Chương 21 - Hãy gác những lời chỉ trích ra ngoài tai
Một bữa kia, tôi có dịp phỏng vấn tướng Smealay Butler, "ông già quạu",
một nhân vật huênh hoang nhưng đặc biệt nhất của thuỷ quân lục chiến
Hoa Kỳ.
Ông thuật với tôi rằng hồi thiếu niên, ông hết sức ước ao được yêu
chuộng và lừng danh. Hồi đó, ai hơi chỉ trích ông là ông phật ý, nổi
nóng ngay. Nhưng ông thêm rằng: "Ba mươi năm sống trong Hải Quân, đã làm
cho tôi thành mặt dày mày dạn". Người ta nói xấu, lăng mạ tôi đủ cách;
người ta gọi tôi là chó dại, là rắn hổ, là đồ khốn. Những nhà chuyên
môn nguyền rủa, đưa tôi ra bêu rếu trước công chúng. Người ta dùng
những lời tục tĩu nhất trong tiếng Anh để thoá mạ tôi. Vậy mà, tôi chẳng
hề nổi nóng. Đến nay, có đứng ngay sau lưng mà nói cạnh nói khoé, tôi
cũng không quay lại để xem là ai nói".
Có lẽ ông già đó chẳng coi những phỉ báng ông vào đâu. Nhưng điều chắc
chắn là phần đông chúng ta không chịu để ai động đến lỗ lông chân của
mình, Nhớ cách đây khá lâu, một lần tôi đã nổi nóng vì một ký giả tờ
Nữu Ước Nhật báo đã châm biếm tôi, sau khi đến nghe tôi giảng bài trong
một lớp học trò lớn tuổi. Tôi cho những lời mà ký giả đó nói là phỉ báng riêng
tôi. Tôi gọi điện thoại ngay cho viên chủ bút tờ báo này, bắt phải
đăng một bài cải chính, trong đó phải ghi những kết quả tôi đã thâu
hoạch được do phương pháp giáo huấn của tôi - và lẽ cố nhiên, tôi cho
việc nhạo báng này là một trọng tội.
Bây giờ, nghĩ lại, tôi không biết có nên hãnh diện về xử sự này không,
50 phần trăm số độc giả tờ báo này, chắc cũng chẳng để ý đọc bài đó.
Còn những người đến, thì phần đông cũng coi là câu chuyện phiếm hay khôi
hài, chẳng có gì là thâm độc. Mà những người đọc qua bài đó, một tuần
sau chắc chẳng còn nhớ đến nữa.
Bây giờ tôi biết rằng ở đời chẳng ai để ý đến mình cả và có nghe nói gì
về mình, họ cũng thấy kệ. Họ sớm tối chỉ nghĩ đến họ. Nói chẳng riêng
một ai, một người nhức đầu trong năm phút, thấy mình đau đớn gấp trăm
ngàn lần khi được tin bạn hay là tôi chết.
Cho rằng có vu oan, nhạo báng, lừa dối hay chơi khăm bạn, và cho rằng
người đó là bạn thân đi nữa, bạn cũng đừng nên than thân trách phận.
Cách đây khá lâu, tôi đã khám ra một điều quan trọng: "Khi đã không thể
ngăn cấm người chỉ trích tôi một cách bất công, thì tôi có thể làm một
việc ích lợi hơn, chẳng nên để những lời chỉ trích vô lý đó làm mình
bực dọc". Để tránh mọi sự hiểu lầm, tôi xin giải thích: Tôi không
khuyên bạn hoàn toàn bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích. Tôi chỉ khuyên bạn
khinh thường những lời chỉ trích vô căn cứ. Tôi có lần hỏi bà
Roosevelt về thái độ của bà khi bị chỉ trích một cách vô lý, vì biết
đâu bà chẳng có lần bị như vậy. Ai cũng biết bà có nhiều bạn thành
thực, nhưng cũng có nhiều kẻ thù hơn bất cứ người đàn bà nào đã ở toà
Bạch ốc.
Bà thuật lại rằng, thời niên thiếu, bà hết sức nhút nhát, luôn luôn lo
lắng, sợ những lời ra tiếng vào. Đến nỗi một ngày kia, bà đánh liều hỏi
một bà cô, là chị ông Théodore Roosevelt rằng: "Cô ơi! Tôi muốn làm việc này quá nhưng chỉ sợ bị chỉ trích thôi".
Bà cô nhìn thẳng vào cô con gái bẽn lẽn một lúc khá lâu, rồi trả lời:
"Khi con biết rõ việc con làm là hợp lẽ, con đừng để ý đến lời bàn tán
của thiên hạ".
"Lời khuyên này, - lời bà Eleanor Roosevelt- đã trở thành căn bản cho
mọi hành động của tôi khi tôi đến ở Toà Bạch ốc và trở nên Đệ nhất Phu
nhân nước Hoa kỳ. Theo ý tôi, không một ai giữ quyền cao chức trọng mà
không bị thiên hạ chỉ trích, trừ khi người đó ngồi yên như bù nhìn. Lời
dạy của tôi thật chí lý, vì làm thế nào đi nữa rồi cũng bị chỉ trích.
Người thì sẽ chỉ trích tôi vì đã làm việc này việc nọ, người khác sẽ
xâu xé tôi, chính vì tôi không làm việc đó".
Một hôm, trong một cuộc đàm luận, tôi hỏi ông Mathieu Brush, Chủ tịch
Công ty Quốc tế tại Wall Street rằng: ông có dễ bị ảnh hưởng bởi những
lời chỉ trích, mà một người ở một địa vị như ông nhất định sẽ phải chịu
không? Ông trả lời, lúc đầu, ai hơi chỉ trích là ông phải nghĩ ngợi
ngay. Hồi đó, ông cố làm sao để tỏ ra hoàn hảo đối với mỗi nhân viên
làm việc dưới quyền ông. Hễ ai lên tiếng phản đối một việc gì là ông
liền lo làm cho người đó vừa lòng. Nhưng khi ông cố gắng làm cho người
này vừa lòng thì lại làm người khác mất lòng, sau ông mới khám phá ra
rằng: "Càng tìm cách tránh chỉ trích, lại càng làm cho nhiều người
ghét". Một ngày kia ông tự nhủ: "Anh già khù khờ kia ơi, khi anh đã
bước lên một địa vị hơn người, anh phải chịu những lời chỉ trích, tránh
thế nào được. Tốt hơn là anh nên tập cho nó quen đi". Từ đó ông tự
vạch ra một con đường và nhất định theo đúng nó. Ông nỗ lực làm việc,
làm những việc gì mà ông cho là đáng làm, sau đó, mũ ni che tai, ông
thản nhiên đi theo con đường đã vạch, ai trách móc mặc ai!".
Tôi biết một ông, còn giỏi hơn ông Brush nữa: ông không cần phải dùng
mũ ni để che tai. Người ta càng chỉ trích, ông lại càng công nhiên tỏ
ra không cần. Ông là Deems Taylor, nhà bình luận chính trị hằng tuần
tại đài bán âm. Một ngày kia, một thiếu phụ gởi ông bức thư, trong đó
tặng ông những danh từ dối trá, phản bội, khốn nạn". Tuần sau, ông
Taylor mang đọc bức thư đó trước máy truyền thanh và nói thêm rằng:
"Tôi có cảm tưởng thiếu phụ này không ưa chương trình phát thanh của
tôi thì phải". Hai ba ngày sau, ông lại nhận được bức thư nữa của thiếu
phụ và bà ta quả quyết rằng, mặc dầu khéo che đậy thế nào đi nữa, ông
cũng vẫn là một kẻ "dối trá, phản bội và khốn nạn". Ta khó mà không
thán phục một người đã "chịu đựng" được những lời chỉ trích ấy một cách
bình thản, đầy tin tưởng ở mình, với một ý vị khôi hài như vậy.
Ông Chartes Schwab có tuyên bố trong một buổi diễn thuyết trước các
sinh viên Đại học đường Princetowm rằng người đã dạy ông một bài học
hữu ích nhất là một ông thợ già người Đức, làm trong nhà máy Thesd
Schwab. "Câu chuyện xảy ra trong đại chiến thứ nhất. Ông lão người Đức
đã dại mà tranh luận với các bạn về chính trị. Tiếng qua tiếng lại rồi
sinh ra cãi nhau và sau cùng những người thợ Hoa Kỳ bơi vào bờ
và khi vào bàn giấy tôi, ông ta còn ướt như chuột, lem luốc những bùn.
Tôi hỏi ông đã nói gì khi bị xử tệ như vậy, ông đáp: "Tôi chỉ cười
thôi".
Ông Schab từ đó lấy câu ấy làm châm ngôn hành động. Ai nói gì ông cũng
theo gương ông lão người Đức kia mà "chỉ cười thôi". Đó quả là một châm
ngôn quý báu khi ta cần phải đương đầu với những lời chỉ trích vô căn
cứ. Lẽ cố nhiên, bạn có thể đối đáp lại, nếu bạn chỉ yên lặng và tỏ vẻ
khinh bỉ, kẻ chỉ trích còn biết nói gì nữa? Tổng thống Lincoln chắc không thể đảm nhận nổi những trọng trách nữa. Tôi làm
những việc mà tôi có thể làm được, không tiếc công tiếc lực, và tôi sẽ
làm cho kỳ được. Nếu kết quả chứng tỏ việc tôi làm là lẽ phải, thì mọi lời
chỉ trích đối với tôi sẽ lố bịch. Còn nếu tôi đã lầm, thì thiên thần sẽ
chứng giám cho thiện ý của tôi và lịch sử sẽ lên án tôi".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét