Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill ( từ tuần 27 ---> 52)


Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
TUẦN THỨ 27: ĐÁNH THỨC MẶT TÍCH CỰC TRONG CON NGƯỜI BẠN
 
 
Những kỹ sư quân đội ở Alaska đang làm việc hối hả để hoàn thành một chiếc cầu. Họ tận dụng dòng sông đã đóng băng bên dưới để chống đỡ cho cột trụ trung tâm và theo tính toán, nếu không kịp đặt những dầm thép trung tâm vào đúng chỗ trước khi băng tan, họ sẽ phải tốn kém rất nhiều chi phí.

 
Trong khi đó, dầm thép lại được sản xuất tại nhà máy thép ở Pennsylvania, nghĩa là phải được vận chuyển qua một chặng đường khá dài mới đến được nơi thi công. Điều khiến tình thế càng cấp bách chính là thời tiết quá xấu khiến cho công tác vận chuyển dầm thép ngày càng thêm chậm trễ, các kỹ sư chỉ còn một vài ngày để hoàn tất công việc của mình. Tuy nhiên, cuối cùng những dầm thép cũng đến đúng nơi cần đến. Nhưng đến khi dầm được cần trục nâng lên đặt vào vị trí thì mọi người mới phát hiện ra rằng chiều dài của nó bị thiếu mất vài inch [v]
 
Làm thế nào đây khi thời tiết đang nhanh chóng ấm dần trong khi nhà máy sản xuất lại cách xa đến hàng ngàn dặm? Phải chăng đây là một tình thế bế tắc? Không, đối với một người có đầu óc sáng tạo gắn liền với một khả năng lãnh đạo tài tình thì tình huống trên chẳng có gì là khó khăn.
   
Một kỹ sư quân đội đã nhanh chóng điện thoại về nhà máy để khởi động lại guồng máy sản xuất dầm thép theo đúng chiều dài tiêu chuẩn. May thay, tại nhà máy cũng có những người có khả năng lãnh đạo xuất sắc chưa bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn cả. Những dầm thép được chế tạo với một tốc độ kỷ lục và nhanh chóng được vận chuyển cả ngày lẫn đêm đến Alaska dưới sự chỉ đạo ưu tiên số một của hai nhà thám hiểm thông thạo địa hình.
 
Đến Alaska, những chiếc dầm thép được dỡ ra đặt vào vị trí chính xác 3 phút trước khi lớp băng đá bên dưới những cột trụ chống đỡ tan chảy. Đây là một tình huống được xử lý và tháo gỡ không chỉ nhờ những cái đầu minh mẫn mà còn nhờ một vận may vô hình luôn sẵn sàng đến với những ai có hiểu biết tường tận về những gì họ cần làm và biết trân trọng công việc của mình.
   
Những ai có mục tiêu sống rõ ràng, sẽ luôn có đủ năng lực để hoàn thành mục tiêu đó. Năng lực này sẽ giúp họ vạch ra những bước đi rõ ràng và có thứ tự, phù hợp với quy luật của vạn vật mà trong đó thế giới của chúng ta chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé.
 
Sự vĩ đại của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln được thể hiện rõ nét nhất khi ông phải đối diện với những vấn đề nan giải. Kinh nghiệm từ những thất bại, những lần thua trận và những nghịch cảnh không may mắn xảy ra với ông thời trai trẻ đều được chuyển hóa thành một trí tuệ uyên thâm mà không một người bình thường nào có thể trải nghiệm được. Lincoln đã biết tận dụng sự trải nghiệm hiếm có của mình để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề thay vì bỏ cuộc mỗi khi tình thế trở nên khó khăn.
 
Đấy chính là tính cách định hình nên những con người thực sự vĩ đại. Bất cứ ai cũng có thể từ bỏ hay thay đổi quyết định bằng cách chuyển hướng quan tâm của mình sang một vấn đề khác mỗi khi gặp thất bại. Đây chính là điều mà đa số thường làm mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bất lợi. Và có lẽ đó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu của việc tại sao họ gặp phải rất nhiều thất bại trong khi thành công đạt được trong cuộc sống lại không đáng kể.
 
Bạn sẽ không thể nhìn thấy được bản chất thực sự của mình mỗi lần soi gương. Điều bạn thấy chỉ là dáng vẻ bên ngoài mà ẩn chứa bên trong nó là con người thật của bạn.
 
Nếu bạn mong muốn vươn tới những thành công cao hơn, xa hơn nữa trong cuộc sống, bạn cần rèn luyện cho mình lòng cao thượng, sự mạnh mẽ và tích cực. Đó sẽ là nguồn khơi dậy mọi niềm vui mà bạn hằng mong ước, mọi của cải vật chất mà bạn cần để có một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc, và đồng thời là liều thuốc giúp cơ thể bạn vượt qua mọi bệnh tật.
 
Bản chất tích cực đang trú ngụ trong cơ thể bạn có thể tự động triển khai những chỉ thị của bạn thành những hành động cụ thể, với điều kiện bạn phải là người chủ động đưa ra những yêu cầu đó và xác định được cho mình những mục tiêu rõ ràng từ cuộc sống. Bạn là một chủ thể độc lập với bản chất tích cực và có quyền phát huy hết năng lực bản chất đó để hoàn thành mọi mục tiêu mà bạn đã chọn.
 
Tôi đã có dịp được làm việc và kết bạn với hàng trăm nhân vật thành đạt nhất nước Mỹ trong vòng 50 năm trở lại đây. Mỗi người trong số họ đạt được thành công lớn đều nhờ biết phát huy khả năng tích cực của mình.
   
Vậy, bạn còn chần chừ gì nữa? Hãy khám phá bản chất tích cực của bản thân và nắm bắt lấy nó, bạn sẽ nhanh chóng vươn tới đỉnh cao của thành công và đạt được mọi tầm cao mà bạn mơ ước.
 

 TUẦN THỨ 28: SỨC MẠNH TINH THẦN
 
Bất kể mơ ước nào bạn tin tưởng rằng sẽ đạt được, chắc chắn nó sẽ trở thành hiện thực. Đấng Sáng tạo đã ban tặng cho bạn một đặc quyền bất khả xâm phạm - quyền kiểm soát suy nghĩ, trí tuệ của mình với mọi hình thức và trạng thái tinh thần mà bạn mong muốn.
 
Trạng thái tinh thần của bạn sẽ khơi dậy động cơ hướng đến những tình huống, sự vật và con người mà bạn thường xuyên nghĩ đến. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao có nhiều người thường hay gặp thất bại trong cuộc sống như sự cơ cực, đau yếu về thể chất lẫn tinh thần và sự nghèo đói bởi chúng đều là những gì mà họ thường hay để tâm đến.
 
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích, mổ xẻ và giải thích hầu hết các hiện tượng ngoại trừ những thắc mắc xoay quanh vấn đề: Liệu trí óc con người, một khi bị điều khiển bởi một niềm tin mãnh liệt đến nỗi trở thành một đức tin, có khả năng hướng bạn đi đến một kết cục đúng như viễn cảnh mà bạn thường nghĩ đến hay không?
 
Khi bước chân vào cuộc sống, chúng ta luôn mang theo mình hai phong bì đã được dán kín như nhau. Hai phong bì này sẽ do chính chúng ta nắm giữ chứ không phải bất kỳ một ai khác. Ở phong bì thứ nhất, ta tìm thấy một bảng kê những lợi ích và của cải vật chất có thể đạt được nhờ nhận thức sức mạnh phi thường của lý trí, phát huy sức mạnh đó cho đến khi hoàn thành được mục tiêu đề ra với tinh thần lạc quan tuyệt đối. Trong khi đó, ở phong bì thứ hai lại chứa đựng một bảng kê tương tự về những khoản tiền phạt mà ta phải trả do lơ đãng hay do bất kỳ một nguyên nhân nào khác - chi phối và ra chỉ thị cho sức mạnh trí tuệ của bản thân.
 
Một trong những điều khôi hài nhất chính là chỉ khi trải qua những bi kịch, thất bại hay một điều bất hạnh nào đó, chúng ta mới bắt đầu nhận thức được sức mạnh của một thái độ tích cực.
 
Milo C. Jones, người vùng Fort Atkinson, bang Wisconsin, là một nông dân nghèo khổ. Cho đến khi mắc phải chứng bệnh bại liệt quái ác, ông phát hiện ra rằng sức mạnh của ý chí mới là điều to lớn hơn cả sức mạnh của cơ bắp. Ý tưởng sản xuất món xúc xích thịt lợn của ông đã giúp ông nhanh chóng trở nên giàu có ngay tại trang trại mà trước đây chỉ là một mảnh đất nghèo nàn chỉ đủ để kiếm sống. Đó chính là những ngày khởi đầu của loạt sản phẩm mang tên Jones Farm mà ngày nay là một thương hiệu gia đình nổi tiếng ở Mỹ.
 
Điều đó cho thấy, chính niềm tin vào cuộc sống mới là tài sản vô giá nhất. Nhưng bạn chưa thể tận dụng hay hưởng lợi từ niềm tin này một khi bạn vẫn chưa hình thành thói quen duy trì một tinh thần lạc quan thường trực. Nên nhớ rằng không một ai có thể khiến ta phải lo lắng và không một ai có thể khiến ta phải giận dữ hay phải lo sợ nếu không được sự “chấp thuận” từ phía chúng ta.
 
Trạng thái tinh thần của bạn chính là công cụ giúp bạn cân bằng cuộc sống cũng như những mối quan hệ với mọi người chung quanh và các tình huống trong cuộc sống - nó có thể hướng bạn về những gì mà bạn đang mơ ước.
 

TUẦN THỨ 29: DUY TRÌ MỘT TINH THẦN TÍCH CỰC
 
Kinh thánh nói rằng: “Của cải trong tay những người giàu có sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở; trong khi những kẻ nghèo khổ luôn phải làm việc cật lực mới có cái để ăn”. Tài sản mà chúng ta kiếm được nhằm vào việc sử dụng để tạo ra giá trị mới chứ không chỉ để tích lũy, dành dụm. Do vậy, hãy đầu tư bất kỳ tài sản nào thuộc quyền sở hữu của mình vào nhiều mục đích khác nhau, nếu không tài sản của chúng ta sẽ bị lãng phí.
 
Khi một người muốn khẳng định mình trong việc kiếm sống, hiếm khi anh ta tìm thấy một ai đấy sẵn lòng rộng mở đón chào mình. Nhưng một khi đã tìm được cho mình một vị trí trong xã hội, cũng là lúc anh ta không còn cần sự giúp đỡ từ phía người khác, thì lại là lúc mà người ta xếp thành hàng dài sẵn sàng phục vụ anh ta bất cứ lúc nào.
 
Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao tôi gọi đấy là “định luật hấp dẫn hài hòa”. Chẳng hạn sở thích này dẫn đến sở thích nọ, thành công nối tiếp thành công, thất bại nối tiếp thất bại. Trong cuộc sống, chúng ta đồng thời là người hưởng lợi mà cũng có thể là nạn nhân của dòng chảy cuộc sống quá nhanh, nhanh đến nỗi nó có thể đưa chúng ta đi đến thành công hoặc thất bại trong phút chốc.
 
Vậy thì làm thế nào bạn có thể đạt được điều mình mong muốn? Câu trả lời vô cùng đơn giản. Hãy tập cho mình lối tư duy tích cực, để từ đó định hình trong bạn một ý niệm rõ ràng về số phận của bạn thay vì phó nó trôi dạt theo dòng đời.
 
Bạn vốn được ban cho một năng lực suy nghĩ, khao khát, hy vọng và năng lực định hướng cho cuộc đời của bạn. Đó cũng chính là điều duy nhất mà chúng ta có toàn quyền kiểm soát. Nhưng hãy nhớ rằng, chúng ta phải biết nắm lấy và tận dụng đặc quyền này, nếu không sẽ có lúc chúng ta phải gánh chịu những thất bại đáng tiếc. Thật vậy, cho dù đó là gì đi chăng nữa - thể chất, tinh thần hay tâm hồn - chúng ta đều phải biết tận dụng chúng, bằng ngược lại, bạn sẽ đánh mất tài sản vô giá nhất của mình.
 
Trước hết, hãy tự đặt ra cho mình một vị trí nhất định mà bạn mong muốn đạt được trong cuộc sống. Sau đó hãy tự nhủ rằng: “Tôi có thể đạt được vị trí đó. Tôi có thể đạt được vị trí đó ngay từ bây giờ”. Hãy phác thảo các bước bạn phải thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Sau đó từng bước thực hiện các bước đề ra và bạn sẽ nhận thấy rằng với mỗi thành công đạt được, bước tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 
Nên nhớ, bạn không thể dậm chân tại chỗ. Bạn phải luôn vươn tới những thành công - bằng không bạn sẽ bị tụt dốc về phía những thất bại. Mọi lựa chọn đều do ở bạn.
 
“Hãy quay mặt về phía mặt trời và bạn sẽ không còn nhìn thấy bóng râm.”
 
“K EEP YOUR FACE TO THE SUNSHINE AND YOU CAN ’ T SEE THE SHADOW .”
  - Helen Keller
 
TUẦN THỨ 30: HÃY LẠC QUAN
 
Lạc quan có thể được xem như một thói quen tốt về mặt tinh thần. Bạn có thể rèn luyện cho mình một cách nhìn lạc quan trước cuộc sống và từ đó bạn nâng cao khả năng đạt được thành công. Ngược lại, bạn sẽ sa vào hố sâu của bi quan và thất bại.
 
Tinh thần lạc quan là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một con người có nhân cách hài hòa, đáng yêu. Nó là kết quả của hàng loạt nhân tố như: óc hài hước, niềm hy vọng, khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, sự thỏa mãn trước cuộc sống, một tinh thần tích cực, tính năng động, lòng nhiệt huyết, sự trung thành và tính quyết đoán.
 
Thay vì phải lo lắng quá nhiều về những điều tồi tệ chẳng may xảy ra với bạn, hãy dành ra vài phút mỗi ngày để nghĩ đến hàng loạt những điều thú vị sẽ đến với bạn vào ngày mai, tuần sau, tháng sau hoặc năm sau. Khi nghĩ về những điều tốt đẹp đó, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang soạn thảo kế hoạch thực hiện những điều đó lúc nào không hay biết. Và từ đó, bạn tập cho mình thói quen luôn luôn lạc quan trước cuộc sống.
 
Thực tế là chưa có bất kỳ một nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc hay một cá nhân thành đạt nào là một con người bi quan cả.
 
Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã truyền hơi thở của niềm tin và hy vọng cho một quốc gia đang bị lún sâu vào cơn Đại khủng hoảng kinh tế.
 
Chúng ta đang sống trong một thể chế kinh tế, xã hội và chính trị tốt đẹp nhất của lịch sử nhân loại, lẽ nào chúng ta lại thiếu tinh thần lạc quan hơn cha anh chúng ta?
 
Hãy nhớ rằng, trong mối quan hệ giữa con người với con người thì quy luật sau đây sẽ đóng vai trò chi phối: người lạc quan thường có xu hướng kết bạn với những người lạc quan khác, tương tự thành công này nối tiếp thành công khác. Người bi quan thường làm lây lan những nỗi lo lắng và rắc rối của họ, cho dù họ không nói bất kỳ một lời nào, hay diễn đạt bất kỳ một hành động nào, bởi vì chính thái độ tiêu cực của họ cũng đã là một thanh nam châm có một đầu “âm” đủ mạnh rồi.
 
Tinh thần lạc quan tự nó đã là một dạng thành công bởi vì nó chứng tỏ bạn đang có một tâm hồn lành mạnh, thanh thản và thoải mái. Một người quá giàu có cũng có thể là một người thất bại nếu anh ta luôn bị ám ảnh bởi những ưu phiền, luôn lo lắng về sức khỏe của mình.
 
Tuy vậy, lạc quan không có nghĩa là bạn cứ phó mặc bất kỳ khả năng nào của mình cho nước cuốn mây trôi với một niềm tin hão huyền rằng tương lai thế nào cũng sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng đó. Những hy vọng viển vông như thế chỉ có ở những anh chàng ngốc mà thôi. Tinh thần lạc quan bắt nguồn từ một niềm tin kiên định rằng bạn có thể vạch ra hướng giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, bằng cách động não và đề ra phương hướng hành động dựa vào một khả năng suy xét chắc chắn.
 
Khi cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 lên đến đỉnh điểm, cũng có nhiều người “lạc quan” khi họ không tin rằng nền kinh tế “bong bóng” sẽ nổ tung vì quá nóng. Họ cho rằng những người dự đoán nước Mỹ sẽ trải qua một cuộc lạm phát và đầu cơ vô cùng nguy hiểm là “những kẻ bi quan” Cho đến khi sự việc xảy ra đúng như dự đoán, những con người “lạc quan” kia chỉ còn biết tẽn tò. Nhiều người trong số họ thiếu mất một sức mạnh tinh thần đủ để tìm kiếm vinh quang trong thất bại và bộc lộ rõ ràng họ chỉ là những người bi quan thực sự.
 
Bạn cũng có thể trở thành một con người lạc quan. Hãy học cách đối mặt với tương lai. Hãy phân tích mọi sự kiện sẽ xảy ra với bạn. Đánh giá các nhân tố bằng một óc suy xét sáng suốt và minh mẫn. Sau đó quyết định phương hướng hành động của mình để đưa sự vật về đúng quỹ đạo mà bạn mong muốn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng tương lai không hề chứa đựng điều gì khiến bạn phải lo lắng cả.
 
“Trong cái giá buốt tận cùng của mùa đông, tôi nhận ra mùa hè rực rỡ.”
 
“IN THE DEPTHS OF WINTER , I FINALLY LEARNED THERE WAS IN ME AN INVINCIBLE SUMMER .”
- Albert Camus

TUẦN THỨ 31: KIỂM SOÁT TRẠNG THÁI TINH THẦN
 
Trạng thái tinh thần luôn là nhân tố quyết định hướng đi của cuộc đời bạn. Nó có thể giúp bạn đi theo con đường dẫn tới thành công mà cũng có thể là ngã rẽ sang một con đường chông gai với nhiều thất bại đang chờ đợi. Điều duy nhất quyết định thành công hay thất bại trong cuộc đời của chúng ta, hoặc ban thưởng cho ta sự bình yên trong tâm hồn, hoặc trừng phạt ta bằng một cuộc đời cơ cực trong suốt những năm tháng còn lại, chính là đặc quyền kiểm soát lý trí của bản thân và hướng chúng đến bất kỳ điểm đích nào mà ta lựa chọn.
 
Trạng thái tinh thần của bạn sẽ quyết định việc người khác hợp tác với bạn đầy thiện chí, hoặc cũng có thể đẩy họ tránh xa bạn. Tất cả tùy thuộc vào thái độ tích cực hay tiêu cực của bạn; và, hãy nhớ rằng bạn là người duy nhất quyết định điều đó.
  
Trạng thái tinh thần là một nhân tố có tính quyết định, và có lẽ là nhân tố quan trọng nhất cho thấy bạn sẽ nhận được những kết quả gì so với kỳ vọng của bạn. Chỉ những mục tiêu đi kèm với một niềm tin mạnh mẽ vào sự thành công mới có hy vọng mang lại thành công.
 
Trong nghệ thuật bán hàng, trạng thái tinh thần còn là một nhân tố quan trọng đối với bất kỳ loại hình sản phẩm nào - hàng hóa, dịch vụ, chương trình đào tạo hay bất kỳ ý tưởng hoặc hàng hóa nào khác. Một người có tư tưởng tiêu cực sẽ chẳng thể bán được gì cả. Có thể có người muốn mua hàng của anh ta, nhưng đảm bảo với bạn rằng rốt cuộc thì anh ta cũng sẽ không thể nào bán được. Có lẽ bạn cũng đã từng có dịp chứng kiến thực tế này tại các cửa hàng bán lẻ, nơi mà đầu óc của những nhân viên bán hàng rõ ràng không phải nhằm chiều lòng khách hàng của mình.
 
Một nhân viên kinh doanh thành đạt sẽ biết cách điều chỉnh trạng thái tinh thần của mình trước khi gặp gỡ với khách hàng tiềm năng bằng cách tự hình dung ra mình đang tiến hành vụ kinh doanh đó. Anh ta nhận ra rằng nếu muốn thực hiện vụ mua bán với khách hàng của mình, trước tiên anh ta phải tự thuyết phục được bản thân mua mặt hàng đó.
  
Thái độ tự tin vào chính mình có tầm ảnh hưởng khá to lớn đối với không gian và thời gian mà ta chiếm giữ trong cuộc sống, những thành công mà ta đạt được, những người mà ta kết bạn và những cống hiến cho đời sau. Thi sĩ W. E. Henley từng thừa nhận sự thật hiển nhiên này khi viết rằng: “Tôi là ông chủ của số phận, là thuyền trưởng của tâm hồn tôi”. Quả thật, chúng ta sẽ trở thành những người làm chủ hoàn toàn vận mệnh của mình một khi chúng ta còn kiểm soát được lý trí của bản thân và hướng nó đến một giải pháp tốt đẹp.
 
Bạn có thể kiểm soát trạng thái tinh thần của mình thông qua nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có thể kể đến những nhân tố như:
  
• Dựa trên một hay nhiều động cơ, bạn có thể xác lập cho mình một mục tiêu mãnh liệt nào đó.
• Mối quan hệ chặt chẽ với những người có tư tưởng tích cực, vì họ có thể khuyến khích bạn suy nghĩ và hành động với một tinh thần tích cực hơn.
   • Sự tự kỷ ám thị - là trạng thái tinh thần xuất hiện từ khi tâm trí có những ý nghĩ cho đến khi ý nghĩ đó biến thành hành động. Quá trình này diễn ra một cách thầm lặng nhằm thuyết phục tiềm thức của bản thân.
  • Cầu nguyện hàng ngày để bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với những điều tốt đẹp mà bạn đã nhận được thay vì đòi hỏi thêm; đồng thời hãy cầu xin một trí tuệ sáng suốt hơn nữa giúp bạn có thể tận dụng nguồn tài sản hiện có của mình tốt hơn. Đây có lẽ là thói quen quan trọng nhất vì nó giúp ta nâng cao sức mạnh từ tín ngưỡng tôn giáo và nó sẽ được phát huy nhằm giúp bạn đạt được bất kỳ điểm đích nào đã chọn.
 
Ẩn sâu trong tâm hồn bạn là một người khổng lồ còn ngủ yên. Bạn có thể ra lệnh cho anh ta thực hiện bất kỳ một ước vọng nào. Một buổi sáng nào đó khi thức dậy và nhận thấy mình đang ngập tràn trong ánh sáng của thành công, bạn sẽ tự hỏi rằng tại sao từ trước đến nay bạn không thể nhận ra rằng mình đã có trong tay tất cả những nhân tố để làm nên một thành công lớn.

“Nhiệt tâm là một ngọn núi lửa mà loài cỏ dại của sự thiếu quyết đoán không thể mọc trên đó.”
  
“ZEAL IS A VOLCANO , THE PEAK OF WHICH THE GRASS OF INDECISIVENESS DOES NOT GROW .”
   Kahlil Gibran


TUẦN THỨ 32:  GIÁ TRỊ CỦA MỘT TINH THẦN TÍCH CỰC
 
Phải chăng những tư tưởng tiêu cực đang ngăn cản bạn tiến gần đến thành công trong cuộc sống? Nếu quả thật là thế, đã đến lúc bạn cần phải thay đổi.

Một người có những tư tưởng tiêu cực thường chỉ biết chấp nhận những vấn đề hóc búa hoặc những khó khăn mà không biết cách vượt qua nó. Trong khi đó, một người có tư tưởng tích cực không chỉ mày mò tìm cách giải quyết vấn đề mà thậm chí còn biến chúng thành bước đệm để đi đến thành công.

Tại bang Louisiana, có một mảnh đất rộng được rao bán. Chỉ có hai người trả giá. Người thứ nhất là một người đàn ông đang sở hữu miếng đất kế bên. Anh ta trả giá rất thấp vì cho rằng những bụi tre mọc xum xuê trên mảnh đất kia sẽ khiến cho nó chẳng còn mấy giá trị nữa. Người thứ hai ngược lại, trả mức giá cao gấp đôi người thứ nhất. Và kết quả là anh ta giành được quyền mua mảnh đất đó. Anh ta cho người chặt hết số tre trên làm cần câu cá, đem bán và kiếm đủ số tiền đã bỏ ra để mua mảnh đất.
 
Rõ ràng rằng, một thái độ tích cực sẽ hướng ta đến nhiều cơ hội thành công hơn, trong khi thái độ tiêu cực chỉ ngăn cản sự thành công, thậm chí còn khiến ta bỏ lỡ vận may khi cơ hội đến.
 
F. W. Woolworth [vi] bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí một nhân viên bình thường cho một cửa hàng tin học. Lượng hàng tồn kho hàng năm cho thấy cửa hàng của anh đang để ứ đọng hàng ngàn đô-la trị giá hàng hóa đã lỗi thời và không còn giá trị thực tế nữa.
 
“Vậy chúng ta hãy bán hạ giá đi,” - Woolworth đề nghị với chủ cửa hàng, “và đem giải quyết hết tất cả những mặt hàng đã lỗi thời này”. Nhưng ông chủ cửa hàng đã bác bỏ lời đề nghị ấy. Woolworth vẫn kiên trì thuyết phục. Anh ta đeo bám ông chủ cho đến khi ông ta chỉ còn cách đồng ý thực hiện thử kế hoạch này nhưng chỉ với một vài mặt hàng vô cùng lỗi thời.
 
Một chiếc bàn dài được đem ra kê ở ngay giữa cửa hàng và mỗi mặt hàng để trên bàn chỉ được định giá 10 cent. Hàng bán chạy đến nỗi Woolworth tiếp tục được phép bán đại hạ giá lần thứ hai và lần này cũng nhanh chóng hết hàng chỉ trong chốc lát.
 
Sau đó, Woolworth đã đề xuất rằng họ sẽ cùng nhau cộng tác để thành lập một cửa hàng chuyên bán hàng giá từ 5 đến 10 cent. Woolworth sẽ chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng, trong khi đó ông chủ sẽ là người hỗ trợ về tài chính.

 “Không!”, người chủ phản đối, “Kế hoạch này không hề khả thi chút nào cả, bởi vì anh sẽ không thể nào có đủ mặt hàng để bán với giá vô cùng rẻ mạt như vậy”.
 
Thế rồi Woolworth tự mình thực hiện kế hoạch đó và nhanh chóng gặp được vận may cho đến khi thành lập được một hệ thống lớn bao gồm các cửa hàng kinh doanh đứng tên mình. Vài năm sau, khi có dịp nhắc lại về vụ kinh doanh đại hạ giá năm nào, ông chủ cũ của Woolworth đã nói trong tiếc nuối: “Theo tính toán của tôi thì mỗi một từ tôi đã đưa ra để bác bỏ đề nghị của Woolworth khiến tôi mất đi khoảng một triệu đô-la”.
 
Một trạng thái tinh thần tiêu cực thường kéo theo nó nhiều trạng thái tâm lý liên quan như nỗi sợ hãi, thiếu quyết đoán, nghi ngờ, trì trệ, cáu bẳn và giận dữ, trong khi điều này lại càng khiến mọi người tránh xa và khiến ta để lỡ mất những cơ hội có ích. Ngược lại, một trạng thái tinh thần tích cực thường đi kèm theo nó là niềm tin, lòng nhiệt huyết, óc sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, trí tưởng tượng và tính rõ ràng của mục tiêu, mà nhờ chúng, bạn có thể kéo mọi người đến gần với mình hơn và đón nhận được nhiều cơ hội có lợi cho mình hơn.
 
Vậy làm thế nào có thể duy trì một trạng thái tinh thần tích cực? Hãy học cách suy nghĩ và hành động theo phương châm “không gì là không thể làm được” [vii] đối với bất kỳ một kế hoạch hay mục tiêu nào đề ra và đừng bao giờ chịu khuất phục ý nghĩ “không thể thực hiện được” thường thấy ở hầu hết các nhiệm vụ, công việc được giao.

 “Kẻ hoài nghi biết cái giá phải trả của mọi thứ nhưng không biết giá trị của thứ gì cả.”
  
“T HE CYNIE KNOWS THE PRICE OF EVERYTHING AND THE VALUE OF NOTHING .”  
  - Oscar Wilde


TUẦN THỨ 33: HÃY PHÁT HUY NHỮNG THÓI QUEN TỐT

Mỗi thành công hay thất bại đến với bạn trong cuộc sống đều xuất phát từ những thói quen hiện có. Ta có thể chia thành hai loại thói quen như sau: loại thứ nhất bao gồm những thói quen mà bạn có ý thức tự rèn luyện mỗi ngày nhằm một mục đích nhất định nào đó, và loại thứ hai bao gồm những thói quen tự nảy sinh tùy vào những hoàn cảnh sống khác nhau, theo kiểu gió chiều nào nghiêng chiều ấy. Cả hai loại thói quen này đều phát huy một cách tự nhiên trước mỗi hoàn cảnh khi chúng ta mặc nhiên thừa nhận chúng, và cả hai đều chịu sự chi phối trực tiếp từ một quy luật chung mà tôi gọi là “sức mạnh toàn năng của thói quen”.
 
Chính sức mạnh toàn năng này là người kiểm soát toàn bộ, thông qua đó Đấng Sáng tạo sẽ điều tiết tất cả mọi nguyên tắc của mình. Đấng Sáng tạo sẽ vận dụng những định luật để duy trì sự liên kết giữa các nguyên tử, các vì sao và các hành tinh, giữa bốn mùa trong năm, giữa bệnh tật và sức khỏe, giữa sự sống và cái chết. Sự duy trì ổn định của Đấng Sáng tạo là một hệ thống tự động có trật tự. Những vì sao và hành tinh vận động theo một quỹ đạo thời gian với độ chính xác hoàn hảo, mỗi vật thể tự duy trì cho mình một vị trí tại một thời điểm nhất định.
 
Một cây sồi lớn lên từ một hạt giống bé xíu, hạt thông nảy mầm thành cây thông. Đây đều là những hiện tượng mà bạn có thể quan sát được trong cuộc sống. Nhưng bạn có nhận thấy rằng những hiện tượng đó không phải do ngẫu nhiên mà thành? Một hoàn cảnh nào đó đã khiến cho những hiện tượng này diễn ra. Tương tự, một hoàn cảnh nào đó cũng đã khiến cho những thói quen cứ thế hình thành và một khi đã hình thành thì khó có thể thay đổi. Chính Đấng Sáng tạo là người đã ban cho ta quyền tạo dựng những thói quen phù hợp với những mục tiêu mà ta mong muốn.

Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều chịu sự chi phối của những thói quen. Các thói quen này hình thành do có sự lặp đi lặp lại của suy nghĩ và hành động. Do đó, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được số phận và lối sống của mình nếu biết cách kiểm soát tư duy và thói quen của bản thân. Bạn cần hình thành nên những thói quen đáng có. Tất cả chúng ta đều có thể tận dụng và phát huy những thói quen tốt đưa đến thành công. Phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, việc hình thành những thói quen tốt có thể phá vỡ và thay thế dần những thói quen xấu.

Thói quen của các loài sinh vật, ngoại trừ con người, đều xuất phát từ bản năng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các loài sinh vật so với con người là chúng không thể tự mình phá bỏ những thói quen đó. Trái lại, Đấng Sáng tạo đã ban cho con người toàn quyền kiểm soát năng lực tư duy của mình, đi kèm với đó là công cụ xử lý tư duy logic và hướng tư duy của mình đến bất kỳ mục tiêu cuối cùng nào.
 
Đây chính là một chân lý. Bạn có thể dùng nó để mở toang cánh cửa của trí tuệ và sống một cuộc sống yên bình. Bạn sẽ có thể kiểm soát những nhân tố cần thiết để có được thành công. Phần thưởng dành cho những ai có quyền kiểm soát năng lực tư duy của bản thân và hướng nó đến những mục tiêu nhất định nào đó tùy theo sự lựa chọn của mình là vô cùng to lớn. Trái lại, bạn cũng sẽ phải gánh chịu những hình phạt nặng nề.

Sức mạnh toàn năng của thói quen hoàn toàn không có gì huyền bí, cũng không phải do ai thêu dệt nên, càng không phải là một nguyên tắc mà ta phải nhất nhất áp dụng. Nhưng chính nhờ những thói quen tốt mà ta mới có thể tiến hành công việc của mình một cách trôi chảy và có một trật tự logic để chuyển tải những ý tưởng thành hành động.

Khi bạn bắt đầu ý thức được những thói quen của mình và hình thành nên những thói quen mới, hãy bắt đầu từ những thói quen tốt có thể đưa bạn đến thành công. Hằng ngày hãy cố gắng tập trung tư tưởng vào bất kỳ mục tiêu nào mà bạn mong muốn. Đến một thời điểm nhất định nào đó, những thói quen tinh thần mới này sẽ mang đến cho bạn sự thành đạt và cả vận may nữa.

“Bản chất con người đều giống nhau, chỉ có thói quen của từng người mới làm họ khác nhau.”
  
“MEN’ S NATURES ARE ALIKE , IT IS THEIR HABITS THAT CARRY THEM FAR APART .”
- Khổng Tử (551 BC - 479 BC)


TUẦN THỨ 34:  RÈN LUYN TƯ DUY NHẠY BÉN
 
Khả năng tư duy của chính bạn là điều duy nhất bạn có toàn quyền kiểm soát. Để phát huy khả năng này một cách hiệu quả nhất, bạn cần luyện tập sự nhạy bén. Những người có đầu óc tư duy cao thường không để bất kỳ người nào khác suy nghĩ thay mình.
 
Kinh nghiệm cho thấy, những người thành đạt thường có một bộ óc sáng suốt có thể giúp họ đưa ra quyết định một cách đúng đắn. Họ biết cách thu thập thông tin, tiếp thu ý kiến từ người khác nhưng đến giai đoạn tổng hợp và phân tích thông tin cuối cùng, chính họ mới là người tự mình đưa ra những quyết định.
 
Tư duy nhạy bén dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất lập luận theo phương pháp quy nạp dựa trên giả thuyết về một vấn đề hãy còn là ẩn số hay những giả thuyết mà mọi sự kiện liên quan đến chúng còn chưa rõ ràng. Nguyên tắc thứ hai lập luận theo phương pháp suy diễn dựa trên những vấn đề đã được kiểm chứng trong thực tế hay những lập luận mà tất cả mọi người đều cho đó là sự thật.
 
Một người có tư duy nhạy bén thường thực hiện hai bước như sau: Trước tiên, họ bắt đầu phân tích sự kiện ra khỏi những điều hư cấu và những lời đồn đại chưa được kiểm chứng. Tiếp theo, họ bắt đầu phân chia sự kiện ra thành hai nhóm khác nhau: nhóm sự kiện quan trọng và nhóm sự kiện không quan trọng. Theo đó, sự kiện quan trọng là một sự kiện có ích cho việc tiếp cận mục tiêu của họ. Phần còn lại đều là những thông tin không mấy giá trị.
 
Điều đáng tiếc là hiện có rất nhiều người chỉ biết tư duy dựa trên những lời đồn đại vô nghĩa và những sự kiện không hề quan trọng để rồi kết cục họ nhận được những thất bại. Trong khi đó, người có lý trí lại hiểu rằng những ý kiến người khác đưa ra đôi khi chỉ là vô nghĩa, thậm chí còn gây nguy hiểm nếu ta cho đó là đúng đắn bởi vì tất cả những ý kiến đó chỉ toàn dựa trên những thành kiến, tính cố chấp, thói ích kỷ, sự rụt rè, e ngại và cả những thông tin mập mờ.
 
Người có khả năng tư duy cao biết bỏ ngoài tai cuộc trò chuyện của một người chỉ biết bắt đầu bằng câu nói quá nhàm chán: “Nghe nói rằng…” bởi vì họ hiểu những gì mà họ sắp được nghe chỉ là những điều hoàn toàn vô nghĩa và chỉ khiến cho cuộc trò chuyện càng nhanh chóng kết thúc. Họ hiểu rằng trên đời này không có bất kỳ một người nào có trách nhiệm với lời nói của mình lại dám đưa ra những nhận định không có căn cứ. Nguyên tắc này giúp ta loại trừ bớt những điều vô nghĩa mà khá nhiều người vẫn xem đấy là “phương pháp tư duy” của mình.
 
Người có đầu óc tư duy cũng hiểu rằng những lời khuyên “vô thưởng vô phạt” từ phía bạn bè và những người sống quanh mình đôi khi cũng không đáng để mình phải cân nhắc quá nhiều. Nếu muốn có được lời khuyên thuyết phục nhất, tốt nhất ta nên tìm cho mình những căn cứ xác đáng và thậm chí bỏ tiền để mua được lời khuyên đấy theo cách này hay cách khác. Họ hiểu rằng không có bất kỳ điều giá trị nào ta có được mà không phải trả một xu nào.
 
Đồng thời, với họ, những suy nghĩ cảm tính không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Họ để cho lý trí của mình chiến thắng tình cảm bằng cách kiểm tra và đánh giá tình cảm của mình thông qua khả năng suy luận và lối tư duy logic.
 
James B. Duke mặc dù chưa bao giờ theo học ở một trường lớp chính quy nào cả và cũng chưa bao giờ học viết, nhưng anh có một cái đầu khá nhạy bén mà nhờ đó, anh đã trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới. Anh không bao giờ để mình lãng phí thời gian vào những điều tầm thường hay vô nghĩa và tự mình đưa ra quyết định một cách nhanh chóng sau khi đã thu thập đủ thông tin xác đáng.
 
Một ngày nọ, trong một lần gặp mặt người bạn cũ của mình, Duke đã khiến anh ta vô cùng bất ngờ trước quyết định sắp tới sẽ thành lập 2.000 cửa hàng bán thuốc lá. Người bạn thốt lên rằng: “Chỉ với 2 cửa hàng thôi mà tôi và bố tôi đã quản lý không xuể rồi chứ đừng nói gì đến việc quản lý những 2.000 cửa hàng thuốc lá như anh vừa nói. Thật là một quyết định sai lầm, anh Duke ạ”.
 
“Sai lầm ư?”, Duke nói, “Cả cuộc đời này tôi đã phạm quá nhiều sai lầm rồi, và nếu hãy còn một điều gì đấy trên đời này có thể giúp tôi sửa chữa thì đấy chính là mỗi khi phạm phải sai lầm nào đó, tuyệt đối sẽ không bao giờ ngừng lại để nói về nó. Tôi sẽ tiếp tục con đường của mình và tạo ra thêm nhiều sai lầm nữa”.
 
Và thế là Duke tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình với hệ thống cửa hàng bán thuốc lá lẻ. Chỉ trong một tuần kinh doanh sau đó, anh ta đã thu về được hàng triệu đô-la. Duke đã trích ra vài triệu đô-la để xây dựng Trường Đại học Duke và đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tài sản mà anh dành dụm được nhờ khả năng quyết đoán một cách nhanh chóng và chính xác của mình, phần lớn những quyết định đó là những quyết định đúng đắn.  

Elbert Hubbard đã có lần định nghĩa người quản lý là “một người có thể đưa ra rất nhiều quyết định và phần lớn phải là những quyết định đúng đắn”.

Rõ ràng là, khả năng tư duy nhạy bén đòi hỏi ta phải có tính kỷ luật tự giác cao - một đức tính có liên quan mật thiết đến khả năng tư duy chính xác. Những quyết định nhanh chóng và chuẩn xác chính là những nền tảng giúp ta tiến đến thành công trong mọi giai đoạn của cuộc sống.
  “Lần duy nhất bạn không thất bại là lần cuối cùng bạn đã cố hết sức - và bạn thành công.”
 
“THE ONLY TIME YOU DON ’ T FAIL IS THE LAST TIME YOU TRY ANYTHING - AND IT WORKS .” - William Strong
 

TUẦN THỨ 35: NUÔI DƯỠNG NHỮNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
   
Bạn đang có trong tay quyền kiểm soát trí tưởng tượng của mình dưới hai hình thức khác nhau. Hình thức thứ nhất là trí tưởng tượng tổng hợp bao gồm những hình thức kết hợp theo một trật tự hoàn toàn mới của các ý tưởng, khái niệm, kế hoạch hay sự kiện đã biết trước. Hình thức thứ hai là trí tưởng tượng sáng tạo. Trí tưởng tượng này dựa trên giác quan thứ sáu của con người, hoạt động như một nhân tố trung gian giúp não bộ nảy sinh những sự kiện hay ý tưởng mới. Trí tưởng tượng sáng tạo còn được xem là chất xúc tác khơi gợi nguồn cảm hứng của tâm hồn.
 
 
Bằng trí tưởng tượng đầy sáng tạo của mình, Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn dây tóc. Rất lâu trước thời đại của Edison, mọi người tin rằng điện sẽ cung cấp cho ta ánh sáng bằng cách cho nó chạy qua những vòng dây kim loại rất mảnh. Tuy nhiên, nếu làm vậy, chỉ trong chốc lát các vòng dây đó sẽ nhanh chóng cháy thành than.
 
Edison đã nảy ra sáng kiến áp dụng nguyên tắc sản xuất than: ném củi vào trong lửa cho đến khi cháy thành than để rồi chỉ cần một lượng ôxy vừa đủ cũng có thể giúp cho ngọn lửa cháy âm ỉ nhưng không bị tắt. Nhờ tuân theo nguyên tắc không gì có thể đốt cháy được nếu thiếu ôxy, Edison đã thử cho một sợi kim loại rất mảnh vào trong một chiếc bóng thủy tinh rồi rút hết không khí ra. Khi cho dòng điện ngang qua những vòng dây kim loại chiếu sáng, ông đã có được một bóng đèn cháy sáng rực rỡ.
 
Giáo sư Elmer R. Gates của Chevy Chase, bang Maryland cũng được xem là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập về khả năng tưởng tượng. Ông là người có số lượng phát minh được công nhận nhiều hơn cả Edison. Hầu hết những phát minh này đều là kết quả từ việc phát huy tối đa giác quan thứ sáu của mình.
 
Ông thường có thói quen làm việc trong một căn phòng cách âm và tắt tất cả đèn trong phòng, nhằm gạt sang một bên mọi nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng công việc của mình và để có thể tập trung vào việc thu thập những thông tin, sự kiện mà ông mong muốn. Mỗi khi giác quan thứ sáu mách bảo ông về một sự việc nào đấy, ngay lập tức ông bật đèn lên và viết ý tưởng đó ra giấy. Điều kỳ lạ là đôi khi ý tưởng đến với ông trong khi ông không hề có ý định tìm kiếm nó, nhưng đấy lại chính là ý tưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong rất nhiều phát minh mà ông hoàn thành sau này.
  
Năm giác quan cơ bản của con người chính là những công cụ chính giúp cho chúng ta giao lưu với thế giới. Riêng giác quan thứ sáu hoạt động dựa trên tiềm thức và là chiếc cầu nối liên kết bạn với những lực lượng vô hình của vũ trụ. Chính nhờ giác quan này mà bạn có thể thu thập được những kiến thức vô giá.
 
Việc giác quan thứ sáu đưa đến một ý tưởng sáng tạo sẽ càng đáng tin cậy hơn nếu ta thường xuyên vận dụng có hệ thống, tương tự như năm giác quan cơ bản của con người. Tất cả những ai đặc biệt thành công trong cuộc sống đều có một hệ thống tư duy điều khiển trí tuệ của mình. Đôi khi, có những người điều khiển trí tuệ của mình một cách vô thức.
 
Cũng nhờ một ý tưởng sáng tạo mà hệ thống khách sạn tráng lệ mang tên Fontainbleau đã ra đời ngay trên bãi biển Miami.
  
Một nhân viên khách sạn tên là Ben Novack đặt chân đến Miami vào năm 1940 chỉ với 1.800 đô-la trong túi cùng với mơ ước thành lập một khu nghỉ mát tuyệt đẹp nổi tiếng trên toàn thế giới về các dịch vụ tiện nghi và giải trí mà khách sạn cung cấp. Nhờ phương thức quản lý nguồn vốn ban đầu quá ít ỏi của mình một cách khôn ngoan và nhờ lòng nhiệt huyết thực hiện mơ ước được truyền đạt cho các cổ đông, Novack đã có thể triển khai được ý tưởng kinh doanh của mình. Nhờ chuyên tâm vào mục tiêu duy nhất này, anh đã biến giấc mơ năm nào trở thành hiện thực.
 
Một lần nọ, Clarence Birdseye - một thợ săn chuyên bẫy thú lấy lông tại Labrador - ăn thử bắp cải đã bị đông lạnh. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng kinh doanh các loại thức ăn đông lạnh và rồi gây dựng thành công tên tuổi của chính mình.
 
Phải chăng bạn cũng đang biến những giấc mơ của mình trở thành hiện thực nhờ những ý tưởng sáng tạo như Ben Novack hay Clarence Birdseye?
  
Một phương pháp vô cùng hiệu quả để có thể vận dụng thành công giác quan thứ sáu chính là lập ra kế hoạch một cách chi tiết, rõ ràng và súc tích đối với mọi vấn đề mà bạn đang muốn tháo gỡ hay mọi mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được. Mỗi ngày hãy cố gắng rèn luyện quá trình này nhiều lần như thể bạn đang tụng kinh vậy. Một người cầu nguyện phải thành tâm đến độ họ ý thức được rằng mình đã vươn tới được mục tiêu trong tầm tay.
 
Nếu phương pháp này ban đầu vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn, hãy tiếp tục kiên nhẫn. Mỗi lần vận dụng phương pháp, hãy cố gắng bày tỏ lòng biết ơn sâu 150 sắc như thể bạn đã đạt được mục tiêu của mình cho dù thực tế mục tiêu đấy vẫn chưa trở thành hiện thực.
  
Chiếc chìa khóa dẫn đến thành công chính là khả năng tin tưởng vào sự thành công của mình. Hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì bạn nhận thức được và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công, điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật.
 
“Thành công đơn giản nằm ở ba chữ: Khả năng, đột phá và can đảm.”
 
“SUCCESS IS THAT OLD ABC- A BILITY , BREAKS , AND COURAGE .” - Charles Luckman 

TUẦN THỨ 40


 

VƯỢT QUA SỢ HÃI ĐỂ VƯƠN TỚI ĐÍCH
 
 
N ỗi sợ hãi chính là trở ngại lớn nhất của thành công. Thông thường, con người thường để sự sợ hãi chi phối mọi quyết định và hành động của mình. Với họ, an toàn vẫn là trên hết.
 
 
Trong khi đó, người thành công lại không hề coi sợ hãi là điều to tát. Tư duy của họ chủ yếu dựa trên khả năng sáng tạo và hiệu suất lao động của mình. Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã từng phát biểu: “Anh vẫn có thể được an toàn ở mức tối đa ngay cả khi ở trong ngục tù, nếu đấy là tất cả những gì mà anh mong muốn ngoài cuộc sống của mình”. Người thành công là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi lý trí mách bảo rằng rủi ro trong trường hợp này là cần thiết.
 
 
Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn cũng đã từng trải qua cảm giác sợ hãi. Nhưng sợ hãi là gì? Sợ hãi là một trạng thái có thể giúp ta bảo vệ cuộc sống của mình bằng cách cảnh báo cho ta mỗi khi đối diện với nguy hiểm. Do đó, đôi khi sợ hãi cũng là một điều tốt bởi nó giúp ta nâng cao cảnh giác và buộc ta phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ tình hình trước khi quyết định hay hành động.
 
 
Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách khống chế nỗi sợ hãi thay vì để nó xâm chiếm mọi hoạt động của cơ thể. Một khi nỗi sợ hãi đã hoàn thành nhiệm vụ của nó với vai trò là một dấu hiệu cảnh báo, chúng ta nên tìm cách ngăn cản tâm lý sợ hãi thâm nhập vào tư duy logic của mình để có thể kịp thời hành động.
 
 
Tổng thống Franklin Roosevelt từng có câu nói nổi tiếng trong thời kỳ Đại khủng hoảng như sau: “Ngoài việc sợ hãi bản thân, con người chẳng biết sợ gì cả”. Ngẫm ra cho đến ngày nay, câu nói này vẫn còn nguyên giá trị.
 
 
Nhưng làm thế nào để có thể vượt qua được nỗi sợ hãi? Tốt nhất bạn nên thẳng thắn đối diện với vấn đề và tự hỏi mình: “Mình đang lo sợ điều gì?”. Qua đó, bạn bắt đầu khởi động quy trình phân tích tình huống mà bạn đang gặp phải, để tìm ra lời giải đáp cho những trở ngại mà sợ hãi gây ra.
 
 
Bước tiếp theo, bạn cần cân nhắc vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Rủi ro trong vấn đề này là gì? Liệu có đáng để bạn chấp nhận rủi ro đó hay không? Bạn có thể hành động theo những chiều hướng nào? Đâu là những khả năng có thể xảy ra? Bạn đã có đủ trong tay những dữ liệu cần thiết chưa? Những người khác khi gặp tình huống tương tự sẽ xử lý như thế nào? Và kết quả của vấn đề này sẽ là gì?
 
 
Một khi bạn đã nghiên cứu tình hình một cách cẩn thận, hãy hành động ngay lập tức. Sự trì hoãn chỉ càng khiến bạn thêm nghi ngờ và sợ hãi mà thôi.
 
 
 
 
 
Một nhà tâm lý học có tiếng có lần nói rằng: Những ai ở một mình trong bóng tối và tưởng tượng về một tiếng động nào đó, họ thường để cảm giác sợ hãi xâm chiếm tâm hồn một cách nhanh chóng. Tất cả những gì họ nên làm chính là đặt một chân lên mặt đất. Nhờ thế, họ đã vượt qua được bước đầu tiên để kìm chế nỗi sợ hãi. Những ai theo đuổi sự thành công cần buộc bản thân phải bước những bước tiếp theo để chế ngự hoàn toàn nỗi sợ hãi và tiến tới đích.
 
 
Nên nhớ rằng không ai có thể một mình đơn độc đi hết quãng đời còn lại. Một trong những điều làm ta yên tâm nhất - và cũng là điều chân thực nhất - có thể tìm thấy trong Kinh thánh: “Đừng lo lắng, vì ta sẽ luôn song hành cùng các ngươi”.
 
 
Niềm tin tưởng vào câu nói đầy ý nghĩa này sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh tinh thần để đối mặt với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong cuộc sống.
 
 
- See more at: http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=54396&c=1578213#sthash.UOAsNJOc.dpuf
TUẦN THỨ 36


 

SỰ CHUYÊN TÂM
 
 
K inh nghiệm cho thấy tất cả những ai thành đạt trong cuộc sống đều rèn luyện cho mình thói quen chuyên tâm vào một việc duy nhất ở từng thời điểm thay vì dàn trải sức lực cho nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn gặp phải thất bại, hãy tập trung tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến thất bại đó, hãy thẳng thắn đối diện với sự thật, đảm bảo lần sau bạn sẽ không gặp phải thất bại như thế nữa.
 
 
Đừng bao giờ cố gắng tạo ra cho mình bất kỳ lời bào chữa nào hòng trốn tránh trách nhiệm trước thất bại hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Làm như thế chẳng khác nào bạn đang mong chờ lần thất bại tới, bởi vì chính bạn đang tự đẩy mình lún sâu thêm vào vết xe đổ. Sự chuyên tâm sẽ là công cụ giúp bạn có được một thứ tài sản quý giá khác - một trí nhớ tuyệt vời.
 
 
Một nhà văn nổi tiếng nọ được một tờ tạp chí quốc gia đặt viết một câu chuyện dựa trên một cuộc phỏng vấn với kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ nhưng vị kiến trúc sư nổi tiếng cảm thấy khá khó chịu khi thấy người phỏng vấn mình chẳng hề ghi chép gì cả, và ông đưa ra thắc mắc ngay sau đó.
 
 
“Tôi vẫn đang ghi chép lại đấy chứ”, người phỏng vấn trả lời, “nhưng lưu giữ nó vào bộ não mà tôi vẫn thường rèn luyện”.
 
 
Ngày hôm sau, Wright nhận được một bản ghi chép chi tiết mọi vấn đề đã được thảo luận trong lần phỏng vấn đó. Điều đáng ngạc nhiên là, ông không phải sửa lại bất kỳ một câu từ nào cả.
 
 
Thói quen chuyên tâm vào công việc không chỉ giúp bạn có được khả năng lắng nghe người khác tốt hơn mà còn ghi nhớ được tất cả những gì mà bạn quan sát và nghe thấy được. Nguyên nhân chủ yếu của việc tại sao ta không thể nào nhớ nổi tên của một người nào đấy trong vòng hai phút sau khi được giới thiệu với nhau là do ta đã không hề chú ý khi người đó tự giới thiệu tên của mình.
 
 
James A. Farley có tiếng là người có một trí nhớ khá hoàn hảo khi anh nhớ được tên của tất cả những ai mà anh ta đã từng gặp. Bí quyết của anh nằm ở chỗ mỗi khi được giới thiệu với người khác, anh liền đề nghị họ đánh vần tên của mình. Hoặc nếu không, Farley sẽ nhắc lại và đánh vần tên của người đó rồi hỏi lại xem như thế đã chính xác hay chưa.
 
 
Bất kỳ ai đã từng đạt được nhiều thành công thường khởi đầu từ một mục tiêu duy nhất. Họ tiếp tục duy trì cho mình hướng đi đó cho đến khi chạm đến đích và bắt đầu chuyển hướng với những mục tiêu mới.
 
 
Vậy bạn có thói quen chuyên tâm vào công việc của mình không? Bạn có biết được chính xác mình muốn gì từ cuộc sống? Bạn đã lập ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó chưa? Sau khi tìm được cho mình câu trả lời, bước tiếp theo của bạn chính là tập trung vào mục tiêu và kế hoạch hành động với tất cả quyết tâm của mình để không gì có thể ngăn cản bạn được.
 
 
Nên nhớ rằng, mọi chướng ngại vật chỉ là những gì mà bạn tự đặt ra cho chính mình. Hãy cố gắng vượt qua chúng và bạn sẽ thấy không gì có thể ngăn được bước tiến của bạn.
 
 
- See more at: http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=54396&c=1578213#sthash.UOAsNJOc.dpuf


TUẦN THỨ 36: SỰ CHUYÊN TÂM

   

K inh nghiệm cho thấy tất cả những ai thành đạt trong cuộc sống đều rèn luyện cho mình thói quen chuyên tâm vào một việc duy nhất ở từng thời điểm thay vì dàn trải sức lực cho nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn gặp phải thất bại, hãy tập trung tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến thất bại đó, hãy thẳng thắn đối diện với sự thật, đảm bảo lần sau bạn sẽ không gặp phải thất bại như thế nữa.

   

Đừng bao giờ cố gắng tạo ra cho mình bất kỳ lời bào chữa nào hòng trốn tránh trách nhiệm trước thất bại hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Làm như thế chẳng khác nào bạn đang mong chờ lần thất bại tới, bởi vì chính bạn đang tự đẩy mình lún sâu thêm vào vết xe đổ. Sự chuyên tâm sẽ là công cụ giúp bạn có được một thứ tài sản quý giá khác - một trí nhớ tuyệt vời. 

 

Một nhà văn nổi tiếng nọ được một tờ tạp chí quốc gia đặt viết một câu chuyện dựa trên một cuộc phỏng vấn với kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ nhưng vị kiến trúc sư nổi tiếng cảm thấy khá khó chịu khi thấy người phỏng vấn mình chẳng hề ghi chép gì cả, và ông đưa ra thắc mắc ngay sau đó. 

 

“Tôi vẫn đang ghi chép lại đấy chứ”, người phỏng vấn trả lời, “nhưng lưu giữ nó vào bộ não mà tôi vẫn thường rèn luyện”. 



Ngày hôm sau, Wright nhận được một bản ghi chép chi tiết mọi vấn đề đã được thảo luận trong lần phỏng vấn đó. Điều đáng ngạc nhiên là, ông không phải sửa lại bất kỳ một câu từ nào cả.

Thói quen chuyên tâm vào công việc không chỉ giúp bạn có được khả năng lắng nghe người khác tốt hơn mà còn ghi nhớ được tất cả những gì mà bạn quan sát và nghe thấy được. Nguyên nhân chủ yếu của việc tại sao ta không thể nào nhớ nổi tên của một người nào đấy trong vòng hai phút sau khi được giới thiệu với nhau là do ta đã không hề chú ý khi người đó tự giới thiệu tên của mình.
James A. Farley có tiếng là người có một trí nhớ khá hoàn hảo khi anh nhớ được tên của tất cả những ai mà anh ta đã từng gặp. Bí quyết của anh nằm ở chỗ mỗi khi được giới thiệu với người khác, anh liền đề nghị họ đánh vần tên của mình. Hoặc nếu không, Farley sẽ nhắc lại và đánh vần tên của người đó rồi hỏi lại xem như thế đã chính xác hay chưa.
 
 Bất kỳ ai đã từng đạt được nhiều thành công thường khởi đầu từ một mục tiêu duy nhất. Họ tiếp tục duy trì cho mình hướng đi đó cho đến khi chạm đến đích và bắt đầu chuyển hướng với những mục tiêu mới.
 
Vậy bạn có thói quen chuyên tâm vào công việc của mình không? Bạn có biết được chính xác mình muốn gì từ cuộc sống? Bạn đã lập ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó chưa? Sau khi tìm được cho mình câu trả lời, bước tiếp theo của bạn chính là tập trung vào mục tiêu và kế hoạch hành động với tất cả quyết tâm của mình để không gì có thể ngăn cản bạn được.
 
  Nên nhớ rằng, mọi chướng ngại vật chỉ là những gì mà bạn tự đặt ra cho chính mình. Hãy cố gắng vượt qua chúng và bạn sẽ thấy không gì có thể ngăn được bước tiến của bạn.
 


TUẦN THỨ 37: MỞ MANG TRÍ TUỆ

   

M ột trí tuệ rộng mở là một trí tuệ tự do. Nếu bạn không tiếp thu những ý tưởng, những khái niệm mới và tiếp xúc với những con người mới, bạn đang tự giam hãm trí tuệ của mình. Sự bảo thủ, cố chấp làm ta đánh mất mọi cơ hội và cả mối quan hệ mà mình đang có. Chỉ khi mở rộng tâm hồn mình bạn mới có thể giải phóng trí tưởng tượng để phát huy hết tác dụng của nó - và, bạn mới có thể nảy sinh những ý tưởng sáng tạo.

 

  Thật khó có thể hiểu rằng chưa đầy một thế kỷ trước, đã từng có vô số người cười chế nhạo những cuộc thí nghiệm máy bay của anh em nhà Wright. Không chỉ thế, cách đây khá lâu, Lindbergh vẫn phải vất vả tìm kiếm người hỗ trợ tài chính cho chuyến bay xuyên Đại Tây của mình. Một khi những người có đầu óc sáng tạo dự báo được rằng con người hoàn toàn có thể bay tới mặt trăng thì mơ ước đó nhất định sẽ trở thành hiện thực.

   

Một tâm hồn khép kín chính là dấu hiệu của một tính cách cổ hủ. Điều đó chỉ khiến ta đánh mất những cơ hội phát triển và do đó sẽ không bao giờ có thể tận dụng được những cơ hội mà sự tiến bộ mang lại.

 

  Chỉ khi có tư duy khoáng đạt bạn mới có thể hiểu rõ được tác dụng của nguyên tắc thứ nhất của thành công: “Bất cứ điều gì bạn nhận thức được và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công, điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật”. Những ai may mắn có được một trí tuệ rộng mở luôn làm việc một cách xuất sắc trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề hay chuyên môn nào. Trong khi đó, kẻ có tâm hồn tăm tối thì chỉ biết than vãn rằng: “Điều đó là không thể!”.

   

Vậy thì tốt hơn hết bạn hãy tự đánh giá lại năng lực của bản thân. Liệu rằng bạn có phải là một trong số những người thường nói “Tôi có thể làm được” hoặc “Việc đó hoàn toàn có thể thực hiện được” hay bạn thuộc về nhóm người chỉ biết than vãn “Không ai trên đời này có thể làm được điều đó” trong khi ngay tại thời điểm đó có người sắp sửa hoàn thành được công việc “không thể” đấy rồi.

   

Một trí tuệ rộng mở đòi hỏi bạn phải có niềm tin ở chính bạn, ở các thế hệ sau và ở Đấng Sáng tạo - người định đoạt hình thức phát triển của con người và vạn vật. Thời kỳ đen tối của nạn mê tín dị toan đã qua đi. Nhưng bóng đen của định kiến vẫn còn đeo bám chúng ta mãi. Do đó, bạn chỉ có thể vươn mình ra ngoài ánh sáng văn minh nếu biết nghiêm túc tự đánh giá lại bản thân. Phải chăng bạn ra quyết định dựa trên lập luận và tư duy logic thay vì cảm tính và lối tư duy cổ hủ? Bạn có biết cách lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận và chăm chú? Bạn có biết cách tìm kiếm cho mình sự thật hay chỉ biết đón nhận những lời đồn thổi từ người khác?

   

Tâm hồn của con người sẽ ngày càng cạn kiệt nếu không được nuôi dưỡng bằng những tác động tích cực của một tư duy cởi mở. Những ai đã từng áp dụng kỹ thuật tẩy não trong chiến tranh đều biết rằng cách nhanh nhất để làm tê liệt ý chí của con người chính là cô lập tâm trí của họ, ngăn cản họ tiếp cận với các loại sách báo, đài phát thanh, truyền hình và mọi kênh thông tin liên lạc truyền thông phổ biến khác. Sống trong những điều kiện như thế, trí tuệ con người chắc chắn bị thui chột vì không được chăm sóc và nuôi dưỡng. Duy chỉ có một ý chí mạnh mẽ và một niềm tin chân thành vào cuộc sống mới có thể mở rộng tâm hồn, trí tuệ của bạn.

   

Liệu bạn có thể bó hẹp tâm trí của mình trong một “trại tập trung văn hóa - xã hội”? Phải chăng bạn đang tự mình dấn thân vào một công cuộc tẩy não bằng cách giam hãm, cô lập mình trước những ý tưởng mới có thể đưa bạn đến thành công?

   

Nếu quả thật như vậy, đã đến lúc bạn nên phá vỡ các song sắt của định kiến đang kìm hãm trí tuệ của bạn. Hãy mở rộng tâm hồn của mình và giải phóng nó ra khỏi sự tù đày của định kiến.

   

“Trí tuệ như những cánh dù, nó chỉ hoạt động tốt khi rộng mở.” 

 

“MINDS ARE LIKE PARACHUTES , THEY WORK BEST WHEN OPEN .”

  - Lord Thomas Dewar

 

   TUẦN THỨ 38:  MẶT TÍCH CỰC CỦA THẤT BẠI 
 
Đôi khi thất bại lại là một điều tốt. Thất bại mở ra những cánh cửa dẫn đến cơ hội mới và đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm ban đầu về hiện thực cuộc sống. Thất bại còn giúp ta nhận ra được đâu là những mặt hạn chế và thức tỉnh những kẻ tự kiêu tự đại ra khỏi tính kiêu ngạo của mình.
 
Quân đội Anh đã bại trận khi Tướng Cornwallis tuyên bố đầu hàng quân đội Mỹ, trao trả lại tự do cho thuộc địa của mình. Nhưng nếu nước Anh không công nhận nền độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau lần thất bại đó, liệu rằng nước Mỹ có đủ lớn mạnh để vực dậy cả một đế chế Anh quốc thoát khỏi nguy cơ sụp đổ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai hay không?
   
Sau khi Nội chiến [viii] kết thúc, các bang ở miền Nam nước Mỹ đã phải gánh chịu cảnh nghèo đói kéo dài trong mấy mươi năm. Nhưng chiến tranh cũng khiến cho nền công nghiệp của phương Bắc nhanh chóng chuyển dịch về phương Nam. Người dân đã từng mất đi niềm kiêu hãnh và nhiều tài sản quý giá trong chiến tranh loạn lạc giờ được đền bù một cách thỏa đáng.
   
Trải nghiệm cho thấy quy luật bù trừ luôn luôn đúng đối với mọi phạm vi, mọi đối tượng. Giữa người với người trong xã hội và giữa các xã hội với nhau, có vay có trả, tất cả sai lầm rồi cũng được sửa chữa. 
 
Trước kia, đã có lúc tôi cảm thấy một nỗi mất mát vô cùng lớn khi tên mình không hề được nhắc đến trong di chúc của người chú giàu có vừa mới qua đời. Nhưng điều đó cuối cùng lại trở thành một trong số rất nhiều những may mắn đến với tôi sau mỗi lần bị thất bại. Chính nhờ không nhận được bất kỳ phần di chúc nào để lại mà tôi đã phải tự mình kiếm sống, và từ đó, đã may mắn tìm ra được con đường dẫn đến thành công.
   
Sự tấn công của bệnh tật đôi khi khiến người ta chuyển sự chú ý của mình từ nỗi đau của cơ thể sang nỗi đau tinh thần, và từ đó cho ta thấy chủ nhân đích thực của cơ thể - đó chính là ý chí của con người. 
 
Thất bại thường tác động đến con người theo hai cách: Thứ nhất, thất bại có thể là một thử thách buộc ta phải nỗ lực hơn nữa. Thứ hai, thất bại hạ gục và làm ta nản chí.

 
Điều đáng buồn là đa số mọi người thường nhanh chóng từ bỏ hy vọng và rút lui ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thất bại, thậm chí ngay cả trước khi thất bại đến. Và rất nhiều người chỉ mới gặp thất bại một lần thôi đã sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình, cho dù đó chỉ là một thất bại cỏn con nào đấy. Một người lãnh đạo có tiềm năng là người không bao giờ chịu khuất phục trước thất bại mà ngược lại càng vì thế mà cố gắng. 
 
Đánh giá từ cách xử lý tình huống của một người trước thất bại mà ta có thể biết được rằng anh ta có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hay không. Nếu bạn vẫn có thể đứng dậy được sau ba lần thất bại của một công việc nhất định nào đó, bạn có thể tự xem mình là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo trong công ty bạn. Nếu như sau 12 lần thất bại vẫn không thấy nản lòng, hãy tự tin là hạt giống thiên tài đang sinh sôi nảy nở trong bạn. Bạn hãy nuôi dưỡng hạt giống này bằng những tia nắng của hy vọng và niềm tin, đồng thời chứng kiến nó trưởng thành từng ngày cho đến khi đơm hoa kết trái. 
 
Dường như số phận định đoạt rằng thường thì ai sinh ra cũng sẽ gặp đôi lần thất bại trong cuộc sống để rồi từ đó, ta có thể phân biệt được đâu là người có thể tự mình đứng dậy và tiếp tục đấu tranh trong cuộc sống. 
 
Cuộc sống luôn rộng lòng tha thứ cho ta những lỗi lầm và những thất bại tạm thời ta mắc phải, miễn là chúng ta biết nhìn nhận thất bại như một thử thách và tiếp tục phấn đấu. Ngược lại, nếu ta sẵn sàng quay gót mỗi khi đứng trước một chặng đường chông gai nào đó, ta sẽ khó được cuộc sống tha thứ. 
 
“Thất bại là cơ hội duy nhất để bắt đầu lại một cách thông minh hơn.” 
 
“F AILURE IS THE ONLY OPPORTUNITY TO BEGIN AGAIN MORE INTELLIGENTLY .”
    - Henry Ford 
 
TUẦN THỨ 39: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG THẤT BẠI
   
M ỗi bài học kinh nghiệm rút ra từ những nghịch cảnh, thất bại hay những điều không hay trong cuộc sống đều ẩn chứa bên trong nó ít nhất một cơ hội đưa ta đến thành công mới.
   
Một người đàn ông dày dạn kinh nghiệm có lần nói rằng anh ta không thể nào sống cùng với một người chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Anh ta nhận thấy rằng đa phần những ai đã đạt được thành công trong cuộc sống, trong một chừng mực nào đó, đều là những người đã từng phải đương đầu với những nghịch cảnh hay những thất bại.
   
Bên cạnh đó, anh ta cũng nhận ra một điều khá quan trọng rằng: đa phần những thành tích thực sự nổi bật thường thuộc về những người ngoài độ tuổi 50. Và để giải thích cho khám phá này của mình, anh ta lý giải rằng thông thường, giai đoạn làm việc hiệu quả và năng suất cao nhất của một người lao động trí óc thường rơi vào độ tuổi từ 60 đến 70.
   
Abraham Lincoln mất mẹ khi còn rất nhỏ. Một số người thương cảm cho rằng thật thiệt thòi cho cậu bé. Nhưng chính từ đấy mà cậu có thêm một bà mẹ khác - người luôn khơi dậy trong cậu ngọn lửa của những tham vọng lớn để rồi từ đó, giáo dục và nâng đỡ cậu trong cuộc sống.
   
Cửa hàng bán lẻ cùng với phần lớn số tiền tích lũy được của Marshall Field bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn khủng khiếp tại bang Chicago. Chỉ tay vào đống tro tàn vẫn còn âm ỉ cháy, ông nói đầy quyết tâm: “Chính từ nơi đây, tôi thề sẽ tự mình xây dựng nên một hệ thống cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới”. Thế rồi, tập đoàn bán lẻ khổng lồ Marshall Field & Co. đặt tại phố Randolph, bang Chicago trở thành minh chứng hùng hồn cho thấy trong mọi nghịch cảnh, bao giờ cũng ẩn chứa những cơ hội, mở ra cho ta một chân trời mới của những thành công. Đôi khi, điều này đòi hỏi ta phải có lòng can đảm, niềm tin và cả trí tưởng tượng. Dù thế nào chăng nữa, sự thật là trong mọi thất bại hay nghịch cảnh của cuộc sống, luôn luôn tồn tại những cơ hội mới chờ đợi chúng ta. 
 
Thử lấy minh chứng bằng cuộc đời của Michael L. Benedum - người đàn ông đang ở độ tuổi 80 này hiện là một trong những ông vua dầu mỏ của thế giới với tài sản cá nhân lên đến hàng trăm triệu đô-la Mỹ.
   
Khi được hỏi về bí quyết để thành công, Mike Benedum trả lời: “Tôi đã học cách giữ cho mọi việc luôn đi theo đúng hướng mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn nào đó”. Chẳng hạn, sau khi nhận được những lời khuyên vô bổ khiến ông mất cả sự nghiệp của mình, ông đã tự tìm ra cho mình một con đường mới.
   
Benedum đã chuyển bại thành thắng bằng cách áp dụng bài học kinh nghiệm cơ bản sau: tự tin vào những nhận định của bản thân đối với mọi quyết định quan trọng. Nhờ đó, ông có thể phán đoán được hướng đi đúng đắn của mình trong mỗi dự án khai thác mỏ dầu mới với tổng sản lượng khai thác lớn hơn tổng lượng dầu mỏ đưa vào sử dụng từ trước đến nay. 
 
Tuy nhiên, một lần nữa khó khăn lại ập đến khi ông không thể phát hiện ra mỏ dầu nào tại Phillippines. Benedum vẫn không hề nản chí: “Đấy chỉ là một phần nhỏ của trò chơi mà thôi. Ở đây bạn không thể tìm được mỏ dầu nào cả. Nhưng nếu tìm thấy, thì làm sao ta có thể biết được thế nào là đầu tư mạo hiểm cơ chứ?”. 
 
Ngay trong lòng nước Mỹ hiện đang có vô vàn những ví dụ điển hình khác về những con người đạt được sự nổi tiếng và may mắn trong cuộc đời nhờ biết cách vượt qua những nghịch cảnh như thế. Ngay cả bệnh tật và những thử thách to lớn cũng không thể nào ngăn cản được bước chân của họ - điển hình là tấm gương của Franklin D. Roosevelt, Theodore Roosevelt, Helen Keller, Thomas Edison… 
 
Richard M. Davis người Morgantown, Tây Virginia là người luôn phát huy mọi nỗ lực của mình trong nghề khai thác than đá. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới, ông bị mất gần như tất cả - nhà cửa và mọi của cải. Nhưng ông hiểu rằng chính danh tiếng mới là thứ tài sản vô giá duy nhất mà ông có thể cứu vãn được bằng việc không tuyên bố phá sản. Thứ tài sản quý giá này đã giúp ông có thể vượt qua giai đoạn khó khăn đó và trang trải được phần lớn số nợ khổng lồ của mình sau này. 
 
Davis sau đó trở thành Tổng giám đốc Công ty Than Davis Wilson tại Morgantown và không chỉ sở hữu một khoản tài sản kếch xù, ông hiện còn là một trong những nhà lãnh đạo có tiếng được thế giới ghi nhận nhờ những đóng góp tích cực cho nền hòa bình thế giới. 
 
Từ những bài học kinh nghiệm nêu trên, thiết nghĩ cả bạn cũng sẽ có thể đạt được thành công trong cuộc sống nếu biết khám phá và rèn luyện cho mình thói quen không chịu đầu hàng trước thất bại. Thất bại và nghịch cảnh đôi khi hạ gục chúng ta trong phút chốc, nhưng chính chúng cũng là những bài học vô giá, là chất xúc tác giúp ta tránh lặp lại sai lầm, phát huy hết khả năng và tiến lên đúng hướng.
  
Đôi khi, ta cảm thấy thật khó khăn để nhận ra những lợi ích tiềm ẩn trong mỗi hoàn cảnh bất lợi trong khi đang phải gánh chịu những vết thương do chính nghịch cảnh đó gây ra. Nhưng thời gian - công cụ hàn gắn vết thương hiệu quả nhất - sẽ chỉ cho ta thấy đâu là lợi ích tiềm tàng đó.
 
  “Người không hề biết đến thất bại là người chưa bao giờ thử làm việc gì khó cả.”
 
 
“THE ONLY PEOPLE WHO NEVER FAIL ARE THOSE WHO NEVER TRY .”
  - Ilka Chase
 
  
TUẦN THỨ 40:  VƯỢT QUA SỢ HÃI ĐỂ VƯƠN TỚI ĐÍCH
 
  Nỗi sợ hãi chính là trở ngại lớn nhất của thành công. Thông thường, con người thường để sự sợ hãi chi phối mọi quyết định và hành động của mình. Với họ, an toàn vẫn là trên hết.
   
Trong khi đó, người thành công lại không hề coi sợ hãi là điều to tát. Tư duy của họ chủ yếu dựa trên khả năng sáng tạo và hiệu suất lao động của mình. Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã từng phát biểu: “Anh vẫn có thể được an toàn ở mức tối đa ngay cả khi ở trong ngục tù, nếu đấy là tất cả những gì mà anh mong muốn ngoài cuộc sống của mình”. Người thành công là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi lý trí mách bảo rằng rủi ro trong trường hợp này là cần thiết. 
 
Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn cũng đã từng trải qua cảm giác sợ hãi. Nhưng sợ hãi là gì? Sợ hãi là một trạng thái có thể giúp ta bảo vệ cuộc sống của mình bằng cách cảnh báo cho ta mỗi khi đối diện với nguy hiểm. Do đó, đôi khi sợ hãi cũng là một điều tốt bởi nó giúp ta nâng cao cảnh giác và buộc ta phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ tình hình trước khi quyết định hay hành động. 
 
Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách khống chế nỗi sợ hãi thay vì để nó xâm chiếm mọi hoạt động của cơ thể. Một khi nỗi sợ hãi đã hoàn thành nhiệm vụ của nó với vai trò là một dấu hiệu cảnh báo, chúng ta nên tìm cách ngăn cản tâm lý sợ hãi thâm nhập vào tư duy logic của mình để có thể kịp thời hành động.
   
Tổng thống Franklin Roosevelt từng có câu nói nổi tiếng trong thời kỳ Đại khủng hoảng như sau: “Ngoài việc sợ hãi bản thân, con người chẳng biết sợ gì cả”. Ngẫm ra cho đến ngày nay, câu nói này vẫn còn nguyên giá trị. 
 
Nhưng làm thế nào để có thể vượt qua được nỗi sợ hãi? Tốt nhất bạn nên thẳng thắn đối diện với vấn đề và tự hỏi mình: “Mình đang lo sợ điều gì?”. Qua đó, bạn bắt đầu khởi động quy trình phân tích tình huống mà bạn đang gặp phải, để tìm ra lời giải đáp cho những trở ngại mà sợ hãi gây ra. 
 
Bước tiếp theo, bạn cần cân nhắc vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Rủi ro trong vấn đề này là gì? Liệu có đáng để bạn chấp nhận rủi ro đó hay không? Bạn có thể hành động theo những chiều hướng nào? Đâu là những khả năng có thể xảy ra? Bạn đã có đủ trong tay những dữ liệu cần thiết chưa? Những người khác khi gặp tình huống tương tự sẽ xử lý như thế nào? Và kết quả của vấn đề này sẽ là gì? 
 
Một khi bạn đã nghiên cứu tình hình một cách cẩn thận, hãy hành động ngay lập tức. Sự trì hoãn chỉ càng khiến bạn thêm nghi ngờ và sợ hãi mà thôi. 
 
Một nhà tâm lý học có tiếng có lần nói rằng: Những ai ở một mình trong bóng tối và tưởng tượng về một tiếng động nào đó, họ thường để cảm giác sợ hãi xâm chiếm tâm hồn một cách nhanh chóng. Tất cả những gì họ nên làm chính là đặt một chân lên mặt đất. Nhờ thế, họ đã vượt qua được bước đầu tiên để kìm chế nỗi sợ hãi. Những ai theo đuổi sự thành công cần buộc bản thân phải bước những bước tiếp theo để chế ngự hoàn toàn nỗi sợ hãi và tiến tới đích. 
 
Nên nhớ rằng không ai có thể một mình đơn độc đi hết quãng đời còn lại. Một trong những điều làm ta yên tâm nhất - và cũng là điều chân thực nhất - có thể tìm thấy trong Kinh thánh: “Đừng lo lắng, vì ta sẽ luôn song hành cùng các ngươi”. 
 
Niềm tin tưởng vào câu nói đầy ý nghĩa này sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh tinh thần để đối mặt với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong cuộc sống.   


TUẦN THỨ 41: ĐỀ CAO Ý THỨC TỰ GIÁC VÀ TINH THẦN KỶ LUẬT ĐỂ THÀNH CÔNG

 


Benjamin Disraeli, một trong những Thủ tướng vĩ đại của nước Anh, đã đạt được vị trí cấp cao này nhờ sức mạnh to lớn của ý chí - một ý chí tuyệt vời được chỉ đường nhờ những mục tiêu rõ ràng mà ông tự đề ra cho mình. Benjamin khởi nghiệp từ một nhà văn, nhưng ông không mấy thành công trong nghề viết lách. Ông cho xuất bản hàng chục cuốn sách nhưng chẳng cuốn nào thực sự gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thất bại ngay từ nghề nhà văn, ông xem đấy như một thử thách để nỗ lực hơn nữa trong những lĩnh vực khác. Ông bắt đầu tham gia vào trường chính trị với mơ ước trở thành Thủ tướng của Vương quốc Anh hùng mạnh.
 
Năm 1837, ông trở thành đại biểu Quốc hội vùng Maidstone, nhưng bài phát biểu đầu tiên của ông trước Quốc hội bị nhiều người đánh giá là một thất bại nặng nề. Một lần nữa, ông lại xem đấy chỉ là một trong những thử thách để tiếp tục phấn đấu tốt hơn lần sau. Với ý chí quyết tâm không chịu bỏ cuộc, ông đã trở thành người đứng đầu Hạ viện Anh vào năm 1858, và sau đó trở thành Bộ trưởng Ngân khố. Năm 1868, ông nhận ra rằng, mục tiêu chủ yếu của cuộc đời mình chính là trở thành Thủ tướng. 
 
Tuy nhiên, tại đây, ông đã gặp phải sức ép gay gắt từ phe đối lập khiến ông buộc phải từ chức ngay khi vẫn đang còn nhiệm kỳ. Nhưng cũng như những lần trước, ông không hề khuất phục trước thất bại mà trái lại còn tiếp tục vận động để được tái đắc cử chức vụ Thủ tướng lần thứ hai. Sau khi trúng cử, ông trở thành người gây dựng nên một Anh quốc vững mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 
 
Theo kinh nghiệm của ông, khi sự việc trở nên ngày càng tồi tệ, sức mạnh ý chí chính là công cụ duy nhất giúp ta phát huy tối đa khả năng của mình. Chính nhờ nó mà ông đã có thể tự mình vượt qua được tình trạng nguy cấp và đưa ông quay trở lại quỹ đạo tiến tới thành công. Tổng kết về những thành công mà mình đã đạt được chỉ trong vòng một câu ngắn gọn, ông nói: “Bí quyết để thành công chính là kiên trì với mục tiêu của mình”. 
 
Đa số mọi người trong chúng ta thường dễ dàng bỏ cuộc ngay khi sự việc trở nên khó khăn, trong khi chỉ cần thêm một bước hành động nữa thôi là ta đã có thể giành được thắng lợi. Một nguyên tắc bất biến giúp ta có thể kiểm soát được nỗi buồn và sự thất vọng chính là chuyển hóa nỗi buồn đó thành một kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể. Đây là nguyên tắc có một không hai.
 
Bạn cần biết cách kiểm soát và đưa vào khuôn khổ kỷ luật tự giác những thói quen tư duy của mình. Chúng đều là những tình huống trong cuộc sống mà bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát. Quyền kiểm soát này sẽ gắn liền với trách nhiệm của bạn bởi vì đó chính là đặc quyền duy nhất, hơn bất cứ đặc quyền nào khác, có tính quyết định đối với vị trí mà bạn sẽ nắm giữ sau này trong cuộc sống. Nếu bạn coi thường đặc quyền này, bạn sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước mọi tình huống gặp phải trong cuộc sống. 
 
Nếu bạn để thói quen tư duy của mình ra lệnh, chúng sẽ đưa bạn đến bất kỳ mục tiêu mong muốn nào chỉ trong tầm tay. Ngược lại, nếu để cho những tình huống ngoài tầm kiểm soát hình thành nên trong bạn những thói quen tư duy mới, những thói quen này sẽ nhanh chóng đẩy bạn đến bờ vực của sự thất bại. 
 
Hãy khơi dậy trong bạn ngọn lửa của ý chí và tự mình kiểm soát toàn bộ cuộc đời. Lý trí mà bạn có được chính là một công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn thực hiện những mơ ước. Không ai có thể thâm nhập hay chi phối lý trí đó nếu bạn không dễ dãi chấp nhận. Hãy khai thác triệt để sức mạnh của ý chí để phục vụ cho nhu cầu của bạn. 
 
Sự tự do về thể xác và tinh thần, sự độc lập và ổn định về tài chính chính là những kết quả của óc sáng tạo được thể hiện thông qua tinh thần kỷ luật tự giác. Nhờ đó bạn mới có thể đảm bảo thực hiện được mơ ước của mình. Hãy nhớ rằng, vị trí và công việc hiện tại của bạn đang chịu ảnh hưởng từ lối tư duy của bạn!  
 
“Bí mật của thành công nằm ở sự kiên trì theo đuổi mục đích.” 
 
“THE SECRET OF SUCCESS IS CONSTANCY OF PURPOSE .” 
  - Benjamin Disraelli
 

TUẦN THỨ 42: KHÔNG PHẠM SAI LẦM VỚI LỚP TRẺ

 

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều câu chuyện về tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và hàng loạt những vấn đề rắc rối do lớp trẻ gây ra. Nhân đây, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về một vấn đề của thế hệ trẻ và làm thế nào để hướng trẻ em trở thành người có ích cho xã hội. Trong câu chuyện này, tôi chính là đứa trẻ vị thành niên đầy tội lỗi đấy.
 
Bố tôi vốn là một người ngoan đạo. Ông có hai con trai, trong đó tôi là anh. Mẹ tôi đã mất vài năm trước đó. Không hiểu sao thời đó tôi luôn tỏ thái độ coi thường mọi nỗ lực của bố trong việc “chỉnh đốn” tôi.
 
Tôi rất thích súng và có hai khẩu súng lục được cất giấu cẩn thận trong một hốc cây trồng trên mảnh đất gia đình tại vùng núi của miền Tây Nam Virginia. Một lần nọ, nhờ hàng xóm mách bảo, bố tôi đã phát hiện ra nơi cất giấu hai khẩu súng ấy và tức giận dùng búa đập vỡ chúng. 
 
Tôi cũng là người đam mê các thể loại nhạc của vùng núi nơi tôi sống và có một chiếc đàn banjo mà đôi khi tôi vẫn thường lén lút chơi thử. Tiếc thay đấy cũng chính là điều mà tín ngưỡng của bố tôi không cho phép. Ông lùng sục cho đến khi phát hiện chiếc đàn banjo của tôi và cũng nhanh chóng phá hủy nó. 
 
Khiêu vũ theo quan niệm của bố cũng là một điều cấm kỵ. Nhưng hết lần này đến lần khác, tôi đã cố gắng xoay xở “mượn” một con ngựa mỗi khi bố ngủ quên để tham dự những buổi khiêu vũ trong làng.
 
Kết quả từ tất cả những việc này là những chuyến viếng thăm của tôi đến căn lều chứa củi của gia đình - đồng thời cũng là nơi đặt miếu thờ của gia đình - ngày càng thường xuyên hơn và khủng khiếp hơn. Nhưng càng ngày tôi chỉ càng rắp tâm vi phạm những quy tắc bất cứ khi nào có thể. Tôi theo đà trở thành một kẻ nổi loạn sẵn sàng chống đối lại mọi luật lệ mà xã hội đề ra. 
 
 Điều duy nhất cứu vãn tình trạng của tôi chính là quyết định tái hôn của bố. Người mẹ kế mà bố đưa về vùng núi hẻo lánh của chúng tôi quả thật là một người phụ nữ tuyệt vời, tốt bụng và rất tâm lý. Bà đã tìm mua cho tôi một chiếc đàn banjo khác và thậm chí còn dạy cho tôi cách chơi đàn hay hơn. Bà còn mua về 2 khẩu súng bắn bia mạ kềm bóng loáng, một cái cho tôi và một cái cho bà. Chúng tôi đã dành hàng giờ vui vẻ tập ngắm bắn vào những mục tiêu vô hại thay vì vào đàn gà và đàn bò của nhà hàng xóm.  
 
Nhờ chiếm được niềm tin và cảm tình của tôi bằng cách giúp tôi làm tất cả những điều mà tôi hằng ao ước, bà đã chỉ cho tôi biết cách dành tâm trí và sức lực của mình vào những việc làm có ích. Bà mua về một chiếc máy đánh chữ đã cũ và bắt đầu dạy cho tôi cách thể hiện những ý tưởng của mình ra giấy. Cuối cùng, bà giúp tôi tìm được việc làm ở vị trí một nhà báo vùng núi của một tờ báo nhỏ. Giờ đây tôi đã có thể hãnh diện nhìn lại thời trai trẻ và chỉ ra đâu là bước ngoặt của cuộc đời mình. 
 
Chính từ những kinh nghiệm của mình, tôi luôn có ý bênh vực những trẻ thành niên phạm pháp mỗi khi nghe kể về những trường hợp của chúng.
 
Dĩ nhiên là không phải mọi trường hợp phạm pháp đều xuất phát từ cùng một nguyên nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tôi cho rằng chúng đều là hệ quả tất yếu từ những luật lệ quá hà khắc được đem ra áp dụng với lớp trẻ. Và tôi cũng e rằng ngày nay nhiều bậc cha mẹ không còn nhận ra rằng động cơ đẩy trẻ em đến chỗ phạm pháp một ngày nào đó có thể chuyển hướng thành nguồn động lực đưa chúng đến thành công. Những ai có đầu óc lơ đãng và lười biếng, thiếu tinh thần mạo hiểm sẽ không thể nào có cơ hội đạt được thành công lớn trong cuộc sống. Nhiều người hiện đang nắm giữ những vị trí cao trong xã hội đôi khi trước đây lại là “những kẻ chuyên gây rắc rối” - những tâm hồn tự do rộng mở sẵn sàng bất chấp cả những luật lệ hà khắc để thử sức ở những chân trời mới và để thức tỉnh thế hệ nối tiếp ra khỏi trạng thái mê muội.
 
Nếu con cái của bạn là đứa trẻ can đảm và đầy nghị lực, hãy lấy đó làm điều vui mừng. Hãy giúp chúng học cách dùng khả năng của mình để đạt được thành công trong cuộc sống. Hãy khen ngợi con cái nếu chúng sẵn sàng thử sức trong mọi việc. Hãy chỉ cho chúng cách rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm mà chúng gặp phải. Trên hết, bạn nên ban tặng chúng lời khen thay vì thường xuyên kết tội chúng vì bản tính của con người vẫn là mong muốn được nhận nhiều lời khen hơn là tiếng chê từ người khác.
 


TUẦN THỨ 43: ĐAU THƯƠNG CŨNG LÀ SỨC MẠNH 
 


Đau thương là điều khó ai tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng nếu nhận thức đúng đắn về điều nó, bạn có thể dễ dàng chấp nhận và vượt qua được mọi cú sốc tinh thần một cách nhanh chóng.
 
Đau thương có thể trở thành một mục tiêu tinh thần vô cùng hữu ích. Đau thương có thể phá vỡ các thói quen vốn đã lỗi thời lạc hậu và lối suy nghĩ sáo mòn. Đau thương có thể rèn luyện cho tâm trí ta làm quen với sự khiêm tốn, đồng thời nó cũng là một liều thuốc cho tâm hồn và trí tuệ của con người, nó xóa bỏ mọi rào cản ngăn cách con người với những sức mạnh tinh thần to lớn ẩn sâu trong tâm trí họ.
 
Người Hy Lạp cổ thường thể hiện sự đau thương trong những bi kịch thành tinh hoa cao quý nhằm tẩy rửa tâm hồn của con người.
 
Tính kiên định cũng giống như sự tinh luyện thép, phải được tôi luyện nhiều lần. Thay vì sẵn sàng từ bỏ trước nghịch cảnh, lòng kiên định đem lại cho ta sự rắn rỏi, kiên cường không bỏ cuộc. Đấy chính là thời điểm mà trí tuệ vô biên của con người có cơ hội phát huy, cũng là thời điểm mà những mơ ước trở nên hiệu quả nhất, mang lại cho ta sức mạnh tinh thần to lớn và nguồn động viên để vượt qua nỗi buồn. Và chỉ khi trải qua nỗi buồn, chúng ta mới hiểu hết được giá trị của những hạnh phúc đích thực trong đời sống thường nhật của mình.
 
Đau thương có thể trở thành một sức mạnh to lớn để ta vươn tới những điều tốt đẹp nếu nó chuyển hóa thành hành động tích cực làm chuyển biến cuộc đời ta. Dưới tác động của nỗi buồn, những ai phạm phải tội lỗi sẽ trở nên tốt đẹp hơn, kẻ nghiện ngập sẽ cai nghiện và người tự phụ khoe khoang sẽ rèn luyện được cho mình đức tính khiêm tốn. Những ai đã từng trải qua nỗi buồn đau khi mất đi người thân yêu của mình thường sẵn sàng giúp đỡ những người khác có cùng cảnh ngộ.
 
Đấng Sáng tạo đã rất sáng suốt khi ban tặng cho ta khả năng biết buồn nhằm giúp ta có thể sử dụng sức mạnh của mình một cách hài hòa và khéo léo. Những kẻ ngu dốt, thô bạo, tàn nhẫn và tội lỗi có thể có đầu óc thông minh nhưng lại thiếu khả năng biết đau buồn.
 
Nếu bạn là người hiểu rõ thế nào là đau thương, bạn cũng sẽ có tiềm năng trở thành một thiên tài - với điều kiện bạn phải nhận thức được rằng đau thương là nguồn động lực để tự rèn luyện bản thân thay vì xem đó là một cái cớ để than thân trách phận.
 
Một số công trình nghệ thuật và khoa học vĩ đại của nền văn minh nhân loại là thành quả từ những giây phút chịu đựng khó khăn gian khổ và cả buồn đau của người sáng tạo ra chúng. Đứng trên phương diện cá nhân, đau thương giúp con người tiến bộ hơn. Những khó khăn và nghịch cảnh cũng giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, đồng thời cải thiện tinh thần tương trợ lẫn nhau và tình đoàn kết giữa người với người.
 
Khi nỗi buồn đến, bạn sẽ phát hiện sức mạnh to lớn của lòng can đảm và niềm tin nhằm giúp bạn vượt qua những thử thách và nỗi thất vọng thường xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Bạn sẽ không còn than thân trách phận nữa nếu biết tìm cho mình một người bạn có nỗi buồn còn sâu sắc hơn mình. Bằng cách giúp họ dũng cảm đương đầu với số phận và kiểm soát được nỗi buồn của mình, bạn có thể làm cho nỗi buồn của bản thân tan biến trong tình yêu ấm áp mà bạn dành cho người khác. 
 
Đau thương, tương tự như những nghịch cảnh và thất bại, luôn ẩn chứa trong nó cơ hội tìm thấy một niềm vui khác. Hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui đó cho đến khi bạn thực sự cảm nhận được nó. Hãy gìn giữ, vun đắp cho niềm vui nhỏ nhoi này của mình và biến đau thương thành động lực để chiến thắng.
 

“Phương thuốc duy nhất chữa đau buồn là hành động.”

“THE ONLY CURE FOR GRIEF IS ACTION .”
- George Henry Lewes



TUẦN THỨ 44:  TỰ SOI MÌNH
   

Vào một buổi sáng nọ, cô thư ký thông báo với tôi rằng có một kẻ vô gia cư đang đợi bên ngoài văn phòng và khẩn khoản xin được gặp tôi. Thoạt tiên, tôi quyết định sẽ tiết kiệm thời gian quý giá bằng cách bảo thư ký mang cho kẻ vô gia cư kia một ít tiền để mua bánh sandwich và một tách cà phê, nhưng rồi có điều gì đó đã thúc đẩy tôi phải cho anh ta vào gặp. 
  

Thú thật là từ trước đến nay tôi chưa từng gặp một ai trông lôi thôi đến thế. Anh ta có một bộ râu dài không cạo đến cả tuần và quần áo thì nhàu nát như thể vừa được lôi ra từ một đống hổ lốn nào đó.
  

“Tôi không lấy làm phiền trước cái nhìn đầy kinh ngạc của ông khi nhìn thấy bộ dạng của tôi thế này”, anh ta mở đầu, “nhưng tôi tin rằng ông sẽ nhận ra mình đã sai lầm. Tôi đến đây gặp ông không phải để xin tiền mà chỉ mong ông giúp tôi cứu vãn cuộc đời mình”.   


“Rắc rối đến với tôi khoảng một năm trước đây khi mối quan hệ với vợ bắt đầu rạn nứt và chúng tôi đã quyết định ly dị. Sau đó, mọi việc bắt đầu trở nên vô cùng khó khăn đối với tôi. Tôi mất việc, và giờ đây sức khỏe đang ngày càng tồi tệ.”   

Tôi đến đây gặp ông theo lời khuyên của một cảnh sát sau khi anh ta ngăn không cho tôi nhảy xuống sông tự vẫn. Anh ta cho tôi cơ hội lựa chọn giữa việc gặp ông để tìm ra cho mình một lối thoát hay phải vào tù. Hiện anh ta vẫn còn đang đứng đợi tôi ở ngoài kia để xem tôi có thực hiện đúng lời hứa của mình hay không”.
  

Cách nói chuyện của người đàn ông cho thấy rõ anh ta là một người được giáo dục tử tế. Qua câu chuyện, tôi được biết thêm rằng anh ta đã từng sở hữu một nhà hàng nổi tiếng tại Chicago. Tôi liền nhớ ra rằng mình đã từng đọc được bài báo nào đó nói về buổi bán đấu giá nhà hàng này vài tháng trước đây.   
 

Tôi yêu cầu thư ký mang cho vị khách lạ bữa ăn sáng vì anh ta không có gì trong bụng đã hai ngày rồi. Trong khi bữa ăn đang được chuẩn bị, tôi nghe anh ta kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời mình. Điều ngạc nhiên là anh ta không hề có ý trách móc hay đổ lỗi cho bất kỳ ai cả ngoại trừ chính bản thân mình. Dấu hiệu này cho thấy anh ta là một người rất khoan dung, độ lượng và cũng chính từ đấy mà tôi đã nảy sinh ra sáng kiến làm thế nào để giúp đỡ được anh ta. Sau khi anh ta kết thúc bữa ăn sáng, tôi mới bắt đầu:  
  

“Anh bạn ạ, tôi đã rất chú tâm lắng nghe câu chuyện về cuộc đời anh và vô cùng ấn tượng trước những gì đã xảy ra với anh. Và điều làm tôi để ý nhất chính là anh không hề trốn tránh trách nhiệm của mình trước những điều bất hạnh xảy ra.   


Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên là tại sao anh không hề buộc tội người vợ cũ của mình về lý do khiến hôn nhân giữa hai người đổ vỡ. Tôi vô cùng thán phục trước thái độ tôn trọng mỗi khi anh nhắc đến vợ mình”. 


Lúc này, tinh thần của anh ta trở nên phấn chấn hơn hẳn, cũng là lúc tôi nảy sinh trong đầu một kế hoạch hành động và mong rằng anh ta sẽ thực hiện kế hoạch đó.

 

“Anh tìm đến tôi mong được giúp đỡ”, tôi tiếp tục, “nhưng tôi lấy làm tiếc là sau khi nghe kể về cuộc đời anh, tôi nhận thấy rằng mình chẳng thể làm được gì để giúp anh được cả”.

 

“Tuy nhiên, tôi có quen một người có thể giúp anh vượt qua tình cảnh này nếu anh ta đồng ý. Hiện tại anh ta cũng đang có mặt tại tòa nhà này và tôi sẽ giới thiệu anh với anh ta nếu anh muốn”. Sau đó, tôi dẫn vị khách đến phòng đọc sách cá nhân của mình ngay kế văn phòng làm việc và bảo anh ta đứng trước một tấm rèm che khá dài. Ngay khi tôi kéo chiếc rèm sang một bên, anh ta liền nhận thấy rằng mình đang đứng trước một tấm gương rất lớn.

   

Chỉ tay vào người đàn ông trong gương, tôi nói: “Đấy, anh ta chính là người có thể giúp anh. Anh ta cũng là người duy nhất trên đời này có thể làm được điều đó và chỉ khi hai người hiểu rõ nhau hơn, biết cách làm thế nào để có thể nương tựa vào nhau, anh mới có thể tìm ra cho mình lối thoát khỏi hoàn cảnh không may mắn này”.
  

Người đàn ông nọ liền tiến gần hơn đến chiếc gương, chăm chú nhìm ngắm bản thân mình cho đến khi tỳ hẳn khuôn mặt râu ria của mình vào mặt gương, sau đó quay sang tôi và nói: “Tôi đã hiểu được ngụ ý của ông rồi, cầu mong Chúa phù hộ cho ông vì đã không cưu mang tôi”.  


Anh ta chào tạm biệt và kể từ đó tôi không hề nghe được thông tin gì về anh ta trong gần hai năm. Thế rồi một ngày nọ, anh lại tìm đến tôi trong một dáng vẻ hoàn toàn thay đổi đến nỗi tôi gần như không thể nhận ra. Anh kể với tôi rằng anh đã được lực lượng quân đội cứu tế giúp cho cái ăn cái mặc. Sau đó, anh tìm được việc làm tại một nhà hàng gần giống như nhà hàng mà anh đã từng làm chủ trước kia, với vị trí một đầu bếp trưởng. Một lần tình cờ, anh gặp lại một người bạn cũ của mình, kể cho anh bạn nghe về hoàn cảnh của bản thân và vay tiền của bạn để mua luôn nhà hàng đó.  

Giờ đây, anh đã trở thành một trong những ông chủ nhà hàng thành đạt nhất tại Chicago như anh hằng mơ ước. Tuy nhiên con người giàu có này hiện vẫn đang trong quá trình khám phá sức mạnh của trí tuệ, vẫn đang đặt câu hỏi làm thế nào để phát huy được trí tuệ của mình như một công cụ giao tiếp và khai thác hết những sức mạnh tiềm ẩn của nguồn trí tuệ vô biên?   


“Thử thách làm cuộc sống trở nên thú vị, vượt qua thử thách làm cuộc sống trở nên ý nghĩa.”  

“C HALLENGES ARE WHAT MAKE LIFE INTERESTING ; OVERCOMING THEM MAKES LIFE MEANINGFUL .” - Foshua J. Marine

 

 TUẦN THỨ 45:  NGUỒN SỨC MẠNH CỦA BẠN  


Trong tất cả những người vĩ đại mà tôi từng được biết, Thomas Edison là người có ảnh hưởng to lớn nhất đối với tôi, có lẽ nhờ ấn tượng từ cuộc đời ông. Mặc dù không được dạy dỗ theo một trường lớp chính quy nào cả, nhưng ông vẫn trở thành người đầu tiên đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.


Ông là người đàn ông điềm tĩnh nhất mà tôi từng biết. Ông không hề biết lo sợ, và cũng chưa bao giờ tiếc nuối về bất cứ điều gì hay về bất cứ ai. Chưa bao giờ ông quá đề cao tầm quan trọng của mình, trái lại ông luôn khiêm nhường với một trái tim chân thành, điều khiến ông trở thành một con người vĩ đại.     


Trong một lần trò chuyện với ông về 10.000 lần thất bại mà ông gặp phải khi tiến hành những cuộc thí nghiệm để hoàn thiện phát minh bóng đèn dây tóc, tôi đã hỏi: “Ông sẽ làm gì nếu cuối cùng vẫn chưa thể khám phá ra bí quyết đấy?”.
  

Với đôi mắt lấp lánh và nụ cười hóm hỉnh, ông trả lời: “Thế thì chắc hẳn bây giờ tôi vẫn còn đang tiếp tục cặm cụi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứ không có thời gian ngồi tiếp chuyện anh!”.   


Edison chưa bao giờ xem đấy là “thất bại” cả. Để thỏa mãn trí tò mò của mình về số lần thất bại mà trung bình một người có thể chịu đựng được thay vì bỏ cuộc trong nỗi thất vọng ê chề, tôi đã tiến hành một cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá nghị lực của con người mỗi khi đối diện với thất bại. 
 

Kết quả cho thấy, đa số những người được thăm dò ý kiến cho biết họ sẵn sàng từ bỏ mọi nỗ lực phấn đấu ngay khi gặp phải thất bại lần đầu tiên. Chỉ một số rất ít người cho biết họ sẽ tiếp tục thử sức lần thứ hai. Và có rất nhiều người thậm chí còn từ bỏ mục tiêu của mình ngay khi thất bại chưa hề xảy ra bởi vì họ cho rằng mình có thể tiên đoán trước được thất bại. Không cần phải nói ta cũng có thể hiểu rằng, trong những nhóm người này không một ai có được nguồn nghị lực to lớn như Ford hay Edison cả.  


Tôi nhận thấy có hai điều vô cùng quan trọng liên quan đến những người thành công và những người thất bại trong sự nghiệp mà họ đã lựa chọn. Theo đó, những người thành đạt nói về những mục tiêu mà họ dự định sẽ đạt được ở thì tương lai, trong khi những người còn lại nói về những thất bại và nỗi thất vọng của mình ở thì quá khứ.  


Một đặc điểm khác mà tôi nhận thấy có liên quan đến thành công và thất bại. Đó là những người thành công thường sẵn lòng ca ngợi những con người thành đạt khác. Họ hiểu rằng tính đố kỵ và thù hằn đều là những tính xấu. Họ bày tỏ sự ganh ghét, đố kỵ mà lẽ ra cánh cửa của tâm hồn phải khép kín không để cho những cảm xúc này thâm nhập, nếu họ thực sự mong muốn sự thanh thản của tâm hồn.   


Hãy khép kín cánh cửa của tâm hồn trước bất kỳ điều gì khiến bạn lo lắng, sợ hãi, giận dữ, đau đớn, đố kỵ, tham lam. Nếu bạn không có ý thức ngăn cản những cảm xúc không hay này, bạn sẽ phải trả giá bằng sự bình yên của tâm hồn mà bạn vẫn hằng mơ ước.   


Nếu bạn bị người khác làm tổn thương, bạn đang nắm trong tay cơ hội để tìm hiểu xem liệu rằng mình có bao dung, độ lượng đối với những con người đó hay không. Nếu bạn thực sự có khả năng đó, bạn sẽ sẵn lòng tha thứ và bỏ qua mọi chuyện. Nếu không, bạn sẽ tìm cách trả thù người đã làm bạn bị tổn thương.   


Nếu bạn chọn cho mình tình huống thứ hai, bạn sẽ trở thành người bất hạnh nhất. Hành động trả thù cũng tương tự như boomerang [ix] , nó sẽ quay ngược trở lại tấn công người đã ném nó đi.   


Hãy đẩy lùi sự tức giận hay vết thương của bạn ra ngoài cánh cửa tâm hồn. Hãy nhớ rằng, không ai có thể khiến bạn giận dữ hay bị tổn thương trong bất kỳ tình huống nào nếu không có sự “hợp tác” từ chính bạn.   


Bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát trạng thái tinh thần của mình. Và bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra rằng, sau khi đã làm quen hơn với ý tưởng khép cánh cửa tâm hồn này, bạn sẽ càng dễ dàng chế ngự tình cảm của mình để đạt được bất kỳ mục tiêu nào mà bạn đề ra. Không ai có thể kiểm soát được hành động của người khác hay kiểm soát những tình huống trong cuộc sống nhằm làm cho người khác tức giận, nhưng bạn lại có thể kiểm soát được phản ứng của mình trước những hành động và tình huống bất lợi như thế. 
 

Tâm hồn bạn là của bạn. Bạn chính là người duy nhất có quyền điều khiển đối với nó. Hãy học cách cô lập những tác động tiêu cực bên ngoài nếu bạn mong muốn tìm cho mình sự bình yên và giàu có trong tâm hồn.

 

TUẦN THỨ 46: TẬN DỤNG QUYỀN NĂNG VÔ BIÊN
 

Có một quyền năng có thể xóa nhòa ranh giới giữa các đẳng cấp trong xã hội, gạt bỏ những chướng ngại vật không thể vượt qua và những vấn đề không thể tháo gỡ. Quyền năng đó luôn được Đấng Sáng tạo ưu ái dành cho những người nghèo khổ. Những người giàu có và đầy quyền lực chưa hẳn đã được ưu đãi đến thế. Đối với bất kỳ ai có tư duy nhạy bén đều có thể nắm trong tay quyền lực vô biên này. Đồng thời, ngoài bạn ra, không ai khác có thể tận dụng và phát huy hết tác dụng của quyền năng này để phục vụ cho lợi ích của bản thân.   


Nỗi lo sợ kỳ lạ nào đang xâm chiếm tâm hồn và làm lu mờ cách tiếp cận với quyền năng bí mật có thể đưa ta lên đến đỉnh cao của thành công nói trên? Tại sao nhiều người lại có thể làm hỏng cả năng lực tư duy tuyệt vời của mình?  


Frank Gunsaulus là một trong những người đã học được cách làm thế nào để nắm trong tay quyền năng đó. Là một mục sư trẻ, Gunsaulus từ lâu mang trong mình mơ ước xây dựng một loại hình trường cao đẳng mới. Ông hiểu rõ mục tiêu của mình, nhưng vấn đề ở chỗ muốn thực hiện được kế hoạch đó, ông phải có trong tay một triệu đô-la.  


Thế rồi ông quyết định lên kế hoạch để kiếm cho đủ khoản tiền khổng lồ ấy. Một quyết tâm vững vàng dựa trên một mục tiêu cụ thể đã dần dần hình thành những bước đầu tiên của kế hoạch hành động. Ông chuẩn bị cho mình một bài diễn thuyết với tựa đề: “Nếu có một triệu đô-la, bạn sẽ làm gì?” Ông thông báo cho tờ báo Chicago biết về buổi diễn thuyết với chủ đề nêu trên vào buổi sáng Chủ nhật sắp đến. 
 

Hôm đó, sau khi kết thúc bài diễn thuyết của mình, một người đàn ông lạ mặt mà Gunsaulus chưa bao giờ nhìn thấy bất ngờ tiến về bục giảng và nói: “Thưa mục sư, tôi rất thích bài diễn thuyết của ông. Sáng mai mời ông ghé ngang văn phòng của tôi, tôi sẽ tặng cho ông một triệu đô-la ông cần”. Người lạ mặt đó tên là Philip Armour - nhà sáng lập công ty Armour & Co.   


Trên đây là câu chuyện tóm lược về tất cả những gì đã diễn ra, và quyền năng biến nó trở thành hiện thực chính là niềm tin mãnh liệt của vị mục sư - một niềm tin đi liền với hành động. Niềm tin, hiểu một cách sâu xa nhất, phải là một niềm tin chủ động, thay vì thụ động.   


Niềm tin thụ động chẳng khác nào một “máy phát điện” nhàn rỗi. Để tạo ra năng lượng, chiếc máy này cần phải hoạt động. Ngược lại đối với niềm tin chủ động, con người không hề biết lo sợ hay e ngại điều gì cả, cũng không tự áp đặt cho mình bất kỳ giới hạn nào cả. Nếu lòng tin được tăng cường, người yếu kém nhất cũng có thể mạnh mẽ hơn trước tai ương, kiên cường hơn trước thất bại và gan dạ hơn trước những nỗi lo sợ.   


Những tình huống cấp bách trong cuộc sống đôi khi đẩy chúng ta đi đến việc phải lựa chọn giữa niềm tin và nỗi lo sợ. Nếu chọn lo sợ, ta phải gánh chịu những hậu quả nào? Lựa chọn này gắn liền với trạng thái tinh thần của mỗi con người.  

Đối với những ai quyết định tin tưởng vào tương lai, nghĩa là bản thân họ đã hướng tư tưởng của mình vào niềm tin đó. Họ đã chuyển hóa niềm tin của mình thành những quyết định kịp thời và hành động cụ thể. Ngược lại có những người cảm thấy lo sợ trước những tình huống khó khăn vì bản thân họ đã không thể hướng tư tưởng của mình theo chiều hướng tích cực hơn.   


Hãy đánh thức quyền năng to lớn đó trong con người bạn để khám phá ra sức mạnh của bản thân. Sau đó, hãy viết một cuốn sách hay hơn hoặc soạn thảo một bài diễn thuyết có sức lan truyền mạnh mẽ hơn, thế giới sẽ trải thảm đỏ chào đón bạn, ghi nhận thành công của bạn và ban thưởng cho bạn. Thành công sẽ thuộc về bạn bất kể bạn là ai và đã từng thất bại như thế nào trong quá khứ. 


“Đừng cố làm gì nếu bạn không tin vào chính mình, nhưng cũng đừng đầu hàng chỉ vì ai đó không tin ở bạn.”

 “D O NOT ATTEMPT TO DO A THING UNLESS YOU ARE SURE OF YOURSELF ; BUT DO NOT RELINQUISH IT SIMPLY BECAUSE SOMEONE ELSE IS NOT SURE OF YOU .” - Stewart E. White

 

 TUẦN THỨ 47: CẢM ƠN CUỘC SỐNG MỖI NGÀY

 

Nhiều người cho rằng người thành công tự tay làm nên tất cả. Thực tế là không ai có thể vươn tới đỉnh cao của thành công mà không có sự giúp sức từ người khác. Một khi bạn đã tự đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định nào đó, và bắt đầu tiến hành những việc cần làm đầu tiên để đạt được mục tiêu này, thì bạn sẽ nhận thấy rằng bạn đang nhận được sự giúp đỡ của một ai đó. Do đó bạn nên dành thời gian để cảm ơn những con người xung quanh bạn và cảm ơn cả sự giúp đỡ của ơn trên.
  

Cảm ơn là những ngôn từ rất đẹp do chúng thể hiện một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Nó giúp ta tăng cường sức hấp dẫn, khơi dậy sức mạnh thần kỳ và khai thác vẻ đẹp của nguồn trí tuệ vô tận. 
 

Cảm ơn có những đặc điểm tương tự tính dễ gần gũi và thân thiện. Tuy đơn giản chỉ là một thói quen của con người, nhưng cảm ơn cũng chính là một trạng thái tinh thần. Nếu bạn không thật lòng, lời cảm ơn nói ra sẽ trở nên sáo rỗng và giả dối. Cảm ơn và lòng khoan dung độ lượng luôn đi liền với nhau. Nếu thể hiện lòng biết ơn một cách chân thành, bạn sẽ càng trở nên hòa nhã, đáng kính và cao thượng.  Do vậy, mỗi ngày bạn nên dành ra vài phút để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những vận may mà bạn nhận được trong cuộc sống. Lòng biết ơn còn là kết quả từ những mối tương quan so sánh. Cho dù bạn gặp phải bất kỳ hoàn cảnh ngang trái, đau khổ đến thế nào chăng nữa thì hãy nhớ rằng trên đời này còn có nhiều người đang khốn khổ hơn bạn. 


Có ba câu nói mà hàng ngày bạn nên sử dụng thường xuyên và đúng lúc. Đó chính là “Cảm ơn bạn”, “Tôi rất biết ơn” và “Tôi rất cảm kích trước sự giúp đỡ của bạn”. Bạn nên cân nhắc lúc nào nên nói lời cảm ơn người khác. Đồng thời, bạn cũng phải biết cách làm thế nào để thể hiện lời cảm ơn của mình sao cho chân thành nhất và điều đó không nhất thiết lúc nào cũng phải dưới hình thức quà tặng vật chất. Thời gian và những nỗ lực mà bạn bỏ ra là vô cùng quý giá và sẽ càng quý giá hơn nữa nếu bạn biết dành một lượng thời gian và nỗ lực phù hợp cho việc bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người khác. 


 Bạn có thể thể hiện lòng biết ơn của mình theo nhiều cách khác nhau. Hãy biết phát huy tính sáng tạo của mình. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc viết một bức thư gửi cho sếp chỉ để nói rằng bạn yêu thích công việc của mình biết bao và hết sức cảm ơn sếp trước cơ hội có được từ công việc mà sếp đã chỉ định bạn làm? Bất ngờ trước lời cảm ơn đầy sáng tạo của bạn sẽ khiến sếp chú ý đến bạn, và thậm chí có khi bạn còn được sếp nâng đỡ hơn nữa. Lời cảm ơn còn có tác dụng lan truyền. Sếp bạn có thể cũng sẽ áp dụng phương pháp này để bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với những cống hiến mà bạn dành cho công việc.

 

Đừng bao giờ quên bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người thân thiết - người bạn đời, họ hàng thân thích và cả những ai thường xuyên cộng tác với bạn hàng ngày - những người mà bạn ít để ý tới nhưng đôi khi bạn đang nợ họ nhiều điều hơn là bạn nghĩ đấy. 


Khi bạn nói to sự biết ơn của bạn, lời cảm ơn sẽ mang một ý nghĩa mới - một cuộc đời mới và một nguồn sức mạnh mới. Gia đình của bạn chắc chắn sẽ hiểu được rằng bạn vô cùng cảm kích trước niềm tin mà họ đang dành cho bạn, nhưng với điều kiện là bạn phải thể hiện điều đó một cách thường xuyên hơn nữa. Rồi bạn sẽ cảm nhận được tình yêu thương đang tràn ngập khắp gia đình mình.   


Nên nhớ rằng, trên đời này luôn có rất nhiều điều mà bạn cần phải cảm ơn. Ngay cả khi một nhân viên kinh doanh không thể bán được hàng cho khách cũng cần bày tỏ lòng cảm ơn của mình vì khách đã dành thời gian lắng nghe, và rất có thể lần sau anh ta sẽ nhận được sự chiếu cố từ vị khách hàng đó.   


Lời cảm ơn không mất tiền mua, trái lại, nó sẽ là khoản đầu tư vô cùng có lợi cho bạn trong tương lai.   


“Hãy cảm ơn những người cho ta hạnh phúc. Chính họ đã làm tâm hồn ta nở hoa.”

“LET US BE GRATEFUL TO PEOPLE WHO MAKE US HAPPY : T HEY ARE THE CHARMING GARDENDERS WHO MAKE OUR SOULS BLOSSOM .” - Marcel Proust (1871 – 1922)

 

TUẦN THỨ 48: BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT TÂM HỒN THANH THẢN 

 

Bạn có một tâm hồn lành mạnh hay què quặt phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên động viên tinh thần của mình hay không, cũng tương tự như những phản ứng của cơ thể đối với thức ăn hàng ngày của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được từ cuộc sống sẽ rất có ích cho sự phát triển tinh thần của bạn, nhưng ngược lại cũng có những điều bạn nên gạt bỏ ra khỏi đầu óc mình trước khi chúng kịp trở thành một liều thuốc độc gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần.
  

Khi bạn đã có được sự thanh thản trong tâm hồn, bộ não của bạn sẽ tự động đào thải tất cả những lo toan suy nghĩ và những cách ứng xử không có lợi cho bạn. Nhưng trước hết, để làm được điều đó, bạn cần phải sẵn sàng gạt bỏ tất cả những ảnh hưởng tinh thần tiêu cực mà bạn không hề mong muốn chúng trở thành một phần trong tính cách của mình. Tôi muốn dùng từ “gạt bỏ” để chỉ việc chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực thành những tư tưởng tích cực. Đơn giản bạn chỉ cần tránh xa những suy nghĩ không lấy gì làm vui vẻ và hãy nghĩ về mọi việc theo chiều hướng tích cực.   


O. Henry [x] từng phạm tội và bị tuyên án tù, nhưng sau đó ông đã thử tài của mình trong lĩnh vực viết lách. Kết quả là ông trở thành một nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học.   


Những thất bại thời trai trẻ của Jack London [xi] đã được ông chuyển thể thành tiểu thuyết và nhờ đó ông đã trở thành một tác giả nổi tiếng trên thế giới. Những câu chuyện của ông cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.   


Knut Hamsun, một người di cư gốc Na-uy thường xuyên gặp phải thất bại trong mọi việc. Cuối cùng, quá tuyệt vọng, anh ta quyết định viết hồi ký về những điều bất hạnh mà mình đã từng gặp với nhan đề “Đói khát”. Cuốn sách đã giúp cho Hamsun giành được giải Nobel văn học và hàng loạt các nhà xuất bản trên thế giới tranh nhau đăng ký bản quyền cuốn sách đó. Nhờ thế mà Knut trở nên giàu có với lượng tài sản kếch xù đủ để anh ta sống nốt phần đời còn lại trong sung túc.  


Vậy, bạn hãy luôn nhớ rằng những trải nghiệm trong cuộc sống - dù tốt hay xấu - đều không quan trọng bằng phản ứng của con người trước những sự việc đó. Để hạn chế suy nghĩ về những điều không vui, ta chuyển hóa chúng thành những lợi ích vô giá của cá nhân nói riêng và của thế giới nói chung.   


Charles Dickens [xii] đã từng thất bại với mối tình đầu của mình. Nhưng thay vì nhảy lầu hay uống một liều thuốc ngủ nào đó để tự vẫn, ông đã lấy mối tình không được đền đáp của mình làm nguồn cảm hứng viết nên tác phẩm “David Copperfield” - một kiệt tác mở ra cho ông một sự nghiệp mới với bao vinh quang và của cải như một ông hoàng.   


Thông thường, trước khi tự nhận thức được về chính bản thân, ta thường trải qua cảm giác e dè, thất vọng và thất bại. Harry Truman [xiii] đã từng bị thất bại trong lĩnh vực may mặc nhưng rồi cuối cùng ông đã trở thành Tổng thống của nước Mỹ.   


Ngày nay, chúng ta thật may mắn khi nhận thấy rằng trên đời này không hề có thất bại nào là vĩnh viễn và rằng rồi mọi việc cũng sẽ trôi qua, thay vào đó là những vận may tương tự hoặc lớn hơn thế nữa. 


 Bên cạnh đó, cũng thật may mắn khi chúng ta cũng nhận ra rằng đa phần trong số những điều được gọi là “thất bại” kia đều ẩn chứa trong nó những cơ hội mới, thúc đẩy ta thay đổi để vươn tới những cơ hội lớn hơn, niềm hạnh phúc sâu hơn và tầm tri thức rộng hơn.

 

 Điều kỳ lạ là nhiều người hiếm khi tìm lại được chính mình cho đến lúc họ gặp thất bại. Ngoài sự sắp đặt của Đấng Sáng tạo, có lẽ chẳng còn lời giải thích nào khác. Một người thợ mỏ dành phần lớn thời gian của mình vào việc đào vàng đã tình cờ phát hiện được một mỏ đồng lớn nhất thế giới. Số là một lần nọ, con la trung thành của anh ta đang chở toàn bộ dụng cụ khai thác và đồ dùng sinh hoạt thì bị rơi xuống một cái hố, bị gãy chân. Trong lúc đang cố gắng kéo cái chân của con la ra khỏi chiếc hố, anh ta đã phát hiện ra mỏ đồng vô giá đó.

 

 Hãy nhớ rằng, mỗi khi gặp thất bại dưới bất kỳ hình thức nào, rất có thể một người bạn vô hình nào đó đang âm thầm cứu bạn thoát khỏi rắc rối đấy. 



TUẦN THỨ 49:  SỰ MÃN NGUYÊN TRƯỚC CUỘC SỐNG  

Người giàu có nhất trên thế giới chính là người mang trong mình một Thung lũng Hạnh Phúc. Anh ta luôn cảm thấy hài lòng trước cuộc sống, anh ta có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn thanh thản và hiền hòa - đây chính là nguồn của cải vô giá không bao giờ cạn kiệt và cũng là điều khiến anh ta mãn nguyện nhất.   

Dưới đây là bảng kê tài sản của anh ta và làm thế nào anh ta có được nó:  
• “Tôi thấy hạnh phúc khi giúp đỡ mọi người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.”  
• “Tôi thấy rất khỏe mạnh khi sống điều độ và chỉ ăn vừa đủ để duy trì sự nhẹ nhàng, linh hoạt của cơ thể.”  
 • “Tôi không hiềm khích, cũng không đố kỵ với ai cả. Đối với tôi, tình yêu và lòng tôn trọng con người vẫn là trên hết.”  
 • “Tôi chỉ muốn làm những việc mình yêu thích. Nhờ đó, tôi không bao giờ cảm thấy nhàm chán.” • “Tôi dành thời gian cầu nguyện hàng ngày. Tôi không ước được giàu có mà chỉ mong mình ngày càng thông minh hơn để có thể biết cách cảm nhận và thụ hưởng những tài sản hiện có một cách hữu ích.”  
• “Tôi không nịnh bợ, tâng bốc người khác, cũng không vì bất kỳ lý do gì để vu khống, nhục mạ người khác.”  
• “Tôi không cầu xin ai bất cứ điều gì, ngoại trừ mong muốn được chia sẻ với họ những điều may mắn và hạnh phúc mà tôi đang có.”  
 • “Lương tâm tôi hoàn toàn trong sạch và nhờ thế, mọi việc tôi làm đều tiến triển theo chiều hướng đúng đắn.”  
 • “Tôi không tham lam và chỉ cần đủ những gì cần thiết cho cuộc sống. Do đó tôi luôn nhận thấy mình có trong tay mọi thứ tài sản vật chất mà mình cần. Tài sản lớn nhất mà tôi có được chính là niềm vui từ việc chia sẻ hạnh phúc, may mắn của mình với những người khác.” 

“Thung lũng Hạnh Phúc mà tôi sở hữu là nơi mà tôi không phải chịu thuế. Thung lũng này tồn tại trong lòng tôi, một thung lũng vô hình không thể định giá, và không loại trừ bất cứ ai đang áp dụng một lối sống như tôi. Tôi tự tạo ra cho mình tài sản vô giá này và nuôi dưỡng nó trong suốt cuộc đời theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên và hình thành cho mình những thói quen phù hợp với nó.”  

  Bí quyết để tạo dựng cho mình một Thung lũng Hạnh Phúc như thế không hề có bản quyền. Nếu bạn áp dụng bí quyết này, bạn hoàn toàn có thể tự mình trang trải cho cuộc sống mà không cần phải nhờ vả bất cứ ai khác. Đồng thời, bạn sẽ có cơ hội làm quen thêm nhiều bạn mới, hoặc giả có kẻ thù thì cũng nhờ đó mà bạn nhanh chóng hóa giải được hiềm khích. Bí quyết này còn mang lại cho bạn thêm nhiều thành công trong công việc, sự nghiệp của mình. Không những thế, nó còn biến ngôi nhà của bạn thành một thiên đường hạnh phúc cho tất cả thành viên trong gia đình. Bạn sẽ có cơ hội được hưởng thụ cuộc sống lâu hơn nữa và không bao giờ phải lo sợ hay phiền muộn về điều gì cả.   

Hơn hết thảy, Thung lũng Hạnh Phúc này có thể mang lại cho bạn trí thông minh để giải quyết mọi vấn đề cá nhân - ngay cả trước khi những vấn đề này nảy sinh - và mang lại cho bạn sự thanh thản và hài lòng trong cuộc sống.
 
TUẦN THỨ 50: BIẾT ĐỦ LÀ ĐỦ   

N ếu bạn mong muốn có một tâm hồn thanh thản, trước hết bạn phải nhận thức được như thế nào là sự đầy đủ. Bạn cần biết làm thế nào để có đủ - không thừa, mà cũng không thiếu - tất cả những gì cần thiết để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.   rước tiên, trở thành một người giàu có về mặt tài chính là một lẽ, nhưng để được giàu có đối với mọi tài sản đáng giá của cuộc sống, bao gồm cả những tài sản tạo dựng nên hạnh phúc của con người, lại là một việc khác. Nên nhớ rằng, bạn sẽ không thể giàu có theo nghĩa này nếu không biết cách làm thế nào để có được sự thanh thản bền vững trong tâm hồn.  

Chỉ riêng tiền bạc vẫn chưa đủ để giúp bạn có một tâm hồn thanh thản. Ngược lại, đôi khi tiền bạc chỉ mang lại cho bạn những lo lắng, thất vọng và lo sợ. Kết quả là bạn sẽ khó lòng tìm kiếm được sự bình yên trong tâm hồn. Tiền bạc chính là con dao hai lưỡi. Nó có thể là vận may của bạn mà cũng có thể là tai họa khó lường. Quan trọng không phải ở số tiền bạn đang nắm giữ mà chủ yếu ở cách bạn sử dụng đồng tiền của mình như thế nào.  

Nếu bạn dùng tiền để làm giàu cho cuộc sống của những người khác, đồng thời làm giàu cho chính bạn, đồng tiền sẽ trở thành một vận may lớn và rất có ích. Trái lại, nếu bạn keo kiệt, bủn xỉn, đồng tiền sẽ nhanh chóng biến thành những rắc rối. Bạn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền và phải thường xuyên vất vả để kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.  

Nếu được dùng để đầu tư xây dựng các công ty, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng tiền sẽ trở thành một niềm vui cho bất kỳ ai có quyền sử dụng và sở hữu nó bởi vì lao động là điều kiện cần thiết cho hạnh phúc, thịnh vượng và sức khỏe. Tuy nhiên, để có thể duy trì được nguồn tài sản đáng quý này, bạn cũng cần phải cân bằng với những nhân tố khác như: các hoạt động vui chơi giải trí, tình yêu và tôn giáo. Các nhân tố này phải được cân đối hài hòa với nhau.  

Lao động sẽ trở thành niềm vui một khi con người thực sự say mê nó. Qua đó, bạn có thể thể hiện tài năng và hàng ngày thu lãi từ kho tàng kiến thức phục vụ cho lợi ích của mọi người. Lao động một cách miễn cưỡng chỉ khiến cho sức khỏe của bạn ngày một yếu đi và lợi ích thu được ngày càng vơi dần.   

Ước vọng có được sự nổi tiếng, quyền lực và tiền bạc là một điều tốt. Tuy nhiên, nếu quá trông chờ vào những điều đó sẽ dẫn đến đổ vỡ và chết chóc. Sự cầu tiến dựa trên mong muốn mang lại lợi ích cho mọi người là một phẩm chất đáng quý và hiếm khi đẩy bạn vào những hoàn cảnh khó khăn, đồng thời cũng không bao giờ khiến bạn phải mất mát bất cứ tài sản quý giá nào trong cuộc sống. 

Mahatma Gandhi chính là một ví dụ điển hình cho những ước vọng không vị kỷ. Ông đặt lợi ích cá nhân sang một bên và tập trung vào một mục tiêu cao cả hơn là giải phóng nhân dân mình. Những ước vọng như thế luôn đồng hành theo nó là quyền lực to lớn và vững bền, tương tự như sự nổi tiếng và lòng kính nhớ mà người dân Ấn Độ dành cho ông.
  
Tuy nhiên, bạn cũng cần điều tiết ước vọng của mình cũng như những mục tiêu mong muốn khác. Nếu quá ít ước vọng trong cuộc sống, bạn sẽ rơi vào cảnh cơ hàn. Ngược lại, quá nhiều ước vọng đi liền với mong muốn có thêm quyền lực chỉ khiến bạn trở nên ích kỷ và tham lam và không bao giờ có được sự thanh thản trong tâm hồn. Chúng ta chỉ là người canh giữ nguồn tài sản, cuộc sống và cả những gì chúng ta thường hay sử dụng và yêu thích nhất.  

Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ nhiều hơn từ cuộc sống nếu biết cách chia sẻ với người khác.  

Đôi khi chúng ta còn chưa tuân thủ Nguyên tắc vàng, nhưng vẫn có một vài người khắc cốt ghi tâm nguyên tắc đó. Khi một người có khả năng nhìn xa trông rộng, hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của nguyên tắc này để từ đó áp dụng vào công việc hay sự nghiệp của mình, thì mọi việc đối với anh ta sẽ ngày càng suông sẻ.  

Henry Ford từng nói: “Một phần trong con người tôi đã được chuyển hóa vào từng chiếc xe hơi giúp vận hành dây chuyền sản xuất, và tôi nghĩ về những chiếc xe hơi mà chúng tôi đã bán, không đứng trên khía cạnh lợi nhuận chúng tôi thu được mà dựa trên những tiện ích mà chiếc xe đó mang lại cho khách hàng của mình”.  

Ford sống và làm việc dựa trên nguyên tắc bất di bất dịch đó, và nhờ thế, ông đã trở thành một trong những người giàu có nhất trên đời. Ông đã học được bài học phải có ước vọng không vị kỷ ngay từ khi còn rất trẻ. Nhờ vậy mà ông có được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. 

 TUẦN THỨ 51:  ĐÂY CÓ PHẢI LÀ BỨC CHÂN DUNG CỦA BẠN KHÔNG?  

Thường xuyên tự kiểm điểm và đánh giá bản thân là một việc rất cần thiết để kiểm tra xem bạn có tuân thủ đúng các nguyên tắc dẫn đến đỉnh cao của thành công hay không. Một danh sách những điều cần làm có thể giúp bạn tìm ra đâu là những điểm yếu đang kìm hãm bạn. Dưới đây là một nhân vật thành công hư cấu, chúng ta tạm gọi cô ấy là Mary Smith. Hãy thử so sánh xem bạn có điểm gì không giống với cô ấy và làm thế nào để theo kịp cô ấy nhé!  

Mary có một mục tiêu sống rất rõ ràng và đã tự mình vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản, cô ấy đã tiến hành những bước đầu tiên và quan trọng nhất để đạt được thành công đó. Bạn có giống cô ấy ở điểm này không? Mỗi khi Mary gặp phải thất bại nhất thời nào đó, thay vì nản chí, cô tiếp tục tìm những cơ hội mới để chuyển bại thành thắng.  

Mary có một cuộc sống khá thú vị, tràn đầy nhiệt huyết và điều đó đã phát huy tác dụng tích cực đối với công việc của cô. Cô tránh không bao giờ than thở với người khác về những khó khăn của mình và luôn tự động viên rằng rồi thành công sẽ nối tiếp thành công.  

Không chỉ thế, Mary hiểu rằng sức mạnh tập thể, thay vì từng cá nhân riêng lẻ, sẽ mang lại những thành công lớn hơn. Cô luôn tích cực tìm kiếm những người sẵn sàng hợp tác với mình để cùng nhau trao đổi ý kiến và kinh nghiệm nhằm đạt được những kết quả mong muốn. Cô luôn đạt được những bước tiến bộ vượt bậc đến không ngờ.  

Mary luôn ăn mặc chỉnh tề. Cô biết cách cân đối thu chi, dành ra một khoản để tiết kiệm và thường xuyên chăm sóc cho sức khỏe của mình. Ngoài ra, Mary còn cố gắng thường xuyên duy trì cho mình một tinh thần tích cực. Cô rất tin tưởng vào nguyên tắc thứ nhất của thành công: “Bất cứ điều gì bạn nhận thức được và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công, điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật”. Cô mong muốn rằng các bên tham gia đều có lợi và rằng trên thế gian này không hề có kẻ chiến bại. Cấp trên và cả cấp dưới của Mary đều tôn trọng cô vì cô là người quyết đoán và biết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những quyết định của bản thân. 

Nói về sự thẳng thắn của Mary, cô là người luôn đưa ra lời khen đúng lúc chứ không hề tâng bốc, xu nịnh.  

Mary là người phụ nữ rất dễ gần. Cô còn là người có óc hài hước, sâu sắc và rất nhã nhặn. Cô chưa bao giờ chê trách ai cả và đối xử với mọi người đều công bằng như nhau. Mary không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân. Cô đã tìm đọc nhiều cuốn sách hay tại thư viện, xem nhiều vở kịch hấp dẫn ở các nhà hát kịch và nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp ở các bảo tàng văn hóa. Quan trọng hơn hết, cô là người biết cách khai thác lợi ích ở những nơi như thế. 

Mary là người đáng tin cậy và nhanh nhẹn. Cô chịu trách nhiệm trước lời nói của mình. Mọi nợ nần đều được cô nhanh chóng thanh toán bởi vì theo cô, đó là một gánh nặng có thể khiến cô bị tụt lùi trên nấc thang dẫn đến thành công.
Bạn hãy thử nhìn lại bản thân và so với Mary, bạn thế nào? 

TUẦN THỨ 52 : SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN 

Theo nghĩa hẹp, niềm tin chính là hành động. Đó là việc tin tưởng vào chính bản thân, vào thế hệ mai sau, vào những cơ hội sẵn có dành cho bạn và tin tưởng ở Đấng tối cao - trong bất kỳ tình huống nào.  Nếu mục tiêu của bạn càng cao, bạn càng dễ dàng theo đuổi nguyên tắc thành công. Và điều này đòi hỏi bạn phải có lòng nhiệt thành, có cống hiến cho việc đạt được những mục tiêu đáng giá đó.  Nếu bạn yêu cầu tôi chứng minh những nguyên tắc thành công này, tôi sẽ không thể đưa ra được bằng chứng nào ngoại trừ một nhân chứng duy nhất, đó chính là bạn. Bạn là người duy nhất có thể kiểm chứng những nguyên tắc này, đơn giản bằng cách kiểm tra và áp dụng cho chính bạn.   

Nếu bạn muốn tôi cung cấp thêm những nguồn thông tin xác thực và có căn cứ, tôi xin được giới thiệu đến bạn những triết lý của Chúa Jesus, Plato, Socrates, Epictetus, Khổng Tử, Emerson, James và Munsterberg [xiv] . Từ triết lý của họ, tôi đã rút ra được những bí quyết quan trọng để đạt được thành công bên cạnh những kinh nghiệm mà tôi học hỏi từ trong cuộc sống.  

Để có được niềm tin, bạn cần thường xuyên áp dụng Nguyên tắc vàng trong đời sống thường nhật của mình. Trong vòng hơn 4.000 năm, nhân loại đã xem nguyên tắc này là một quy tắc chuẩn mực của hành vi, nhưng đáng tiếc là thế giới dường như đã chấp nhận phạm trù này trong khi vẫn chưa hiểu được trọn vẹn tinh thần của nó. Chúng ta đã chấp nhận áp dụng Nguyên tắc vàng đơn thuần chỉ như một quy phạm đạo đức nhưng chúng ta đã không hiểu được các nguyên tắc nền tảng của nó.   

Nguyên tắc vàng đó là: “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Bạn đối xử với người khác như thế nào thì bạn sẽ nhận lại kết quả đúng như vậy. Bạn có thể đối xử không tốt với người khác, và nếu bạn để ý đến Nguyên tắc vàng nêu trên thì bạn sẽ nhận ra rằng, bạn cũng bị đối xử như thế về sau. Nguyên tắc này không chỉ đơn thuần đề cập đến những hành động không tốt đẹp của bạn mà còn sâu xa hơn, nó đề cập đến những hậu quả không tốt đối với những suy nghĩ, tư tưởng xấu xa của bạn về người khác. 

Do đó, đây không chỉ là một lời khuyên, rằng: “Hãy cư xử với mọi người theo cách mà bạn mong muốn họ cư   xử với mình”, bạn cũng cần phải “nghĩ về người khác theo cách mà bạn muốn họ nghĩ về mình”. Như thế bạn mới có thể hưởng thụ trọn vẹn những lợi ích khi thực hành nguyên tắc này. 

 Nhân cách của bạn chính là tổng hòa của tư tưởng và hành động. Từ đó, không có lý do gì khiến bạn đối xử thân thiện với người khác mà lại không nhận trở lại một kết quả tốt đẹp nào. Tương tự, nếu bạn chỉ nghĩ cách làm tổn thương người khác thì bạn đã tự mình đánh mất đi một nguồn năng lượng tương ứng và một tâm hồn thanh thản. 

Bản thân bạn là một “thanh nam châm” có lực hút mạnh. Bạn sẽ lôi kéo theo mình những ai có những đức tính tương đồng và đẩy ra xa những người không cùng tư tưởng và chí hướng. Nếu bạn mong muốn kết bạn với những người tốt bụng, rộng lượng, thành đạt, trước tiên bản thân bạn phải trở thành một người như thế. Quyền lựa chọn là ở chính bạn đấy!
 

[i] (*) Henry Ford - Nhà sáng lập hãng ô tô Ford, Thomas Edison - Nhà phát minh vĩ
đại của thế kỷ XX, Andrew Carnegie - “vua” ngành công nghiệp thép Mỹ, Wilbur
và Orville Wright - hai ông tổ của ngành hàng không.
[ii] (*) Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933Collier
[iii] Mahatma Ganhdi (1869-1948): Còn được người dân Ấn gọi là Thánh Gandhi, người chủ trương giành độc lập từ tay Anh quốc bằng con đường bất bạo động.
[iv] Albert Schweitzer (1875-1965): nhạc sĩ, triết gia, lý thuyết gia, nhà hóa học người Đức được giải Nobel Hòa Bình 1952 với công trình triết học “Reverence for Life”, tạm dịch “Sự kính trọng cuộc sống”.
[v] (*) inch: đơn vị đo chiều dài thông dụng ở Anh, Mỹ, 1 inch = 2,54 cm.
[vi] (*) F. W. Woolworth (1852-1919): Cha đẻ của ngành bán lẻ thông qua hệ thống chuỗi cửa hiệu giá rẻ. Nhà sáng lập tập đoàn bán lẻ Woolworth trị giá 65 triệu đô la với hơn 1.000 của hiệu vào năm 1919  
Trong tiếng Anh: “a can do attitude” có thể ví với câu “nothing is impossible”, tạm dịch “không có gì là không thể”.
[viii] Civil War: Cuộc Nội chiến Mỹ 1861 - 1865.  
[ix] Boomerang: một loại vũ khí của thổ dân Úc, có hình bán nguyệt, khi được ném đi sẽ bay theo hình vòng cung và quay trở lại vị trí của người ném.  
[x] O. Henry: Bút danh của tác giả người Mỹ chuyên viết chuyện ngắn William Sydney Porter (1862-1910).
[xi] (2) Jack London (1876-1916): Nhà thám hiểm, thủy thủ, tiểu thuyết gia lừng danh thế giới người Mỹ, nổi tiếng với tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild - 1903), Tình yêu Cuộc sống (Love of Life - 1905),...
[xii] Charles Dickens (1812 - 1870): Tiểu thuyết gia người Mỹ lừng danh thế giới với các tác phẩm David Copperfield (1849-1850), Little Dorrit (1857), A Tale of Two Cities (1859), Great Expectation (1861),...
[xiii] Harry Truman (1884 - 1972): Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ qua hai nhiệm kỳ (1945-1949; 1949-1953).
[xiv] Những nhà tư tưởng, triết gia lớn của thế giới.


  ------ HẾT -----



 

SỰ CHUYÊN TÂM
 
 
K inh nghiệm cho thấy tất cả những ai thành đạt trong cuộc sống đều rèn luyện cho mình thói quen chuyên tâm vào một việc duy nhất ở từng thời điểm thay vì dàn trải sức lực cho nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn gặp phải thất bại, hãy tập trung tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến thất bại đó, hãy thẳng thắn đối diện với sự thật, đảm bảo lần sau bạn sẽ không gặp phải thất bại như thế nữa.
 
 
Đừng bao giờ cố gắng tạo ra cho mình bất kỳ lời bào chữa nào hòng trốn tránh trách nhiệm trước thất bại hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Làm như thế chẳng khác nào bạn đang mong chờ lần thất bại tới, bởi vì chính bạn đang tự đẩy mình lún sâu thêm vào vết xe đổ. Sự chuyên tâm sẽ là công cụ giúp bạn có được một thứ tài sản quý giá khác - một trí nhớ tuyệt vời.
 
 
Một nhà văn nổi tiếng nọ được một tờ tạp chí quốc gia đặt viết một câu chuyện dựa trên một cuộc phỏng vấn với kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ nhưng vị kiến trúc sư nổi tiếng cảm thấy khá khó chịu khi thấy người phỏng vấn mình chẳng hề ghi chép gì cả, và ông đưa ra thắc mắc ngay sau đó.
 
 
“Tôi vẫn đang ghi chép lại đấy chứ”, người phỏng vấn trả lời, “nhưng lưu giữ nó vào bộ não mà tôi vẫn thường rèn luyện”.
 
 
Ngày hôm sau, Wright nhận được một bản ghi chép chi tiết mọi vấn đề đã được thảo luận trong lần phỏng vấn đó. Điều đáng ngạc nhiên là, ông không phải sửa lại bất kỳ một câu từ nào cả.
 
 
Thói quen chuyên tâm vào công việc không chỉ giúp bạn có được khả năng lắng nghe người khác tốt hơn mà còn ghi nhớ được tất cả những gì mà bạn quan sát và nghe thấy được. Nguyên nhân chủ yếu của việc tại sao ta không thể nào nhớ nổi tên của một người nào đấy trong vòng hai phút sau khi được giới thiệu với nhau là do ta đã không hề chú ý khi người đó tự giới thiệu tên của mình.
 
 
James A. Farley có tiếng là người có một trí nhớ khá hoàn hảo khi anh nhớ được tên của tất cả những ai mà anh ta đã từng gặp. Bí quyết của anh nằm ở chỗ mỗi khi được giới thiệu với người khác, anh liền đề nghị họ đánh vần tên của mình. Hoặc nếu không, Farley sẽ nhắc lại và đánh vần tên của người đó rồi hỏi lại xem như thế đã chính xác hay chưa.
 
 
Bất kỳ ai đã từng đạt được nhiều thành công thường khởi đầu từ một mục tiêu duy nhất. Họ tiếp tục duy trì cho mình hướng đi đó cho đến khi chạm đến đích và bắt đầu chuyển hướng với những mục tiêu mới.
 
 
Vậy bạn có thói quen chuyên tâm vào công việc của mình không? Bạn có biết được chính xác mình muốn gì từ cuộc sống? Bạn đã lập ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó chưa? Sau khi tìm được cho mình câu trả lời, bước tiếp theo của bạn chính là tập trung vào mục tiêu và kế hoạch hành động với tất cả quyết tâm của mình để không gì có thể ngăn cản bạn được.
 
 
Nên nhớ rằng, mọi chướng ngại vật chỉ là những gì mà bạn tự đặt ra cho chính mình. Hãy cố gắng vượt qua chúng và bạn sẽ thấy không gì có thể ngăn được bước tiến của bạn.
 
 
- See more at: http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=54396&c=1578213#sthash.UOAsNJOc.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét