"Một khi bạn chịu thay đổi cách tư duy, cuộc đời bạn chắc chắn sẽ thay đổi."
Joan Borysenko không chỉ là một giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về y học và tâm linh, bà còn là nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Y Harvard.
Không chỉ thế, Joan Borysenko còn được nhiều người biết đến qua những quyển sách như: Minding the Body, Mending the Mind và A Woman’s Book of Life.
Dân gian hay nói rằng, nếu cuộc sống ưu ái bạn bao nhiêu thì nó cũng sẽ lấy lại của bạn bấy nhiêu. Thật vậy, tuy khá thành công trong sự nghiệp, nhưng Borysenko lại không may mắn trong cuộc sống đời thường. Hôn nhân tan vỡ, một tai nạn xe hơi làm bà suýt mất mạng, thêm vào đó Borysenko phải gánh chịu gánh nặng tâm lý khi người cha tự vẫn...
Những người có cá tính mạnh thường xem khủng hoảng, thách thức là yếu tố khẳng định sự tồn tại của mình. Chính tôi đã từng chứng kiến sự thể hiện tính cách đó ở đứa con trai 14 tuổi của mình khi 4 mẹ con tôi chèo thuyền ở Scituate, Massachusetts.
Tôi tưởng tượng tình huống xấu nhất sẽ xảy ra "Có thể chúng ta bị mắc kẹt ở đây suốt đêm". Nhưng Justin đã hùng hồn tuyên bố "Con sẽ cứu cả nhà". Nó đưa mẹ và hai em đi bộ lên bãi cát rồi bắt đầu kéo con thuyền đi dọc theo bờ cho đến khi thuyền vượt qua được chỗ nước nông. Thái độ của Justin là một minh chứng điển hình cho tinh thần mạnh mẽ. Còn tôi thì không.
Những người có cá tính mạnh luôn ý thức rằng, có thể họ không kiểm soát được những chuyện xảy ra với mình, nhưng họ có thể kiểm soát bản thân trước mọi việc.
Những người có tinh thần mạnh mẽ tin là ngay trong những biến cố đau thương nhất vẫn tồn tại một ý nghĩa tốt đẹp nào đó. Nói như thế không có nghĩa là họ chỉ nhìn cuộc sống một cách chủ quan phiến diện, mà tận trong sâu thẳm họ luôn tồn tại những ý nghĩ tích cực. Họ hiểu rằng sau cơn mưa bầu trời sẽ thôi u ám và mặt trời lại tiếp tục chiếu sáng.
Năm 1975, cha tôi tự kết thúc cuộc đời mình. Điều đó khiến tôi không những cảm thấy đau khổ, mà còn mang nặng cảm giác tội lỗi. Là một nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư, lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn để có thể giúp cha vượt qua quá trình điều trị khó nhọc ấy. Nếu làm được những việc đó, cả tôi và ông sẽ thấy được an ủi phần nào. Đằng này...
Bỏ công việc ở phòng thí nghiệm, tôi lao vào nghiên cứu dược phẩm. Sau đó, tôi mở phòng khám thể chất và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân tại một trong những bệnh viện thực tập của trường Đại học Y Harvard. Tôi nỗ lực hết mình trong việc giúp đỡ bệnh nhân và thân nhân của họ vượt qua những căn bệnh luôn chực chờ cướp đi mạng sống quý báu của họ.
Tôi có một người bạn cũng từng trải qua chuyện tương tự, cô ấy bị mất con trai trong một tai nạn xe hơi. Để có thể tiếp tục sống sau mất mát lớn lao đó, cô tìm đến những người có hoàn cảnh như mình, giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau bằng kinh nghiệm của bản thân.
Chuyên gia tâm thần học Viktor E. Frankl, người sống sót sau nạn thảm sát người Do Thái, khẳng định rằng, chúng ta hoàn toàn có đủ sức chịu đựng hoàn cảnh không may mắn mà không hề tuyệt vọng. Tuy nhiên, tinh thần mạnh mẽ không phải tự nhiên mà có. Chúng ta cần phải trải qua một quá trình rèn luyện. Khi buộc phải đương đầu với những tình huống căng thẳng, bạn hãy để ý đến cách phản ứng của mình. Bạn có quan trọng hóa vấn đề hay không? Bạn luôn nghĩ mình không đủ khả năng để giải quyết bất cứ chuyện gì ? Bạn thường tự dằn vặt mình? Sau những quan sát đó, tôi cho rằng, bạn đã đủ sức để có những phản ứng tích cực hơn.
Hãy dành thời gian quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. Khi bị stress, chúng ta thường bỏ quên những thói quen tốt của mình. Thực tế, đó lại là lúc chúng ta cần đến chúng nhất. Cho dù bạn đang gặp phải vấn đề gì chăng nữa, hãy giữ thói quen ăn uống điều độ, duy trì luyện tập thể thao, và luôn ngủ đủ giấc. Không nên chỉ chú tâm vào việc khôi phục thể chất, tâm hồn bạn cũng cần được quan tâm không kém. Hàng ngày, nên dành thời gian làm những việc bạn thực sự yêu thích, có thể là đi dạo trong công viên, nghe nhạc, hoặc cuộn tròn trên giường với cuốn sách trong tay.
Nếu bạn không có những mối quan hệ thân thiết, hãy tham gia vào các hoạt động xã hội. Chia sẻ vấn đề của bạn với bạn bè và các thành viên trong gia đình là phương cách hữu hiệu để giải phóng bạn khỏi những áp lực.
Tập thói quen bày tỏ lòng biết ơn cuộc sống bằng cách mỗi sáng thức dậy hay mỗi tối trước khi ngủ, bạn hãy dành ra ít phút để chiêm nghiệm về năm điều tốt đẹp nhất mình đang được hưởng. Lúc đó, bạn sẽ nhận ra được những điều kỳ diệu mà cuộc sống đã ban tặng cho bạn, thay vì cứ mãi quay cuồng với những gánh lo đang trĩu nặng trên vai.
"Khi những suy nghĩ của bạn có mục đích, bạn đã được xếp vào nhóm người mạnh mẽ. Những người này xem thất bại là một trong những con đường dẫn đến thành công" - James Allen
"Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa" - Oprah Winfrey
"Hướng tới tương lai mà chỉ dựa vào quá khứ, chẳng khác nào lái xe mà cứ chằm chằm nhìn vào kính chiếu hậu" - Herb Brody.
Joan Borysenko không chỉ là một giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về y học và tâm linh, bà còn là nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Y Harvard.
Không chỉ thế, Joan Borysenko còn được nhiều người biết đến qua những quyển sách như: Minding the Body, Mending the Mind và A Woman’s Book of Life.
Dân gian hay nói rằng, nếu cuộc sống ưu ái bạn bao nhiêu thì nó cũng sẽ lấy lại của bạn bấy nhiêu. Thật vậy, tuy khá thành công trong sự nghiệp, nhưng Borysenko lại không may mắn trong cuộc sống đời thường. Hôn nhân tan vỡ, một tai nạn xe hơi làm bà suýt mất mạng, thêm vào đó Borysenko phải gánh chịu gánh nặng tâm lý khi người cha tự vẫn...
Những người có cá tính mạnh thường xem khủng hoảng, thách thức là yếu tố khẳng định sự tồn tại của mình. Chính tôi đã từng chứng kiến sự thể hiện tính cách đó ở đứa con trai 14 tuổi của mình khi 4 mẹ con tôi chèo thuyền ở Scituate, Massachusetts.
Tôi tưởng tượng tình huống xấu nhất sẽ xảy ra "Có thể chúng ta bị mắc kẹt ở đây suốt đêm". Nhưng Justin đã hùng hồn tuyên bố "Con sẽ cứu cả nhà". Nó đưa mẹ và hai em đi bộ lên bãi cát rồi bắt đầu kéo con thuyền đi dọc theo bờ cho đến khi thuyền vượt qua được chỗ nước nông. Thái độ của Justin là một minh chứng điển hình cho tinh thần mạnh mẽ. Còn tôi thì không.
Những người có cá tính mạnh luôn ý thức rằng, có thể họ không kiểm soát được những chuyện xảy ra với mình, nhưng họ có thể kiểm soát bản thân trước mọi việc.
Những người có tinh thần mạnh mẽ tin là ngay trong những biến cố đau thương nhất vẫn tồn tại một ý nghĩa tốt đẹp nào đó. Nói như thế không có nghĩa là họ chỉ nhìn cuộc sống một cách chủ quan phiến diện, mà tận trong sâu thẳm họ luôn tồn tại những ý nghĩ tích cực. Họ hiểu rằng sau cơn mưa bầu trời sẽ thôi u ám và mặt trời lại tiếp tục chiếu sáng.
Năm 1975, cha tôi tự kết thúc cuộc đời mình. Điều đó khiến tôi không những cảm thấy đau khổ, mà còn mang nặng cảm giác tội lỗi. Là một nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư, lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn để có thể giúp cha vượt qua quá trình điều trị khó nhọc ấy. Nếu làm được những việc đó, cả tôi và ông sẽ thấy được an ủi phần nào. Đằng này...
Bỏ công việc ở phòng thí nghiệm, tôi lao vào nghiên cứu dược phẩm. Sau đó, tôi mở phòng khám thể chất và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân tại một trong những bệnh viện thực tập của trường Đại học Y Harvard. Tôi nỗ lực hết mình trong việc giúp đỡ bệnh nhân và thân nhân của họ vượt qua những căn bệnh luôn chực chờ cướp đi mạng sống quý báu của họ.
Tôi có một người bạn cũng từng trải qua chuyện tương tự, cô ấy bị mất con trai trong một tai nạn xe hơi. Để có thể tiếp tục sống sau mất mát lớn lao đó, cô tìm đến những người có hoàn cảnh như mình, giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau bằng kinh nghiệm của bản thân.
Chuyên gia tâm thần học Viktor E. Frankl, người sống sót sau nạn thảm sát người Do Thái, khẳng định rằng, chúng ta hoàn toàn có đủ sức chịu đựng hoàn cảnh không may mắn mà không hề tuyệt vọng. Tuy nhiên, tinh thần mạnh mẽ không phải tự nhiên mà có. Chúng ta cần phải trải qua một quá trình rèn luyện. Khi buộc phải đương đầu với những tình huống căng thẳng, bạn hãy để ý đến cách phản ứng của mình. Bạn có quan trọng hóa vấn đề hay không? Bạn luôn nghĩ mình không đủ khả năng để giải quyết bất cứ chuyện gì ? Bạn thường tự dằn vặt mình? Sau những quan sát đó, tôi cho rằng, bạn đã đủ sức để có những phản ứng tích cực hơn.
Hãy dành thời gian quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. Khi bị stress, chúng ta thường bỏ quên những thói quen tốt của mình. Thực tế, đó lại là lúc chúng ta cần đến chúng nhất. Cho dù bạn đang gặp phải vấn đề gì chăng nữa, hãy giữ thói quen ăn uống điều độ, duy trì luyện tập thể thao, và luôn ngủ đủ giấc. Không nên chỉ chú tâm vào việc khôi phục thể chất, tâm hồn bạn cũng cần được quan tâm không kém. Hàng ngày, nên dành thời gian làm những việc bạn thực sự yêu thích, có thể là đi dạo trong công viên, nghe nhạc, hoặc cuộn tròn trên giường với cuốn sách trong tay.
Nếu bạn không có những mối quan hệ thân thiết, hãy tham gia vào các hoạt động xã hội. Chia sẻ vấn đề của bạn với bạn bè và các thành viên trong gia đình là phương cách hữu hiệu để giải phóng bạn khỏi những áp lực.
Tập thói quen bày tỏ lòng biết ơn cuộc sống bằng cách mỗi sáng thức dậy hay mỗi tối trước khi ngủ, bạn hãy dành ra ít phút để chiêm nghiệm về năm điều tốt đẹp nhất mình đang được hưởng. Lúc đó, bạn sẽ nhận ra được những điều kỳ diệu mà cuộc sống đã ban tặng cho bạn, thay vì cứ mãi quay cuồng với những gánh lo đang trĩu nặng trên vai.
"Khi những suy nghĩ của bạn có mục đích, bạn đã được xếp vào nhóm người mạnh mẽ. Những người này xem thất bại là một trong những con đường dẫn đến thành công" - James Allen
"Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa" - Oprah Winfrey
"Hướng tới tương lai mà chỉ dựa vào quá khứ, chẳng khác nào lái xe mà cứ chằm chằm nhìn vào kính chiếu hậu" - Herb Brody.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét