P2 - Chương 4 Hành Động
Hành động là phát biểu, tuyên bố nghị lực của ta
J. PAYOT
J. PAYOT
1. Không có ngày mai. Phải đập sắt trong khi nó còn nóng
Quyết định đã phải mau – mau chứ không vội vàng – mà hành động cũng phải tức thì. Nếu quyết định rồi mà để lâu mới thực hành thì cũng vô ích vì càng chần chừ, ta càng mất hăng hái, càng thấy công việc khó khăn rồi chẳng bao giờ làm nữa.
Quyết định đã phải mau – mau chứ không vội vàng – mà hành động cũng phải tức thì. Nếu quyết định rồi mà để lâu mới thực hành thì cũng vô ích vì càng chần chừ, ta càng mất hăng hái, càng thấy công việc khó khăn rồi chẳng bao giờ làm nữa.
Maria Edgeworth nói: “Không có lúc nào bằng được lúc hiện tại. Hơn
vậy nữa, chỉ trong lúc hiện tại mới có năng lực. Người nào không thực
hành ngay những quyết định của mình thì không có hy vọng gì thực hành nó
về sau. Những quyết định đó sẽ bị tiêu tan trong sự gấp rút của đời
sống hàng ngày và sẽ chìm trong vũng bùn của tính uể oải.
Thực vậy, một công việc làm được hôm nay mà không làm thì ngày mai
khó mà làm được vì ngày mai còn có những công việc của ngày mai. Những
người thành công nhất, làm được nhiều việc nhất chưa chắc đã thông minh,
tài giỏi nhất mà một phần lớn chỉ nhờ đức mau mắn, lúc nào cũng sẵn
sàng làm ngay một công việc phải làm.
Có người hỏi Walter Raleigh: “Ông có cách nào mà trong một thời gian
ngắn như vậy làm được nhiều việc như vậy?” Ông đáp: “Hễ có việc thì tôi
làm ngay”.
Một chính khách Pháp, nổi tiếng là làm việc nhiều, cũng tuyên bố
tương tự như vậy: “Tôi không bao giờ để đến ngày mai công việc gì tôi có
thể làm được hôm nay”.
Ta đừng tốn công theo đuổi cái ngày mai, nó hứa hẹn nhiều lắm mà giữ
được rất ít. “Ngày mai là lời cám dỗ của Ma vương. Lịch sử đầy những
nạn nhân của nó, những kế hoạch phải bỏ dở, những quyết định không thực
hành được.” “Phải đập tan sắt trong khi nó còn nóng”. Những câu đó phải
là châm ngôn của những người muốn thành công.
2. Tập trung tinh thần vào công việc
Trong khi làm việc phải tập trung tinh thần vào công việc.
Ở một chương trên tôi đã lấy việc dùng kính hiển vi mà lấy lửa để chỉ hiệu quả của sự tập trung tư tưởng; lại cũng đã kể gương của Coleridge vì không biết chú ý vào việc mà bỏ phí thiên tài của mình. Con người đó lúc nào cũng mơ mộng, khi chết để lại bốn vạn công việc nghiên cứu về siêu hình học và thần học mà không công việc nào hoàn thành cả!
Trong khi làm việc phải tập trung tinh thần vào công việc.
Ở một chương trên tôi đã lấy việc dùng kính hiển vi mà lấy lửa để chỉ hiệu quả của sự tập trung tư tưởng; lại cũng đã kể gương của Coleridge vì không biết chú ý vào việc mà bỏ phí thiên tài của mình. Con người đó lúc nào cũng mơ mộng, khi chết để lại bốn vạn công việc nghiên cứu về siêu hình học và thần học mà không công việc nào hoàn thành cả!
Có sức thông minh tuyệt vời như ông, ích lợi gì đâu, nên Carlyle nói
rất đúng: “Người mạnh nhất, khéo nhất mà tản mát sức lực của mình vào
nhiều việc quá thì cũng không làm được gì cả; còn một người yếu nhất,
tập trung tất cả khí lực vào một việc thì cũng làm được việc lớn. Một
giọt nước rớt hoài vào một chỗ, lâu cũng đục thủng được đá còn cả một
ngọn thác ào ào tràn qua phiến đá có để lại được dấu vết nào đâu?”
Một người hỏi Charles Dickens bí quyết thành công của ông. Ông đáp: “Tôi làm việc gì cũng để hết tâm trí vào nó.”
Edwad Bulwer Lytton cũng nói: “Nhiều người hỏi tôi “Tại sao ông viết
được nhiều sách như vậy?”. Câu trả lời của tôi sẽ làm cho bạn ngạc
nhiên. Tôi đáp họ rằng: “Tôi viết được nhiều sách là nhờ làm nhiều việc
một lúc (…) Tôi đã đọc nhiều sách bằng phần đông những nhà trí thức
đương thời. Tôi cũng đi du lịch nhiều, tôi làm chính trị và nhiều việc
khác, ngoài ra tôi còn xuất bản khoảng sáu chục cuốn sách trong số đó
vài cuốn cần nghiên cứu đặc biệt mà tôi đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ để
học, để đọc, để viết? Chỉ có ba giờ mỗi ngày thôi, có khi còn ít hơn,
như trong những kỳ họp Quốc hội. Nhưng trong ba giờ đó tôi chú hết tinh
thần vào công việc của tôi”.
Cách làm việc đó, đừng làm nhiều việc một lúc, chú hết ý vào công
việc – là cách có hiệu quả nhất, cách của Nã Phá Luân, của Foch: hai vị
danh tướng này chia mỗi việc làm nhiều phần rồi chăm chú giải quyết lần
lần từng phần một.
Làm nhiều việc một lúc dễ sinh mệt óc vì óc bị níu kéo mọi phía.
Michelet trong một bức thư gởi cho Goncourt nói, hồi ông ba mươi tuổi,
bị chứng nhức đầu dữ dội kinh niên, vì ông phải lo nghĩ nhiều việc một
lúc. Sau ông quyết định viết sách. Từ đó óc ông chỉ chăm chú vào một
việc và ông khỏi bệnh.
Tập trung tư tưởng là một thói quen dễ luyện. Ta lựa một việc say
mê, chẳng hạn vẽ, làm toán, đánh cờ, chơi đố chữ đọc ngang đọc dọc để
tập trung tinh thần. Mới đầu tập trung mươi, mười lăm phút, sau tăng dần
lên và làm những việc ít say mê hơn như viết văn, học ngoại ngữ…
P. C. Jagot trong cuốn Mémoire (Ký tính) bảo những thói quen như
huýt sáo, rung đùi, gõ xuống bàn… trong khi làm việc giúp ta dễ chú ý:
khi nào ta sắp đãng trí thì những cử động đó nhắc óc ta trở lại công
việc. Theo tôi, đó chỉ là ức thuyết , vị tất đã đúng; những thói quen đó
cũng như tật nghiêng đầu, mắm môi mỗi khi viết của các em bé, bỏ được
thì càng hay.
Lời khuyên sau đây của J. de Caurberive đáng theo hơn. Ông bảo sau
một lúc làm việc, ta thấy dễ đãng trí là óc ta đã bắt đầu mệt rồi, nên
cho nó nghỉ một chút và trong khi nghỉ, nên thâm hô hấp . Thâm hô hấp
những lúc đó có hai cái lợi: trước hết là quên công việc đi để óc nghỉ
ngơi; sau nữa, ta hít thở được nhiều không khí hơn, máu ta sẽ thêm dưỡng
khí mà chạy lên óc, làm óc thêm minh mẫn.
Ta lại nên tập cho óc nghỉ ngơi lúc nào tuỳ ý ta, nghĩa là hễ ngưng
làm thì có thể quên hẳn công việc đi. Điều đó khó hơn tập trung tư
tưởng. Bạn nào thuộc hạng thần kinh chất, tất đã nhận thấy mỗi khi làm
việc trí óc hơi khuya thì trằn trọc khó ngủ lắm. Óc như bị công việc ám
ảnh hoài. Như vậy mau mệt sức mà làm việc không được nhiều. Người ta nói
Nã Phá Luân có tài dù ở chốn ba quân hễ thấy mệt, muốn ngủ là có thể
ngủ ngay trên lưng ngựa được, định ngủ năm, mười phút thì năm, mười phút
sau, không cần ai đánh thức, cũng tỉnh dậy. Tài đó do trời phú, tôi
chưa nghe nói ai tập được mà cũng chưa thấy sách nào chỉ cách tập.
3. Phải diệt thói mơ mộng
Muốn chú ý, ta phải diệt thói mơ mộng, nhất là thói mơ mộng tình ái của thanh niên, nó gợi thú nhục dục và làm cho con người biếng nhác, ươn hèn. Không gì hại nghị lực bằng nó.
Muốn chú ý, ta phải diệt thói mơ mộng, nhất là thói mơ mộng tình ái của thanh niên, nó gợi thú nhục dục và làm cho con người biếng nhác, ươn hèn. Không gì hại nghị lực bằng nó.
Cuối thế kỷ trước, thế kỷ lãng mạn ở Pháp, Jules Payot, trong cuốn
L’education de la volonté (Huấn luyện nghị lực) đã nhiệt liệt mạt sát
phong trào mơ mộng. Ông mượn đoạn dưới đây trong kịch Le mariage de
Figaro (Đám cưới Firago) của Beaumarchais để tả thanh niên thời ấy.
“Chérubin la: Tôi không còn biết tôi là cái gì nữa; ít lâu tôi thấy
ngực tôi rạo rực, chỉ trông thấy một người đàn bà là tim tôi đập mạnh,
những tiếng ái tình và khoái lạc làm cho nó rung động, xao xuyến. Tôi
thấy cần phải nói với một người nào đó: “Người ơi! Tôi yêu người”! Nhu
cầu đó khẩn thiết tới nỗi tôi vừa chạy vừa nói trong vườn, nói một mình,
nói với (…) anh, với cây, với gió… Hôm qua tôi gặp Mareeline…
Suzanne cười: Ha! Ha! Ha! Ha!
Chérubin: Tại sao không? Chị ấy là đàn bà, chị ấy chưa chồng. Một người đàn bà! Chao ôi! Những tiếng ấy sao mà êm đềm đến thế!”
Suzanne cười: Ha! Ha! Ha! Ha!
Chérubin: Tại sao không? Chị ấy là đàn bà, chị ấy chưa chồng. Một người đàn bà! Chao ôi! Những tiếng ấy sao mà êm đềm đến thế!”
Tâm trạng thanh niên Pháp sau khi thua Phổ năm 1870 đốn mạt như vậy
đó! Do văn chương Pháp, nó truyền qua nước ta và trong khoảng mười lăm
năm, từ 1925 đến 1939, thanh niên ta cũng mơ mộng không kém. Gái trai
đều ngâm những bài Khóc thu của Trương Phố, đều say mê Attala, René của
Chateaubriand, Tuyết Hồng lệ sử của Từ Trầm Á, Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách, Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng và thuộc lòng những câu thơ của
Xuân Diệu.
Là thi sĩ nghĩa là run với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Người ta đua nhau nhảy đầm, “xuống xóm”, uống rượu, hút thuốc phiện,
nắm tay nhau đi chật phố phường, ca vang lên những điệu như Jai deux
amours, mon pays et Paris (!), rồi hiu hiu tự đắc rằng sống như vậy mới
là sống, có “bốc đồng” như vậy mới là vui vẻ trẻ trung, mới không phải
là cụ Lý Đình Dù, mới đáng mặt là thanh niên của thế kỷ. Người ta yêu
nhau rồi xa nhau, rồi than, rồi khóc, rồi tự tử ở hồ Hoàn Kiếm và hồ
Trúc Bạch, tự tử mà lựa những chỗ nước nông nhất, và gần những quãng
đường đông người qua lại nhất.
Mấy năm trước, phong trào ấy có lúc muốn tái phát. Những người có
nhiệt tâm hô hào đả đảo, cấm ngặt những tiểu thuyết khiêu dâm; nhưng
những truyện dài truyện ngắn “anh anh em em” thì hiện nay vẫn còn nhan
nhản đầy các quán sách. Những tiểu thuyết này tuy không quá truỵ lạc
nhưng vẫn có hại lớn vì vẫn làm cho thanh niên mơ mộng ái tình.
Tôi biết rằng ái tình cần thiết cho đời người, song lúc nào nó cũng
thừa thãi rồi, còn nhắc đi nhắc lại tới nó làm chi, chỉ thêm nối giáo
cho giặc. Còn nhiều tình cảm cao thượng như lòng thương người, bênh vực
kẻ yếu, lòng khoan hồng, tính nhẫn nại, tình đoàn kết… sao người ta
không dùng làm đề tài để xây dựng những cốt truyện có ích cho sự giáo
dục thanh niên?
Không sáng tác được thì dịch. Nhiều tiểu thuyết của J. London,
Tolstoi, A. J. Cronin, Dickens, A. Gide, A. Daudet, J. Steinbeck… đã làm
cho thanh niên khắp thế giới say mê, tại sao lại không được thanh niên
Việt Nam thưởng thức?
Đọc sách là một nhu cầu như ăn uống, mà đọc hoài một loại sách nào
thì ta cũng sẽ quen với nó, cũng như quen ăn ớt thì thấy ớt ngon, quen
uống rượu thì thành nghiện rượu. Chính phủ, các nhà văn nghệ và các nhà
giáo nên tập cho thanh niên thường đọc rồi thích đọc những tác phẩm bổ
ích lành mạnh. Người ta đã cấm bán thuốc phiện, nhiều nước đã cấm bán
rượu mạnh; còn thứ thuốc phiện và rượu độc tinh thần sao không cấm tuyệt
đi?
Ta lại nên tập cho thanh niên mỗi khi tự bắt gặp mình mơ mộng thì
làm ngay một việc gì cho óc khỏi bận nghĩ; nếu không thì đi tắm nước
lạnh hoặc vận động thể dục.
Những việc đó, thanh niên nào làm cũng được mà không cần có một nghị
lực phi thường. Không làm được là tại không quyết chí muốn làm đấy
thôi.
4. Những lúc bỏ đi
Tôi được biết một người đã kiên nhẫn bỏ ra đúng một tuần lễ để mua một cây dù đen. Ông ta đi hỏi hết những tiệm bán dù trong châu thành, tìm được một tiệm giá hạ nhất, nhưng đã mua ngay cho đâu, còn trở đi trở lại, mỗi ngày một lần để trả giá bốn năm lượt, làm cho chủ tiệm bực mình, phải bán rẻ cho ông để “khỏi thấy bộ mặt ông nữa”. Tính ra ông đã tốn ít nhất là mười giờ để mua rẻ được bảy đồng.
Tôi được biết một người đã kiên nhẫn bỏ ra đúng một tuần lễ để mua một cây dù đen. Ông ta đi hỏi hết những tiệm bán dù trong châu thành, tìm được một tiệm giá hạ nhất, nhưng đã mua ngay cho đâu, còn trở đi trở lại, mỗi ngày một lần để trả giá bốn năm lượt, làm cho chủ tiệm bực mình, phải bán rẻ cho ông để “khỏi thấy bộ mặt ông nữa”. Tính ra ông đã tốn ít nhất là mười giờ để mua rẻ được bảy đồng.
Ai cũng bảo thì giờ là tiền bạc nhưng rất ít người biết coi thì giờ
là tiền bạc như Franklin. Người ta kể chuyện có hồi ông mở một nhà in
nhỏ và bán sách. Một người lại hỏi giá một cuốn. Người bán hàng đáp:
“Một đồng”. Người đó xin bớt giá, người bán không chịu. Khách hàng lật
coi cuốn sách một lúc, rồi hỏi: “Ông Franklin có đây không?” Đáp: “Có,
nhưng ông ấy bận việc trong nhà in”. Người kia đòi gặp Franklin cho kỳ
được. Người bán phải chiều lòng.
Khi Franklin ra, người mua hỏi:
- Xin ông cho biết giá hạ nhất ông có thể để cho tôi là bao nhiêu?
Franklin đáp:
- Một đồng hai cắc rưỡi.
- Sao lạ vậy? Người bán hàng bảo tôi là một đồng?
- Phải. Chẳng thà là lúc nãy bán một đồng, còn hơn là bây giờ bỏ cả công việc của tôi mà ra đây để thu được một đồng hai cắc rưỡi.
Người mua ngạc nhiên, nhưng vẫn hỏi thêm:
- Thôi, bây giờ xin ông cho giá nhất định đi.
- Nhất định là đồng rưỡi.
- Ông mới nói một đồng hai cắc rưỡi?
- Đúng. Nhưng bây giờ thì phải đồng rưỡi.
- Xin ông cho biết giá hạ nhất ông có thể để cho tôi là bao nhiêu?
Franklin đáp:
- Một đồng hai cắc rưỡi.
- Sao lạ vậy? Người bán hàng bảo tôi là một đồng?
- Phải. Chẳng thà là lúc nãy bán một đồng, còn hơn là bây giờ bỏ cả công việc của tôi mà ra đây để thu được một đồng hai cắc rưỡi.
Người mua ngạc nhiên, nhưng vẫn hỏi thêm:
- Thôi, bây giờ xin ông cho giá nhất định đi.
- Nhất định là đồng rưỡi.
- Ông mới nói một đồng hai cắc rưỡi?
- Đúng. Nhưng bây giờ thì phải đồng rưỡi.
Ông bạn mua dù tôi kể trên kia có dư thời giờ để phí như vậy – vì
ông là một công chức trong một sở không có việc, muốn bỏ sở lúc nào cũng
được – nhưng bạn muốn rèn nghị lực để lập thân thì xin đừng theo ông ta
mà phải noi gương Franklin.
Đối với bạn, không có chút nào là phút bỏ đi cả. Vì hai lẽ. Lẽ thứ
nhất: bỏ phí lúc nào dù là chỉ năm, mười phút chẳng hạn trước khi đi
làm, hoặc trước bữa ăn, trước khi đi ngủ, là có hại cho nghị lực lúc đó,
là để cho tánh làm biếng thắng ý chí của bạn. Lẽ thứ nhì: phung phí mỗi
lúc là bỏ lỡ một cơ hội. Của cải mất đi, ta còn làm việc mà kiếm ra
được, sức khoẻ suy giảm, ta còn bồi bổ lại được, còn thời gian trôi đi
thì không sao níu lại được nữa.
Một thời gian nhỏ có thể không đáng giá bao nhiêu, song gồm nhiều thời gian nhỏ lại thì đủ làm được những việc vĩ đại.
Marion Harland dùng những phút rảnh trong công việc nội trợ để viết
sách, viết báo. Harriet Beecher Stove cũng nhờ cách đó mà trước tác được
tiểu thuyết bất hủ: “Cái chòi của chú Tom”. Longfellow dịch cuốn
Inferno trong khi đợi cà phê ngấm. Charles C. Frost, một anh thợ đóng
giày bỏ ra mỗi ngày 1 giờ để học mà thành 1 nhà khoa học trứ danh.
Mỗi ngày chỉ bỏ ra một giờ để làm hoài hoài một việc đã định sẵn,
thì sau mười năm nhìn lại công việc đã làm được, sẽ phải ngạc nhiên.
Chẳng hạn mỗi ngày một giờ đọc được hai mươi trang sách, hoặc viết được
hai trang; thì mười năm đọc được 72.000 trang sách, khoảng 300 cuốn,
hoặc viết được 7.200 trang, khoảng 36 cuốn, mỗi cuốn 200 trang. Trong số
các văn sĩ nước nhà từ trước tới nay đã mấy người viết được 36 cuốn?
Hết thảy những vĩ nhân đều tiết kiệm đến bủn xỉn thời giờ của mình.
Các vị ấy khác người chỉ ở chỗ biết dùng những lúc mà người khác gọi là
bỏ đi, biết bỏ ra mỗi ngày một vài giờ để làm đều đều hàng chục năm
những công việc ích lợi. Trời cho mỗi người hai mươi bốn giờ một ngày,
trung bình chúng ta phải ngủ tám giờ, bỏ ra tám giờ nữa để trả nợ cơm
áo, rồi thêm ba bốn giờ để ăn uống, tắm rửa, lo việc nhà cửa, ngoài ra
còn những bổn phận giao thiệp với đời, bổn phận làm công dân… hễ ai tiết
kiệm được một hai giờ một ngày và biết cách dùng nó là thành công, là
nổi danh; chính cái thời gian một hai giờ đó đánh giá con người.
Hồi còn đi học, mỗi lần soạn lại ngăn kéo, tìm được một hay hai cắc
bỏ quên trong đó, chúng ta hí hửng biết bao, như trúng số một cái xe hơi
vậy. Nào hôm nay ta thử soạn lại ngăn kéo thời gian của ta xem có gom
được ít thời gian vung vãi nào không? Sáng từ lúc thức dậy tới khi đi
làm, bỏ phí mất mấy phút? trong khi ngồi xe tới hãng có dùng thì giờ vào
được việc gì không? rồi trước và sau mỗi bữa ăn, rồi cả buổi trưa, buổi
tối… gom hết những lúc bỏ đi và cộng lại xem có được ít nhất là một,
hai giờ không? Và bạn đã đọc cuốn How to live on 24 hours a day (Sống 24
giờ một ngày) của Arnold Bennett chưa nhỉ? Nếu chưa thì xin bạn đọc đi,
cuốn đó hấp dẫn như một tiểu thuyết mà về giá trị thì chính Dale
Carnegie, tác giả cuốn Đắc nhân tâm, cũng phải nhận là quý như vàng.
5. Kiên tâm
Phải kiên nhẫn mới làm đều đều một công việc trong hàng năm, hàng chục năm được. Phần đông chúng ta không sợ gắng sức trong một lúc mà sợ sự bền chí. Ngay trong sự giúp đỡ người khác cũng vậy, ráng giúp một lần một số tiền lớn không ngại bằng cứ đều đều mỗi tháng đưa một số nhỏ.
Phải kiên nhẫn mới làm đều đều một công việc trong hàng năm, hàng chục năm được. Phần đông chúng ta không sợ gắng sức trong một lúc mà sợ sự bền chí. Ngay trong sự giúp đỡ người khác cũng vậy, ráng giúp một lần một số tiền lớn không ngại bằng cứ đều đều mỗi tháng đưa một số nhỏ.
Đức kiên nhẫn đã xây dựng những kỳ quan ở thế giới, tặng ta những
phát minh của khoa học và lưu lại những tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Kim
tự tháp Ai Cập là công trình của hàng chục năm; Watt cải thiện máy hơi
nước trong hai chục năm; Edison thí nghiệm cả ngàn lần mới chế tạo được
bóng đèn điện; Newton suy nghĩ ba chục năm - chứ không phải chỉ nhìn một
trái táo rớt, như có kẻ nói - mới tìm được lực hấp dẫn của vạn vật;
Gibbon sửa đi sửa lại cuốn Đế quốc La Mã tàn tạ trong hai chục năm; nhạc
sĩ Geradini bỏ ra mười hai giờ mỗi ngày trong hai chục năm để học đờn
violon; Virgile soạn cuốn Enéide trong mười hai năm; Montesquieu viết
cuốn Vạn pháp tinh lý trong hai mươi lăm năm; Arisote mất mười năm để
viết cuốn Orlande Furtoso mà chỉ bán được trăm bản.
Carlyle soạn xong cuốn Lịch sử cách mạng Pháp đưa cho bạn đọc, người
này sơ ý để gia nhân lượm rồi đem nhóm bếp. Ông rất buồn, nhưng không
thất vọng, viết lại liền.
Adubon, một nhà sinh vật học, vào rừng ở hai năm để vẽ những giống
chim lạ, vẽ xong, cất hình trong hộp, rồi đi du lịch; khi trở về, chuột
đã đục hộp mà nhấm hết hình. Ông cũng không nản chí, trở vào rừng, vẽ
lại.
Kiên nhẫn như những vị đó thì việc gì mà không thành? Nên Burke đã
nói: “Muốn thành công thì đừng bao giờ thất vọng; nhưng nếu có lúc thất
vọng thì cũng cứ làm việc trong sự thất vọng đi”.
TÓM TẮT
TÓM TẮT
1. Phải đập sắt trong khi còn nóng. Đừng để tốn công theo đuổi cái ngày mai, nó hứa hẹn nhiều mà giữ lời rất ít.
2. Đừng làm nhiều việc một lúc, nhưng làm việc nào thì hãy chú ý vào việc ấy.
3. Hãy diệt thói mơ mộng nó làm hại nghị lực ta.
4. Không có lúc nào gọi là lúc bỏ đi cả. Vĩ nhân chỉ khác người
thường ở chỗ biết dùng những lúc bỏ đi trong mỗi ngày để làm đều đều
trong hàng chục năm một công việc hữu ích.
5. “Muốn thành công thì đừng bao giờ thất vọng; nhưng nếu có lúc thất vọng thì cũng cứ làm việc trong sự thất vọng đi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét