Khi tôi đặt chân tới Nam Phi sau một chuyến bay dài, người tổ chức và buổi diễn thuyết đón chúng tôi ở sân bay như đã hứa, những vì lý do nào đó tôi cứ nghĩ John Pingo là một người đàn ông lớn tuổi, không lớn tuổi như cha mẹ tôi thì chí ít cũng xấp xỉ bốn mươi.
<!-- more -->
Hóa ra John Pingo 19 tuổi! Cậu ấy còn kém tôi một tuổi.
Có lẽ chuyến đi này không phải là một ý tưởng hay, tôi nghĩ khi chúng tôi gặp nhau tại sân bay. May mắn thay, John đã chứng minh cậu là một người rất chín chắn và có năng lực, người đã mở mắt cho tôi thấy sự đói nghèo và khó khăn trên diện rộng mà tôi chưa từng chứng kiến ở bất cứ đâu. Cậu ấy nói cho tối biết cậu đã xúc động và cảm thấy được khích lệ như thế nào khi xem video về tôi, nhưng tôi khám phá ra chuyện đời của cậu quả thực khá cuốn hút và sự hiến dân cho đức tin của cậu khiên tôi thấy mình nhỏ bé.
Cậu lớn lên trong một trang trại nuôi gia súc ở Orange Free State thuộc miền Nam của Nam Phi. Khi còn nhỏ cậu giao du với một đám thanh niên hư, nhưng rồi cậu đã trở thành một tín đồ Cơ Đốc đầy nhiệt huyết và khi gặp tôi cậu đã là chủ của một công ty xe nhỏ. Cậu biết ơn chúa đã giúp cậu thay đổi cuộc đời, đã ban phước cho cậu.
John có quyết tâm cao trong việc mời tôi sang diễn thuyết về đức tin và khích lệ người dân ở đây dến mức cậu bán cả xe hơi để trang trải chi phí cho các chuyến đi của chúng tôi đến nhà thờ, trường học, trại mồ côi và nhà tù. Sau đó cậu ấy mượn chiếc xe tải nhỏ của người cô để đưa tôi đến các địa điểm diễn thuyết ở Cape Town, Pretoria, Johannesburg, và tất cả các nơi khác.
Đó là một lịch diễn thuyết cực kỳ dày đặc, và vào thời gian đó chúng tôi thường chỉ ngủ bốn hoặc năm tiếng mỗi ngày. Nhưng chuyến đi đã mang đến cho tôi cơ hội gặp gỡ những con người, khám phá những vùng đất, những điều khiến cho cuộc đời tôi thay đổi mãi mãi. Nó giúp tôi hiểu mình muốn làm gì trong phần còn lại của cuộc đời: Tôi muốn mang những thông điệp về lòng dũng cảm và đức tin chia sẻ với mọi người trên khắp địa cầu.
Aaron và tôi nghĩ rằng trong thời thơ ấu của mình ở Australia và trong giai đoạn ngắn sống ở California, chúng tôi đã biết chút ít về nghèo khó và bạo lực. Nhưng trong chuyến đi này, chúng tôi đã hiểu ra rằng mình còn ngây thơ lắm. Những gì chúng tôi biết trước đó đã thực sự trở nên ít ỏi khi chúng tôi rời sân bay, lái xe xuyên qua Johannesburg. Tại một ngã ba, Aaron nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một tắm biển khiến nó hoảng sợ. Tấm biển ghi: “Khu vực đập vỡ và chiếm lấy”.
Aaron hoảng hốt hỏi người lái xe: “John, tấm biển đó có nghĩa gì vậy?”.
“Ồ, có nghĩa là ở vùng này bọn họ sẽ đập vỡ cửa kính xe của cậu, cướp hết đồ rồi lượn mất tăm”, John nói.
Chúng tôi đóng chặt cửa xe và bắt đầu đưa mắt quan sát xung quanh. Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người dân ở đó sống trong những ngôi nhà được bao quanh bằng xi măng cho chăng dây thép gai. Một số người dân tôi gặp trong những ngày đầu tiên ở đó nói rằng họ từng bị bóp cổ hoặc bị trấn lột, nhưng rốt cuộc chúng tôi nhận thấy Nam Phi không nguy hiểm hơn những vùng đất khác, nơi mà sự nghèo khó và tình trạng tội phạm là những mối lo thường trực.
Quả thực, Aaron và tôi đều cảm thấy yêu đất nước nam Phi và người dân ở đó. Mặc dù đất nước này có những vấn đề của nó, chúng tôi thấy người dân Nam Phi thật tuyệt vời, tràn đầy hy vọng và niềm vui, bất chấp mọi hoàn cảnh. Chúng tôi chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến sự tận cùng của cái nghèo và tuyệt vọng, cũng như niềm vui không thể lý giải nổi, đức tin đầy kiên định như những gì chúng tôi đã thấy ở Nam Phi.
Những trại trẻ mồ côi vừa khiến chúng tôi buồn đến xé lòng vừa khiến chúng tôi cảm thấy được khích lệ. Chúng tôi đã đến thăm một trại trẻ mồ côi dành cho trẻ em bị bỏ rơi, những đứa trẻ bị bỏ trong thùng rác, trên ghế đá công viên.Hầu hết trẻ em ở đó đều ốm yếu và suy dinh dưỡng. Những đứa trẻ ấy khiến chúng tôi mủi lòng đến nổi chúng tôi đã quay trở lại trại ngay ngày hôm sau, mang đến cho các em đồ chơi, những quả bóng, nước ngọt, bánh pizza cũng những món quà đơn sơ khác. Các em rất vui khi nhận được quà.
đó chúng tôi cũng đã thấy những đứa trẻ bị lở loét, thương tích do nhiêm trùng, những trẻ em và người lớn đang chết dần chết mòn vì AIDS, các gia đình phải vật lộn kiếm miếng ăn và nước sạch để uống mỗi ngày. Tận mắt chứng kiến những cảnh đó, cảm nhận mùi của bệnh tật và cái chết vây quanh những người đang sống trong đau đớn cùng cực và biết rằng mình chẳng thể làm gì hơn là cầu nguyện để giúp họ được thanh thản là một trải nghiệm khiến chúng tôi thức tỉnh. Tôi chưa bao giờ thấy ở đâu con người lại phải chịu đựng sự túng quẩn và khổ sở đến nhường ấy. Điều tôi đã tận mắt chứng kiến tồi tệ hơn bất cứ điều gì tôi từng phải chịu đựng, và nó khiến tôi cảm thấy so với những người dân ở đó tôi dường như có cuộc sống quá sung sướng. Tôi bị lấn át bởi những cảm giác giằng xé: lòng trắc ẩn khiến tôi muốn hành động không chậm trể để cứu giúp tất cả những người tôi có thể cứu giúp, và cảm giác tức giận trước sự tồn tại của nổi khổ sở tột cùng bất biến.
Cha tôi thường kể về thời thơ ấu của ông ở Serbia, cái thời mà ông thường chỉ có một miếng bấnh mì và một chút nước, một ít đường cho bữa tối. Cha ông, tức ông nội tôi, từng là thợ cắt tóc của một mỹ viện, nhưng rồi bị mất việc. Mỗi năm gia đình cha tôi lại phải chuyển nơi ở một hoặc hai lần. Khi ông nội bị bệnh lao không thể làm việc được nữa, bà tôi, với nghề thợ may, phải gồng mình nuôi sáu đứa con.
Sau khi chứng kiến sự bần cùng và đói khát ở Nam Phi, tôi cảm thấy những chuyện cha tôi kểt về cuộc vật lộn để sinh tồn của gia đình đã mang một ý nghĩa mới; tôi đã thấy nỗi thống khổ trong ánh mắt của những bà mẹ đang hấp hối, đã nghe những đứa con của họ bật ra tiếng gào thét xé lòng vì đau đớn và đói khát, chúng tôi đến thăm những khu ở chuột, nơi những gia đình sống chen chúc trong những cái lán chật hẹp chẳng khác gì gian buồng kho, dùng báo cũ làm tường ngăn, không có nước để sinh hoạt, tôi đã đến diễn thuyết ở một nhà tù, nơi các tù nhân đứng chật kín trong phòng cầu nguyện và cả ở bên ngoài. Chúng tôi biết được rằng nhiều tù nhân vẫn đang chờ xét xử và rằng loại tội phạm chiếm đa số trong nhà tù, đó là những đối tượng nợ tiền của những người có thế lực đủ để buộc những ai vay nợ của nọ mà không có khả năng trả phải vào vong lao lý. Chúng tôi đã gặp một tù nhân phải lãnh án mười năm tù chỉ vì mắc nợ 200 đô la Mỹ. Ngày hôm đó, những người tù đã hát cho chúng tôi nghe, và trong cái chốn lao tù bị cô lập ấy, giọng hát của họ ngân lên, tràn đầy niềm vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét