Chương 21
Bí Quyết Đào Tạo Khả Năng
Những
điều tiết lộ của ông Cayce về những khả năng của con người và sự phát
triển khả năng một cách liên tục từ kiếp này qua kiếp khác, có những ảnh
hưởng rất sâu sắc về phương diện thực tế. Trước hết, nó trình bày cho
ta thấy những triển vọng vô giới hạn về sự tiến hóa của con người, và
điều này tùy ở sự cố gắng của từng cá nhân. Nói về những khả năng tiềm
tàng được tích tụ từ lâu trải qua thời gian, thì người ta có thể xử dụng
lần hồi chẳng khác nào như một số vốn cất trong ngân hàng. Lẽ tự nhiên,
những nguồn tài nguyên tiềm tàng về khả năng và đức tánh của mỗi người
hoàn toàn tùy thuộc nơi cố gắng mà y đã thực hiện trong dĩ vãng, và đã
tích tụ trong kho tàng tâm linh của y.
Điều
này cũng áp dụng cho những khả năng của ta trong tương lai. Cũng như
những khả năng của chúng ta bây giờ là do sự cố gắng tích lũy từ thuở
quá khứ, thì những khả năng mà ta sẽ có trong tương lai cũng là do bởi
những cố gắng của ta đang làm ngay bây giờ. Những số vốn nghị lực, thời
giờ và công phu khó nhọc mà chúng ta dùng để thu thập một khả năng trong
kiếp hiện tại sẽ không phải là mất, mà sẽ mang lại kết quả cho ta xử
dụng trong những kiếp tương lai.
Trên
thế gian có hàng nghìn người âm thầm cố gắng theo đuổi một chí hướng
nuôi từ thuở nhỏ mặc dầu họ biết chắc rằng họ không bao giờ thực hiện
được. Xét theo lối thường tình, thì đó thật là một việc đáng buồn; nhưng
sự cố gắng và thích thú say mê của họ thật ra không phải là hoài công
vô ích nế người ta xét lại vấn đề dưới ánh sáng của thuyết Nhân Quả Luân
Hồi.
Một ông lão cố gắng vun
trồng những khóm hoa trong vườn nhà ông, có lẽ không mong ước chiếm giải
quán quân về cuộc thi trồng hoa đẹp; hoặc được lời khen tặng và biểu
dương trong những tạp chí nông nghiệp. Tuy nhiên, trong lúc hiện tại,
ông ta đang xây đắp mầm mống cho sự hiểu biết về ngành thảo mộc học, để
rồi trong một kiếp tương lai, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc thành những kiến
thức sâu rộng về ngành này và làm ông ta trở thành một nhà trồng tỉa trứ
danh hay một nhà thảo mộc học uyên bác.
Những
cố gắng thô thiển và vụng về của một người đàn bà đứng tuổi đang tập vẽ
tranh, không phải chỉ là một đầu đề chế giễu của bạn bè thân quyến
trong gia đình cô mà thôi; nó còn là những bước đầu cho một nghệ thuật
già dặn và chắc chắn để làm cho cô có thể trở thành một họa sĩ tài danh
trong một kiếp xa gần trong tương lai.
Ông
giáo sư âm nhạc trải qua nhiều năm tận tụy với nghề dạy đờn dương cầm,
vẫn cố gắng hành nghề một cách vô danh, không tên tuổi. Với thời gian
trôi qua, năm tàn tháng lụn, ông không còn nuôi hy vọng trở thành một
nhạc sĩ tài danh nữa, nhưng có lẽ ông ta sẽ tự an ủi nếu ông ta biết
rằng chính ông ta đang lần bước đi trên con đường sự nghiệp vẻ vang
trong những kiếp tương lai. Những tiếng đàn du dương gieo vào tiềm thức
của ông một ý niệm chắc chắn về nhịp độ; sự lập đi lập lại những bài đàn
dạy học trò, trải qua thời gian đã gieo trong tâm hồn ông những vết ký
ức sâu đậm không thể phai mờ về nhạc lý. Chỉ trong một, hai, hay ba kiếp
nữa, ông sẽ trở thành một thiên tài về đàn dương cầm, làm cho người
đương thời phải ngạc nhiên khâm phục về tài năng xuất chúng của ông.
Nói
tóm lại, theo thuyết Luân Hồi, không có một cố gắng nào là mất đi. Nếu
luật Nhân Quả hành động một cách chắc chắn và vô tư để đem lại cho ta sự
trừng phạt về những hành vi bất chính của mình, thì nó cũng hành động
một cách vô tư chắc chắn để đem lại cho ta phần thưởng về những cố gắng
công phu có tính cách xây dựng. Nếu chúng ta thật tin tưởng nơi điều
quan trọng này, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị thất vọng trên đường
đời. Mỗi giờ phút trôi qua, chúng ta đều tự tạo nên tương lai của mình.
Cái tương lai đó được tốt đẹp hay không, là tùy nơi trong lúc hiện tại
chúng ta có những cố gắng tốt lành và xây dựng, hay là chúng ta lãng phí
thời giờ vô ích để tìm những thú vui vật chất phù du giả tạm của cuộc
đời trần thế.
Hiểu như thế,
người ta sẽ không còn cho rằng giai đoạn cuối cùng của đời người, thường
gọi là lúc "Tuổi già", là một giai đoạn bất lực và vô dụng, cần phải
nghỉ ngơi, an phận, và không làm gì cả. "Tuổi già" hiểu như thế là một
sự dị đoan. Theo các cuộc soi kiếp của ông Cayce, ở xứ Ai Cập cách đây
độ mười ngàn năm, đời sống trung bình của con người là trên một trăm
tuổi. Sự ăn uống tiết độ, đúng phép vệ sinh, và bí quyết giữ cho tư
tưởng được lành mạnh trong sạch, giúp cho con người sống rất lâu, và
thậm chí đến lúc tuổi già, họ cũng không đến nỗi rung rẩy lụm cụm. Khoa
học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Khoa Tâm bịnh học
(Psychosomatiquie) cũng khám phá rằng sự già nua một phần lớn do bởi một
bệnh trạng tâm lý của đương sự, theo đó ý nghĩa rằng y là một người vô
ích, vô dụng trong xã hội, và đã đến lúc y cần phải được thay thế bởi
những người trẻ.
Sở dĩ họ có
thái độ đó bởi vì họ có cái quan niệm theo "Chiều ngang" về cuộc đời,
tức là một thói quen hay so sánh mình với những kẻ khác trên bình diện
"Ngang" trong thời gian và không gian. Nhưng theo thuyết Luân Hồi thì
quan niệm chân thật về cuộc đời phải là một quan niệm theo "Chiều dọc".
Tự so sánh mình với những người trẻ tuổi hơn, không những là một điều
chướng, mà còn là vô ích vì chúng ta chỉ hoạt động để tự vươn mình và
tiến bộ lấy cho mình, sự tiến bộ của chúng ta không phải là tương đối
với kẻ khác, mà là tương đối với chính mình và với Thượng Đế.
Hiểu
như thế, ta sẽ không còn thắc mắc ganh tị với những người ở vào một
hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn hoàn cảnh của ta trong hiện tại. Sự
ganh tị chỉ là một ảo tưởng vật chất. Trên phương diện tâm linh, ta
không đua tranh với ai cả, nếu không là với chính linh hồn mình.
Dầu
sao, một người đến lúc tuổi già không nên tự coi như một phế nhân, ở
ngoài lề xã hội. Trái lại, trong sự tịch mịch âm thầm, y nên dành thời
giờ còn lại để trau dồi một vài khả năng mới, và học hỏi thêm những gì
mà trước kia vì bận rộn công việc hoặc vì bổn phận gia đình, y không có
thời giờ theo đuổi một cách tận tâm và trọn vẹn. Làm như vậy, y sẽ xây
đắp nền tảng cho sự tiến bộ tâm linh của y trong những kiếp sau. Những
cuộc soi kiếp của ông Cayce thường nói rằng chúng ta nên sống một cách
xây dựng cho đến lúc cuối cùng trong đời tạ Dưới đây là một vài đoạn có ý
nghĩa:
"Anh hãy có điều độ trong tất cả mọi
chuyện; không nên làm điều gì thái quá. Được như vậy, anh sẽ sống đến
trăm tuổi, với điều kiện là anh sẽ sống cách nào để xứng đáng với tuổi
thọ của anh. Anh có gì để ban rải cho kẻ kkhác? Nếu anh không có gì để
cho ra, thì anh có quyền gì để sống cho chật đất?"
Hỏi: "Tôi phải làm sao để tự chuẩn bị cho lúc tuổi già?"
Đáp:
"Cô hãy tự chuẩn bị cho lúc hiện tại. Tuổi già sẽ làm cho cô khôn ngoan
già dặn thêm. Cô hãy dịu dàng, dễ thương và biết thương người, nếu cô
muốn được trẻ trung mãi mãi... "
Hỏi: "Tôi phải làm gì để khỏi sự bị cô đơn khi tuổi già sắp đến?"
Đáp:
"Anh hãy săn tay áo lên và bắt tay vào làm một việc gì để giúp đỡ một
người nào đó. Anh hãy làm cho người khác vui vẻ hạnh phúc, và hãy tự
quên mìn để giúp đỡ người chung quanh. Như thế, anh sẽ không còn sợ sệt
lo âu về những gì có thể xảy đến cho mình và sẽ không cảm thấy buồn
chán, cô đơn."
Hỏi: "Tôi phải làm gì để được yên ổn trong lòng và tìm thấy sự an tịnh?"
Đáp:
"Anh hãy giúp đỡ kẻ khác. Anh hãy quyết định mỗi ngày làm một điều
thiện, hoặc giúp một tay nâng đỡ một việc gì cho một người nào đó cần sự
giúp đỡ. Thí dụ: Anh có thể đến viếng thăm một người bịnh, và trò
chuyện an ủi họ. Như thế anh sẽ thấy trong lòng yên ổn, không thắc mắc,
nghĩ ngợi, lo âu."
Như vậy, tính
cách liên tục của đời người trở nên một sự thật đầy ý nghĩa, xét về vấn
đề phát triển khả năng và đức tánh trải qua nhiều kiếp luân hồi sinh
tử. Hiểu được chân lý đó, người ta sẽ không còn có sự ganh tị đối với kẻ
khac, vì sự ganh tị là một điều vô ích. Triết gia Emerson nói sẽ có lúc
người ta nhận định rằng thói ganh tị là do sự vô minh mà ra. Điều ấy
rất đúng, nhưng nó chỉ được hiểu rõ là khi nào người ta hiểu thuyết luân
hồi. Những kẻ ganhtị là những người không biết rõ sự kiện này, là bất
cứ điều gì người khác làm được, ta cũng có thể làm được; tất cả những gì
người khác có, như sắc đẹp, tài năng, danh vọng, giàu sang, đức hạnh...Ta cũng có thể có được, với điều kiện chúng ta chỉ cần thực hiện những cố gắng cần thiết mà thôi.
Một
thái độ xử thế thích nghi về điểm này đã được diễn tả trong cuộc đời
của nhạc sĩ trứ danh Paganinị Người ta thuật lại rằng nhạc sĩ này có lần
bị hai năm tù vì mắc nợ không trả được. Trong khi bị giam, hằng ngày
ông vẫn chơi một cây đàn vĩ cầm cũ, chỉ có ba dây. Sau khi được phóng
thích, ông trình diễn đàn vĩ cầm trước công chúng với một ngón đàn sắc
xảo tuyệt diệu hơn trước, làm cho cử tọa phải ngạc nhiên về tài nghệ
xuất chúng của ông. Ngón đàn đặc biệt của ông là mỗi khi đến những đoạn
nhạc khó khăn nhất, thì ông bèn cắn đứt sợi dây dưới của cây đàn vĩ cầm
và tiếp tục kéo đàn chỉ có ba dây! Ngón đàn tuyệt luân này, ông đã học
được trong thời gian hai năm ngồi tù.
Việc
bị giam cầm trong khám là một điều chướng ngại khó khăn và là một
nghịch cảnh, nhưng Paganini đã phản ứng một cách xây dựng, chứ không
thối chí hay thất vọng. Ngày nay con người còn sống ở thế gian, thì ông
còn phải bị những cảnh do quả báo đưa đến. Nhưng chúng ta không nên để
ch nghịch cảnh đè bẹp hoặc làm cho ta bị điêu đứng khổ sở; mà trái lại,
giữa cơn nghịch cảnh, chúng ta cũng vẫn có thể vui sống với một niều hy
vọng.
Khi nghịch cảnh xảy đến
không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chấp nhận nó một cách kiên nhẫn,
can đảm và vui vẻ; và như thế, chúng ta xây đắp nền tảng cho sự thành
công vẻ vang trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét