Chương 28: Trong số các hình thức của sự can đảm, khả năng hài hước là khả năng cơ bản nhất.
Với
tất cả sự quan tâm đúng mực tới những khái niệm hai chiều, người ta rất
khó để chấp nhận đồng thời những cảm xúc như vậy. Ví dụ, một trong
những phương cách thông thường chống lại thái độ lo âu là hoàn toàn thả
lỏng cơ bắp. Nếu ai đó dạy cho những người đang sầu não cách thư giãn
xương cốt, thì họ đã có một thứ công cụ để có thể sử dụng khi chính họ
lâm vào những tình thế như vậy với dấu hiệu toát mồ hôi, tim đập nhanh,
thở gấp và có cảm giác nghẹt thở và tìm ra các cách thông thường để tấn
công sự hoảng sợ.
Điều này bộc lộ khi ta hỏi những người đang ở
tận cùng của nỗi tuyệt vọng về lần cuối cùng họ có tiếng cười sảng
khoái. Thậm chí còn hữu ích hơn khi yêu cầu các thành viên trong gia
đình cố nhớ lại lần cuối cùng họ nhìn thấy người bệnh vui vẻ. Tôi đã
quen nghe những câu trả lời rằng điều đó đã xảy ra nhiều tháng hay thậm
chí nhiều năm trước đây rồi.
Nhưng thế thì sao? Tiếng cười
quan trọng ra sao đối với cuộc sống của ta? Vài người coi óc hài hước
như là một trò tiêu khiển thứ yếu để ta có thể quên đi những vấn đề
nghiêm trọng của cuộc sống hơn là một thành tố quan trọng, một kim chỉ
nam của cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn hỏi ai đó thậm chí ngay cả lúc họ
tuyệt vọng rằng họ có khiếu hài hước hay không, thì câu trả lời gần như
đồng nhất là «Có» (Người ta thường coi mình như những tài xế tốt, mặc dù
có đầy chứng cớ cho điều ngược lại). Nếu người nào đó có vẻ như rất khổ
đau nhưng cứ tuyên bố là mình có sở hữu óc hài hước thì đôi lúc tôi sẽ
bảo họ kể cho nghe một câu chuyện tếu táo. Tôi biết rằng như vậy, đối
với nhiều người, đây một đòi hỏi quá đáng, bởi vì khả năng tập trung và
ghi nhớ nhiều thứ mà làm ta vui vẻ rất dễ thay đổi. Nhiều người tỏ ra
lúng túng. Vì thế tôi kể cho họ một chuyện hài như là «câu chuyện buồn
cười nhất thế giới» hiện nay được một trang Web của Anh thiết lập và
bình chọn:
«Hai người chăn bò cái ở vùng NewJersey đang đi
ngang qua một khu rừng. Bỗng nhiên một người ngã gục xuống và nghẹt thở.
Người kia rút điện thoại và gọi 991: «Bạn tôi chết mất». Anh ta nói với
người trực tổng đài. Cô này đáp, «Bình tĩnh, tôi có thể giúp anh. Trước
hết, anh phải chắc chắn rằng anh ta đã chết chưa?». Có một sự yên lặng
và rồi cô ta nghe thấy tiếng súng nổ. Người đàn ông quay lại ống nghe,
«Chết rồi! Bây giờ thì sao nữa?».
Người ta phản ứng rất khác
nhau. Nhiều người không quen với việc tìm kiếm niềm vui vẻ đến nỗi mà họ
mất hẳn khả năng ngạc nhiên trước bản chất của óc hài hước. Những người
khác, tất nhiên, đơn giản không sẵn sàng cho ý tưởng rằng bác sĩ tâm lý
sẽ làm họ vui. Thỉnh thoảng tôi có đưa cho những người mà rốt cuộc vẫn
tỏ ra không biết đùa một bài tập về nhà là kiếm cho tôi một câu chuyện
hài trước khi chúng tôi gặp nhau vào hôm sau.
Tất cả điều này
dường như hết sức bình thường khi đối mặt với việc những vấn đề nan giải
về nỗi tuyệt vọng và sự lo âu thường dẫn người ta tới các liệu pháp tâm
lý. Nhưng cái mang lại sức mạnh cho óc hài hước trong cuộc sống của ta
chính là khả năng vui cười, một trong hai đặc điểm giúp phân biệt chúng
ta với loài vật. Ngoài ra, như chúng ta biết, đó còn là khả năng dự tính
về cái chết của bản thân. Có mối liên hệ giữa hai thuộc tính duy nhất
tồn tại ở con người tạo nên cái nghịch lý đau lòng: Hoàn toàn có thể
hạnh phúc khi đứng trước cái chết của chính mình. Cái khiến ta làm như
vậy ắt không phải là «sự khước từ sức khoẻ». Tất cả óc hài hước, trong
cách nào đó, đều hướng vào hoàn cảnh của con người. Cười chính mình là
để thừa nhận những nỗ lực vô ích cuối cùng trong việc ngăn chặn sự phá
phách của thời gian. Như người săn bò cái vùng New Jersey, chúng ta đang
ở trong thế bị quyền lực o ép mà không thể kiểm soát nổi, bao gồm cả sự
ngu ngốc của bản thân; tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể từ bỏ.
Để
có thể kinh qua trọn vẹn niềm đau khổ và sự ngu xuẩn mà cuộc đời thường
xuyên ban tặng và nhất định kiếm tìm lý do để tiếp tục sống là một hành
động can đảm, nó có được là nhờ khả năng biết yêu và biết cười của
chúng ta. Trên hết, việc chấp nhận sự không chắc chắn mà ta vẫn cảm thấy
ở phía trên hàng loạt câu hỏi về sự tồn tại, đòi hỏi chúng ta phải trau
dồi năng lực đề tận hưởng những khoảnh khắc thoải mái. Theo ý nghĩa
này, tất cả sự hài hước đều là «điềm gở», là tiếng cười thẳng vào cái
chết.
Ngoài ra còn có một chứng cớ hiển nhiên rằng hài hước
chữa khỏi bệnh tật. Norman Cousins đã dành một cuốn sách viết về kinh
nghiệm tự cứu mình khỏi căn bệnh suy nhược không thể chẩn đoán bằng cách
ăn ít hơn cả trong phim «Anh em ông Marx». Ta phải hiểu rằng những thay
đổi hoá học ở bên trong cơ thề là do tiếng cười có một ảnh hưởng tích
cực. Nó là loại phụ gia của những lợi ích tốt đẹp bắt nguồn từ niềm lạc
quan, điều hoà thái độ. Mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn luôn được
đặt ở trung tâm của mọi lý thuyết về việc chúng ta có thể tác động tới
sự hồi phục sức khoẻ trong cách ta nghĩ và cảm thấy về những cái làm ta
đau khổ như thế nào. Khá lâu trước y học hiện đại xuất hiện, mọi phương
cách hàn gắn niềm tin đều động viên con người đấu tranh với bệnh tật.
Việc tiếp cận này không còn có thể nghi ngờ gì nữa. Người ta vẫn còn tới
Lourdes và hàng dãy những chiếc nạng và xe lăn ở phía ngoài hang để
chứng nhận cho sức mạnh của niềm tin.
Cái bạn không nhìn thấy ở
đó, đương nhiên, là chân tay giả. Đó là giới hạn đối với «các phép màu»
bị chuyển hoá. Những gì dường như đang xảy ra ở dạng nào đó của sự khôi
phục nhanh chóng đều dựa chủ yếu vào niềm tin rằng Chúa sẽ phù hộ cho
những ai còn khổ sở sẽ có hạnh phúc. Kết quả nhiều khi cũng khá là thần
diệu.
Hài hước cũng còn là một dạng của niềm chia sẻ một bài
tập giữa các cá nhân với nhau. Chia sẻ tiếng cười là một cách để khẳng
định rằng tất cả chúng ta đang cùng nhau trên chiếc thuyền cứu hộ. Biển
cả bao vây ta; giải thoát là không thể; quyền lực là ảo ảnh. Ta vẫn lênh
đênh - cùng nhau.
Gần đây tôi có gặp một bệnh nhân cùng với
vợ anh ta. «Anh ấy chẳng bao giờ cười cả». Người vợ phàn nàn. Anh chồng
cũng đồng ý: «Óc hài hước của tôi đã biến đi đâu rồi ấy». Họ vừa đi một
chuyến du lịch và cô vợ bị mất ví và thẻ tín dụng. «Điều tương tự cũng
xảy đến với vợ tôi». Tôi bảo họ: «Cô ấy bị mất cắp thẻ tín dụng. Nhưng
cho tới nay tôi vẫn chưa trình báo việc này bởi vì tên ăn cắp tiêu xài
còn ít hơn cô ta». Người đàn ông cười phá lên. Vợ tôi, khi nghe tôi kể
chuyện này, cô ấy chẳng thèm cười.
Những người bi quan, giống
như những kẻ mắc chứng bệnh tưởng, quả có đúng sự thật về lâu về dài là
không ai ra khỏi thế giới này mà còn sống sót cả. Nhưng sự bi quan,
giống như bất kỳ một thái độ nào khác, chứa đựng trong nó một loạt những
lời tiên tri tự hoàn thiện. Nếu chúng ta tiếp cận người khác với một
thái độ nghi ngờ và thù địch, họ chắc chắn sẽ đáp lại chúng ta tương tự
như vậy do đó càng khẳng định sự mong đợi được hạ thấp đi của chúng ta.
May mắn thay, điều ngược lại cũng đúng. Như tất cả các luật khác, nó
cũng có ngoại lệ và những cái chúng ta biết không phải lúc nào cũng là
tấm gương về thái độ của chúng ta. Nếu sự lạc quan theo thói quen không
thể bảo vệ chúng ta để chống lại những lúc thất vọng thì sự bi quan là
anh em gần gũi của sự tuyệt vọng.
Chúng ta luôn mỉm cười khi
chúng ta gặp một người lần đầu tiên. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta
muốn chứng tỏ một điều gì đó còn hơn cả sự thân thiện. Mỉm cười là dấu
hiệu của óc hài hước và bạn hãy nhớ một câu nói rất đúng về bản chất của
con người như sau: «Mọi thứ có thể rất ảm đạm nhưng bạn không cần phải
quá nghiêm túc».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét