Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 4: Cái giá để trở nên tài năng là 10.000 giờ

Liệu có thứ học là tài năng bẩm sinh?
Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đã từng tự hỏi điều gì khiến cho những con người này trở nên phi thường vậy. có phải học được sinh ra với cái tài năng bẩm sinh, hay đó đơn giản chỉ là kết quả của hàng giờ cần cù làm việc vất vả? Có vẻ như 10.000 giờ là cái giá phải trả cho một tài năng


Yếu tố cấu thành… sự vĩ đại
Michael Jordan nổi tiếng là vận động viên bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngay từ khi còn nhỏ, Michael đã say mê môn thể thao này nhưng không bao giờ giỏi bằng anh của mình – Larry Jordan – Người được đánh giá là vận động viên thực thụ của gia đình.

Để phát huy hết tài năng của mình, Jordan luyện tập 8-10 giờ mỗi ngày, ngày nào cũng như ngày ấy. Khi Michael gia nhập Chicago bulls ở tuổi 21 vào năm 1984 và trở thành ngôi sao bóng rổ, anh đã tích lũy tổng cộng hơn 23.000 giờ luyện tập, con số vượt xa ngưỡng thiên tài là 10.000 giờ.

Cỗ máy kiếm tiền giỏi nhất thế giới
Liệu quy luật này có linh ứng trong cả lĩnh vực kinh doanh tài chính không? Có chứ. Cứ nhìn Warren Buffett mà xem, Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư khôn ngoan nhất thế giới và sỡ hữu khối tài sản lớn nhất hành tinh bằng cách biến 100.000 đô thành 60 tỷ đô chỉ nhờ vào đầu tư chứng khoán. Quy tắc 10.000 giờ này áp dụng cho tất cả mọi người, dù nổi tiếng hay không nổi tiếng, và trong mọi lĩnh vực.

Nhưng… còn những thần đồng nhí thì sao?
Nhiều người phản đối thuyết này, cho rằng làm gì có tài năng nào được hun đúc nên, rằng vẫn có những thần đồng nhí được trời phú cho một số tài năng nhất định và đã thể hiện những khả năng đáng kinh ngạc một cách hoàn toàn tự nhiên.Chẳng hạn Mozart nổi danh vì biết sáng tác nhạc vào năm 6 tuổi. Các nghiên cứu xa hơn cho thấy thật ra bố của Mozart đã bắt đầu dạy cậu chơi nhạc từ khi cậu mới lên ba.

Tôi tài giỏi? Cảm ơn lời khen tặng nhưng… nếu tôi không bắt đầu rèn luyện từ năm 3 tuổi thì có quá trễ không?

Nhiều người cảm thấy nhụt chí, nản lòng khi đọc tiểu sử hay xem những bộ phim tái hiện những nhân vật tài năng xuất chúng bắt đầu rèn luyện từ khi còn rất trẻ. “Năm nay tôi đã 35 tuổi rồi. Liệu tôi có còn phát triển tài năng được nữa không?”

Có thể bạn không trở thành nhạc sĩ ưu tú nhất thế giới, nhưng chắc chắn bạn sẽ nổi trội trong lĩnh vực của mình. Có thể bạn không phải là nhà đầu tư chứng khoán tài cán nhất, nhưng nhiều khả năng bạn sẽ trở thành triệu phú trong quá trình trui rèn kỹ năng đầu tư của mình.

10.000 giờ nỗ lực hết mình
Nếu bạn muốn thành thạo một kỹ năng chuyên môn nào đó, bạn phải tập trung rèn luyện kỹ năng đó liện tục mỗi ngày. Bạn càng dành nhiều thời gian thực hành kỹ năng đó bao nhiêu, bạn càng nắm vững nó bấy nhiêu. Khi bạn vượt qua cột mộc 10.000 giờ, bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện việc đó một cách xuất sắc mà không cần tốn nhiều công sức.

Điều gì ngăn cản đa số người đời thành công
Vấn đề nằm ở chỗ nhiều người không đủ kiên nhẫn và lòng tin rằng nỗ lực của họ sẽ được đền đáp xứng đáng. Không chỉ rèn luyện.. mà phải rèn luyên có cân nhắc!
Yếu tố khiến con người ta trở nên vượt trội được gọi là “rèn luyện có cân nhắc.” Để rèn luyện có cân nhắc, bạn cần bốn yếu tố sau…
1.Thường xuyên và không ngừng cải thiện
2.Thông tin phản hồi và điều chỉnh lại cho phù hợp
3.Lặp đi lặp lại
4. Nới rộng vùng thoải mái
Lập kế hoạch rèn luyện có cân nhắc ngay hôm nay!

2 nhận xét: