Là một nhà tâm thần học đã ba mươi năm lắng nghe những bí mật và
rắc rối sâu kín nhất của nhiều người, tác giả đã viết một cuốn sách thấu hiểu,
sắc sảo và đầy tính thuyết phục về những điều mà tất cả chúng ta đều có thể chia sẻ
– đó chính là những điều mà mỗi người chúng ta đều gắng bám giữ khi chúng ta cố sống hết mình trong phần đời đã qua.
Sau khi phục vụ tại Việt Nam với tư cách là bác sĩ phẫu thuật tại Trung đào Thiết giáp Cây Thập Tự số 11 trong giai đoạn cao điểm của cuộc chiến tranh – Tiến sĩ Gordon Livingston quay trở lại nước Mỹ và bắt đầu công việc của một nhà tâm thần học. Với công việc này, ông đã lắng nghe mọi người kể về cuộc sống của họ – cái gì có ích, cái gì không và vô số những điều mà chúng ta cảm thấy là bất hạnh (hầu hết những điều này là do chúng ta tự gây ra cho mình). Bản thân ông cũng là một người cha hai lần mất con chỉ trong vòng mười ba tháng, con trai cả tự tử còn con trai út ra đi vì máu trắng.
Với cuộc sống đầy trải nghiệm, Livingston đã rút ra ba mươi điều chân lý cơ bản: Chúng ta là những gì và chúng ta thực hiện, người ít lo lắng nhất thường kiểm soát được mối quan hệ của mình, sự hoàn hảo chính là kẻ thù của điều tốt đẹp, chỉ những điều xấu mới luôn luôn xảy ra dễ dàng, tha thứ cũng là cho qua nhưng chúng không phải là một, những giới hạn thường bị hầu hết những chấn thương tinh thần trong thời thơ ấu của chúng ta phá vỡ. Livingston đã làm sáng tỏ những chân lý này và hai mươi bốn những chân lý khác trong hàng loạt những bài viết cọ rũa kỹ càng, định hướng hoàn hảo, nhiều bài trong số này nhấn mạnh những mối quan hệ thân thiết nhất và những điều mà chúng ta làm đã ngăn trở – hay đôi khi – thúc đẩy chúng. Những bài viết cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta là những gì mà chúng ta đã thực hiện” và rằng trong khi chẳng có cách nào để trốn chạy chính mình, chúng ta cũng có khả năng đối mặt với những mất mát, sự rủi ro và sự tiếc nuối và vượt qua tất cả – mà điều đó thì không bao giờ là quá muộn.
Toàn những điều chúng ta có thể đã biết nhưng chưa bao giờ tự nhủ với mình, Già quá sớm, Khôn quá muộn là một sự lựa chọn nhẹ nhàng khiến cho quá trình thử nghiệm và sai lầm trở thành một tài sản quý giá. Đối với những ai cảm thấy sự khẩn thiết của dòng đời đang qua mau mà mình vẫn chưa đạt được những điều mình muốn, nó mang đến cả niềm an ủi, sự hướng dẫn lẫn niềm hy vọng.
“Gordon Livingston đã sa xuống nhiều tầng địa ngục và trở về với sự thông thái và lòng tốt. Đọc ông có nghĩa là tin ông và họ hỏi ở ông vì đời ông đã được thử lửa và những động cơ thì tuyệt đối tinh khiết” – Mark Helprin, tác giả của Một người lính trong cuộc chiến tranh vĩ đại và câu chuyện mùa đông.
“Cuốn sách này có sức mạnh của một chiếc máy nghiền đá và sự dịu dàng của câu chuyện tình buồn nhất. Hãy sẵn sàng để khóc đến tan tác cõi lòng và học theo về sức mạnh và về niềm hy vọng” – Ben Bradlee, nguyên biên tập viên chính của tờ Washington Post.
– đó chính là những điều mà mỗi người chúng ta đều gắng bám giữ khi chúng ta cố sống hết mình trong phần đời đã qua.
Sau khi phục vụ tại Việt Nam với tư cách là bác sĩ phẫu thuật tại Trung đào Thiết giáp Cây Thập Tự số 11 trong giai đoạn cao điểm của cuộc chiến tranh – Tiến sĩ Gordon Livingston quay trở lại nước Mỹ và bắt đầu công việc của một nhà tâm thần học. Với công việc này, ông đã lắng nghe mọi người kể về cuộc sống của họ – cái gì có ích, cái gì không và vô số những điều mà chúng ta cảm thấy là bất hạnh (hầu hết những điều này là do chúng ta tự gây ra cho mình). Bản thân ông cũng là một người cha hai lần mất con chỉ trong vòng mười ba tháng, con trai cả tự tử còn con trai út ra đi vì máu trắng.
Với cuộc sống đầy trải nghiệm, Livingston đã rút ra ba mươi điều chân lý cơ bản: Chúng ta là những gì và chúng ta thực hiện, người ít lo lắng nhất thường kiểm soát được mối quan hệ của mình, sự hoàn hảo chính là kẻ thù của điều tốt đẹp, chỉ những điều xấu mới luôn luôn xảy ra dễ dàng, tha thứ cũng là cho qua nhưng chúng không phải là một, những giới hạn thường bị hầu hết những chấn thương tinh thần trong thời thơ ấu của chúng ta phá vỡ. Livingston đã làm sáng tỏ những chân lý này và hai mươi bốn những chân lý khác trong hàng loạt những bài viết cọ rũa kỹ càng, định hướng hoàn hảo, nhiều bài trong số này nhấn mạnh những mối quan hệ thân thiết nhất và những điều mà chúng ta làm đã ngăn trở – hay đôi khi – thúc đẩy chúng. Những bài viết cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta là những gì mà chúng ta đã thực hiện” và rằng trong khi chẳng có cách nào để trốn chạy chính mình, chúng ta cũng có khả năng đối mặt với những mất mát, sự rủi ro và sự tiếc nuối và vượt qua tất cả – mà điều đó thì không bao giờ là quá muộn.
Toàn những điều chúng ta có thể đã biết nhưng chưa bao giờ tự nhủ với mình, Già quá sớm, Khôn quá muộn là một sự lựa chọn nhẹ nhàng khiến cho quá trình thử nghiệm và sai lầm trở thành một tài sản quý giá. Đối với những ai cảm thấy sự khẩn thiết của dòng đời đang qua mau mà mình vẫn chưa đạt được những điều mình muốn, nó mang đến cả niềm an ủi, sự hướng dẫn lẫn niềm hy vọng.
“Gordon Livingston đã sa xuống nhiều tầng địa ngục và trở về với sự thông thái và lòng tốt. Đọc ông có nghĩa là tin ông và họ hỏi ở ông vì đời ông đã được thử lửa và những động cơ thì tuyệt đối tinh khiết” – Mark Helprin, tác giả của Một người lính trong cuộc chiến tranh vĩ đại và câu chuyện mùa đông.
“Cuốn sách này có sức mạnh của một chiếc máy nghiền đá và sự dịu dàng của câu chuyện tình buồn nhất. Hãy sẵn sàng để khóc đến tan tác cõi lòng và học theo về sức mạnh và về niềm hy vọng” – Ben Bradlee, nguyên biên tập viên chính của tờ Washington Post.
Mục Lục :
Lời nói đầu Của Elizabeth Edwards
Chương 1 : Nếu bản đồ không hợp với địa hình có nghĩa là bản đồ sai
Chương 2 : Chúng ta là những điều mà chúng ta thực hiện
Chương 3 : Thật khó để xoá bỏ một điều bằng lô gích khi nó ra đời từ sự phi lý
Chương 4 : Những rắc rối thời thơ ấu có thể khiến người ta vượt ra khỏi giới hạn thông thường
Chương 5 : Người ít lo lắng nhất là người kiểm soát được mối quan hệ
Chương 6 : Cảm xúc theo sau hành vi
Chương 7 : Hãy can đảm và có thể sức mạnh sẽ đến với bạn
Chương 8 : Sự hoàn hảo là kẻ thù của những gì tốt đẹp
Chương 9 : Hai câu hỏi quan trọng nhất của cuộc sống là «tại sao có?» và «tại sao không?». Vấn đề là phải đặt ra câu hỏi nào.
Chương 10 : Điểm mạnh nhất của chúng ta cũng chính là điểm yếu nhất
Chương 11 : Nhà tù an toàn nhất chính là nhà tù do chúng ta tự xây nên
Chương 12 : Vấn đề của những người lớn tuổi thường nghiêm trọng nhưng ít khi thú vị
Chương 13 : Hạnh phúc là sự liều lĩnh thượng hạng
Chương 14 : Tình yêu chân chính là quả táo trên vườn địa đàng
Chương 15 : Chỉ những điều tồi tệ mới xảy ra nhanh chóng
Chương 16 : Không phải tất cả những ai lang thang đều lạc đường
Chương 17 : Tình yêu đơn phương thì đau đớn và không lãng mạn
Chương 18 : Không có gì vô ích và thông thường hơn là làm những điều tương tự mà lại mong đợi có kết quả khác nhau
Chương 19 : Chạy trốn sự thật là vô ích
Chương 20 : Nói dối chính mình là đáng thương
Chương 21 : Tất cả chúng ta đều hướng tới huyền thoại về một người xa lạ hoàn hảo
Chương 22 : Tình yêu không bao giờ mất đi, ngay cả trong cái chết
Chương 23 : Không ai thích bị người khác sai bảo
Chương 24 : Ưu điểm lớn của sự ốm đau là nó giúp người ta lẩn tránh bổn phận
Chương 25 : Các bậc phụ huynh có một khả năng hạn chế trong việc tạo nên tính cách con cái, nếu không phải là làm cho nó tồi tệ hơn
Chương 26 : Chúng ta thường sợ những điều sai trái
Chương 27 : Thiên đàng thực sự là thiên đàng mà chúng ta đã mất
Chương 28 : Trong số các hình thức của sự can đảm, khả năng hài hước là khả năng cơ bản nhất
Chương 29 : Sự khoẻ mạnh về tinh thần đòi hỏi quyền tự do lựa chọn
Chương 30 : Sự tha thứ là một hình thức bỏ qua nhưng chúng không giống nhau hoàn toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét