Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 12: Hãy để cảm xúc phục vụ bạn, chứ không điều khiển bạn

Cảm xúc tiêu cực: Hỗ trợ hay thống trị bạn?
Cảm xúc tiêu cực có vai trò riêng của nó. Chúng là dấu hiệu để ta nhận ra những điều cần thay đổi.

Vậy nếu cuộc sống trở nên vô cùng nhẹ nhàng khi không có sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực, tại sao chúng lại xuất hiện ? Bạn cần nhớ rằng những cảm xúc này không phải là một dạng bệnh dịch mà ta mắc phải từ bên ngoài, mà chính bản thân chúng ta tạo ra chúng từ trong tâm tưởng và cơ thể của mình. Cảm xúc tiêu cực hoàn toàn do ta mà có.


Thông điệp tích cưc của nỗi sợ hãi
Sợ hãi là một cảm xúc báo hiệu cho ta biết mình cần “chuẩn bị tốt hơn”. Cảm xúc này phát ra thông điệp rằng chúng ta cần học hỏi thêm, rèn luyện thêm kỹ năng và chuẩn bị nguồn lực để thành công khi đương đầu với thử thách trước mắt. Đó chẳng phải là một thông điệp hữu ích hay sao?

Sợ hãi = Chuẩn bị kỹ lưỡng hơn!
Ngay khi tôi chuẩn bị xong xuôi mọi thứ đâu vào đấy, cảm giác sợ hãi sẽ giảm đến mức tối thiểu. Lần nào cũng vậy, tôi tận dụng nỗi sợ để thể hiện một cách tốt nhất. Hãy để nỗi sợ phục vụ bạn, chứ không phải điều khiển bạn.

Tâm trạng thất vọng là dấu hiệu để chúng ta biết mình cần thay đổi chiến lược. Nhiều người muốn tránh cảm giác thất vọng bằng cách bỏ qua những việc quá khó hoặc rắc rối, phiền hà. Tuy nhiên, bạn cần ý thức một điều rằng cảm giác thất vọng xuất hiện không phải để trừng phạt chúng ta. Thất vọng hiện diện nhằm chuyền tải đến ta thông điệp với mục đích tốt đẹp. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng, Nghĩa là ta phải thay đổi phương pháp. Ta phải làm khác đi để gặt hái kết quả mong muốn.

Đối diện với những cảm xúc tiêu cực: Hành động ngay khi có tín hiệu và thay đổi trạng thái cảm xúc

Bước 1: Tôn trọng cảm xúc
Bất cứ khi nào rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực, hãy tự nhủ lòng, "Cảm xúc này mang lại lợi ích cho mình, chứ không làm chủ mình!"

Bước 2: Lắng nghe thông điệp
Cảm xúc Ta có cảm xúc này khi  Thông điệp…
 Sợ hãi  Đối mặt với thử thách hoặc một điều gì không biết trước  Chuẩn bị tỉnh táo
 Thất vọng  Không đạt được điều mình muốn dù đã nỗ lực nhiều lần, nhưng ta biết mình có khả năng làm được Rút bài học kinh nghiệm
Thay đổi phương pháp
 Giận dữ  Những chuẩn mực của mình bị xâm phạm  Cần xem lại những chuẩn mực ấy có hợp lý không
Hành động để giải quyết vấn đề
Buồn rầu/ Phiền muộn/ Tuyệt vọng Không đạt được điều nình muốn và cảm thấy không thể thay đổi hoàn cảnh Đã đến lúc tìm một thử thách tốt đẹp hơn Một cánh cửa khác đang mở rộng cho chúng ta đạt được thứ mình muốn theo một cách khác
Thua kém/ Không xứng đáng  Tự so sánh mình với những người “xuất chúng”  Ta cần nâng những tiêu chuẩn của mình lên và họ chính là mẫu người để ta noi theo

Bước 3: Thay đổi trạng thái cảm xúc
Luôn nhớ rằng chúng ta là người tạo ra cảm xúc của chính mình. Chúng ta hoàn toàn có khả năng thay đổi cảm xúc bất cứ khi nào ta muốn. Cảm xúc được xác định bởi suy nghĩ và trạng thái cơ thể của chúng ta.

Bạn còn có thể thay đổi trạng thái cảm xúc của mình ngay lập tức bằng cách thay đổi trạng thái cơ thể. Nếu bạn cảm thấy nản lòng thối chí, hãy đúng thẳng dậy và ưỡn ngực ra. Vỗ tay thật kêu, hít một hơi thật sâu và hô to: “Phải làm được!”

Bước 4: Hành động
Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, hãy đầu tư công sức vào việc chuẩn bị. Nếu bạn giận dữ, hãy tìm cách khắc phục vấn đề. Nếu bạn thấy mình tệ hại, hãy học hỏi những người đang làm tốt hơn bạn và nâng những tiêu chuẩn cá nhân lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét