Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


BQĐGHCS - Chương 7 :Tầng 7 của Kim Tự Tháp đời bạn : Đơn giản hóa bản thân

Giấc mơ đơn giản hóa của bạn: Đêm cuối cùng

Bạn đang ở trên thiên đường. Bạn thấy nó giống như thiên đường nhưng lại pha chút trần tục. Bạn đang ở trong một khung cảnh tươi đẹp và đôi lúc bạn có cảm giác như mình đã chạm đến đỉnh cao nhất của cuộc đời. Nhưng trong lúc cùng người bạn đời của mình đi lang thang xung quanh vùng đất của mối quan hệ, thì bạn lại cảm thấy có một sự thôi thúc lạ lùng muốn kéo bạn ra khỏi mối quan hệ ấy.

Thoạt đầu, bạn cho rằng đó là một cuộc khủng hoảng. Bạn cảm thấy mệt mỏi với người bạn đời của mình? Bạn muốn có một cuộc phiêu lưu tình ái mới? Nhưng không phải như vậy. Điều này thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả khát khao ân ái, mạnh mẽ hơn nhu cầu có một người mới. Đó là một sự thôi thúc không thể diễn tả - sự thôi thúc được độc lập. 

Và rồi bạn phát hiện ra ngọn tháp cũ. Nó vươn lên  từ màn sương mờ, khá giống với kim tự tháp cuộc đời bạn vào lúc nó xuất hiện trong buổi bình minh. Bạn rảo bước nhanh hơn. Bạn muốn thoát khỏi người bạn đời nhưng bạn lại nhận ra người bạn đời không còn ở bên cạnh bạn. Bạn hoàn toàn đơn độc.

Ngọn tháp xuất hiện như một ngôi đền cũ, hoặc giống như một ngôi nhà nghỉ hay một lâu đài nhỏ.

Ngọn tháp như được che kín bởi dây thường xuân và  hoa hồng thân leo. Trông nó thật cổ kính, dù nhiều chỗ có dấu hiệu được nâng cấp hoặc xây mới hoàn toàn. Khi đi dạo xung quanh tòa lâu đài, bạn kinh ngạc khi phát hiện ra nó có đến chín cửa lớn.

Điều này khiến bạn hết sức tò mò. Cánh cửa đầu tiên mà bạn muốn mở ra đã bị khóa. Cánh cửa tiếp theo chỉ hé mở như một khe nứt. Sau khi xem xét cả chín cánh cửa, bạn phát hiện ra rằng chúng rất khác biệt nhau. Tuy nhiên, một trong những cánh cửa đó mở rộng hơn những cánh còn lại. Bạn cẩn thận đặt tay lên cánh cửa ấy và mở nó ra, dễ dàng và chẳng gây ra tiếng động nào. 

Bên trong ngọn tháp rất tối nên bạn cần một ít thời gian để thích nghi với nó. Rồi bạn nhìn lên và gần như quên cả việc hít thở. 

Bầu trời như được uốn hình cánh cung trên đầu bạn, lung linh những vì sao. Tuy nhiên, nó không giống như điều mà bạn nhìn thấy ở cõi trần. Bạn nghĩ rằng hẳn trong không gian, mọi thứ phải trông như thế này. Lúc đó, bạn cảm thấy mình không còn đứng nữa: bạn đã không còn trọng lượng và đang trôi bềnh bồng. Không gian bên trong của ngọn tháp rộng bao la và sâu hun hút. Khi vươn cánh tay mình ra, bạn bất ngờ nhận ra rằng tất cả các ngôi sao trong không gian vô tận chính là bạn.

Bạn nhìn xuống và phát hiện ra một khối pha lêkhổng lồ phía dưới. Đường đi xuống thật dài; đến mứckhông thể diễn tả được. Bạn đang trôi dần về phía nó (hay nó đang đi lên về phía bạn?) và đến lúc bạn gần như chạm được vào nó.

Một lần nữa, một ý nghĩ khác lại lóe lên trong đầu bạn: đó chính là tôi. Nó có màu sắc, hình dạng, ánh sáng, nhiệt độ và vẻ đẹp của bạn. Dù hiện giờ trông bạn vẫn chưa giống nó nhưng dần dà, bạn đã trở nên giống như nó. Và bạn biết rằng mình đang ở trạm dừng cuối nhưng vẫn chưa đến đích. Nhưng bạn đã nhìn thấy nó, dù vẫn không được phép chạm hay sở hữu nó.

Bạn cẩn trọng cảm nhận phía sau mình và thấy có một cánh cửa. Bạn nắm chặt lấy tay nắm cửa và cảm thấy rất vui khi cảm nhận được nó. Bạn quay lưng bước ra ngoài. Nhưng bạn không ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài và cũng không nhìn lại ngọn tháp. Bạn chỉ nhìn vào cánh cửa với lòng biết ơn sâu sắc.

Mục tiêu đơn giản hóa ở tầng 7 : Học cách thấu hiểu bản thân nhiều hơn và tiến đến mục đích của đời mình. 

Ngọn tháp ở đỉnh cao nhất chính là cái “Tôi” của bạn, cá tính của bạn. Nó được xây dựng, thay đổi và cấu trúc lại mỗi năm và thậm chí là mỗi ngày trong cuộc đời bạn.

Những gì bạn đã thấy ở bên trong bản thân mình vượt ra khỏi “cái Tôi” cá nhân của bạn. Nó sẽ được tìm thấy trong phần cốt lõi nhất, nơi bạn được kết nối một cách độc đáo với các thực thể khác và với tất cả các tạo vật. Và nó được gọi là “bản ngã”.

Nó cung cấp nguồn năng lượng cho cuộc sống của bạn. Nguồn năng lượng này (chỉ có thể được miêu tả thông qua các hình ảnh ẩn dụ và các biểu tượng) nuôi dưỡng mục đích sống của bạn, điều mà chúng tôi đã mô tả bằng hình ảnh khối pha lê.

BÍ QUYẾT 30:  KHÁM PHÁ MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA BẠN

Trên đời này chẳng ai chỉ đơn thuần tồn tại. Mỗi người chúng ta đều có một mục đích riêng. Nhưng cuộc sống có hàng ngàn thứ chi phối khiến cho ta có lúc sao nhãng mục đích của mình. Tuy nhiên, khi đã đơn giản hóa cuộc sống của mình, hơn về mục đích đó. Mỗi người, thậm chí cả những người có cuộc sống tẻ nhạt, hỗn độn hoặc khốn nghĩa là bạn đã nhận thức rõ ràng khổ nhất, cũng đều có một mục đích sống của riêng họ.

Nó được nuôi dưỡng bởi bốn nguồn năng lượng:


1. Bản thân cuộc sống: Bạn sinh ra để giữ cho cuộc sống tiếp diễn. Về mặt sinh học, điều này có ý nghĩa là bạn sinh con đẻ cái hoặc bảo vệ cuộc sống của những người khác theo một cách nào đấy. Việc này tự nó diễn ra. Chẳng ai chỉ đơn thuần sống vì mình. Thậm chí, cả người vị kỷ nhất cũng có một vai trò nhất định trong cấu trúc vĩ đại của cuộc sống.

Lòng tôn kính cơ bản đối với cuộc sống là điều mà mỗi người đều có thể cảm nhận được. Vấn đề là chúng ta không diễn giải nó một cách đúng đắn nên ta tìm kiếm nó theo đường vòng: trong tình yêu thương dành cho loài vật, niềm say mê âm nhạc hoặc trong niềm tin kỳ lạ là thế giới sẽ có ngày tận thế. Việc khám phá ra rằng mục đích sống của mình là để duy trì sự sống là điều rất quan trọng.

2. Mong muốn của cha mẹ:  Mong ước của bố mẹ gián tiếp định hướng cuộc sống của bạn, giống như một thông điệp được gửi đến cho bạn trong một phong bì niêm kín, chỉ được mở ra sau vài thập kỷ. Chẳng hạn, một đứa con phải: 
• Nối dõi tông đường (thường là trách nhiệm của người con trưởng)

• Hòa giải những bất đồng giữa hai bên gia đình nội, ngoại

• Hàn gắn mối quan hệ tan vỡ của cha mẹ


• Bù đắp cho những mất mát trước kia của cha mẹ


• Hoàn thành mục tiêu còn dang dở của cha mẹ (có thể là gây dựng một công ty làm ăn phát đạt)


• Làm cho cha mẹ hạnh phúc bằng sự hiện diện của mình.

Đôi khi, cha mẹ thường có một ngụ ý nào đó (dù là vô thức) khi đặt tên hoặc gọi tên con ở nhà. Việc khám phá ý nghĩa của những cái tên đó là điều rất đáng làm.

Một người phụ nữ tên Irene (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòa bình”) nhận ra rằng cô được sinh ra để mang lại hòa bình cho một gia đình bất hòa. Hoặc một cậu con trai được đặt theo tên của một nhân vật nổi tiếng nào đó. Cậu bé phải mất một thời gian dài mới thoát khỏi những kỳ vọng vô lý của cha mẹ để có thể sống cuộc đời của chính mình.

3. Tài năng và điểm yếu của bạn: Phương hướng của cuộc đời bạn cũng có thể xuất hiện từ những gì bạn làm tốt và thích làm. Năng lực không phải là thứ sẵn có mà nó cần phải được bạn phát triển.


Ví dụ, nếu thuộc tạng người yếu ớt, bạn phải phát triển những khả năng khác của bản thân để có thể cạnh tranh được với những người khác. Chính những điểm mạnh và điểm yếu của bạn tạo nên bản sắc của riêng bạn.

4. Giấc mơ của đời bạn: Mỗi người đều có một giấc mơ, một khát khao riêng. Điều đáng nói là hầu hết mọi người đều để thất lạc giấc mơ của đời mình. Họ không tin tưởng vào nó. Họ buông bỏ nó bởi vì tin theo lời của những người xung quanh rằng họ phải làm như vậy.

Giai đoạn cuối cùng của con đường đơn giản hóa đặc biệt bàn về việc tìm lại giấc mơ này và từ đó tìm ra mục đích sống của chính bạn. Không ai có thể cho bạn một mục đích sống, từ cha mẹ, người bạn đời, con cái, hay thậm chí là tôn giáo của bạn cũng vậy. Bạn phải tự khám phá ra nó trong chính con người mình. Nó có thể giống với mong muốn của cha mẹ hay người bạn đời của bạn, hoặc cũng có thể nó giống với các nguyên tắc mà bạn tin tưởng. Tuy nhiên, bạn nên tỏ ra ngờ vực đối với những mục đích không làm lóe lên trong bạn bất cứ tiếng vang hay sự hăng hái nào. 


    BÍ QUYẾT 31: PHÁT HUY CÁC THẾ MẠNH
 
Một trong những bài giảng chủ đạo của nhà huấn luyện chiến lược Wolfgang Mewes đó là, những ai biết tập trung vào điểm mạnh của mình có thể tạm thời phớt lờ các điểm yếu khác. Rất nhiều người tin rằng họ phải chiến đấu chống lại các điểm yếu của bản thân nếu muốn đạt được thành công. Điều này thật vô lý vì hai nguyên nhân sau. Thứ nhất, bạn mãi mãi chỉ ở mức bình bình nếu cứ phớt lờ điểm mạnh của mình. Thứ hai, động lực làm việc của bạn chắc chắn sẽ giảm sút nếu bạn chỉ tập trung vào điểm yếu.

Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh đặc biệt của mình: năng khiếu bẩm sinh, kinh nghiệm cùng các bí quyết độc đáo, riêng biệt. Những thế mạnh đặc biệt này cũng bao gồm các mục tiêu, lý tưởng, hình mẫu và tầm nhìn. Chúng điều khiển sự phát triển của bạn (một cách ý thức hoặc vô ý thức) theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Những điểm mạnh của một người càng rõ bao nhiêu thì các điểm yếu của họ sẽ lớn bấy nhiêu. Tuy nhiên, điều đáng nói là chúng ta được dạy dỗ rằng hãy đương đầu với những điều mình không giỏi hoặc không muốn. Và rõ ràng là chúng ta sẽ chẳng bao giờ làm tốt được những công việc thuộc về điểm yếu của mình.


Mười điểm mạnh của tôi

Hãy viết ra mười khả năng tuyệt vời nhất của bạn, theo quan điểm của cá nhân bạn lẫn của những người xung quanh.

1. __________________________________________
2. __________________________________________
3. __________________________________________
4. __________________________________________
5. __________________________________________
6. __________________________________________
7. __________________________________________
8. __________________________________________
9. __________________________________________
10. __________________________________________

Tiếp theo, hãy đánh dấu X vào ba khả năng mà bạn cho là quan trọng nhất. Đây là những nhiệm vụ chính của bạn. Bạn sẽ tập trung vào những điểm mạnh này để đơn giản hóa hình tượng bản thân mình.

Nếu bạn thấy việc xác định ba khả năng nổi bật nhất của mình là quá khó khăn thì hãy tiếp cận vấn đề theo cách khác: Hãy đặt dấu ngoặc đơn vào những điểm bạn cho là ít quan trọng. Và cuối cùng, ba khả năng thật sự của bạn sẽ xuất hiện.


Các nhiệm vụ chính yếu trong công việc và cuộc sống riêng tư của tôi

Hãy hỏi bản thân những câu hỏi sau:

Giờ đây, tôi cần làm gì trong công việc và cuộc sống riêng tư của mình để đạt được hạnh phúc và thành công theo quan điểm của tôi? Hãy viết ra năm nhiệm vụ mà bạn cảm thấy cần được ưu tiên:

1. ___________________________________________

2. ___________________________________________

3. ___________________________________________

4. ___________________________________________

5. ___________________________________________

Trong năm nhiệm vụ trên, hãy đánh dấu X vào nhiệm vụ mà bạn đánh giá là quan trọng nhất.

Hãy tự hỏi: “Điều gì sẽ giúp tôi nhanh chóng đạt được hạnh phúc và thành công theo quan điểm của tôi?”.

Bên cạnh mỗi công việc, hãy viết ra khoảng thời gian mà bạn cần để hoàn tất nó. Hãy tự hỏi:Tôi muốn tập trung vào những công việc nào trong vòng sáu tháng tới?”.

Hãy hoạch định nhiệm vụ chính yếu của mình sao cho bạn có thể tối thiểu hóa khoảng cách giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Hãy kết hợp cả hai lĩnh vực đó và cố gắng cân bằng chúng. Hãy hài lòng với những điểm mạnh của mình và sử dụng chúng để hoàn thành nhiệm vụ mà bạn đã viết ra, với chất lượng tuyệt vời hơn so với những gì bạn từng tưởng tượng.

  BÍ QUYẾT 32:  LÀM CHO LƯƠNG TÂM THANH THẢN

Tội lỗi và lương tâm là những sản phẩm quan trọng trong quá trình phát triển của con người. Chúng thật sự cần thiết cho sự chung sống hòa bình của chúng ta. Thử nghĩ xem, xã hội sẽ như thế nào nếu tất cả mọi người đều sống vô lương tâm, không hề biết nghĩ đến người khác. Nhưng điều chủ yếu được bàn đến ở đây chính là việc những người luôn cảm thấy tội lỗi về tất cả mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống, chẳng hạn như khi họ chi xài vài đô-la cho một thú tiêu khiển nào đấy, khi chưa làm việc đủ nhiều, khi những người xung quanh ngã bệnh hoặc khi họ từ chối một lời yêu cầu.

Nếu bạn là người như thế, thì những lời khuyên đơn giản hóa sau đây có thể giúp bạn đương đầu với cảm giác tội lỗi bị cường điệu quá mức và không lành mạnh đó.

Xác định vị quan tòa nhỏ của mình 

Rất nhiều người phải chịu đựng cảm giác tội lỗi quá mức khi luôn cảm thấy có một hoặc hai vị quan tòa ngồi trên vai bảo với họ cái gì đúng, cái gì sai. Đó có thể là tiếng nói của cha mẹ, người thân, anh chị em hoặc một người nào đó đã từng phán xét họ khi họ còn bé. Hãy nhìn kỹ những vị quan tòa ấy và tìm xem giọng của ai đang nói với bạn. Sau đó, hãy nói chuyện với vị quan tòa ấy và bảo với họ rằng giờ bạn đã đủ lớn để lắng nghe chính mình.

Dù cho rằng mình đã trưởng thành nhưng nhiều người vẫn để cho các vị quan tòa chiếm vị trí rất lớn trong nội tâm mình. Trong khi đó, đích đến của sự trưởng thành chính là sự độc lập với tiếng nói của người khác. Đó chính là sự tự chủ, lắng nghe các giá trị nội tại và những nguyên tắc chỉ đạo của chính bản thân mình.

Nếu vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng của các vị quan tòa đó thì hãy dùng tay phủi họ xuống khỏi vai bạn. Nghi thức này giúp bạn phân biệt được sự phán xét của chính mình với một sự phán xét đến từ bên ngoài.

Hãy để các vị quan tòa của bạn nghỉ ngơi 

Những người luôn cảm thấy tội lỗi thường làm việc đến kiệt sức mà vẫn không thấy lòng thanh thản. Chính vì thế, hãy nghỉ tay trước khi bạn rơi vào tình trạng đó. Hãy tự nhủ với bản thân rằng bạn đã làm hết khả năng của mình. Hãy tưởng tượng cảm giác tội lỗi của mình lại là các vị quan tòa. Hãy đặt họ vào giường và nói với họ rằng: “Dù tôi có làm việc như nô lệ thêm ba tiếng đồng hồ nữa thì các vị cũng vẫn không thỏa mãn. Vậy nên tôi sẽ nghỉ tay ngay bây giờ để có thể tươi tỉnh vào ngày mai”. Và sau đó, bạn cũng hãy đi ngủ.

Hãy kiên trì

Những người luôn cảm thấy tội lỗi thường sống lẻ loi trong một số hoàn cảnh. Chẳng hạn, họ có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng chẳng bao giờ chia sẻ điều ấy với bạn bè, đồng nghiệp; hay dù làm việc trong môi trường căng thẳng nhưng họ cũng chẳng đề cập đến nó khi ở nhà. Lúc ở nhà, họ nghe thấy các vị quan tòa của mình bảo rằng: “Đừng lãng phí sức lực vào cuộc sống riêng tư nữa. Hãy nghĩ đến công ty nhiều hơn!”. Và khi đi làm, các vị quan tòa ấy lại thúc giục họ hoàn tất công việc và về nhà đúng giờ.

Hãy kết thúc sự giằng xé cực đoan đó. Hãy ủng hộ những điểm yếu của bạn. Khi ở nhà, hãy nói ra những cảm nhận của bạn về công việc. Khi đi làm, hãy nói về những khó khăn của bạn ở nhà. Việc này có thể mang đến cho bạn và những người xung quanh cảm giác thanh thản, với điều kiện nó không bị biến thành việc ngồi lê đôi mách.

Hãy chấp nhận cái bóng tăm tối 

Đôi khi, những người phải chịu đựng cảm giác tội lỗi cảm thấy họ cần phải chiến thắng mọi điều xấu xa trong môi trường sống của mình. Theo đó, họ đã tự tạo căng thẳng cho mình. Hãy tưởng tượng mọi việc làm tốt đẹp của bạn đều tạo ra một cái bóng và bạn không thể nào ngăn cản điều đó.

Hãy tìm một người đáng tin cậy 

Hãy tìm một người nào đó mà bạn có thể tâm sự về những vị quan tòa của mình - một người chỉ đơn thuần  lắng nghe mà không đưa ra bất kỳ lời khuyên bảo nào. Đó có thể là một người bạn, một nhà tâm lý hay một đức cha.

Nếu bạn không thể chia sẻ với người khác về những nỗi lo lắng của mình, nghĩa là bạn cảm thấy xấu hổ về chúng. Tuy nhiên, bạn không cần phải cảm thấy như thế bởi nó thuộc về con người bạn. Hãy cởi mở với ít nhất là một người mà bạn tin tưởng. Đừng nói: “Ồ, tôi chẳng có giá trị gì”. Trong khi đó, nếu bộc lộ bản thân nhiều hơn, bạn sẽ thể hiện cho người khác thấy được những sắc thái đa dạng và thú vị của bạn hơn.

Hãy nghĩ xa

Hãy tưởng tượng đến con cháu của bạn và rằng chúng cũng sẽ có cùng cảm giác tội lỗi như bạn hiện có. Đây là một sự thật đã được chứng minh. Bạn có thể bảo vệ chúng khỏi những trải nghiệm ấy bằng cách lưu ý đến những điều được đề cập ở trên. Nếu bạn không làm việc này cho bản thân, thì cũng hãy làm nó vì con cháu của mình.

             BÍ QUYẾT 33:  THẤU HIỂU BẢN THÂN

Mô hình chín đỉnh – trả lời cho câu hỏi  “Tôi là ai?”


Chúng ta luôn gặp những vấn đề giống nhau, lặp lại những lỗi lầm như nhau và rơi vào cùng một hoàn cảnh. Nếu xác định được những khó khăn thật sự của mình, ta có thể tìm ra chiến lược đối phó với chúng hiệu quả nhất.

Đó chính là chức năng của mô hình cá tính này – một mô hình chín đỉnh. Nó xác định khuôn mẫu ứng xử của bạn và tạo ra ba điều cơ bản sau:

1. Mỗi người có một quan điểm sống: Mỗi người đều có quan điểm riêng về sự thành công và viên mãn trong cuộc sống. Chúng ta tập trung năng lượng và phát triển các kỹ năng tương ứng với nó. Trên nguyên tắc, có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu quan điểm sống. Tuy nhiên, các quan điểm ấy có thể được phân chia thành chín loại – tương đương với mô hình chín đỉnh.

2. Không ai là hoàn hảo: Như đã nói, điều quan trọng là bạn nên tập trung phát triển các thế mạnh thay vì mù quáng đầu hàng những điểm yếu của mình. Sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn xác định được khuôn mẫu mô hình chín đỉnh của mình, bởi khi đó, bạn sẽ kinh ngạc khi nhận ra rằng chính những điểm yếu lớn nhất lại ẩn chứa điểm mạnh của bạn.

Quan điểm sống của bạn tựa như một đồng xu hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mọi việc đều có hai mặt đi liền với nhau. Mô hình chín đỉnh động viên bạn phát triển những mặt tích cực và cố gắng kiểm soát các mặt tiêu cực. Nó chẳng hề yêu cầu bạn phải trở thành một người khác. Nó cũng không đòi hỏi những phép màu để bạn trở thành một người hoàn hảo. Sai sót và nhược điểm chính là những điều khiến con người có giá trị và nhân văn.

3. Mỗi loại đều có giá trị ngang nhau: Bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn khi phát triển được những điểm mạnh của mình, chứ không phải trở thành một người khác. Điều này đặc biệt hữu ích và nó giúp giảm thiểu căng thẳng trong các mối quan hệ của bạn. Dù nhiều hay ít và có ý thức hay vô ý thức, mọi người đều muốn người yêu của mình phải suy nghĩ, cảm nhận và hành động giống như mình. Mô hình chín đỉnh giúp bạn hiểu rằng cả hai sống trong hai thực tế khác nhau. 


Bài kiểm tra nhỏ về mô hình chín đỉnh

Làm thế nào để làm bài kiểm tra

Hãy thoải mái điền vào bảng câu hỏi dưới đây. Hãy tập trung vào “mặt riêng tư của bạn”. Nếu đang hoặc đã từng đi  làm, bạn có thể làm bài kiểm tra này lần thứ hai. Có thể thông qua đó, bạn sẽ khám phá ra điều gì đấy về tính cách chuyên môn của mình.

Hãy cho mình 0, 1, hoặc 2 điểm: 


Nếu câu phát biểu chỉ đúng một nửa đối với bạn, hãy viết số 1 bên cạnh mẫu tự tương ứng trong bảng ghi điểm. 

Nếu câu phát biểu là hoàn toàn đúng, hãy cho mình 2 điểm. 

Nếu câu phát biểu không đúng, hãy viết số 0 vào đó.

Bài kiểm tra



1. Tôi xem trọng ngoại hình và thành công    f

2. Đôi khi những người xung quanh nghĩ rằng tôi là người khó thể tiếp cận, tính khí thất thường và không thực tế    g

3. Các mối quan hệ là rất quan trọng đối với tôi và tôi đầu tư nhiều tình cảm, thời gian, tiền bạc vào chúng     e


4. Tôi nổi giận khi người khác không cố gắng và không nghiêm túc làm việc     d


5. Tôi thấy thật khó khăn khi phải yêu cầu một điều gì đấy hoặc từ chối yêu cầu của người khác      e


6. Việc cạnh tranh với người khác tạo động lực cho tôi     f


7. Tôi thấy đau lòng khi nhìn người khác khổ sở      e


8. Sự khinh thị của người khác khiến tôi bị tổn thương sâu sắc     g


9. Tôi liên tục hoàn thiện bản thân và cũng thích cải thiện người khác       d


10. Tôi luôn cẩn thận và chính xác trong cả những việc không quan trọng          d


11. Tôi kiên cường, mạnh mẽ và khả năng chịu đựng của tôi rất cao             b

12. Tôi đã được đào tạo để dẫn đầu, nắm quyền lực và tạo nên sự ảnh hưởng          b


13. Tôi luôn thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình, không cần biết nó có hợp với người khác hay không      b


 14. Tôi là người nồng nhiệt và nhạy cảm       b


 15. Tôi thích ở bên những người quan trọng      e


 16. Tôi thích ở một mình và thường rút lui khỏi đám đông  h


 17. Tôi hay giúp đỡ người khác và rất nhã nhặn    c


 18. Tôi thích ở với người khác hơn là ở một mình    e


 19. Đôi khi, tôi muốn buông xuôi và phó mặc mọi chuyện  
c

 20. Tôi là một người lý trí, tiết kiệm và đúng giờ      d


 21. Tôi mau lẹ, giỏi hùng biện và duyên dáng      f


 22. Tôi rất nhạy cảm và thường tin cậy vào cảm giác của mình       g


 23. Tôi là người đa tài và thường làm nhiều việc cùng một lúc        a


 24. Tôi là người nhiệt tâm và rất có tinh thần tập thể      i


 25. Tôi là người bảo thủ và coi trọng sự riêng tư của mình h


 26. Thỉnh thoảng tôi cũng bẻ cong sự thật đôi chút    f


 27. Tôi cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn    c


 28. Tôi cần một khoảng thời gian nhất định trước khi bắt đầu một công việc; và trong thời gian đó, tôi lại loay hoay với những thứ chẳng có gì quan trọng         c


 29. Tôi cần có thời gian để ra quyết định và tin tưởng vào nó       i


 30. Tôi thích lột mặt nạ những kẻ hay phô trương, không xứng đáng, không thành thật       b


 31. Tôi thích thể hiện bản thân qua những biểu tượng mang tính nghệ thuật        g


32. Tôi cảm thấy thật thú vị khi tiếp tục phát triển những ý tưởng mới           a


 33. Tôi luôn thấu cảm những vấn đề của người khác     e


 34. Tôi thích gắn bó với thiên nhiên, cũng như với những người khác        c


 35. Tôi rất khó chịu khi phải chia sẻ thời gian, tiền bạc hoặc khi phải ở bên cạnh người khác         h


 36. Tôi thích tận hưởng cuộc sống, nhưng lại thường tận hưởng quá mức          a


 37. Tôi cảm thấy liên tục bị nội tâm của mình giám sát và chỉ trích              d


 38. Tôi là người tự tin và sự tự tin ấy truyền sang cả những người xung quanh       f


 39. Tôi có một trực giác rất nhạy với các mâu thuẫn và tôi luôn tìm kiếm động lực phía sau những gì người khác nói hoặc làm              i


40. Không phải lúc nào tôi cũng có trực giác đúng về người khác           b


41. Tôi thường có cảm giác mình phải đè nén bản thân và không thể bộc lộ hết sức sống của mình bởi vì người khác không chấp nhận nó        b


 42. Tôi kìm nén cảm giác của mình và không giỏi diễn đạt chúng bằng lời            h


43. Tôi có thể hy sinh mọi thứ cho người khác      a


44. Trong trường hợp nguy cấp, tôi có thể tỉnh táo nhìn nhận mọi việc và hành động dũng cảm, khôn ngoan     i


45. Tôi nhận thấy việc nói ra những điều tôi không muốn dễ dàng hơn nhiều so với nói về những điều tôi thật sự muốn c


46. Tôi có thể điều chỉnh hình tượng của mình theo thị hiếu    f


 47. Tôi có thể đặt mình vào vị trí của nhiều người và thấu hiểu được tất cả họ      c


48. Tôi có thể nhanh chóng hăng say với một việc gì đấy và tìm ra điều tốt đẹp ở trong đó       a


49. Có những giai đoạn tôi cảm thấy u sầu và gần như suy sụp           g


50. Tôi đánh giá cao khả năng sắp xếp cuộc sống, đồ đạc và công việc của bản thân theo cách thức riêng biệt     g


51. Tôi thích thành công và không muốn bị ai nhắc nhở về thất bại        f


52. Tôi giải quyết các vấn đề bằng cách suy ngẫm về chúng thật cẩn thận       h


53. Tôi thích sự minh bạch và muốn biết rõ những điều tôi cần tuân thủ      i


54. Tôi thích những người tự nhiên, nhanh nhẹn và lạc quan         a


55. Tôi thích được nhìn nhận là người độc đáo        g


56. Tôi vun đắp mối quan hệ với những người có địa vị cao trong xã hội         f


57. Tôi thích nói về công việc hơn là về cảm xúc
58. Tôi thường tự co mình lại và trong lòng rất căng thẳng
59. Tôi hủy hoại thành công của chính mình bằng cách liên tục tự hỏi điều gì có thể diễn ra theo chiều hướng xấu
60. Tôi thích lên kế hoạch cho một tương lai tươi đẹp, nhưng tôi cảm nhận được những giới hạn của mình khi bắt tay vào thực hiện
61. Trong những giai đoạn căng thẳng và khủng hoảng, tôi bảo vệ bản thân bằng  cách tỏ ra thật bình tĩnh

62. Tôi khao khát được tự do và độc lập 
63. Tôi thường thèm muốn những gì người khác có 
64. Tôi đặt ra tiêu chuẩn rất cao và sống với những giá trị có nhiều ý nghĩa đối với tôi     
65. Tôi rộng rãi giúp đỡ những người yếu hơn mình
66. Khi phải đương đầu với những khó khăn, tôi thích ngồi chờ cho chúng tự qua đi hơn là tìm cách đối phó trực tiếp
67. Tôi thích ủng hộ người khác bằng cả tinh thần lẫn vật chất
68. Tôi luôn trung thành với gia đình, tôn giáo và công ty của mình
69. Tôi đánh giá người khác dựa trên mức độ đe dọa hoặc vô hại của họ đối với tôi
70. Tôi luôn tìm kiếm những khoảnh khắc đặc biệt và sâu sắc trong đời sống
71. Tôi thích ở cùng những người có cùng kiến thức về chuyên môn như mình 

72. Tôi luôn để người khác giữ thế chủ động 
73. Tôi vượt qua các ranh giới và phá bỏ các luật lệ khi tôi không hiểu chúng
74. Tôi cố gắng thấu hiểu những sự nối kết bị che giấu
75. Tôi có khả năng nhận biết được bằng trực giác cái gì đúng và cái gì sai
76. Tôi hiểu biết rộng và luôn gia tăng kiến thức của mình bằng cách đọc và quan sát mọi thứ kỹ lưỡng
77. Tôi tức giận và cáu bẳn khi không thể chứng minh mình đúng
78. Tôi mệt mỏi khi nghi ngờ bản thân và các nhà chức trách
79. Tôi muốn người khác cảm thấy như được ở nhà khi họ đến sống chỗ tôi
80. Tôi cảm nhận được nguy hiểm và các mối đe dọa sớm hơn những người khác
81. Tôi không thích mâu thuẫn và tranh chấp; tôi thích sự yên bình
82. Đôi khi tôi thấy mình lạc loài so với những người khác
83. Đôi khi tôi thấy tinh thần mình kiệt quệ vì những người xung quanh; và thế là tôi ngã bệnh
84. Tôi chỉ thể hiện sự mềm yếu của mình với những người tôi hoàn toàn tin tưởng
85. Tôi thấy nhàm chán trước các công việc nặng về trách nhiệm và lặp đi lặp lại
86. Tôi cảm thấy mệt mỏi trước những điều tiêu cực; vậy nên tôi nhấn mạnh mặt tích cực của sự việc và cố gắng làm cho mọi người vui vẻ
87. Nếu tôi không thể gần gũi với mọi người, tôi sẽ buồn bực vì cảm thấy mình bị khước từ và không phải là người quan trọng
88. Tôi không có thời gian giải trí bởi tôi có quá nhiều việc phải làm
89. Tôi đạt được những điều mà tôi đã quyết tâm
90. Khi cảm thấy bị quấy rối hoặc bị gây áp lực, tôi trở nên ngờ nghệch và chẳng còn thiết làm gì nữa
 

Bảng ghi điểm

Điểm số của bạn Số phân loại

a------------------------------------------------------ 7
b------------------------------------------------------ 8
c------------------------------------------------------ 9
d------------------------------------------------------ 1
e------------------------------------------------------ 2
f ------------------------------------------------------ 3
g ------------------------------------------------------4
h ------------------------------------------------------5
i ------------------------------------------------------ 6

 

Đánh giá

Giờ thì bạn đã có thể đọc được tiểu sử chín đỉnh của mình. Bạn càng có nhiều điểm ở loại nào thì tính cách của bạn càng giống với loại đó. Ví dụ, nếu bạn có hơn hai mươi điểm ở loại số 9 (mẫu tự c) và loại số 1 (mẫu tự d), nhưng ít hơn mười điểm đối với những loại khác, thì bạn nên đặc biệt chú ý đến phần mô tả của loại số Chín và số Một. Bạn đưa ra câu trả lời khẳng định nhiều nhất ở khuôn mẫu nào thì nó thể hiện những nét tính cách chủ đạo của bạn.

Bạn có thể xác nhận lại những ý tưởng ban đầu của mình bằng cách xem liệu điều nào sẽ liên quan đến bạn nếu những việc sau đây đúng:

1. Bạn đã đưa ra câu trả lời khẳng định đối với cả hai đỉnh nằm kề nhau (bên trái và bên phải) trên vòng tròn (ví dụ: nhiều điểm nhất cho đỉnh số Chín và cũng khá nhiều điểm cho đỉnh số Tám và số Một).

2. Tương tự, bạn đã đưa ra câu trả lời khẳng định với cả hai đặc điểm được nối với đặc điểm của chính bạn bằng các đường thẳng nằm trong vòng tròn (ví dụ: nhiều điểm nhất cho đỉnh số Năm và cũng khá nhiều điểm cho đỉnh số Tám và số Bảy).

3. Hãy nhờ một người hiểu rõ về bạn hoàn tất bảng câu hỏi trên. Người đó phải trả lời các câu hỏi từ quan điểm “Đây là điều tôi nghĩ chính là phản ứng của anh”. Điều này sẽ đưa ra những thông tin giá trị giúp bạn hiểu rõ tính cách của mình và nó có thể là đề tài cho một cuộc thảo luận thật thú vị.

Việc định hướng sử dụng ba tâm điểm Chín loại của mô hình chín đỉnh có thể được chia thành ba vùng: bụng, ngực và đầu. Ba vùng trung tâm này có tương quan khá lớn với ba vùng trong bộ não của con người.

Sau khi được đơn giản hóa, bộ não con người bao gồm ba lớp. Theo trật tự xuất hiện của chúng qua quá trình tiến hóa, bạn có thể phân biệt giữa não bộ trung tâm (từ giai đoạn bò sát), não bộ trung gian (của các loài thú có vú nguyên thủy) và não bộ hoàn thiện (của các loài thú có vú hiện nay). Cấu trúc của ba vùng khác biệt nhau nhưng việc phân chia này được chứng minh là rất hữu ích đối với việc giải thích tính cách của mỗi người.

Đừng để các mô tả khiến bạn nghĩ rằng bộ não trung tâm là phần thô sơ. “Bộ não ở giai đoạn bò sát” của con người cao cấp hơn rất nhiều so với bộ não của các loài bò sát thật. Cả ba cấu trúc này cùng làm việc với nhau như một tổng thể không thể tách rời. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mỗi người trông cậy vào một phần nhất định trong não bộ của mình nhiều hơn những phần khác. Điều này có thể là do di truyền hoặc do kinh nghiệm. Nhìn chung, tính cách cá nhân của mỗi người (tức là “con số” của mô hình chín đỉnh) xuất hiện vào tuổi trưởng thành, tức là khoảng hai mươi tuổi.

Trung tâm bụng (loại số Tám, Chín và Một)

Những người thuộc ba loại này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hoạt động trong não bộ trung tâm của họ. Vùng già nhất của não bộ này đảm bảo cho các nhu cầu chính yếu của chúng ta: bản năng sinh tồn và bảo tồn nòi giống.

Chính vì thế, nó quyết định thức ăn, nơi ở, địa vị trong cộng đồng và hoạt động tính dục của chúng ta. Não bộ trung tâm đưa ra quyết định về bản năng và sự sinh tồn dựa trên những cảm nhận cơ bản của các giác quan: Chiến đấu hay bỏ chạy? Nó đưa ra quyết định này bằng “trực giác”.

Nếu bạn luôn cảm thấy oán giận khi gặp phải những tình huống mâu thuẫn, căng thẳng và cơn giận đó như nằm sâu trong lòng bạn, thì rất có thể bạn là người thuộc về “trung tâm bụng”.

Ba loại tính cách ở trung tâm bụng có một sự tự tin mạnh mẽ về cảm giác của não bộ trung tâm của chúng, quay ngược trở về thời kỳ bò sát. Từ sức mạnh nguyên thủy này, số Tám vẽ nên sức mạnh và sự thẳng thắn, số Chín là sự kiên trì và mãn nguyện, số Một là thái độ vô điều kiện và sự chính xác. Não bộ trung tâm có một phẩm chất rất đặc biệt. So với hai não bộ còn lại, nó cần rất ít dung lượng lưu trữ. Hầu hết các phản ứng đều “được kiểm soát bằng mạch điện điện tử”, không cần phải học hỏi và thử thách nên nó diễn ra rất nhanh.

Những người thuộc trung tâm bụng có khuynh hướng nhìn nhận mọi việc như là những vấn đề sống còn. Quan điểm sống của họ là: “Liệu tôi có đang làm chủ bản thân mình không?”. Nếu quyền tự chủ của mình đang bị đe dọa, họ sẽ bảo vệ nó bằng ba dạng giận dữ. Đối với số Tám, đó là cơn giận dễ bị khuấy động, chủ yếu hướng ra ngoài và không được kiểm soát. Đối với số Chín, đó là cơn giận “ngủ vùi” mà trong đó, sự công kích thể hiện qua việc từ chối và kháng cự. Đối với số Một, cơn giận chủ yếu hướng vào bên trong. Để hợp pháp hóa cơn giận của mình, họ tìm kiếm nguyên nhân và những người có trách nhiệm để đổ lỗi.

Cả ba loại này có cùng một nhận thức về sự thiếu công bằng và không chân thành. Khác với những loại còn lại của mô hình chín đỉnh, người có tính cách số Tám sẵn sàng đấu tranh cho những người bị đàn áp, số Chín sẽ làm trung gian hòa giải cho những bên đang đấu đá nhau, còn số Một sẽ luôn nỗ lực để cải thiện tình hình.

Theo quan điểm của não bộ trung tâm, cảm giác dịu dàng xuất hiện đồng nghĩa với việc họ mất khả năng kiểm soát. Trong những giai đoạn khủng hoảng, những người có tính cách thuộc trung tâm bụng có khuynh hướng nhìn nhận các mối quan hệ như một cuộc đọ sức tay đôi. Người số Tám hỏi: “Anh thấy em có hấp dẫn không?”; người số Chín hỏi: “Anh có đủ tốt đối với em không?”; còn người số Một thì luôn tra hỏi: “Anh có cùng chia sẻ hệ thống giá trị của em không?”. Nếu có vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ, người có tính cách thuộc trung tâm bụng sẽ đề nghị một cuộc chiến công bằng: “Hãy đến và giải quyết với tôi!”. Vấn đề ở đây là họ có khuynh hướng khẳng định bản thân bằng cách hạ thấp người khác.

Trung tâm ngực (loại số Hai, Ba và Bốn)

Não bộ trung gian của các loài thú có vú nguyên thủy (hệ thống limbic quanh não bộ trung tâm như một lớp vỏ bọc (trong tiếng La-tinh gọi là “limbus”) và chuyển đổi các phản ứng bản năng trực tiếp của não bộ này thành những phản ứng uyển chuyển hơn. Những hình ảnh trắng – đen đơn giản được thay thế và các cung bậc phức tạp hơn của cảm xúc xuất hiện cùng các thái cực đan xen giữa tốt và xấu, yêu và ghét, vui sướng và buồn khổ, hạnh phúc và giận dữ. Ở đây, năng khiếu thẩm mỹ, thứ mà mỗi cá nhân phải học hỏi theo những cách khác nhau, cũng dần thay đổi. Hệ thống limbic có đủ dung lượng để chứa đựng các kiến thức được tiếp thu từ việc học hỏi. Đây là nơi cư trú của mọi mối ràng buộc, giữa cha mẹ và con cái, tình thân gia đình, các mối quan hệ họ hàng, bộ tộc và xã hội. Đây cũng là nơi trú ngụ của mối ràng buộc yêu đương giữa nam và nữ.

Đương nhiên, trung tâm bụng và đầu cũng có thể sử dụng các chức năng xã hội của hệ thống limbic, nhưng trung tâm ngực vẫn chiếm ưu tiên hàng đầu. Hệ thống limbic liên kết giữa các chức năng não bộ bậc thấp và bậc cao của chúng ta. Đó là lý do tại sao những người chịu ảnh hưởng của trung tâm ngực thường cảm thấy cởi mở với thế giới xung quanh và dễ được người khác tiếp nhận hơn so với chiến binh đơn độc “đặt cái tôi lên hàng đầu” – những người chịu nhiều ảnh hưởng của trung tâm bụng hoặc trung tâm đầu.

Trong các tình huống xung đột và căng thẳng, những người thuộc trung tâm ngực có phản ứng như mẫu người thuộc trung tâm bụng, nhưng họ thường mô tả nó là trạng thái bị cảm xúc lấn át. Họ cảm thấy mình bị kéo theo hai hướng cùng lúc. Tình huống tranh chấp đánh thức sự mâu thuẫn của những tình cảm trong nội tâm họ, trái ngược với thông điệp rõ ràng mà mẫu người thuộc trung tâm bụng trải nghiệm.

Mẫu người thuộc trung tâm ngực có khuynh hướng nhìn nhận mọi việc như là những vấn đề thuộc về tình yêu và sự khổ đau. Chủ đề chính của họ là “Mối quan hệ giữa tôi với mọi người ra sao?”. Với mẫu người số Hai, câu hỏi này chủ yếu được đặt ra cho thế giới bên ngoài và thái độ của người khác. Đối với mẫu người số Ba, cảm xúc cá nhân đã “ngủ quên” nên họ bắt chước cảm giác của người khác một cách hiệu quả khi tình huống đòi hỏi. Mẫu người số Bốn tự hỏi: “Tôi cảm thấy thế nào?” và họ dễ dàng bị cảm giác của mình lấn át.

Nếu gặp vấn đề trong các mối quan hệ, mẫu người thuộc trung tâm ngực chấp nhận quan điểm một chiều và xem quan hệ đôi lứa như một cuộc tranh cãi: “Đừng đi! Anh có cảm nhận được sự hiện diện của em không? Anh nghĩ gì về em thế? Anh có thích em không?”. Mẫu người thuộc trung tâm ngực khao khát được đánh giá cao và được trân trọng. Vấn đề là họ coi cảm xúc của mình là tối thượng và thiếu tính khách quan. Và điều này có thể dẫn đến ảo tưởng và chứng tự cao tự đại.

Trung tâm đầu (Loại số Năm, Sáu và Bảy)

Kích thước của đại não lớn gấp năm lần kích thước của hai vùng bên dưới hợp lại. Đại não có chức năng điều khiển khả năng tư duy, các phản ứng quan sát, đánh giá ở các loài thú có vú nguyên thủy. Ngôn ngữ, khả năng đọc, quá trình sáng tạo, tính toán, hoạch định và suy nghĩvề sự tương đồng, tình yêu, tôn giáo, định mệnh và triết học..., tất cả đều diễn ra ở đây.

Đại não có thể thay đổi mạnh mẽ tổ chức của hai hệ thống phụ thuộc. Ví dụ, sự hình dung trong đại não có thể giúp chữa lành các chứng bệnh, làm dịu và viết lại ký ức cảm xúc. Bộ não mới của chúng ta được sử dụng một cách phung phí: nó hoạch định lại cấu trúc của não bộ trung tâm thêm lần nữa và “bản sao an toàn” này chỉ được sử dụng một phần nhỏ mà thôi. Tóm lại: Cả ba trung tâm đều hưởng lợi từ ơn phúc của đại não. Nhưng mẫu người thuộc trung tâm đầu thường thích khám phá đại não của họ hơn là trải nghiệm thế giới thực. Họ bị thế giới thu nhỏ trong nội tâm của mình thu hút và xem cuộc sống như một câu đố cần tìm ra lời giải.

Mẫu người thuộc trung tâm đầu thường bị nỗi sợ hãi chi phối. Đối với mẫu người số Năm, đây là nỗi sợ bên trong về sức mạnh khó hiểu từ chính những cảm giác mà họ muốn xóa bỏ. Mẫu người số Sáu cố gắng tách bản thân ra khỏi nỗi sợ hãi từ trong nội tâm và phản ánh nó ra thế giới bên ngoài. Mẫu người số Bảy phản chiếu hoàn toàn nỗi sợ hãi của mình ra thế giới bên ngoài và tập trung vào sự thay thế của các khả năng bên trong. Quan điểm chủ đạo của nhóm thuộc trung tâm đầu này là khoảng cách.

Câu hỏi chính yếu của họ là: “Tôi nghĩ gì về việc này?”. Điều này dẫn đến những biến đổi đa dạng. “Làm thế nào để tất cả những thứ này khớp với nhau? Liệu ở đây tôi có an toàn không? Điều gì sẽ định hướng cho tôi? Điều gì đằng sau nó?”.

Khi gặp tình huống khủng hoảng, mẫu người thuộc trung tâm đầu xem mối quan hệ là một bản độc tấu đôi. Trở thành thành viên của một đôi uyên ương là điều tuyệt vời nhất với họ, ít nhất là cho đến khi nào họ vẫn còn được độc lập. Vấn đề của mẫu người thuộc trung tâm đầu là việc họ tự rút lui vào vỏ ốc của chính mình, tránh xa thế giới bên ngoài đầy nguy hiểm, phiền toái và đau khổ. Chính cảm giác sợ hãi đã dẫn đến những hành vi bảo vệ, mà đối với người khác, nó chẳng những không hề đáng yêu mà còn gây tổn thương.

Việc định hướng sử dụng chín khuôn mẫu 


Dưới đây là lời giới thiệu ngắn gọn về chín khuôn mẫu của mô hình chín đỉnh. Khi vừa đọc nó, bạn sẽ nghĩ đến một người nào đấy ứng với từng khuôn mẫu một cách chính xác.

Đừng thất vọng nếu bạn không nhận ra bản thân mình đúng với loại khuôn mẫu nào. Hãy dành thời gian để tất cả những khái niệm ấy được yên vị trong tâm trí bạn và vài ngày sau, hãy đọc lại chúng thêm lần nữa. Trong hầu hết các trường hợp, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn vào lần thứ hai.

Số Một

Mẫu người số Một luôn cố gắng đạt được sự hoàn hảovà trọn vẹn, cả cho chính bản thân họ lẫn cho môi trường xung quanh (gia đình, hôn nhân và nghề nghiệp). Họ có một hệ thống giá trị cao siêu, luôn cố gắng giáo huấn người khác, cải tạo thế giới dựa trên hệ thống giá trị ấy.

Mẫu người này rất nghiêm nghị, sống vì công việc và thường không biết đón nhận niềm vui. Họ sẽ tỏ ra ngờ vực nếu mọi việc diễn ra quá suôn sẻ và dễ dàng, vì họ tin rằng bất kỳ điều gì cũng đều có giá của nó. Những sai phạm và sự hỗn độn khiến họ thấy căng thẳng, bất an. Điểm yếu của họ chính là sự giận dữ; một cơn cuồng nộ trong nội tâm thường được biểu hiện dưới dạng sự cứng đầu và bảo thủ. Thế mạnh của họ là sự kiên trì, nhẫn nại và điềm tĩnh.

Bạn có thể dễ dàng trò chuyện về những mục tiêu trong cuộc sống với người thuộc mẫu số Một vì họ có quan điểm rất cởi mở. Người số Một quan tâm đến chính trị, xã hội, tôn giáo và sự cải cách. Nhìn chung, mục đích sống của người số Một có thể được mô tả như sau: “Tôi muốn làm mới lại một điều gì đấy”. Mỗi mẫu người trong mô hình chín đỉnh liên hệ đến một đất nước tiêu biểu. Đối với số Một thì đó là Thụy Sĩ. Điều này không có nghĩa là toàn bộ dân số của Thụy Sĩ đều là những người số Một, mà đây được xem là thành phần cơ bản về tinh thần của đất nước này, nó là một hỗn hợp của sự hoàn hảo và cơn nóng giận sôi sục, kết hợp với một sự thiếu thốn nhất định về tính hài hước. Theo đó, vẻ bề ngoài nhất thiết phải hoàn hảo, trong khi mọi vấn đề về tội lỗi lại được tống khứ đi. Liệu có nguồn tiền ký gửi nào ở Thụy sĩ có nguồn gốc minh bạch? Đa phần chúng đều từ các nơi xa xôi, bên ngoài đất nước đổ vào.

Hình tượng cổ điển của mẫu người số Một là Chú chuột Mickey, luôn hăng hái làm việc đúng đắn. Những người thuộc loại số Một khác là Asterix và Doncamillo, cả hai đều có một người số Tám làm bạn đồng
hành (Obelix - Peppone)

Tranh biếm họa về mẫu người số Một là một nhà phê bình thích xoi mói đang khua môi múa mép, người chẳng có tài viết lách gì nhưng lại chuyên đi sửa lỗi của người khác để kiếm sống.

Số Hai

Mẫu người số Hai là hiện thân của sự hữu ích. Họ chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ, hành động nhân danh người khác và muốn mình được người khác cần đến. Họ ganh đua quyết liệt để giành được lòng tin và sự trân trọng thông qua những lời tán dương hay sự chú ý.

Điểm yếu của họ là lòng kiêu hãnh. Phía sau mục tiêu “hiện diện vì người khác” là niềm khao khát được nhận lời cảm ơn và được trở thành “người cần thiết”, một loại tự cao tự đại ở ngưỡng tiềm thức. Mẫu người số Hai có thể sẽ cố gắng gây sức ảnh hưởng thông qua đồng tiền: họ cho đi để người khác phải lệ thuộc mình.

Thế mạnh của họ là sự quan tâm đến người khác và sự khiêm nhường. Các cộng đồng thiện nguyện và tổ chức từ thiện sẽ khó bề hoạt động trơn tru nếu không có mẫu người số Hai tham gia và quán xuyến. Mục đích sống của mẫu người số Hai chính là sự gần gũi: “Tôi muốn cho đi và nhận lại tình yêu”.

Đất nước biểu tượng của mẫu người này là Italia, nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực và lòng hiếu khách. Cuộc sống ở Italia tập trung quanh gia đình, nơi mà chính thể chuyên chế mẫu hệ có vẻ là một tập quán cao quý.

Một ví dụ rất ấn tượng của mẫu người số Hai là người anh hùng trong phim “Bố già”. Ông là hiện thân cho bản chất tàn nhẫn của mẫu người số Hai: Ta làm tất cả cho ngươi, nhưng ta trông đợi ngươi đáp trả bằng sự biết ơn và lòng trung thành tuyệt đối. Trước đây, trong truyện tranh đã từng có hình tượng Sói con xấu xa - thật ra lại là một chú sói con tốt bụng, đã chiến đấu không mệt mỏi để bảo vệ ba chú lợn con khỏi nanh vuốt của sói bố xấu bụng.

Tranh biếm họa về mẫu người số Hai thường thể hiện một người phụ nữ có những đức tính của người mẹ (hình tượng nổi bật ấy của người phụ nữ từng đại diện cho mẫu người số Hai luôn nghĩ đến người khác) với dáng người hơi tròn trịa, người nấu nướng cho mọi người, không bao giờ quên sinh nhật của bất kỳ ai, người viết những lá thư đáng yêu và gói ghém những gói đồ cho đến khi kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Số Ba

Những mối quan tâm chính của mẫu người số Ba là thành tựu đạt được và thành công. Mẫu người số Ba rất thích cạnh tranh và luôn lạc quan nhìn thấy sự thành công ở phía trước. Đối với mẫu người này hiệu quả mọi việc là điều quan trọng, nói cách khác là cách họ đặt câu hỏi về chính mình: “Trông tôi thế nào?”. Tuy nhiên, về cơ bản mẫu người số Ba thể hiện rằng, sự thành công không phục vụ cho bản ngã, mà nó mang một chức năng xã hội. Mẫu người số Ba muốn có thành công và của cải nhằm đạt được sự công nhận của mọi người và mong kết giao thêm nhiều bạn bè.

Điểm yếu của họ là sự gian dối, không chỉ với người khác mà chủ yếu là với chính bản thân họ. Một người số Ba có thể thoải mái kể những câu chuyện họ tự chế ra hoặc thêm thắt về thành công của họ cho đến khi bản thân họ tin rằng đó là sự thật. Các mối quan hệ của mẫu người số Ba thường rơi vào bi kịch bởi vì không ai có được bạn bè chân thành dựa trên của cải vật chất cả.

Những điểm mạnh về tính cách của mẫu người số Ba là sự hăng hái, lạc quan, chiều sâu cảm xúc và khả năng chuyển ảo thành thực. Là thành viên trong một đội nhóm, người số Ba sẽ tìm ra giải pháp trong những tình huống khó khăn nhất và xoay xở để cổ động người khác. Vì lý do này mà mẫu người số Ba thường có chất của những thương nhân bẩm sinh.

Mục đích sống của mẫu người số Ba là để nhận ra những ảo tưởng trong đời thật và thực thi chúng từ bên trong: “Tôi muốn tạo nên một điều gì đấy”.

Đất nước biểu tượng của mẫu người số Ba chính là Hoa Kỳ - nhiều thành công, thành tựu, sự lạc quan, những tòa nhà chọc trời, kinh đô Hollywood. Dù là sự thật hay chỉ để phô trương, thì điều chính yếu vẫn là “Nó thật sự đóng một vai trò gì đấy”. Mặt trái của chủ nghĩa lạc quan Hoa Kỳ là khát khao được ở vị trí số một, nơi không có chỗ cho những kẻ thất bại. Một hình tượng tích cực về mẫu người số Ba trong văn chương là Robin Hood, người chuyên trộm cắp của nhà giàu chia cho dân nghèo. Chú vịt Donald cũng cho thấy rằng, người số Ba có thể thất bại hoàn toàn nhưng họ không bao giờ từ bỏ lý tưởng của mình.

Tranh biếm họa về mẫu người số Ba là một kẻ màu mè trên chiếc xe hào nhoáng - kẻ thường bô bô kể với mọi người về mức lương, căn nhà cũng những biểu tượng khác về địa vị của anh ta: “Vợ tôi, nhà tôi, xe hơi của tôi, du thuyền của tôi”.

Số Bốn

Những người số Bốn bị dẫn dắt bởi niềm khao khát của họ. Quan điểm sống của họ là cá tính – để trở nên thật đặc biệt so với xung quanh. Họ thường có cảm giác rất chính xác về tất cả những gì đẹp đẽ, tự nhiên và khác thường, nhưng họ cũng hết sức đau khổ khi biết rằng còn rất nhiều thứ mà họ không thể đạt được. Kết quả là họ có khuynh hướng trở nên quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Điểm yếu của họ là lòng đố kỵ, vì họ muốn bản thân mình phải đặc biệt và duy nhất, không ai có thể sánh bì. Mặt trái của việc trở nên khác biệt là họ luôn so sánh bản thân mình với người khác.

Thế mạnh của mẫu người số Bốn là có óc sáng tạo và khả năng nhận ra điểm đặc biệt ở người khác. Các phát minh trong khoa học và văn hóa thường được tạo ra bởi những người số Bốn, những người không sợ khác biệt và không e ngại tư duy theo hướng mới.

Mục đích sống của mẫu người số Bốn là để khôi phục lại sự độc đáo: “Tôi muốn tạo ra một điều gì đấy thật đặc biệt”.

Đất nước biểu tượng của mẫu người này là Pháp – Vive la différence! (tiếng Pháp: Sự khác biệt muôn năm!). Đất nước này mạnh mẽ phản đối lại công cuộc Hoa Kỳ hóa. Nó phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực văn hóa và có một nền ẩm thực thượng hạng so với các quốc gia khác. Bộ phim  “Death in Venice” (tạm dịch:  “Cái chết ở thành Venice”) miêu tả kết cục bi thảm của một nghệ sĩ yêu say đắm quá khứ. Đó là người mang đầy đủ những đặc điểm của mẫu người số Bốn.

Tranh biếm họa về mẫu người số Bốn là người họa sĩ sùng bái nước Pháp, người chỉ mặc mỗi quần áo màu đen và khăn quàng lụa màu tím. Căn phòng tăm tối của ông có những cành hồng héo úa, một tập thơ đang mở và cuốn nhật ký của chính ông.

Số Năm

Mẫu người số Năm rất trân trọng sự riêng tư và khép mình lại trước những nghĩa vụ hay yêu cầu từ thế giới bên ngoài. Họ tập hợp kiến thức, hệ thống hóa, giải thích và duy trì một khoảng cách về cảm xúc đối với các tình huống và những người xung quanh.

Điểm yếu của họ là tính bủn xỉn, không chỉ về tiền bạc, mà cả về sự tôn trọng đối với kiến thức và đặc biệt là đối với chính bản thân họ. Mẫu người số Năm không thích đầu tư cho bản thân thời gian, cảm xúc cùng nhiều thứ quý giá khác. Thế mạnh của mẫu người số Năm là sự khôn ngoan, tính khách quan và lòng hiếu khách.

Mục đích sống của mẫu người số Năm là để tìm hiểu trước các lĩnh vực chưa được khám phá: “Tôi muốn đi đến tận cùng các vấn đề”.

Đất nước biểu tượng của họ là Vương quốc Anh: từ vẻ đơn độc tráng lệ của quần đảo, các thủy thủ và các nhà khảo cổ học sưu tầm báu vật thuộc phần còn lại của thế giới. Các nhà cầm quyền của nước Anh luôn cố gắng giữ cho đất nước mình vừa giàu có, vừa phồn thịnh, thậm chí là bằng cách đi xâm lược.

Hình tượng văn học nổi tiếng nhất về mẫu người số Năm cũng là một người Anh - nhân vật Ebenezer Scrooge - hình mẫu của sự nhẫn tâm trong tiểu thuyết “Bài hát mừng Giáng Sinh” của Charles Dickens. Nhân vật hoạt hình Scrooge McDuck cũng thuộc mẫu người số Năm. Tranh biếm họa về mẫu người số Năm là một nhà khoa học mang kính (và có râu nếu là đàn ông), người luôn ẩn mình trong việc nghiên cứu cùng những cuốn sách và chiếc máy vi tính. Mẫu người số Năm cả thẹn này duy trì sự liên hệ với thế giới bên ngoài qua đường truyền Internet. Nếu một mẫu người số Năm quyết định rời khỏi nơi ẩn náu, tức là có chuyện gì đấy bất thường xảy ra.

Số Sáu

Mẫu người số Sáu rất trung thành, có tinh thần hợp tác, đáng tin cậy, tốt bụng, nhưng cũng rất cẩn trọng. Họ cố gắng bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm bằng cách có được sự ủng hộ của một thế lực nào đấy (mặc dù họ có thể chỉ trích nó). Họ có cảm nhận rất tốt về thứ bậc và luôn thích biết được vị trí của mình ở trên ai và dưới ai.

Mẫu người này thường thể hiện sự đoàn kết với những người yếu hơn họ hoặc những người thua cuộc. Điểm yếu của họ là sự sợ hãi. Trong các cuộc thảo luận, họ thường hỏi: “Nhưng liệu có nguy cơ là …?”. Họ tìm kiếm sự an toàn và cố gắng tránh gây ra sai sót ở bất cứ đâu có thể. Điều này cho thấy một phát hiện khá thú vị trong mô hình chín đỉnh rằng nỗi sợ hãi về cơ bản không phải thuộc phạm trù trái tim, mà lại thuộc về trung tâm não. Nỗi sợ hãi có nguồn gốc từ sự suy đoán về mối nguy hiểm có thể xảy ra. Trong những trường hợp cấp thiết, nó có thể lên đến đỉnh điểm khi họ nhìn nhận về thế giới như là một nơi đầy tranh chấp, bất an.

Thế mạnh của mẫu người số Sáu là uy tín, sự tin cậy và trên tất cả là lòng dũng cảm. Nếu một người số Sáu vượt qua được nỗi sợ hãi và sự thận trọng thì người đó sẽ trở thành người can đảm nhất. Người anh hùng quên mình vĩ đại trong các cuộc chiến và những tình huống khẩn cấp thường là mẫu người số Sáu. Mục đích sống của họ là mang đến sự đề phòng và cẩn trọng cho cộng đồng: “Tôi muốn tạo ra sự chắc chắn”.

Đất nước tượng trưng cho mẫu người số Sáu là Đức. Tính cần cù, can đảm, và gan dạ trong những lúc cần thiết là đặc tính của mẫu người số Sáu. Người Đức thoải mái nhất khi họ không dựa dẫm vào “nhà nước” hoặc các hệ thống an ninh khác. Họ sẽ mở ra những con đường mới trong sự độc lập và thống nhất. Hiện thân của mẫu người số Sáu là nhân vật Kevin Costner trong phim The Bodyguard (Vệ sĩ). Cương lĩnh của anh là “Không bao giờ thấy an toàn”. Anh có một cảm giác rất chính xác đối với các mối nguy hiểm và anh được sinh ra để cống hiến cho nhiệm vụ. Còn Woody Allen thì hầu như luôn thể hiện mẫu người số Sáu trong các vai diễn của anh, xuất sắc nhất là trong phim “Zelig”.

Tranh biếm họa về mẫu người số Sáu là một nhân vật nhút nhát, mặc đồ màu xám hoặc màu be, người không dám nhìn lâu vào mắt ai và gặp khó khăn trong việc kết thúc các cuộc chuyện trò. Anh ta chỉ thấy thoải mái khi sống một cuộc sống hai mặt và thích thể hiện ra là một con người hoàn toàn khác với mình.

Số Bảy

Mẫu người số Bảy rất lạc quan, hăng hái và nhanh nhẹn. Phương châm sống của họ là hạnh phúc. Họ tránh né thực tế để tập trung tiếp nhận những khả năng tích cực. Mẫu người số Bảy yêu thích sự ngông cuồng của sáng tạo. Họ muốn mọi người xung quanh cảm thấy toại nguyện nên gặp nhiều khó khăn trong việc nói “Không” và khó xác lập ranh giới rõ ràng với người khác.

Điểm yếu của họ là sự phung phí. “Càng nhiều càng tốt” là phương châm của họ; xã hội phồn thịnh là môi trường lý tưởng nhất đối với họ. Họ có khuynh hướng nuông chiều bản thân trong mọi thú vui: ăn quá nhiều, làm việc quá sức và cáng đáng nhiều việc đến nỗi chẳng còn chút hứng thú nào.

Thế mạnh của mẫu người số Bảy là sự vui vẻ và tư duy sáng tạo, mang tính lý luận, đi đôi với cảm nhận về những hành động thiết thực. Mục đích sống của mẫu người số Bảy là tận hưởng cuộc sống viên mãn và giúp đỡ những người khác được như thế: “Tôi muốn làm gia tăng những điều tốt đẹp trong cuộc sống”.

Người số Bảy nổi tiếng là Peter Pan, cậu bé không muốn trưởng thành và sống trong một thế giới mộng tưởng “Never Land”. Cậu bé có thể bay – giấc mơ ban sơ của một người số Bảy về việc đi tìm các giải pháp dễ dàng. Nhân vật truyện tranh Gladstone Gander cùng với sự may mắn vô biên của anh cũng lột tả một khía cạnh của mẫu người số Bảy.

Đất nước biểu tượng của mẫu người số Bảy là Ireland – với những khúc nhạc hân hoan, tiêu thụ lượng rượu cao ngất ngưởng và quen nói rằng “Việc ấy còn có thể tồi tệ hơn”. Ý nghĩ này đã giúp cho người Ireland chịu đựng được nghèo túng trong sự lạc quan đơn giản để rồi cuối
cùng, họ đã mở ra được con đường đến với sự kỳ diệu của nền kinh tế châu Âu trong thời gian gần đây.

Tranh biếm họa về mẫu người số Bảy là một nhân vật vui nhộn, khôi hài (thường xuất hiện với mái tóc xoăn của một đứa trẻ), người không thích bị bó buộc ở một vai trò nhất định nào. Anh ta xem cuộc sống là một bữa tiệc phong phú mà ở đó, anh ta có thể thoải mái lựa chọn theo ý mình, không có bất cứ giới hạn nào. Trong công việc cũng thế, anh ta luôn cần những thay đổi và những kích thích mới, nhưng lại chỉ cần nghỉ ngơi rất ít. Cuộc sống còn quá nhiều thứ để khám phá!

Số Tám

Phương châm sống của mẫu người số Tám là sức mạnh. Họ là người đầy năng lượng, thẳng thắn và dám đương đầu với mọi việc. Họ đòi hỏi sự tôn trọng bằng sự kiên định của mình, dù đôi lúc điều này có thể rất đáng sợ. Nhưng họ không giỏi lắm trong việc kỷ luật bản thân. Sự mạnh mẽ của họ ẩn chứa một điểm yếu nhất định. Sự chai sạn chính là điểm yếu của họ. Họ ít cảm nhận được rằng họ đã làm tổn thương người khác như thế nào khi vượt quá giới hạn.

Thế mạnh của họ là sự kiên cường và lành mạnh khi sử dụng quyền lực. Mẫu người số Tám có thể băng qua ngọn lửa bùng cháy để hoàn thành nhiệm vụ, chống lại hành vi thù địch với sức mạnh đáng kinh ngạc. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu vì công lý. Mục đích sống của họ là chấm dứt sự yếu đuối, sự đàn áp và tính chây ì: “Tôi muốn chiến đấu cho những điều tốt đẹp”.

Đất nước biểu tượng của mẫu người số Tám là Tây Ban Nha. Mẫu người số Tám muốn xem những trận đấu bò kịch tính. John Wayne trở thành một tượng đài đối với mẫu người số Tám qua những vai diễn của ông về hình tượng một nhà lãnh đạo khó tính, dạn dày sương gió, người luôn hiểu rõ các cuộc nổi dậy và luôn cứu lấy người của mình một cách đơn giản đến ấn tượng. Người số Tám có đầu óc đơn giản lý thú: anh ta chiến đấu chống lại kẻ xấu, bất chấp trật tự cao thấp, lễ nghĩa cũng như khả năng của mình.

Tranh biếm họa về mẫu người số Tám là một võ sĩ thân mình vạm vỡ, cổ to, vai rộng. Anh ta mặc áo ngắn tay cả trong mùa đông lạnh giá, coi thường thời tiết cũng như mọi kẻ thù của mình. Khi gặp một người nào đó lần đầu tiên, anh ta thích dò xét họ bằng một câu nói to: “Trông anh không được khỏe lắm!”. Vào lần gặp tiếp theo, anh ta sẽ chào người đó với một câu cởi mở hơn: “Trông bộ dạng anh rất ổn đấy!”. Sự thật rằng đây là một lời giao tiếp xuất phát từ con tim của anh ta.

Số Chín


Những mối quan tâm chính trong cuộc sống của mẫu người số Chín là hòa bình và sự thỏa mãn. Họ đánh giá cao sự hài hòa và sự an nhàn. Họ đã tạo nên các thói quen, nhưng lại là người đãng trí và chẳng làm gì cả.

Người số Chín rất yêu chuộng hòa bình và thông cảm với mọi thứ. Họ thấy rất khó khăn trong việc thể hiện quan điểm hoặc ra quyết định. Điểm yếu của người số Chín là sự lười biếng. Thế nên câu nói: “Nhưng tôi chẳng làm gì cả!” là lời biện hộ yêu thích nhất của họ.

Thế mạnh của họ là sự hòa giải, lập lại hòa bình và mang đến năng lượng. Một khi những người số Chín vượt khỏi giới hạn an nhàn của mình, họ có thể phát triển một nguồn năng lượng khổng lồ. Một số người số Chín có nhiều sở thích và luôn tìm kiếm những thử thách mới để thoát khỏi cảm giác chán chường. Mục đích sống của họ là tìm một môi trường hòa bình mà ở đó, ai cũng tìm được chỗ đứng của mình: “Tôi muốn hòa giải”. Baloo – chú gấu trong  Jungle Book (Quyển sách Rừng xanh) của hãng Disney, đã lột tả triết lý sống của mẫu người số Chín: hãy quên hết mọi nỗi lo lắng và tranh chấp của bạn!

Đất nước biểu tượng gần nhất của mẫu người này là Úc, đất nước đã mở rộng lãnh thổ của mình bằng chiến lược hôn nhân thuần hóa. Quán cà phê kiểu Áo, nơi mà bạn có thể ngồi cả ngày trước một tách cà phê đầy bọt, là nơi dành cho mẫu người số Chín. Một khu vực tượng trưng khác hơi xa một chút chính là châu Phi.

Tranh biếm họa của mẫu người số Chín là kẻ nghiện ti-vi, người di chuyển từ ti-vi sang trò chơi điện tử trên máy vi tính, trong khi vẫn mặc áo choàng tắm và ăn khoai tây chiên. Họ hơi thừa cân một chút, chậm chạp một chút và khá buồn tẻ.

Lý lẽ chống lại hệ thống các loại tính cách

Hệ thống các loại tính cách chỉ là một sự hỗ trợ, bởi chắc chắn chúng chứa đựng một số điều bất hợp lý. Dưới đây là những sự chống đối thường xảy đến với mô hình chín đỉnh.

“Tôi nghĩ là mình có đầy đủ các đặc điểm tính cách trên”. Đây là điều mà rất nhiều người đã nói khi lần đầu tiên họ đọc các mô tả tính cách trên. Thực ra, mỗi đoạn mô tả trên đều dựa trên những quan sát đặc điểm tâm lý của con người. Bạn càng nhìn vào bản thân mình một cách sáng suốt, khách quan, bạn sẽ càng cảm thấy ngạc nhiên và tự nhận ra chính mình. Nhưng bạn chỉ có thể phát triển toàn vẹn bản thân nếu tìm ra tính cách của mình giữa chín loại được thể hiện ở trên.

“Liệu có dạng lai nào không?”

Thật ra, hệ thống mô hình chín đỉnh thừa nhận các “đường biên”. Chẳng hạn, một người số Bảy sẽ có những nét tính cách tựa như hai loại liền kề, số Sáu và số Tám. Tuy nhiên, sức mạnh của mô hình chín đỉnh sẽ bắt đầu phát triển chỉ khi bạn đã ra quyết định và bắt đầu bắt tay vào việc tạo dựng hình tượng của riêng mình.

“Tôi có thể là loại người số Ba hoặc số Bốn”. Nhưng không phải thế. Giống như trò Ru-lét vậy, trái banh sẽ luôn chỉ dừng lại ở một rãnh nhất định mà thôi.

Mọi biến động trong nội tâm bạn rồi sẽ ngừng lại và khi đó, bạn sẽ biết mình nên tập trung vào loại nào. Nếu kết quả kiểm tra của bạn cho ra vài khuôn mẫu mạnh mẽ như nhau và bạn vẫn cảm thấy băn khoăn thì hãy đọc lại đoạn viết về ba trung tâm.

“Tôi là người số Mười”.


Sau khi tìm hiểu cặn kẽ, hầu hết mọi người đều cảm thấy tương ứng với một trong chín khuôn mẫu đã nêu. Hàng triệu người đã tìm được lời khuyên cho mình thông qua sự giúp đỡ của mô hình chín đỉnh. Mô hình này đã được các nhà khoa học trên thế giới theo dõi, xây dựng và phân tích trong hơn hai mươi năm qua. Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào nó khi khám phá mục đích sống của mình. Bằng những kinh nghiệm của mình, chúng tôi tin rằng mô hình chín đỉnh là công cụ tốt nhất để phân tích bản thân.

“Tôi không muốn bị nhét vào cái tổ chim bồ câu”

Đừng bao giờ nghĩ rằng những loại tính cách trong mô hình chín đỉnh là một giới hạn, bởi thực tế, nó là tấm biển chỉ đường trong một mê cung. Tính cách của bạn quá đa dạng và phức tạp nên bạn khó bề khám phá ra điểm mạnh và điểm yếu thật sự của mình nếu không được định hướng. Hoặc nếu bạn cứ muốn so sánh nó với chiếc tổ chim bồ câu thì cái tổ ấy cũng đủ rộng để cho cá tính đặc trưng của bạn tha hồ thể hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét