Chương 25 - Các bà nội trợ hãy tránh mệt mỏi để được trẻ mãi
Vừa đây, một người cộng sự với tôi có đến Boston, để dự một buổi y khoa
kỳ lạ nhất thế giới. Phải, một lớp y khoa, mỗi tuần mở một lần tại Bệnh
viện làm phúc Boston, trong đó bệnh nhân học, trước hết phải được khám
nghiệm thật kỹ lưỡng.
Nói cho đúng, đây là một bệnh viện chữa thần
kinh. Với tên chính thức là "Lớp thần kinh thực hành" lớp học này được
lập nên để chữa những người bứt rứt về nhiều chuyện, đến nỗi hoá điên.
Đa số bệnh nhân là những bà nội trợ dễ bị xúc động.
Tôi xin kể ra đây trường hợp đã khiến nhà thương Boston mở lớp học nầy:
Năm 1930, Bác sĩ Joseph Pratt- học trò của sơ William Osler - nhận thấy
rằng trong số bệnh nhân đến khám bệnh, nhiều người trông vóc dáng khỏe
mạnh, mà lại chứa triệu chứng của đủ cá loại bệnh tật, một người đàn
bà tay còng queo vì bệnh "sưng khớp xương" không thể làm gì được nữa.
Một người thì ra vẻ đau đớn ê chề vì bị "ung thư dạ dày". Có người lại
bị bệnh nhức đầu, đau lưng, trong mình lúc nào cũng mệt mỏi. Trông họ,
ta thấy ngay là họ thất tình, đau đớn vì bệnh não. Song sau khi khám
nghiệm kỹ lưỡng thì té ra các bộ phận trong thân thể họ đều vẫn hoàn
toàn mạnh khỏe về phương diện thể chất. Những thầy thuốc thời xưa mà gặp họ chắc
phần đông sẽ tuyên bố họ bị bệnh tưởng.
Nhưng bác sĩ Pratt biết rằng nếu khuyên họ trở về và đừng nghĩ đến
bệnh nữa" hẳn sẽ chẳng làm cho họ khỏi đau đớn được. Ông hiểu trong số
các bà đó chẳng bà nào muốn ốm cả, và nếu họ có thể dễ dàng quên được
những bệnh của họ thì họ đã làm rồi, há còn đến xin ông khám nghiệm?
Vậy phải làm thế nào?
Ông liền mở lớp học này. Mặc dầu có một số đồng nghiệp nhạo báng, hay
thốt ra những ý tưởng bi quan đối với công cuộc của ông, ông cũng cứ
làm. Thế rồi ông thu hoạch được những kết quả kỳ lạ! Trong 18 năm qua,
kể từ ngày lớp học khai trương, hàng ngàn bệnh nhân chỉ theo học mà
khỏi bệnh. Nhiều học trò đã chăm chỉ trong mấy năm liền, nhưng là đi lễ
nhà thờ vậy. Người bạn tôi đã được trực tiếp nói chuyện với một bà đã
theo học trong chín năm không nghỉ buổi nào. Hồi bà đến dự buổi học
đầu, bà yên trí là bà bị đau thận và có những lúc tim đau khó hiểu. Bà
lo lắng, cáu kỉnh để rồi, vui vẻ và khoẻ mạnh lắm. Tuy bà đã có nhiều
cháu nội, trông bà chỉ vào trạc tuổi bốn mươi.
Bà nói với bạn tôi: "Trước kia, tôi đã quá lo lắng về chuyện gia đình,
lắm khi muốn chết cho xong. Nhưng ở đây người ta đã mở mắt giùm tôi và
tôi nhận thấy bứt rứt, lo lắng là vô ích quá. Tôi đã học được phương
pháp giữ cho khỏi ưu tư. Bây giờ tôi dám nói không ngoa rằng đời tôi
thật là nhàn hạ".
Bác sĩ Rose Hilferding, cố vấn y khoa của lớp học này, cho rằng một
trong những phương pháp để giảm bớt những ưu tư là và lo sợ là hãy "bày
tỏ và thảo luận thẳng về những mối ưu tư đó với người mình tín nhiệm.
Chúng tôi mời bệnh nhân đến đâu để họ có dịp bày tỏ những buồn phiền
của họ, cho đến khi họ thấy tâm thần nhẹ đi thì thôi. Nếu cứ ngầm
ngầm, uất ức không chừng bệnh thần kinh trầm trọng. Chúng ta, ai cũng
cảm thấy và hiểu mình. Chúng ta, ai cũng cần tri kỷ".
Ông bạn công sự với tôi đã có dịp nhận thấy rằng khi một người đàn bà
có thể thổ lộ tâm tình, người ấy thấy nhẹ nhàng biết bao. Người đàn bà
mà ông đã gặp có biết bao nỗi buồn phiền về gia đình. Mới đầu, bà ta
nói giọng run run, nhưng dần dần bà trấn tĩnh lại sau cùng đã có thể
nhoẻn miệng cười. Lẽ cố nhiên là bà đã kể những nỗi đau khổ, những vấn
đề khó khăn không giải quyết được. Nếu tinh thần của bà đã thay đổi, ấy
là vì bà đã than khổ với một người và đã được trả lại bằng một vài
lời khuyên nhủ, cùng một chút tình cảm thành thực. Như vậy, nghĩa là sự
thay đổi tinh thần, dầu sao, cũng chỉ do mãnh lực của những lời nói"
gây nên mà thôi.
Khoa phân tâm cũng căn cứ một phần vào khả năng chữa bệnh của lời nói.
Từ thời Freud đến nay, các y sỹ chữa bệnh thần kinh đều biết một bệnh
nhân có thể thấy bớt những nỗi thống khổ ngấm ngầm, nếu được kể nó ra
với một người khác. Có lẽ khi ta nói, ta đã thấu triệt tính cách của
những nỗi thắc mắc của ta hơn chăng? Đến nay chưa có ai có thể giải
thích chu đáo hiện tượng tinh thần đó. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng khi
ta được "giải bày tâm sự" là ta thấy trong người nhẹ nhõm liền.
Bởi vậy, mỗi khi cần giải quyết một vấn đề làm cho bạn xúc động, tại
sao không chọn một người thân để tỏ bày tâm sự? Tôi không khuyên bạn đó
phải bực mình. Hãy chọn một người đáng tin cậy, thí dụ như một người
thân thích, một viên thầy thuốc, một luật sư hay một linh mục. Hẹn
người ấy đến một chỗ rồi nói: "Tôi muốn nhờ bạn khuyên tôi nên làm thế
nào. Tôi gặp một trường hợp khó xử. Nếu bạn cho phép, tôi sẽ giãi bày
và nhờ bạn chỉ tôi cách xử sự cho phải lẽ. Bạn ở ngoài vòng, tất bạn sẽ
sáng suốt hơn tôi. Mà dù bạn không thể khuyên hay vạch rõ những uẩn
khúc của vấn đề đó, bạn cũng giúp tôi rất nhiều khi chăm chú nghe những
điều mà tôi thấy cần được giãi bày cùng bạn".
Phương pháp để giúp cho những người thắc mắc, lo lắng và cực trí có cơ
hội thổ lộ tâm tình đã được áp dụng trong lớp Thần kinh học thực hành
tại bệnh viện Boston. Khi theo các buổi học, tôi đã ghi được những quan
điểm sau đây và xin đem cống hiến các bà nội trợ:
1- Đừng bới móc tính xấu của người:
Lẽ cố nhiên, chồng bà chẳng phải là người hoàn toàn. Nếu ông ta là một
ông thánh, thì chắc chắn đã chẳng lấy bà. Phải không, quý bà? Một trong
những bệnh nhân theo lớp nói trên, một người đàn bà bản tính bất mãn
nét mặt cau có, giật mình khi nghe thấy người ta hỏi: "Nói dại, chẳng
may chồng bà qua đời trong ngày hôm nay, bà sẽ làm gì?" bà ta hoảng hồn
và ngay hôm đó bà thiết lập bản thống kê đức tính của đức lang quân.
Trớ trêu hơn nữa là bản thống kê này lại rất dài. Tại sao bà lại không
bắt chước bà ấy, nếu bà có cảm tưởng đã lấy phải một ông chồng độc
tài, tàn bạo? Có thể bà sẽ nhận thấy những "đức tính" của ông và sự tự
nhủ rằng: "Chồng mình thế mà khá đáo để".
2- Nên săn sóc đến người láng giềng
Hãy tỏ ra thành thật yêu quí người sống quanh ta. Có bà kia, nóng tính
như lửa, cau có như người có bệnh và làm phách vô song, nên chẳng có
lấy một người bạn. Viên giám đốc khuyên bà tưởng tượng chuyện đời của
người đầu tiên bà gặp khi ra về. Ngồi trên xe điện, bà ta bắt đầu tưởng
tượng trong óc những khung cảnh về đời tư của một vài hành khách cùng
đi chuyến xe với bà. Bà cố tưởng tượng những thống khổ trong đời tư của
những người đó. Rồi tự nhiên, bà lân la trò chuyện với người nọ người
kia, với anh đồ tể, người bán hàng tạp hoá, có lẽ duyên dáng và mất
những sự bực dọc xưa.
3- Trước khi đi ngủ, hãy lập chương trình làm việc hôm sau:
Người ta nhận thấy trong số những người theo học lớp này, có nhiều bà
nội trợ, mãi săn sóc việc nhà đến nỗi trông bơ phờ mệt mỏi. Các bà thấy
chẳng bao giờ hết việc và lúc nào cũng lo lắng chạy thi với kim đồng hồ. Đối
với những bà ấy, người ta khuyên mỗi tối nên thảo một chương trình cho
ngày mai. Kết quả là đến nay, các bà làm được nhiều việc hơn mà lại ít
mệt hơn. Các bà cảm thấy khan khoái, nhẹ nhàng. Hơn nữa, lại có thì
giờ để nghỉ ngơi và đi dạo phố. (Phụ nữ nào cũng vậy, phải thu xếp sao
cho mỗi ngày có được vài phút để thoa ít phấn. Tôi tưởng một nữ lưu cảm
thấy mình đẹp, sẽ chẳng để ý đến thần kinh hệ nữa).
4- Sau cùng nên tránh mệt nhọc và bực dọc:
Bà nên nghỉ ngơi. Không gì làm cho bà chóng già bằng sự tức bực và mệt
nhọc. Nó sẽ chôn vùi cái sắc đẹp kiều diễm của bà. Bất cứ thầy thuốc
nào cũng biết rằng muốn chữa bệnh nhân bị bệnh thần kinh, trước hết
phải bắt họ hoàn toàn nghỉ ngơi.
Các bà nội trợ lại càng phải nghỉ ngơi, tiện nhất là các bà muốn nghỉ
lúc nào cũng được, tuỳ ý và có thể nằm nghỉ ngay trên sàn nhà cũng
tốt. Một sàn gỗ cứng còn làm khoan khoái hơn là đệm lò so. Quả vậy, sàn
cứng làm cho xương sống bớt mỏi.
Đây là một phương pháp thực hành có thể áp dụng ở nhà. Bà hãy thử thí
nghiệm trong một tuần, sẽ thấy tâm thần nhẹ nhàng và sắc đẹp tươi tắn
như thế nào.
*Khi thấy mệt, nên nằm sấp xuống sàn và cố vươn người ra cho thật dài.
Lăn người từ chân tường này đến chân tường kia càng hay. Làm như vậy
hai lần mỗi ngày.
*Nhắm mắt lại đồng thời áp dụng phương pháp của giáo sư Johnson. Nhẩm
thầm: "Mặt trời sáng trong, vạn vật tươi thắm, dịu dàng, ta cũng hoà
theo nhịp sống thần tiên của vũ trụ".
*Cho rằng bà chưa thể nghỉ vì một nồi cơm chưa chín hay canh chưa sủi,
bà vẫn có thể chọn một chiếc ghế lưng tựa bằng gỗ và thẳng. Bà hãy ngồi
thẳng tắp trên ghế như một pho tượng Ai Cập hai bàn tay úp xuống hai
đùi.
*Kế đó, từ từ duỗi thẳng những ngón chân, rồi để cho chúng dãn gân ra.
Sau, duỗi bắp chân, rồi tuần tự đến những bắp thịt khác trong cơ thể.
Đoạn để cho đầu tự nhiên gập xuống, quay đi quay lại ít lần, như 1 quả
bóng vậy.
*Trấn tĩnh tinh thần bằng cách hít thở nhiều không khí, thong thả và
đều đặn. Những cụ già ấn Độ nói rằng, thở đều và sâu là một phương pháp
để trấn tỉnh tâm thần tốt nhất.
*Nên nghĩ đến những nét nhăn trên mặt của các bà và tìm ra cách làm
cho chúng tiêu đi. Hãy làm cho những nếp nhăn trên trán hay ở góc
miệng dãn ra mỗi ngày hai lần. Cứ như thế, các bà chẳng cần phải đến
viện để cho người ta thoa bóp mặt nữa. Và biết đâu, vì bà thấy trong
người thư thái trở lại, những nét nhăn ấy chẳng biến lúc nào không rõ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét