Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống - Chương 5

Chương 5 - Làm sao trừ được 50% những nỗi lo lắng về công việc của chúng ta?

Nếu bạn là một nhà doanh nghiệp, chắc bạn nghĩ: "Nhan đề chương này thiệt là lố bịch. Ta làm ăn đã 19 năm nay. Nếu có người nào biết cách trừ được 50 phần trăm nỗi lo lắng về công việc làm ăn, thì người đó tất phải là ta chớ còn ai nữa. Bây giờ lại có kẻ muốn dạy khôn ta, có vô lý hay không?
<!-- more -->
Đúng lắm. Mấy năm trước, giá mà có đọc một nhan đề như vậy, tôi cũng nghĩ y như bạn. Nhan đề đó hứa hẹn nhiều quá. Hứa hẹn suông có tốn gì đâu?

Chúng ta nên thành thực: Có thể rằng tôi giúp bạn xóa được 50% nỗi lo lắng về công việc và làm ăn của bạn? Không ai làm được việc đó hết, trừ phi chính bạn. Nhưng điều mà tôi có thể làm được là chỉ cho bạn biết những người khác trừ 50% nỗi lo của họ ra sao- còn bạn phải tự trừ nỗi lo của bạn!

Chắc bạn nhớ rằng ở một chương trên tôi đã dẫn một câu danh ngôn của bác sĩ Alexis Carrel: Những nhà kinh doanh không biết thắng âu sầu sẽ chết sớm".

Vì âu sầu tai hại như vậy, cho nên nếu tôi giúp bạn trừ được 10% nỗi âu sầu của bạn thôi, bạn cũng đã thích rồi chứ?... Thích... Được lắm! Vậy để tôi kể cho bạn nghe chuyện một nhà kinh doanh đã trả nổi 50% ưu tư của ông ta mà lại còn tiết kiệm được 75 % thời giờ bỏ phí trong các cuộc hội nghị để giải quyết vấn đề làm ăn nữa.

Tôi không kể chuyện ông "X", ông "Y" nào, hoặc "một người  quen ở Ohio" cho bạn nghe đâu. Những chuyện như vậy hàm hồ quá, bạn không kiểm tra được hết.

Chuyện tôi sắp kể là chuyện một người có thật, ông Leon Shimkin, vừa có cổ phần lại vừa làm giám đốc một nhà xuất bản lâu đời nhất tại Mỹ: Nhà xuất bản Simon Schuster ở Nữu ước.

Ông Léon Shimkin kể chuyện mình như sau này: "Trong 15 năm, tôi phải bỏ một nửa thời gian làm việc để họp hội và bàn cãi về các vấn đề làm ăn. Chúng tôi hỏi nhau: Nên làm thế nào? Chúng tôi cáu kỉnh ngồi không yên trong ghế? đi đi lại lại trong phòng, bàn cãi trong vòng lẩn quẩn. Tối đến, tôi mệt lắm, và tin rằng không có cách nào khác hết. Tôi theo cách đó 15 năm và không bao giờ nghĩ rằng có thể kiếm cách khác hiệu quả hơn được. Nếu lúc đó có ai bảo rằng tôi có thể tiết kiệm ba phần tư thời gian dùng trong những hội nghị quay cuồng ấy, và ba phần tư nỗi mệt nhọc về tinh thần của tôi thì chắc tôi đã cho người đó là quá lạc quan, hơi điên và không thực tế chút nào cả. Ấy vậy mà sau này tôi đã kiếm được một phương pháp kết qủa đúng như thế. Tôi đã dùng phương pháp đó tám năm. Kết quả lạ lùng về năng lực cũng như về sức khoẻ và hạnh phúc gia đình của tôi.

"Có vẻ một trò ảo thuật - nhưng cũng như các trò ảo thuật, một khi bạn đã biết, thì thấy nó vô cùng giản dị".

Đây là bí quyết đó: Trước hết tôi bỏ hẳn cách làm việc mà tôi đã theo 15 năm rồi. Trước kia chúng tôi vào phòng hội nghị, lo lắng, kể lể hết những chỗ bất mãn, thất bại trong công việc làm ăn để rồi sau cùng hỏi nhau: "Làm sao bây giờ?" Tôi bỏ hẳn lối đó đi, lập ra một một quy tắc mới: "Hội viên nào muốn đưa một vấn đề ra bàn cãi, trước hết phải thảo và trình tờ chép những câu trả lời cho bốn câu hỏi này:

Câu hỏi thứ nhất: Nỗi khó khăn ra sao?
(Trước kia tôi thường phí một hoặc hai giờ để lo lắng than thở mà chẳng ai biết được một cách rõ ràng vấn đề đó khó khăn ở chỗ nào. Chúng tôi thường phí sức, bàn cãi về nỗi lo của chúng tôi mà không bao giờ chịu khó chép rõ nó lên giấy).

Câu hỏi thứ nhì: Nguyên nhân nỗi khó khăn ở đâu?
(Nhớ lại hồi trước mà tôi hoang, tôi phí biết bao thời giờ và những bàn cãi, lo lắng mà không bao giờ chịu tìm rõ nguyên nhân đầu tiên của nỗi khó khăn hết).

Câu thứ ba: Có những giải pháp nào?
(Hồi trước, mỗi hội viên đề nghị một giải pháp và một hội viên khác chỉ trích giải pháp đó. Ai nấy nổi nóng lên, rồi ra ngoài đầu đề, rốt cuộc không ai ghi lại những giải pháp có thể theo được cả).

Câu hỏi thứ tư: Bạn đề nghị giải pháp nào!
(Một trong bốn hội viên thường phí hàng giờ để lo lắng quay cuồng về một tình thế nào đó, không bao giờ chịu nghĩ về tất cả những giải pháp có thể đưa ra được và cũng không bao giờ chịu ghi lại: Đây, theo ý tôi, giải pháp nầy hơn hết).

Bây giờ, các hội viên của tôi rất ít khi đem những nỗi khó khăn ra bàn với tôi lắm. Tại sao? Vì muốn trả lời bốn câu hỏi ấy họ phải thu thập đủ các sự kiện và suy nghĩ kỹ về vấn đề. Và sau khi làm những công việc ấy rồi, họ thấy trong bốn trường hợp có tới ba trường hợp họ khỏi phải hỏi ý tôi nữa, vì giải pháp hỏi ý tôi, thì trước kia bàn cãi mất ba giờ, nay cũng chỉ mất một giờ thôi. Và chúng tôi tuần tự theo một con đường hợp lý để tới một kết quả hữu lý. Vì thế trong hãng Simmon hiện nay, chúng tôi phí rất ít thời giờ để lo lắng và bàn tán về những chỗ hư hỏng, sơ sót, mà hành động rất nhiều để cải thiện công việc.

Bạn tôi, ông Frank Bettger, nhân viên một công ty bảo hiểm quan trọng nhất ở Mỹ nói với tôi rằng ông không những dẹp bớt được ưu tư về công việc của ông mà còn tăng số lời lên gấp đôi, nhờ một phương pháp tương tự. Ông nói: "Hồi xưa, khi mới giúp việc cho công ty bảo hiểm, tôi vô cùng hăng hái và yêu nghề. Rồi lần lần tôi thất vọng đến nỗi khinh  nghề và có ý giải nghệ. Mà có lẽ tôi đã giải nghệ rồi, nếu một buổi sáng kia tôi không ngồi suy nghĩ, ráng kiếm nguyên nhân nỗi thất vọng của tôi.

1. Trước tiên tôi tự hỏi: "Nguyên nhân thất vọng ở đâu?
Ở chỗ kiếm được ít huê hồng quá, không xứng với công vất vả đi chào khách. Trong khi đi chào khách, công việc gì cũng dễ hết, trừ lúc khách ký hợp đồng. Lúc đó thiệt chán ngắt, hoặc "Thôi để lần sau gặp ông sẽ tính lại". Chính là công toi, chào khách năm lần bẩy lượt như vậy làm cho tôi thất vọng.

2. Rồi tự hỏi: "Có những giải pháp nào?
"Muốn trả lời câu đó, tôi phải tìm tòi sự kiện, tài liệu. Tôi bèn mở cuốn sổ tay của tôi ra và xem xét những con số trong 12 tháng qua.

Và tôi tìm thấy một điều làm tôi ngạc nhiên vô cùng là 70% những khách tôi mời được, đều nhận lời ngay từ đầu tôi lại thăm. Thực rõ ràng như mực đen trên giấy trắng. Còn 23 phần trăm nữa nhận lời trong lần thứ nhì. Chỉ có 7 % nhận lời trong những lần thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mà chính 7 phần trăm đó làm cho tôi cứ mệt nhọc, bực tức mất thời gian. Nói một cách khác thì tôi đã phí 50% cái thời gian làm việc để lượm được một kết quả rất nhỏ là 7 %.

3. Vậy thì làm sao? 
Không còn phải suy nghĩ gì cả. Tôi giải quyết tức thì: Không mời ai tới huê hồng nữa và để thời gian đó kiếm mối khác. Kết quả không ngờ. Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi làm tăng số huê hồng lên gần gấp đôi.

Như tôi đã nói, ông Frank Bettger hiện nay là một nhân viên công ty bảo hiểm, được nhiều người biết nhất ở Mỹ. Ông giúp việc cho công ty Fidelity ở Philadephie và mỗi năm ký được một triệu mỹ kim hợp đồng bảo hiểm.

Vậy mà hồi trước có lần ông tính giải nghệ, chịu nhận là thất bại, cho đến khi ông phân tích được nỗi khó khăn thẳng tiến trên con đường thành công.

Vậy sao bạn không dùng bốn câu hỏi của ông để giải quyết nỗi khó khăn trong việc làm ăn của bạn? Nó sẽ giúp bạn trừ được 50% nỗi lo. Bạn thử xem được không nào? 

Tôi xin nhắc lại bốn câu hỏi ấy: 

1. Nỗi khó khăn ra sao?
2. Nguyên nhân ở đâu?
3. Có cách nào giải quyết được?
4. Giải pháp nào hơn cả? 

Chín lời khuyên để đọc cuốn sách này cho có lợi nhiều hơn:

1. Luyện có một lòng ham muốn sâu xa, có những quy tắc thắng ưu tư.

2. Đọc mỗi chương hai lần rồi hãy qua chương sau.

3. Trong khi đọc thường ngừng lại và tự hỏi xem nên áp dụng mỗi quy tắc cách nào?

4. Gạch dưới mỗi ý quan trọng.

5. Mỗi tháng ôn lại cuốn sách một lần.

6. Áp dụng những quy tắc trong mỗi cơ hội. Coi cuốn này như một cuốn sổ tay trong khi làm việc; dùng nó để giải quyết, áp dụng những nỗi khó khăn hàng ngày.

7. Đặt ra lệ: hễ bạn nào bắt gặp ta không theo đúng những quy tắc trong sách thì phải nộp người đó 10 đồng.

8. Ghi lại những tiến bộ của ta trong mỗi tuần. Tự hỏi: ta đã lầm lẫn chỗ nào? Ta đã cải thiện được ở chỗ nào? Đã học thêm được bài gì?

9. Có một tập nhật ký ghi rõ ràng ngày nào ta đã áp dụng những quy tắc trong cuốn này và áp dụng ra sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét