Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Già quá sớm, khôn quá muộn- Gordon Livingston- Chương 12

Chương 12: Vấn đề của những người lớn tuổi thường nghiêm trọng nhưng ít khi thú vị

Tuổi già thường được coi là thời khắc của sự lên ngôi. Sau những năm dài làm việc, người về hưu được tận hưởng sự thoải mái, an toàn về xã hội và những sự giảm giá dành cho người già. 
 
Tuy nhiên, tất cả những cái đó chỉ là sự đền bù nghèo nàn cho tình trạng xuống cấp của những người lớn tuổi. Người già thường bị đánh giá là không vững vàng trong trí tuệ và thể xác. Ngoài vai trò của một người tiêu thụ, ý tưởng rằng người già còn có chút gì hữu ích để đóng góp cho xã hội hiếm khi được chú ý tới.
 
Nỗ lực để chia cắt người già trong những tập thể riêng của họ và cộng đồng được phát ngôn ra từ niềm tin cho rằng họ có rất ít để dạy chúng ta và phản ánh một ước muốn được giảm sự tiếp xúc đối với họ. Chính người già, cũng như những cộng đồng thiểu số khác, đã hợp tác để tăng thêm sức mạnh cho cái sự sỉ nhục này. Khả năng lái xe một ví dụ thường được đưa ra để chứng minh tính hạn chế trong sự độc lập của họ-là chủ đề của nhưng trò mua vui hài hước nơi công sở (Cậu có biết là xe ô tô ở Florida hiện đang được bán kèm theo với một thiết bị đảm bảo rằng nếu dấu hiệu rẽ được đưa ra lâu hơn hai mươi giây thì chiếc xe sẽ được định hướng tự động rẽ hay không?). Cuộc tranh luận của chứng ta về những vấn đề lão hoá đã đổ nhiên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm 150 triệu đôla một năm, đó là chưa kể những ưu đãi mang tính quốc gia khác như giáo dục, bảo trì bảo dưỡng xe cộ, quốc phòng. Sự gia tăng của phẫu thuật thẩm mỹ, sự tiêm botulinum toxin và các loại thuốc làm giảm nếp nhăn và hói đầu-những tiến trình bình thường của quá trình lão hoá- đã khiến cho nỗi sợ tuổi tác trở nên một cơn cuồng loạn. 
 
Cái chúng ta sợ chính là cái chết của chính chúng ta và những dấu hiệu tuổi tác chỉ đơn giản là những dấu hiệu không mong muốn nhắc nhở về sự có sinh có tử của chúng ta mà thôi. Bằng cách phản đối người già và những dấu hiệu tuổi già, chúng ta đang phản ứng lại nỗi sợ mang tính tự nhiên về cái chết vốn ám ảnh con người từ bao đời. Đây là một câu chuyện cười mang tầm vóc vũ trụ. Số phận hay Chúa Trời hay bất cứ ai đi nữa đang trình diễn chương trình này và nói: «Tôi sẽ đem lại cho anh sự thống trị đối với tất cả những dạng thức của cuộc sống. Nhưng anh sẽ là loài duy nhất có khả năng biết suy ngẫm về cái chết của chính mình».
Và người già có thể đáp lại sự giới hạn và miệt thị của xã hội đối với mình bằng cách nào? Họ rất giận dữ. Điều đó không đủ cho nên họ vẫn phải chịu đựng sự thua thiệt khi tuổi già đến: mất đi sự hấp dẫn và lòng nhiệt tình về tình dục, sức khoẻ giảm sút, cái chết của những người bạn lâu năm, mất dần sự minh mẫn về trí tuệ. Họ cũng phải giải quyết những khó chịu thường ngày mà xã hội giành cho những ai không còn có quyền lực và thu nhập cao nữa. 
 
Thế cho nên người già tự cho mình một nhiệm vụ là phàn nàn. Trong thế giới phức tạp của chúng ta, những nhóm người nhất định đã được dành cho những vai trò nhất định. Chẳng hạn như việc của các thiếu niên bây giờ là lái xe như điên, cư xử ồn ào. và dùng quá nhiều từ «đáng nể». Các công dân lớn tuổi của chúng ta đôi khi có vẻ như tồn tại để gây khó chịu cho những người khác về sự chậm chạp và những lời phàn nàn về tình trạng sức khoẻ của mình. 
 
Chính là trong vòng quay của cuộc sống mà khi chúng ta già đi, chúng ta có xu hướng trở về với thời ấu thơ của mình. Kết luận này về tình trạng chỉ tập trung vào bản thân và phụ thuộc trong sự chuẩn bị cho cái chết đã gây khó chịu cho tất cả những người có liên quan. Tại sao điều này xảy ra và nó nhanh đến mức nào phụ thuộc vào những điều chúng ta học được trong những năm tháng chúng ta sống trên Trái Đất này. Một lý do cho nỗi sợ của chúng ta về tuổi tác là vì những người đi trước chúng ta đã nêu những tấm gương thật đáng thương. Hầu hết các gia đình mà tôi nói chuyện đều coi những họ hàng lớn tuổi như một gánh nặng. Ý nghĩ cho rằng những người lớn tuổi có thể đem lại điều gì cho thế hệ trẻ nhờ sự thông thái và kinh nghiệm sống của họ ít khi được xem xét đến. Lý do là: hầu hết người già đều quá bận rộn với những lời phàn nàn ích kỷ. 
 
Khi những người trung niên nói về các bậc cha mẹ già nua của họ, người ta thường có một cảm giác về trách nhiệm, về sự bắt buộc trộn lẫn với với cảm giác bất an. Những người tuyệt vọng có xu hướng chỉ chú ý đến mình, họ khó tính khó nết khi ai đó phải ở cạnh họ. Sự chữa trị đúng mức chứng tuyệt vọng đối với người già thường bị người ta từ chối. Lối giải thích cho sự chối bỏ đó thường là «Tôi mà già như thế thì tôi cũng tuyệt vọng thôi». 
 
Những mong đợi bị hạ thấp như vậy ở cả hai phía sẽ gây ra hậu quả là sự giậm chân tại chỗ trong đó người già là cả một nguồn cơn phàn nàn cáu kỉnh còn người trẻ thì lắng nghe một cách nhẫn nhục chịu đựng và cố gắng làm tròn nghĩa vụ của mình với cha mẹ, ông bà nhưng gắng tiếp xúc với họ càng ít càng tốt. Bị giằng xé giữa tình trạng sống riêng biệt như vậy và những cam kết đáng sợ với nhà dưỡng lão là hai thành tố rất thông thường của sự cô lập thường đi kèm với tuổi già. 
 
Trong thực tế, sự phân tầng của xã hội đi kèm với tuổi tác là một trong những sự phân chia rất khắc nghiệt, thường làm tăng quá mức sự phân chia vốn được tạo ra do học vấn, sự giàu có và tầng lớp xã hội. Khi người già vẫn còn năng động sẽ xảy ra một sự di cư tự nguyện tới những vùng ấm áp để tạo ra «cộng đồng giành cho những người về hưu». Florida và miền Tây Nam nước Mỹ là những điểm đến thông dụng nhất. Người già thường chọn để sống ở những nơi xa những người dưới một độ tuổi nào đó, thường là năm mươi. 
 
Ảnh hưởng của sự chia rẽ này là cho phép «những bậc đàn anh» tham gia vào các thú tiêu khiển không đòi hỏi trí thông minh mà chúng ta thường gắn với tuổi già như bingo, golf, các lớp tập thể dục bao gồm những động tác trông có vẻ rất chậm và ít hiệu quả. Trong thực tế, cái vắng thiếu ở đây là sự tiếp xúc với những người trẻ tuổi, ngoại trừ những chuyến đi thăm bắt buộc của gia đình, cũng như bất kỳ những nỗ lực tích luỹ trí thông minh nào vốn đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ của tuổi già.
 
Người ta đã làm những điều có hại đối với quan hệ giữa các thế hệ bằng những lời phàn nàn (thường là hệ quả hay nguyên nhân của sự thờ ơ) vốn rất nhiều trong các cuộc đối thoại của người già. Tôi biết rất nhiều những người lớn tuổi sợ chết khiếp những cú điện thoại của cha mẹ và những câu trả lời của cha mẹ khi họ đáp lại câu: «Tình hình của bố mẹ như thế nào?» Còn gì có thể đáng chán hơn là những chuỗi phàn nàn về sự đau đớn. Những khó khăn trong khi cúi xuống. được kể bằng một giọng rên xiết nghiêm trọng của những người đã nhận ra rằng họ đang chịu đựng những chứng bệnh vô phương cứu chữa và mỗi ngày một tồi tệ hơn? 
 
Tôi tin rằng làm cha mẹ là một sự cam kết tự nguyện chứ không phải là một trách nhiệm bắt người khác phải nghe những lời kể lể vô tận về thời kỳ khi mình còn trẻ và lắng nghe những lời phản đối vô tận của chúng ta về những thay đổi của thời gian. Trong thực tế, tôi có quan điểm rằng người già phải có bổn phận để chịu đựng những mất mát trong tuổi già với sự lòng quyết tâm và can đảm khi họ còn có thể đương đầu được để tránh sự bất tiện cho những người thương yêu họ. 
 
Nhiệm vụ chính yếu của người già suốt cuộc đời họ là giúp cho người trẻ có được lòng lạc quan. Nếu chúng ta còn có bổn phận nào khác với con cái mình thì chính là chúng ta cần phải thuyết phục được chúng rằng mình có thể giành được hạnh phúc dù có phải chịu mất mát và bất ổn vốn chứa đựng trong cuộc sồng. Đó là món quà vĩ đại nhất mà chúng ta có thể chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giống như tất cả những điều quí báu mà chúng ta mong muốn dạy con cái mình- lòng trung thực, sự cam kết tự nguyện, tình thương, sự tôn trọng, lao động chăm chỉ- tầm quan trong lớn nhất về niềm hy vọng cũng cần phải được dạy thông qua tấm gương sống của chính chúng ta. 
 
Nhiều người già nói về những cảm xúc vô hình được trải nghiệm qua những điều nhỏ nhặt. Điều này thường nấp dưới dạng của sự thờ ơ, không thấy bản thân mình trong những chuẩn mực văn hoá chung là mục tiêu của những cuộc thăm viếng hay những cú điện thoại bắt buộc của các thành viên trong gia đình và trên hết, không muốn bị đối xử như thể họ chẳng còn gì hữu ích nữa với người khác. Điều kinh khủng nhất đối với người già là cảm giác chẳng ai cần đến mình, không ai lắng nghe mình. Những câu chuyện buồn chán lặp đi lặp lại mà người già thường kể cho người trẻ chính là một loại ví dụ về sự kể lại cảm giác mất giá trị và không thích nghi được mà nhiều người già cảm thấy. 
 
«Việc trở nên già không giành cho những kẻ hèn nhát» là một lời tuyên bố chính xác về tình cảnh mà người già phải đương đầu trong một xã hội bị tuổi trẻ ám ảnh. Có thể bổn phận cuối cùng của chúng ta là chống lại những thử thách của sự suy yếu về thể xác và tinh thần thường kèm theo tuổi già với nhân phẩm và sự vượt lên lòng tự thương hại. 
 
Liệu có thể giữ nguyên niềm hy vọng để đương đầu với những xung đột của thời gian đối với chúng ta hay không? Và vì lòng can đảm được phân chia không đều trong những người trẻ tuổi cho nên ta cũng đừng mong là nó được thể hiện đồng đều trong những người già! Tuy nhiên. chúng ta biết và đánh giá cao nó khi chúng ta thấy nó. Chính đây là lúc chúng ta bộc lộ khả năng của mình để coi thường những giới hạn của cuộc sống. một cơ may cuối cùng để có thể tỏ ra can đảm. 
 
Nếu chúng ta có thể giữ nguyên óc hài hước của mình và sự quan tâm đến người khác, thậm chí ngay cả khi màn sắp khép lại. chúng ta sẽ có thể đóng góp một điều gì đó có giá trị không thể đánh giá nổi đối với những ai đã cứu sống chúng ta. Do đó, chúng ta sẽ có thể hoàn thành những bổn phận cuối cùng của mình và bày tỏ sự biết ơn của mình với món quà của cuộc sống đã được giành cho chúng ta và chúng ta đã tận hưởng lâu đến thế cho đến nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét