Trước kia có vị đại từ thiện, một hôm trong mộng được Diêm Vương dẫn đi tham quan địa ngục. Trong địa ngục phát hiện mọi người đang cãi nhau. Vốn là ở địa ngục có một cái bàn lớn, trên bàn bày một số món ăn, mỗi người cầm một cái thìa rất dài.
Do thìa quá dài nên không có cách nào đưa thức ăn vào miệng, mà dùng tay thì không với được thức ăn nên mỗi người đều hí hoáy nghĩ cách đưa thức ăn vào miệng với cái thìa dài trong tay. Nguyên nhân cãi nhau là thao tác chiếc thìa quá dài mà va chạm với nhau.
Do thìa quá dài nên không có cách nào đưa thức ăn vào miệng, mà dùng tay thì không với được thức ăn nên mỗi người đều hí hoáy nghĩ cách đưa thức ăn vào miệng với cái thìa dài trong tay. Nguyên nhân cãi nhau là thao tác chiếc thìa quá dài mà va chạm với nhau.
Tiếp theo, ông ta lại lên thăm viếng cõi cực lạc. Thật kỳ lạ, quang cảnh nơi đây không khác gì địa ngục, cũng một chiếc bàn lớn, với các món ăn và những chiếc thìa rất dài. Điểm duy nhất khác nhau là mọi người ở đây ăn uống với nhau một cách vui vẻ. Tại sao vậy? Vì mọi người dùng chiếc thìa rất dài đó để xúc thức ăn cho nhau, do đó, mọi người đều có thể ăn được, không ai tranh chấp hay gây khó dễ.
Vị đại từ thiện bỗng nhiên tỉnh ngộ. Vốn cực lạc và địa ngục không có sai biệt, sai biệt chính là ở tâm, ở cách nghĩ và phương thức của mỗi người. Có người cả ngày ở trong lo sợ và nghi hoặc, tự mình giới hạn để bảo vệ mình, chỉ sợ có người khác làm hại mình nhưng lại muốn đi tìm một cõi hoà lạc yên vui. Kỳ thực chỉ cần xả bỏ tâm ma, bao dung mọi người, một lòng hướng thiện, luôn giữ trong tâm cho thanh thản, thì có thể khiến cho địa ngục biến thành thiên đường, ngược lại, một lòng tự tư tự lợi có thể khiến cho thiên đường cực lạc yên vui biến thành địa ngục đau khổ.
Thiên đường làm gì có! Địa ngục làm gì có! Thiên đường, địa ngục đều là ảo ảnh biến hoá của tâm mà thôi. Chỉ cần nghĩ sao làm vậy, cần gì phải cầu khẩn đâu xa.