Tôi đã nghiên cứu về việc làm giảm rủi ro trong khi theo học chuyên ngành kinh tế và hoạch định tài chính ở trường đại học. Trong thế giới kinh doanh cũng như trong cuộc sống, nhìn chung người ta thừa nhận rằng bạn không thể hoàn toàn tránh được rủi ro, nhưng có thể kiểm soát và giảm thiểu rủi ro bằng cách lường trước được mức độ rủi ro trước khi bạn thực hiện một việc gì đó – cho dù đó là việc gì.
<!-- more -->
Có hai loại rủi ro trong cuộc sống: rủi ro của việc thử làm và rủi ro của việc không thử làm. Nói một cách khác, luôn có rủi ro, cho dù bạn có thể cố tránh nó hoặc có bảo vệ mình. Giả dụ bạn đang muốn hẹn hò với ai đó. Liên lạc để hẹn hò là một trò chơi may rủi. Bạn có thể bị từ chối. Nhưng nếu bạn không thử thì làm sao bạn biết được người đó có nhận lời hay không? Biết đâu con người tuyệt vời đó lại đồng ý. Biết đâu hai bạn lại tâm đầu ý hợp và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Bạn hãy nhớ rằng bạn hầu như không có cơ hội sống “hạnh phúc bên nhau mãi mãi” trừ khi bạn dám thử. Chẳng lẽ điều lớn lao đó lại không đáng để bạn chấp nhận rủi ro hay sao?
Đôi khi bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ vấp ngã. Nhưng vinh quang nằm ở ý thức “mỗi lần ngã là một lần đứng dậy”, ngã rồi đứng dậy cho đến khi bạ thành công!
Để sống, bạn phải sẵn sàng vươn xa, vươn cao. Để sống tốt, bạn phải học kiểm soát rủi ro bằng cách ý thức đầy đủ về việc mình đạt được gì và sẽ mất gì. Bạn không thể kiểm soát được tất cả những gì xảy ra với bạn, xảy ra xung quanh bạn, vậy hãy tập trung chú ý vào những gì bạn có thể kiểm soát, đánh giá mọi khả năng bạn có thể đánh giá, và sau đó đi đến quyết định.
Đôi khi trái tim và trực giác bảo bạn hãy nắm lấy cơ hội, thâm chí khi tỷ lệ thành công trên lý thuyết có vẻ thấp. Bạn có thể sẽ thất bại.Bạn có thể sẽ chiến thắng.Nhưng tôi không nghĩ rằng khi nhìn lại những gì bạn đã trải qua, bạn sẽ hối tiết vì mình đã dám thử.Tôi coi bản thân mình là một chủ doanh nghiệp, một nhà diễn thuyết, một nhà truyền giáo. Trong những năm qua, tôi đã thực hiện một số dự án kinh doanh bất dộng sản. Tôi đã đọc nhiều sách nói về chủ doanh nghiệp, và trong các cuốn sách đó luôn có phần nói về sự rủi ro. Mặc dù quan niệm cho rằng chủ doanh nghiệp là “Những người dám chấp nhận rủi ro”, những chủ doanh nghiệp thành công lại không thực sự giỏi trong việc chấp nhận rủi ro; họ giỏi kiểm soát và giảm thiểu rủi ro để sau đó tiến lên phía trước, ngay cả khi họ biết trong trường hợp họ đã tính toán kỹ vẫn tồn tại nhưng rủi ro.
Để giúp bạn đương đầu với rủi ro trong cuộc sống, sau đây tôi xin đưa ra Những quy tắc kiểm soát rủi ro điên rồ của Nick. Bạn hãy đọc và tự chịu rủi ro của việc đọc chúng nhé.
1. Thử nghiệm
Người châu Phi có một ngạn ngữ cổ như sau: Không ai thử dò độ sâu của sông bằng hai chân. Nếu bạn đang suy nghĩ về một mối quan hệ mới, đang tính chuyển đến một thành phố khác, tìm một công việc khác, hoặc sơn màu sơn mới cho phòng khách của của bạn, thì hãy làm một cuộc thử nghiệm nhỏ trước khi thực hiện một thay đổi lớn. Đừng vội lao vào mà không biết rõ việc mình đang lao vào là gì.
2. Hành động dựa trên những gì bạn biết
Nói thế không có nghĩa tôi khuyên bạn đừng bao giờ thử những trải nghiệm mới hoặc thử kết giao với người xa lạ; tôi chỉ muốn nói một cách đơn giản rằng bạn có thể giảm tỷ lệ rủi ro bằng cách chuẩn bị kỹ càng để biết được những gì bạn cần phải biết. Khi nghĩ rằng mình có thể kiểm soát được tủi ro, và mọi khía cạnh của một cơ hội, thì bạn nên tự tin thực hiện thay đổi. Cho dùkhông biết tất mọi điều về cơ hội đó, bạn nên xác định rõ điều mình không biết là gì – và đôi khi chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ rồi.
3. Tính toán thời điểm
Thường thì bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng thành công bằng cách đợi thời điểm thích hợp để thực hiện một bước tiến. Chắc hẳn bạn không muốn khai trương một cửa hàng bán kem giữa mùa đông, đúng không? Lời mời đóng phim đầu tiên tôi nhận được không hợp với tôi, nhưng vài tháng sau, vai diễn tôi được mời là một vai hoàn hảo và lời mời đến đúng lúc. Đôi khi sự kiên nhẫn có thể có tác dụng. Bạn đừng phải sợ gác một cơ hội đến ngày mai.Trước khi đi ngủ, hãy viết ra những thuận lợi và bất lợi của cơ hôi đó, và sáng hôm sau bạn đọc lại nó.Bạn sẽ thấy cơ hội đó khác đến mức nào khi nó được gác lại qua đêm. Tôi đã thực hiện điều đó nhiều lần rồi. Và trước khi thực hiên một bước tiến bên bờ may rủi của một cơ hội, bạn hãy luôn tính toán thời điểm một cách cẩn thận và suy nghĩ kỹ xem liệu có thời điểm nào tốt hơn để chấp nhận cơ hội đó hay không.
4. Sử dụng ý kiến của người thứ hai
Đôi khi chúng ta chấp nhận những cơ hội vượt quá sức mình bởi niềm tin rằng chúng ta nhất định phải làm một việc gì đó ngay lập tức. Nếu bạn nhận thấy mình đang vội vã lao vào một việc gì đó mà bạn cần phải thận trọng thì hãy thụt lùi lại vài bước, gọi cho một người bạn hoặc một người cố vấn mà bạn tin, nhờ người đó giúp đánh giá tình hình, bởi vì các cảm xúc có thể áp đảo lý trí sáng suốt của bạn. Trong những tình huống như thế, ở Mỹ tôi luôn tìm đến Batta, còn ở Australia tôi luôn tìm đến cha. Bạn có thể tìm thấy sự cố vấn sáng suốt ở nhiều người. Nếu rủi ro tiềm năng cao, bạn không nhất thiết phải mạo hiểm đâu.
5. Chuẩn bị cho những hậu quả không thể lường trước
Luôn luôn, tôi xin nhấn mạnh hai chữ luôn luôn, có những hậu quả không thể lường trước được dành cho hành động của chúng ta, đặc biệt là những hậu quả vượt quá giới hạn cho phép. Bạn không bao giờ có thể lường trước được mọi hậu quả, vậy nên hãy cố gắng hết sức để tính toán mọi khía cạnh và sau đó chuẩn bị tinh thần cho những điều không thể ngờ tới. Khi lặp một kế hoạch kinh doanh, tôi luôn đánh giá các chi phí cao hơn thực tế và đánh giá lợi nhuận mình thu được thấp hơn để phòng khi công việc không tiến triển tốt như tôi hy vọng. Nếu mọi việc tiến triển tốt, thì việc thu thêm lợi nhuận có sao đâu, phải không bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét