm tương đồng giữa đạo Cơ đốc với
những tôn giáo khác, và ông chưa từng có dịp thưởng thức cái ánh sáng
đạo lý nó chiếâu diệu trong những ngọn đèn khác hơn là ngọn đèn Cơ đốc
của mình. Ông hoàn toàn dốt về giáo lý căn bản của Ấn Giáo và Phật Giáo
nói về vấn đề Luân Hồi.
Hơn nữa,
danh từ này đối với ông, không được hấp dẫn cho lắm, vì người ta thường
có một quan niệm sai lầm về thuyết Luân Hồi. Họ tưởng rằng theo thuyết
ấy thì những người tội lỗi sau khi chết, có thể đầu thai trở lại làm
kiếp thú, như làm thân trâu ngựa... Chính những cuộc soi kiếp đã giải
tán những sự nghi ngờ này cho ông Caycẹ Trong những cuộc khán nghiệm các
tiền kiếp, ông Cayce được biết rằng Luân Hồi không phải là đầu thai trở
lại làm thú vật; và không phải là một điều mê tín dị đoan. Đó là một
giáo lý có căn bản vững vàng về phương diện tôn giáo và triết học. Có
hằng triệu người trí thức ở Ấn Độ và ở các xứ Phật giáo tin tưởng nơi
thuyết ấy một cách sáng suốt thông minh, và lấy đó làm nền tảng cho mọi
cách xử thế trong đời sống hằng ngày của họ. Tự nhiên là có nhiều môn
phái ở Ấn Độ và ở các nước ÁChâu cũng chủ trương thuyết Thoái Bộ Luân
Hồi (metempsychose), tức là con người có thể tái sinh làm kiếp thú,
nhưng đó chỉ là một sự chủ trương sai lầm về thuyết Luân Hồi. Vài tôn
giáo cũng có những quan niệm lệch lạc về thuyết này, nhưng ta không nên
để cho những sự hiểu lầm và thiên lệch đó khép chặt trí óc của ta đối
với một điều Chân Lý căn bản và trọng đại.
Ông
Lammers có thể bổ túc những điều được tiết lộ trong những cuộc soi
kiếp. Ông giải thích rằng Luân Hồi có nghĩa là Tiến Hóa: Sự tiến hóa của
linh hồn con người trải qua nhiều kiếp đầu thai liên tiếp ở cõi trần,
khi thì đầu thai làm đàn ông, khi thì làm đàn bà; khi thì làm thường
dân, khi thì làm vua chúa; kiếp này đầu thai làm giống dân này, kiếp kia
làm giống dân khác... Cho đến khi linh hồn đạt tới mức hoàn thiện. Linh
hồn con người cũng ví như một anh tài tử sân khấu đóng nhiều vai trò
khác nhau và mặc những bộ y phục khác nhau từ đêm này qua đêm khác. Hoặc
cũng ví như ta mặc một cái áo bằng vải trong một thời gian, và khi nó
đã cũ, thì vứt bỏ để đổi lấy một cái áo khác. Nhiều bậc Hiền Triết và
các nhà thông thái, trí thức siêu việt của Âu Tây cũng đã chấp nhận
thuyết Luân Hồi và đã viết nhiều sách vở về vấn đề này, trong số đó có
Pythagore, Platon, Plotin, Giordanno Bruno, Goethe, Whitman, Emerson, và
Schopenhauer.
Ông Cayce bày tỏ ý
kiến: "Những điều đó hẳn là đúng sự thật hiển nhiên rồi; nhưng còn đạo
Cơ Đốc thì sao? Nếu tôi chấp nhận thuyết Luân Hồi thì phải chăng điều đó
có nghĩa là tôi là phủ nhận đấng Christ thì rõ. Một luật gia trong số
những người Pharisiens đã đưa ra câu hỏi đó cho đấng Christ, và Ngài đáp
rằng: Ngươi hãy kính yêu Chúa ngươi một cách hết lòng và hết cả tâm
hồn. Và ngươi hay thương yêu kẻ đồng loại của ngươi cũng như ngươi vậy.
Hai điều răn đó là tất cả giáo luật và lời dạy của các nhà Tiên Trị"
(Mathieu 22:35-40.)
Những lời
dạy giản dị và sâu xa về tình bác ái đó có khác gì với lời dạy về sự
tiến hóa và thuyết Luân Hồi? Và nó có khác gì với những giáo lý của bất
cứ tôn giáo nào trên thế giới? Đức Phật đã dạy: "Ngươi đừng làm hại kẻ
khác nếu ngươi không muốn cho kẻ khác làm hại mình." Và những Thánh Kinh
của Ấn Giáo cũng dạy rằng: "Ngươi đừng làm điều gì cho người khác mà
ngươi không muốn người khác làm cho ngươi."
Ấn
Giáo cũng như Phật Giáo, đều không thấy có cái sự khác biệt, dị đồng
giữa luật bác ái và luật tiến hóa tâm linh mà người ta gọi là Luân Hồi.
Những tôn giáo ấy chỉ nhấn mạnh ở luật Luân Hồi nhiều hơn mà thôi, chớ
không cho rằng hai luật ấy tương phản nhau. Nhưng ông Cayce vẫn chưa
chịu thuyết phục. Năm lên 10 tuổi, người ta đã cho ông đọc bộ Thánh Kinh
(Bible) và ông rất lấy làm say mệ Từ đó, ông nhất định đọc lại bộ sách
ấy mỗi năm một lần, suốt đời ông. Trong những năm ấy, ông không hề thấy
một lần nào trong sách đó có chữ Luân Hồi. Vậy thì tại sao bộ Thánh
Kinh, và điều quan trọng hơn nữa, là đấng Christ lại không hề nói đến
vấn đề này?
Ông Lammers nghĩ rằng: "Có lẽ đấng Christ có nói về vấn đề Luân Hồi."
Trước
hết, ta nên nhớ rằng đấng Christ đã truyền dạy cho các vị môn đồ nhiều
giáo lý mà Ngài không đem giảng dạy cho quần chúng. Và dầu cho Ngài có
dạy thuyết Luân Hồi cho một số đông người, ta đừng quên rằng trải qua
nhiều thế kỷ, phần chánh giáo của Ngài đã chịu nhiều sự biến thiên dời
đổi do những sự diễn đạt của người đương thời và do sự phiên dịch qua
nhiều thứ tiếng. Bởi vậy, có thể rằng nhiều giáo lý nguyên thủy của Ngài
đã bị thất truyền. Tuy nhiên, ở một vài đoạn trong Thánh Kinh, người ta
thấy có sự ngụ ý về vấn đề Luân Hồi. Đấng Christ có lần nói với các môn
đồ rằng Thánh Jean-Bastiste tức là Elie tái sinh (Mathieu 17:12-13).
Ngài không có dùng chữ Luân Hồi tái sinh, nhưng Ngài lại nói một cách rõ
ràng không úp mở, rằng "Elie đã trở lại... Và khi đó các môn đồ hiểu
rằng Ngài nói với họ về Thánh Jean-Bastistẹ" Trong một đoạn khác, các
môn đồ hỏi Ngài về một người mù: "Bạch Sư Phụ, ai đã gây tội lỗi? Chính
người này hay là cha mẹ y đã phạm tội, khiến cho y sinh ra đã bị mù?"
Nhiều đoạn khác trong Thánh Kinh cũng ám chỉ, hoặc hàm xúc ý nghĩa về
Luân Hồi. Ta hãy đọc trong thiên Apocalypse, Chương mười ba, câu thứ
mười: "Kẻ nào cầm tù kẻ khác sẽ bị kẻ khác cầm tù; kẻ nào sử dụng gươm
đao sẽ chết vì gươm đao."
Câu ấy
ám chỉ rằng có một định luật quả báo hành động từ kiếp này sang kiếp
khác. Có điều chắc chắn là phe chính thống của Cơ Đốc giáo đã lần lần
góp nhặt và tu chỉnh những phần giáo lý của đấng Christ không có nói về
vấn đề Luân Hồi; nhưng làm sao người ta có thể chắc chắn rằng sự diễn
đạt và chọn lọc của phe chính thống đối với những giáo lý nguyên thủy là
hoàn toàn vô tư và không thiên lệch? Nghiên cứu tiểu sử các vị cố đạo
Gia Tô thời cổ, người ta thấy có nhiều vị trong số đó đã nhìn nhận
thuyết Luân Hồi trong những tác phẩm của họ, và đã công khai giảng dạy
thuyết ấy, như Origene, Jutin Thánh Jerome, Clement d' Alexandrie,
Plotin và nhiều vị khác nữa. Những vị này đã từng sống vào thời kỳ gần
với thời đại của đấng Christ. Phải chăng các vị ấy đã biết và truyền bá
những phần giáo lý bí truyền có từ nghìn xưa, mà đấng Christ chỉ dạy
riêng cho 12 vị tông đồ thân tín của Ngài mà thôi?
Theo
ông Lammers, thì đức giám mục Mercier tuy không tin tưởng nơi thuyết
Luân hồi, nhưng đã tuyên bố rằng thuyết ấy không trái với những giáo
điều căn bản của đạo Gia Tô.
Những
điều kể trên đã giải tán bớt những nỗi thắc mắc băn khoăn của ông
Cayce, vì ông đã tưởng rằng ông dùng những quyền năng lạ lùng của mình
một cách trái Đạo, tức là tương phản với tôn giáo gốc của ông. Ngoài ra,
ông cũng còn có một vài điểm thắc mắc nghi ngờ về quyền năng của mình,
nhưng điều này lại có một tánh cách khoa học. Một thí dụ: Làm sao giải
thích sự gia tăng dân số lớn lao trên thế giới hiện nay nếu người ta
chấp nhận rằng tất cả những linh hồn đều đã có sống trên mặt đất? Vậy
thì số sai biệt phụ trội đó ở đâu mà rả Tất cả gia đình ông Cayce, cùng
ông Lammers, các cô bí thư Gladys Davis và Linden Shroyer đều thường họp
mặt trong phòng khách để thảo luận về những vấn đề ấy.Khi tất cả mọi
người đều cạn ý kiến, thì người ta mới nhớ đến sự khán nghiệm bằng năng
khiếu Thần Nhãn của ông Cayce để tìm ra sự giải đáp; và khi những cuộc
khán nghiệm đó có những điều đáng ngờ vực, thì họ tham khảo tài liệu ở
các sách báo trong thư viện quốc gia.
Nói
về vấn đề gia tăng dân số trên thế giới, thì tìm ra câu giải đáp cũng
không phải là một điều khó. Một người trong nhóm nói rằng dầu sao, chúng
ta có chắc rằng quả thật có sự gia tăng dân số hay không? Những cuộc
khán nghiệm đã qua có nói về những nền văn minh cổ xưa ở Ai Cập, và ở
châu Atlantide nay đã biệt tích. Ở Cao Miên, Mễ Tây Cơ, Ai Cập và ở các
xứ Đông Phương, những tàn tích khảo cổ đã xác nhận rằng những nền văn
minh lớn cổ xưa đã từng xuất hiện trên những vùng lãnh thổ rộng lớn, mà
ngày nay chỉ còn là những bãi sa mạc. Như thế người ta có thể quan niệm
được rằng ở vào những thời kỳ khác nhau trong lịch sở, có những lúc mà
dân số trồi sụt không đồng đều, nhưng vẫn không hề thay đổi linh hồn
trong vũ trụ.Có thể rằng hằng triệu linh hồn vẫn phảng phất trên các cõi
vô hình trong những thời kỳ mà hoàn cảnh không thuận tiện cho họ đầu
thai xuống cõi trần.
Tuy ông
Cayce vẫn có óc hoài nghi, nhưng ông đã hài lòng về câu giải đáp hữu lý
trên đây. Nhưng còn châu Atlantide cũng lại là một vấn đề nan giải khác
nữa. Làm sao chúng ta có thể biết rằng châu Atlantide là có thật? Hay đó
chỉ là chuyện hoang đường? Những cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn của
ông Cayce đã đưa ra câu giải đáp cho vấn đề ấy một cách tường tận tỉ mì
và với rất nhiều chi tiết:
Nhà
triết học Platon là người đầu tiên ở phương Tây đã tường thuật sự hiện
diện của châu Atlantide, nay đã chìm dưới đáy biển Đại Tây Dương. Và mặc
dầu quần chúng ngày nay không chý ý đến, nhưng những nhà địa chất học
cũng đã từng quan tâm về vấn đề này. Họ vẫn không đồng ý với nhau, người
thì phủ nhận, kẻ thì quả quyết sự hiện diện của châu Atlantidẹ Dầu sao
có một số lớn sách vở của những tác giả uyên bác đã nói đến vấn đề này
và đã đưa ra rất nhiều bằng chứng lịch sử, văn hóa và khoa học, bổ trợ
lẫn cho nhau. Ông Cayce đã đọc một quyển nhan đề "Châu Atlantide, một
thế giới của thời kỳ tiền sử" của tác giả Ignatius Donnelly, và rất ngạc
nhiên mà nhận thấy rằng nhữõng cuộc khán nghiệm của ông đã diễn tả đúng
y như những bằng chứng căn bản nêu trong quyển sách ấy.
Những
cuộc thảo luận và khảo cứu tài liệu ở các sách vở về lịch sử, khoa học,
tôn giáo, đạo lý cổ truyền, về châu Atlantide và về khía cạnh tâm lý
của khoa thôi miên, là những vấn đề đã được nêu ra trong các cuộc khán
nghiệm bằng Thần Nhãn, đã giúp cho ông Cayce có được một tầm kiến thức
rộng rãi về văn hóa và lịch sử mà ông vẫn thiếu sót. Lần lần, ông bớt sợ
hãi và thắc mắc về những điều mà ông thốt ra trong giấc ngủ thôi miên,
ông cảm thấy rằng những điều ấy có thể chứa đựng một phần nào sự thật.
Với một sự tọc mạch xen lẫn với một khối óc phê bình, ông bắt đầu phân
tách những cuộc khán nghiệm để kiểm soát cho nó được hoàn toàn đúng đắn.
Trước hết ông nhận thấy rằng những cuộc khán nghiệm ấy đều có mạch lạc
và liên đới lẫn nhau. Không bao giờ một cuộc khán nghiệm này lại tương
phản với một cuộc khán nghiệm khác, dầu là cách nhau bao xa cũng vậy.
Bởi đó, một người có thể được khán nghiệm một lần thứ nhì, nhiều tháng
hoặc nhiều năm sau lần thứ nhất: Những tài liệu đều ăn khớp với nhau và
nối tiếp theo nhau một cách đúng đắn, chẳng khác nào như người ta lật
một quyển sách ở chỗ trang đã được làm dấu sẵn, để đọc tiếp theo đoạn
sách đã bỏ dở kỳ trước. Phần nhiều những cuộc soi kiếp đưa ra những tài
liệu tổng quát về những thời kỳ cổ xưa, như ở Ai Cập và châu Atlantide.
Khi
người ta đem đối chiếu những cuộc soi kiếp đó với nhau, thì thấy rằng
những chi tiết rời rạc và thiếu sót đã bỏ khuyết lẫn nhau và trở nên
hoàn bị hơn: Mỗi cuộc soi kiếp lập lại một phần những gì đã được nói ra
trong một lần trước, hoặc thêm vào một chi tiết mới cho toàn thể câu
chuyện.
Không cuộc soi kiếp đều
hòa hợp lẫn nhau, mà còn xác nhận lẫn nhau trên nhiều điểm về những sự
việc được ghi chép trong lịch sử, dầu đó là những sự việc bí ẩn tối tăm,
thuộc về phần ngoại sử. Thí dụ: Một trong những cuộc soi kiếp nói rằng
một người nọ, trong một tiền kiếp, đã từng làm một người "Phóng ghế."
Ông Cayce không hề biết "Phóng ghế" nghĩa là gì, và khi tra cứu tự điển,
ông mới thấy rằng danh từ đó ám chỉ một phong tục cổ xưa của dân miền
Bắc Mỹ: Người ta trói những mụ phù thủy trên những chiếc ghế đẩu và cầm
chân ghế chổng ngược để nhận chìm họ xuống ao nước lạnh.
Một
thí dụ khác: Trong cuộc soi kiếp cho một người thanh niên, ông Cayce
nói rằng trong một kiếp trước, y đã sống ở bên Pháp, tại đây y gặp gỡ và
làm bạn với nhà bác học Mỹ Robert Fulton và đã giúp đỡ người này trong
sự thực hiện một vài phát minh khoa học. Ông Cayce biết rõ Robert Fulton
nhưng ông không tin rằng ông này đã sống ở nước ngoài, ngoại trừ nước
Mỹ. Sau khi tra cứu một quyển tự điển về tiểu sử các nhân vật ông mới
biết rằng ông Fulton đã có ở bên Pháp nhiều năm, và đã được nhiều người
quen biết giúp đỡ và khuyến khích trong nghành hoạt động của ông.
Ngoài
ra những sự xác nhận lịch sử lạ lùng nói trên về những tiền kiếp, còn
có rất nhiều bằng chứng khác về kiếp hiện tại. Ông Cayce biết rằng những
sự phân tách tâm lý trong những cuộc soi kiếp của ông đều đúng, không
những đối với ông và những người trong gia đình, mà cũng đúng đối với
những người hoàn toàn xa lạ. Trong những cuộc soi kiếp cũng như trong
những cuộc khán bịnh, dầu cho đương sự có quen biết hay không đối với
ông Cayce, điều đó không có quan hệ gì cả. Họ ció thể là những người
hoàn toàn xa lạ hoặc ở bất cứ nơi nào trên thế giới: Nếu ông có được đầy
đủ tên họ, ngày sinh và nơi sinh của những người ấy, ông có thể diễn tả
một cách đúng đắn những hoàn cảnh hiện tại cùng những điều bí ẩn trong
tâm tính của họ. Ông cũng nói luôn cả những đức tính, khả năng cùng
những khuyết điểm của họ, và truy nguyên ra tất cả những điều đó ở các
tiền kiếp.
Những cuộc soi kiếp
cũng đúng dưới một khía cạnh khác. Ông Cayce đã có thể kiểm điểm lại
những điều mà cuộc soi kiếp đã tiết lô về tánh chất và khả năng nghề
nghiệp tương lai của những đứa trẻ con: Một cuộc soi kiếp ngày sinh của
một đứa trẻ tai. Norfolk cho biết rằng sau này nó sẽ là một đứa trẻ
bướng bỉnh, cứng đầu và khó dạy. Khi nó lớn lên, những tính nết đó càng
ngày càng biểu lộ một cách rõ rệt, và cha mẹ nó cũng không thể làm cách
nào để sửa đổi được.
Trong
trường hợp lý thú hơn nữa là của một đứa trẻ khác mà cuộc soi kiếp cho
biết rằng về sau y có thể trở nên một y sĩ có tài. Những thói xấu mà
cuộc soi kiếp trước cũng đã bắt đầu biểu lộ sớm, cùng một lượt với sự
thích thú đặc biệt về nghành y học. Vào năm tám tuổi, y đã bắt đầu mổ
xác những con thú đã chết để xem cơ thể bên trong con thú như thế nào.
Chưa đầy mười tuổi, y đã xem một cách say mê những bộ sách tự điển
YKhoa, và năm mười hai tuổi, y cho cha mẹ biết rằng y có ý muốn sẽ vào
trường Đại Học John Hopkins để theo nghành Ykhoa. Cha của đứa trẻ là một
nhà kinh doanh thương mại ở New York; mẹ y là một nữ tài tử. Lúc đầu,
cha mẹ y đều phản đối ý định học Ykhoa của y và khuyên hãy bỏ ý định ấy.
Nhưng đứa trẻ cương quyết giữ lập trường và sau cùng đã thắng mọi trở
lực. Hiện nay y đang học lớp dự bị về khoa Lý Hóa Sinh tai. một trường
Đại Học lớn ở miền đông Hoa Kỳ. Trường hợp này chứng tỏ một lần nữa về
năng khiếu Thần Nhãn thật sự của ông Cayce, vì ông đã nhìn thấy kiếp
trước của đứa trẻ và chắc chắn rằng những khả năng đặc biết của y sẽ
biểu lộ ra ở kiếp này.
Những thí
dụ kể trên chỉ rằng những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một giá trị
rất lớn về sự tiên đoán tương lai, không những của trẻ sơ sinh mà cũng
của những người lớn. Một cô điện tín viên ở nhà Bưu điện thành phố New
York lấy làm vô cùng ngạc nhiên về những bức điện tín lạ lùng mà cô đã
đánh đi nhiều lần về Virginia Beach. Cô ấy mới hỏi thăm về ông Cayce và
quyết định yêu cầu ông soi kiếp cho cộ Nhờ đó, cô biết rằng cô sẽ theo
đuổi nghề nghiệp điện tín viên, và tốt hơn cô nên học về nghành vẽ quảng
cáo, vì trong nhiều kiếp trước, cô đã là một nghệ sĩ có tài về nghành
này. Cô ấy không hề có ý nghĩ theo đuổi một nghệ thuật nào, dầu là kỹ
nghệ họa hay bất cứ nghành nào khác, nhưng cô ấy có đủ can đảm để học
thử và xin ghi tên học ở một trường nọ. Cô lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà
thấy rằng cô có năng khiếu và đã thành công rất mau chóng với nghành kỹ
nghệ họa, đồng thời cô cũng được cải tiến rất nhiều về nhân cách của
mình.
Với thời gian trôi qua,
ông Cayce càng nhận thấy rằng những cuộc soi kiếp của ông đã giúp ích
cho rất nhiều người. Ông càng vững đức tin hơn trước, khi thấy rằng công
việc của ông làm là chánh đáng vì nó gây nên những kết quả tốt đẹp. Có
nhiều người được hướng dẫn theo những nghề nghiệp thích hợp với họ;
những người khác nhận được những lời chỉ giáo san bằng mọi sự khó khăn
trong đời sống gia đình; những người khác nữa đã tìm cách tự biết mình
và tập hòa mình một cách thích nghi với đời sống xã hội.
Những
điều kể trên đã lần lần thuyết phục ông Cayce về tánh cách chân thật và
xác đáng của những cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn cũng như của sự giải
thích mà nó đưa ra về định mệnh của con người. Nhưng điều nó làm cho ông
tin tưởng hơn hết là cái tinh thần Gia Tô giáo thâm sâu, tiềm tàng
trong những điều mà cuộc soi kiếp đã tiết lộ cho ông biết; và hơn nữa,
cái tinh thần Gia Tô giáo đó lại được đưa ra một cách dễ dàng và thích
nghi trong khuôn khổ của thuyết Luân Hồi.
Một
cuộc soi kiếp ít khi nào mà không nêu ra một đoạn sách trong Thánh Kinh
hay một điều giảng dạy của đấng Christ. Những câu dẫn chứng thông
thường nhất là những lời dạy của đấng Christ như sau: "Ngươi gặt hái
những gì ngươi đã gieo" và "Hãy làm cho kẻ khác những gì ngươi muốn kẻ
khác làm cho ngươi." Đôi khi đó là những câu chú thích theo đúng nguyên
văn hoặc phác họa thêm ít nhiều tư tưởng theo nguyên văn, chẳng hạn như:
"Ngươi
chớ lầm lạc: Không ai có thể kiêu ngạo Chúa Trời! Vì ai gieo giống nào
sẽ gặt giống nấy." Và: "Con người luôn luôn là cái hậu quả của chính
mình. Ngươi hãy làm điều lành cho những kẻ đã phỉ báng nhục mạ ngươi,
rồi ngươi sẽ cứu chuộc được những điều tội lỗi mà chính ngươi đã gây ra
cho kẻ khác."
Những lời dẫn
chứng kể trên là để răn dạy những người bị bịnh tật đau khổ, do hậu quả
của những điều tội lỗi mà họ đã gây ra trong một kiếp trước.
Khi
sự hứng khởi nồng nhiệt lúc ban đầu đã lắng dịu, thì nhóm người chung
quanh ông Cayce mới bắt đầu đặt những câu hỏi về những điều đã tiết lộ
trong các cuộc soi kiếp của chính họ. Trước hết họ muốn biết tại sao có
một vài thời kỳ trong lịch sử luôn luôn tái diễn trở đi trở lại trong
các cuộc soi kiếp. Nhiều người lại có chung một bối cảnh lịch sử giống
như nhau; nói tóm lại, những điều diễn tả trong các cuộc soi kiếp hình
như đều rập theo một khuôn khổ. Các cuộc soi kiếp thường nêu ra một loạt
các thời kỳ sau đây: Thời đại Atlantide, Đế quốc La Mã, Thời kỳ Thánh
Chiến (Croisades) và lúc khởi đấu thời kỳ khai mở thuộc địa ở Bắc Mỹ.
Một loạt khác gồm có: Châu Atlantide, Ai Cập, La Mã, nước Pháp thời
Louis 14, 15 và 16, và Giặc Phân Ly (Secession) ở Hoa Kỳ. Lẽ tự nhiên,
cũng có những trường hợp khác, gồm có Trung Hoa, Ấn Độ, Cao Miên, Pérou,
Bắc Âu, Phi Châu, Trung Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bổn, và nhiều xứ khác;
nhưng phần nhiều các cuộc soi kiếp đều noi theo một khuôn khổ lịch sử
như nhau.
Theo ông Cayce, lý do
của sự kiện trên là vì những linh hồn thuộc về một thời kỳ lịch sử nhất
định, về sau thường chuyển kiếp đầu thai chung một lượt ở một thời kỳ
khác. Trong những thế kỷ ở khoảng giữa, thì những nhóm linh hồn khác lại
chuyển kiếp xuống trần theo đúng phiên bản của họ. Sự thay phiên đầu
thai từng nhóm một một cách có quy củ, trật tự như vậy cũng giống như sự
thay phiên từng toán thợ làm việc trong một cơ xưởng. Bởi đó, phần
nhiều những linh hồn đang sống trên thế gian hiện nay, đều đã cùng đầu
thai với nhau một lượt ở những thời kỳ quá khứ trong lịch sử. Ngoài ra,
những linh hồn có sự liên lạc gia đình, bè bạn hoặc đồng lý tưởng với
nhau, có thể đã cùng có những nhân duyên với nhau trong những kiếp
trước.
Một câu hỏi khác được nêu
ra: "Những tài liệu đó do đâu mà có?" Câu trả lời là: Ông Cayce nằm
trong giấc ngủ thôi miên, có thể thâu thập những tài liệu đó ở hai nơi.
Một là trạng thái vô thức của người đang được soi kiếp. Trạng thái vô
thức này giữ lại ký ức của tất cả những kinh nghiệm mà đương sự đã trải
qua, không những trong kiếp này mà cũng gồm luôn những kinh nghiệm ở
những kiếp trước. Những ký ức thuộc về kiếp trước được che khuất, ẩn
tàng trong những chỗ thâm sâu kín đáo nhất của tiềm thức, ngoài vòng
hiểu biết và thực nghiệm của khoa Tâm lý học hiện đại.
Ngoài
ra, tiềm thức của một người là một lĩnh vực dễ thăm dò bằng tiềm thức
của một người khác, hơn là bằng trạng thái ý thức, chẳng khác nào như
một cảnh hỗn độn của một thành phố lớn, người ta có thể đi từ chỗ này
đến chỗ kia bằng đường xe điện ngầm (metro) một cách dễ dàng mau chóng
hơn là bằng những phương tiện khác ở trên mặt đất. Bởi lẽ đó, trong
trạng thái thôi miên, linh hồn ông Cayce tiếp xúc với linh hồn đương sự
một cách trực tiếp bằng tiềm thức. Sự giải thích này có thể được chấp
nhận một cách dễ dàng; nó phù hợp, ít nhất là một phần nào, với những sự
phát minh của khoa phân giải tâm lý (psychanalyse) về cuộc đời và trạng
thái vô thức.
Nhưng còn cái
nguồn gốc thứ hai đã giúp tài liệu cho ông Cayce, thì dường như rất lạ
lùng. Những cuộc soi kiếp gọi đó là những " ký ức của không gian"
(Clichés Akashiques). Như thường lệ, mỗi khi nói đến một danh từ lạ và
khó hiểu, ông Cayce đánh vần từng chữ trong giấc thôi miên của ông:
Akasha: Danh từ; Akashique: Tĩnh từ. Nói tóm tắt, ông Cayce giải thích
danh từ ấy như sau:
Akasha là danh từ Phạn nhữ
(sanskrit) dùng để chỉ chất dĩ thái tinh hoa căn bản của Vũ Trụ. Chất ấy
có cái tác dụng như một cái phim ảnh hay một cuốn phim chiếu bóng, trên
đó được ghi nhận một cách rõ ràng không bao giờ mất những âm thanh, ánh
sáng, cùng mọi hành vi, tư tưởng của con người và tất cả mọi sự gì ra
trong vũ trụ kể từ thuở Vô Cực. Chính nhờ đó sự ghi nhận trong ký ức của
không gian đó mà những bị có Thần Nhãn có thể nhìn thấy dĩ vãng như đọc
một quyển sách phơi bày từng trang trước mặt họ, dầu cho những sự việc
xảy ra đã cách xa hằng bao nhiêu thời gian trong quá khứ. Chất Akasha cò
thể được coi như một cái máy chụp ảnh vĩ đại của Vũ Trụ. Cái khả năng
thấy ký ức của Thiên Nhiên trên chất Akasha đó vốn tiềm tàng ở mọi người
trong chúng ta: Nó tùy nơi mực độ nhậy cảm của mỗi người, và tùy nơi
chúng ta có thể đặt mình vào một trạng thái thụ cảm thích nghi, cũng ví
như khi chúng ta bắt đúng luồn sóng vô tuyến trên máy thu thanh để nghe
âm nhạc vậy. Trong khi thức tỉnh, ông Cayce không có thể đặt mình vào
trạng thái thụ cảm thích nghi, để "Bắt đúng luồn sóng" như đã kể trên,
nhưng trái lại trong giấc ngủ thôi miên ông có thể làm được điều ấy.
Trong
tất cả những điều bí ẩn mà ông Cayce đã thốt ra trong giấc thôi miên,
thì đó là điều mà ông cho là lạ lùng nhất. Tuy thế, đáp lại những câu
hỏi hoài nghi về vấn đề này, ông đều luôn luôn trả lời như nhau, có khi
thì dùng những danh từ giống nhau, có khi thì thêm vào những chi tiết
phụ thuộc. Có nhiều khi, ông nói thêm rằng những sự ghi nhận trên chất
Akasha cũng có thể gọi là "Ký ức của Vũ Trụ" hay "Quyển sách Thiên
nhiên."
Ông Cayce cũng đưa ra
những sự giải thích đã có từ nhiều thế kỷ trước về chất Akashạ Nền Triết
học cổ Ấn Độ đã từng nói rằng căn bản của vật chất vốn hư không; vật
chất là sự kết tinh của một sức mạnh gọi là sinh lực; và cũng nói về sự
chuyển di tư tưởng bằng phương pháp Thần giao cách cảm: Và những điều
này gần đây đã được khoa học Âu Tây xác nhận. Vậy tại sao chúng ta không
có một thái độ cởi mở để chấp nhận ít nhất là tiềm năng của chất
Akasha, cũng là một quan niệm khác của Triết học Ấn? Sự giải thích bằng
trạng thái vô thức có thể chấp nhận được trong việc soi kiếp cho những
người khác, nhưng làm sao giải thích hiện tượng này là ông Cayce đã nói
rất nhiều chi tiết đầy đủ, nó tuôn tràn một cách dồi dào như suối chảy
trong những cuộc khán nghiệm sưu tầm về những thời đại cổ xưa ở châu
Atlantide, Ai Cập, và thời kỳ của đức Chúa Jesus?
Có
thể nào ông đã góp nhặt tài liệu trong tiềm thức của những người đã
từng sống vào những thời kỳ đó chăng? Mặc dầu họ không phải là những
người đến nhờ ông soi kiếp? Hay ông Cayce đã khám phá ra những điều đó
trong ký ức của Lịch Sử, được ẩn dấu tiềm tàng và giữ gìn nguyên vẹn
trong những cõi vô hình huyền bí của Vũ Trụ? Sau cùng ông Cayce đã chấp
nhận quan niệm về chất Akasha, không phải vì ông có một bằng chứng tuyệt
đối về đều ấy, mà bởi vì nó đã được xác nhận trong những cuộc khán
nghiệm bằng Thần Nhãn; và những cuộc khán nghiệm của ông về tất cả mọi
vấn đề từ trước đến nay đều đúng đắn và hoàn toàn đáng tin cậy.
Có
lẽ sự dùng Thần Nhãn để nhìn thấy những sự việc đã xảy ra trong quá khứ
cũng có thể được giải thích bằng những cách khác; và cũng có lẽ trong
tương lai, một nhà bác học hiện đại nào đó có thể chứng minh sự thật về
chất Akasha, và điều này rốt cuộc cũng không phải bí mật lạ lùng gì hơn
những hiện tượng đã có, chẳng hạn như luồng sóng vô tuyến, tánh chất
phóng quang của chất radium, nguyên tử lực, hoặc trí nhớ của bộ Óc con
người, và sự truyền cảm của bộ Thần kinh hệ. Dầu sao, những cuộc soi
kiếp của ông Cayce và sự đúng đắn một lạ lùng của nó là một sự thật hiển
nhiên. Trong khoảng 22 năm trường, bắt đầu từ năm 1923 trở đi là năm mà
ông Cayce bắt đầu soi kiếp và khán bịnh bằng Thần Nhãn, cho đến năm
1945 là năm ông từ trần, ông đã soi kiếp cho tất cả độ 2.500 người. Cũng
như những cuộc khán bịnh bằng Thần Nhãn, những cuộc soi kiếp đều được
ghi chép trong các tập hồ sơ và được giữ gìn cẩn thận. Nhiều thơ từ văn
kiện đã chứng minh cho sự đúng đắn của nhiều cuộc soi kiếp, mỗi khi có
đủ bằng chứng xác nhận về sự đúng đắn của những điều đã tiết lộ. Những
người nào muốn tìm biết sự thật về những điều này vẫn còn có thể chất
vấn nhiều người hiện nay còn sống và đã từng được ông Cayce soi kiếp cho
họ.
Như vậy, nếu chúng ta có
thể tin tưởng nơi tánh cách chân thật của những tập hồ sơ văn kiện lạ
lùng đó và sự giải đáp của nó về những bài toán bí hiểm của cuộc đời,
thì ta đã có trong tay một số tài liệu khổng lồ và hiếm có về vấn đề
này. Trước hết chúng ta có một số bằng chứng cụ thể hiển nhiên về luật
Luân Hồi, là một nguyên tắc tiến hóa căn bản của con người. Và tất cả
những yếu tố kể trên cũng chưa đủ để hoàn toàn thuyết phục chúng ta, thì
ít nhứt nó cũng đáng để cho chúng ta chú ý vì mục đích khảo cứu và sưu
tầm khoa học. Có biết bao nhiêu những cuộc phát minh lớn lao vĩ đại, lúc
ban đầu cũng chỉ căn cứ trên những giải thuyết lạ lùng và khó tin. Khi
người ta hỏi nhà bác học Einstein bằng cách nào ông ta đã phát minh ra
thuyết Tương Đối luận, ông đáp:
- Tôi chỉ thử đưa một nghi vấn về một định lý.
Ngoài
ra, chúng ta còn có một số tài liệu rất dồi dào về tâm lý, y lý và
triết lý, nó đem đến cho ta một tầm kiến thức rộng rãi và khác hẳn về
cuộc đời.
Trong khoảng hai mươi
hai năm đó có biết bao nhiêu người đau khổ tuyệt vọng đã tìm đến ông
Cayce và đã được ông săn sóc giúp đỡ do sự hiểu biết thâm sâu và năng
khiếu Thần Nhãn của ông. Họ bị đủ thứ đau khổ bịnh tật về thể xác lẫn
tinh thần, và tất cả đều muốn tìm sự giải đáp cho câu hỏi sau đây:
" Tại sao sự đau khổ này lại đến cho tôi?"
" Nguyên nhân vì đâu mà tôi bị sự đau khổ này?"
Không
phải tất cả những trường hợp đó đều là nguy cấp hay tuyệt vọng. Có
nhiều người xem ra thì những kiếp trước họ cũng tầm thường như kiếp này,
vì không có gì đặc biệt. Nhưng, dầu cho sự đau khổ của họ nặng hay nhẹ,
các cuộc soi kiếp đã chỉ cho thấy rằng cái thân phận và hoàn cảnh hiện
thời của họ là cái kết tinh của bao nhiêu nhân và quả nối tiếp lẫn nhau
như những cái khoen của một sợi dây xích và bắt đầu từ nhiều thế kỷ
trước. Tất cả đều đã được chỉ cho thấy rằng những bịnh tật, thống khổ
của họ bây giờ đều có nguyên nhân xa hay gần, do sự hành động của một
định luật căn bản gọi là Luật Nhân Quả.
Những
gì họ đã nghe và học hỏi đã làm cho họ thay đổi cuộc đời; sự hiểu biết
thâm sâu về bài học Nhân Quả đã giúp cho họ một nguồn an ủi cùng tìm
thấy sự thăng bằng và an tịnh của tâm hồn.
Nếu
người ta chấp nhận tánh cách chân thật của những cuộc soi kiếp, người
ta cũng phải nhìn nhận sự kiện này là nó đã làm đảo lộn trí óc và quan
niệm của họ về cuộc đời. Tầm quan trọng của sự việv kể trên không phải
là nó đem đến cho ta một giả thuyết mới: đó là một lý thuyết rất cổ xưa
và đã từng là một điều tín ngưỡng của nhiều dân tộc rải rác ở nhiều miền
lục địa trên quả địa cầu. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một tầm
quan trọng vì hai điều này:
Điều thứ nhất: đây
là lần đầu tiên ở Âu Mỹ mà người ta đã có được những bản phúc trình đúng
đắn mạch lạc, rõ ràng và đáng tin cậy về những kiếp trước của một số
nhiều người.
Điều thứ hai: đây
là lần đầu tiên trong lịch xử thế giới, những bản phúc trình đó được ghi
chép và sắp thành hồ sơ có ngăn nắp, trật tự, để cho mọi người có thể
tra cứu, sưu tầm. Ngoài ra, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã hợp
nhứt triết lý Đông Tây càng thêm phần sinh sắc.Nhờ đó, chúng ta đã có
một sự tổng hợp rất cần thiết giữa hai quan điểm triết học khác nhau của
Đông Phương và Tây Phương.
Những
cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn của ông Cayce cũng đã tổng hợp khoa học cà
tôn giáo bằng cách chỉ cho ta thấy rằng cõi giới tinh thần được cai
quản bởi những định luật Nhân Quả một các đúng đắn cũng y như cõi giới
vật chất. Nó cho ta thấy rằng sự đau khổ của con người không phải là do
một sự rủi ro tình cờ theo quan niệm duy vật, mà là do bởi những tư
tưởng và cách hành động sai lầm trong quá khứ. Nó chỉ rằng những sự sai
biệt và bất đồng giữa thân thế, hoàn cảnh và khả năng của người đời
không phải là do ý muốn độc đoán của Thượng Đế hay là do ảnh hưởng mù
quáng của sự di truyền, mà nó chỉ là cái kết quả của những hành động và
cách xử thế của con người trong kiếp trước.
Mọi sự
đắng cay, thất bại, buồn rầu đều có một ý nghĩa và mục đích giáo hóa
chúng ta về đướng xử thế; những bệnh tật tai ương xảy đến cho ta đều có
một nguyên nhân sâu xa về tinh thần. Và tất cả những sự quằn quại đau
khổ đều là những bài học quý mà chúng ta thọ lãnh trên trường học lớn
của thế gian, ngõ hầu trong tương lai nó sẽ đưa chúng ta đến cái mục
đích Minh Triết và Toàn Thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét