PHẢI BIẾT TÍNH NGƯỜI ĐỂ BIẾT TÍNH MÌNH
A. BIẾT NGƯỜI BIẾT MÌNH.
1. Nhu cầu biết người.
Giao tiếp với bất cứ ai càng thấy mình liên hệ đến họ, ta càng thấy cần thiết biết tâm tính của họ. Trước hết là ta nghi kỵ, ta sợ, ta không biết họ ra sao, sẽ đối xử với ta thế nào. Ta náo nức tìm hiểu họ.
Dĩ nhiên biết rõ một cách tuyệt đối, biết đúng như một bài toán về tâm tính của ai, kể cả người trong tấm gương của ta là việc gần như không thể được. Điều đó quá rõ rệt, đến đỗi không cần chứng minh. Song ta có thể biết một phần nào tính tình của họ xuyên qua tướng diện, ngôn từ, hành động của họ.
Vốn hiểu biết này thật hữu ích cho việc giao tế của ta.
Coi chừng sau khi ta biết được vài điểm nơi họ ta cho là đã biết rõ họ. Vô tình ta dán tấm nhãn gọi là am hiểu trên “tiểu vũ trụ” còn vô cùng bí mật đối với ta.
Nhiều người chỉ để lộ tâm tính một hai khía cạnh nào thôi. Lắm lúc ta té vào ảo tưởng vì lấy điều mình cảm mình nghĩ làm điều người đó có thực. Đức tính nào, tật xấu nào mà tưởng tượng họ có, ta làm kiểu công việc của thầy bói là cho họ có đức này tật kia.
Bởi vì suy bụng ta ra bụng người, ta tưởng chuyện gì kẻ khác cũng có phản ứng tâm lý, cũng cảm, cũng nghĩ như ta. Ta lại còn tin rằng người ta quen tai nghe những lời nói chuyện của ta. Tôi thích ăn thịt chó. Tôi gặp một người kiêng cử thịt “mộc tồn” mà khen rằng món dồi làm ở dương gian ngon, kiếm gấp mà ăn kẻo xuống âm phủ lấy đâu mà tìm, rằng tiết canh chó ăn càng lên tiên cũng như huyết chó mà trộn rượu trắng uống bổ... Người ấy nghe tôi bằng lỗ tai thế nào? Họ có méo mặt không? Sao tôi đơn sơ tưởng rằng ai cũng cảm nghĩ như tôi. Lòng người vô cùng phức tạp chớ có phải ta nghĩ sao nó ra vậy đâu.
Vậy gặp bất cứ ai, nếu hoàn cảnh cho phép, ta hãy tìm nắm cho chắc cơ cấu tâm lý của họ rồi hãy đặt những vấn đề quan trọng.
2. Cần biết điểm nào nhất ở người?
Dưới đây là những điểm chính yếu mà bạn không nên bỏ qua khi muốn biết tính một người.
1- Coi họ thuộc giới nào để biết giáo dục của họ, trình độ học, khả năng lĩnh hội và những thành kiến của họ. Họ hành nghề hiện tại bất đắc dĩ hay vì sở thích, sở năng. Dựa vào tập quán làm việc của họ để biết được khuynh hướng của họ.
2- Cái lợi nào lôi kéo họ nhất. Họ nhắm một lý tưởng cao cả hay bị trói buộc trong cái vòng danh lợi thông thường. Nếu ham lợi thông thường, họ có nô lệ tật ích kỷ chăng?
3- Thuộc giới trí thức hay bình dân. Nếu trí thức thì vốn học nhà trường vững cỡ nào, có được vốn tự học bổ túc không. Học cao và tư cách đi đôi nhau đến mực nào. Nặng lý thuyết hay thực hành. Thuộc tổng hợp hay phân tích?
4- Người béo khỏe hay gầy còm. Coi bộ có sức khỏe hay bệnh rề rề. Người trông khắc khổ hay thích “nhà bếp”.
5- Cách phục sức thế nào. Có quá lộng lẫy, kiểu cách không. Nhà họ ở huy hoàng hay lụp xụp. Bàn giấy của họ trật tự hay như cây lúa bị bão?
6- Ưa tìm lạc thú tinh thần hay vật chất. Thích nghệ thuật không? Hay cái gì coi cũng thường, chỉ thèm đời sống tinh thần và hưởng cái vui trừu tượng?
7- Hướng nội hay hướng ngoại. Nói cười nhiều hay ít. Giao du với ai, say mê đọc sách không, đọc nhiều sách nào?
8- Xưa nay hay thay đổi nghề nghiệp không? Bạn bè trong nghề nhiều hay ít?
9- Theo tôn giáo nào. Theo lấy có hay thực hành?
10- Nói điều gì, làm việc gì có tế nhị hay cẩu thả. Nếu gặp lúc họ ăn uống, tâm tính họ mấy lúc ấy như đồ vật trong tủ kính? Lúc giao thiệp, thường cái gì làm cho họ tố cáo những mặc cảm của họ?
11- Khéo hỏi coi mục đích của đời họ là gì. Mục tiêu đấu tranh của họ là tiền, là đàn bà, là danh vọng, là tiến bộ nhân loại, là cứu vớt chúng sinh hay gì khác?
12- Họ thích hoạt động xã hội không. Người ta không khó biết tâm địa người làm công tác xã hội.
13- Nếu đối diện với bạn là khách “quần thoa”, bạn tìm hiểu coi họ độc thân hay đã có đôi bạn, vì tâm lý của hai hạng khác nhau. Nếu độc thân họ thuộc giới nào, hấp thụ giáo dục ở đâu. Nếu đã kết hôn, họ đóng vai trò thế nào trong gia đình. Họ chỉ huy chồng chăng? Người chồng có yên tâm về hạnh kiểm của họ không? Họ đối với gia đình bên chồng, với người ở thế nào?
14- Lứa tuổi, dung dáng tiều tuy hay cường tráng của người đối diện cũng giúp bạn hiểu nhiều tính tình của họ. Các câu hỏi tôi đặt ra trên gián tiếp gợi cho bạn nhiều khía cạnh tâm lý. Cần thiết là bạn khéo dùng chúng và phải sử dụng óc nhận xét tinh vi. Khỏi lưu ý là bạn phải tế nhị, kín đáo kẻo người ta tưởng bị “điều tra hay do thám”.
3. Biết tính người và thiện cảm.
Biết tính người có nhiều mục đích mà mục đích ta chú trọng ở đây là gây thiện cảm. Gây thiện cảm cốt là chiều người ta. Vậy phải biết người mới chiều người được. Người kém học sẽ không thích bạn nếu bạn cứ bàn những vấn đề văn hóa quá cao. Người ham danh sẽ mến bạn nếu bạn thành thực bàn về những thành công của họ. Biết một phụ nữ được chồng thờ là biết nàng là tay bản lĩnh. Một người thú với bạn không bao giờ chịu đọc sách là tự thú với bạn mình lười suy nghĩ đồng thời cũng tự nhận vốn văn hóa kém. Cái đặc biệt trong xử thế là có nhiều điều mình không muốn thổ lộ, song khi vô ý thức ta nói điều gì đó vô tình ta phanh phui các điều muốn giấu ra. Ai định gây thiện cảm mà không chú tâm biết tính người, sớm muộn cũng sẽ thu kết quả ngược lại ý mình muốn. Khả năng biết tính người gần như một thiên phú, rồi người ta phát triển bằng kiến thức thu thập thêm chớ không phải là cái ai cũng học được ở nhà trường. Gặp một người “hướng nội”, ghét tiếp khách, có kẻ không ý thức được chủ nhà có tính ấy muốn họ ra về sớm, họ cứ thao thao nói chuyện Nam Tào Bắc Đẩu đến đỗi chủ mấy lượt coi đồng hồ nghĩa là khéo léo “đuổi” họ mà họ cũng cứ ngồi ì. Biết một thiếu phụ mới thụ tang chồng, không ai bàn mãi về cái chết của chồng nàng. Bàn chuyện với thanh niên mà nhựa yêu đời sôi trong gân cốt mà tôi ca tụng đời sống ẩn đặt, hưởng nhàn thì tôi hấp dẫn đối với họ không.
Nguyên tắc căn bản của gây thiện cảm là làm cho người ta thích. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào mình biết kẻ khác ưa cái gì.
4. Biết người nhất là để yêu thương người.
Bạn có lấy làm lạ tại sao tôi nói điều đó không? Trong thời gian điều tra, sưu tầm tài liệu để viết quyển này, tôi gặp một số người ăn nói hành động nhất nhất cái gì cũng chủ quan. Họ không bao giờ biết tự đặt mình ở hoàn cảnh kẻ khác. Thấy ai lầm lỗi họ kết án thẳng tay. Họ muốn ai cũng phải thế này thế nọ, theo một khuôn thước của tiên thánh mà không nghĩ rằng hằng ngày tiếp xúc với phàm nhân. Nói “phàm nhân” là nói thú tính, nói yếu đuối, nói khuyết điểm. Biết bao trường hợp người ta tội lỗi chỉ tại tính phàm bị đặt trong tình trạng trí khôn không đủ sáng, ý chí không đủ cứng, còn tình dục thì ồ ạt quá. Họ đáng thương hại hơn là đáng lên án. Vậy tại sao những người cũng là phàm nhân tội lỗi lại nghiêm khắc?
Xét hầu hết các cuộc bất hòa trong xã hội đều tại mỗi bên không tìm hiểu đối phương. Bên nào cũng chủ quan bắt thiên hạ cảm nghĩ theo mình. Thực là độc tài mà ngây thơ. Đã là xã hội thì đâu phải có một mình ta, đâu phải có một loại tâm tính và việc đời thì nhiêu khê phiền toái, lắm lúc xảy ra bất kể ta, chớ có như ta muốn trắng muốn đen đâu.
Người biết thương hại là người hiểu đời và như vậy chỉ có khi chịu khó tìm tâm tính kẻ khác. Tự kiểm điểm đời mình, ta thấy vô số lần ta van xin lòng thương hại của kẻ khác. Van xin lòng thương hại có nhiều hình thức. Từ bàn tay của lão ăn mày đến giọt nước mắt của người tình hối hận. Ở người xin, khác nhau về nghệ thuật làm rung động tấc lòng thương hại. Trong người thương hại ẩn náu nhiều động cơ như bác ái mà ích kỷ, háo danh cũng có. Người muốn gây thiện cảm không phải cố ý khiêu khích tật xấu trong con người song nhất định không được coi thường các thị dục trên. Ngoài van xin có quyền lợi ở kẻ khác lòng hào hiệp, tính quảng đại. Vì hai yếu tố này mà ai cũng muốn có dịp ban bố lòng thương hại. Hao tổn mà thích.
B. GÂY THIỆN CẢM LỨA ĐÔI.
“Hôn nhân nhi luận tài vi lố ích đạo giả:
Hôn nhân mà bàn về của cải là cái của mọi rợ”.
1. Nhu cầu biết người.
Giao tiếp với bất cứ ai càng thấy mình liên hệ đến họ, ta càng thấy cần thiết biết tâm tính của họ. Trước hết là ta nghi kỵ, ta sợ, ta không biết họ ra sao, sẽ đối xử với ta thế nào. Ta náo nức tìm hiểu họ.
Dĩ nhiên biết rõ một cách tuyệt đối, biết đúng như một bài toán về tâm tính của ai, kể cả người trong tấm gương của ta là việc gần như không thể được. Điều đó quá rõ rệt, đến đỗi không cần chứng minh. Song ta có thể biết một phần nào tính tình của họ xuyên qua tướng diện, ngôn từ, hành động của họ.
Vốn hiểu biết này thật hữu ích cho việc giao tế của ta.
Coi chừng sau khi ta biết được vài điểm nơi họ ta cho là đã biết rõ họ. Vô tình ta dán tấm nhãn gọi là am hiểu trên “tiểu vũ trụ” còn vô cùng bí mật đối với ta.
Nhiều người chỉ để lộ tâm tính một hai khía cạnh nào thôi. Lắm lúc ta té vào ảo tưởng vì lấy điều mình cảm mình nghĩ làm điều người đó có thực. Đức tính nào, tật xấu nào mà tưởng tượng họ có, ta làm kiểu công việc của thầy bói là cho họ có đức này tật kia.
Bởi vì suy bụng ta ra bụng người, ta tưởng chuyện gì kẻ khác cũng có phản ứng tâm lý, cũng cảm, cũng nghĩ như ta. Ta lại còn tin rằng người ta quen tai nghe những lời nói chuyện của ta. Tôi thích ăn thịt chó. Tôi gặp một người kiêng cử thịt “mộc tồn” mà khen rằng món dồi làm ở dương gian ngon, kiếm gấp mà ăn kẻo xuống âm phủ lấy đâu mà tìm, rằng tiết canh chó ăn càng lên tiên cũng như huyết chó mà trộn rượu trắng uống bổ... Người ấy nghe tôi bằng lỗ tai thế nào? Họ có méo mặt không? Sao tôi đơn sơ tưởng rằng ai cũng cảm nghĩ như tôi. Lòng người vô cùng phức tạp chớ có phải ta nghĩ sao nó ra vậy đâu.
Vậy gặp bất cứ ai, nếu hoàn cảnh cho phép, ta hãy tìm nắm cho chắc cơ cấu tâm lý của họ rồi hãy đặt những vấn đề quan trọng.
2. Cần biết điểm nào nhất ở người?
Dưới đây là những điểm chính yếu mà bạn không nên bỏ qua khi muốn biết tính một người.
1- Coi họ thuộc giới nào để biết giáo dục của họ, trình độ học, khả năng lĩnh hội và những thành kiến của họ. Họ hành nghề hiện tại bất đắc dĩ hay vì sở thích, sở năng. Dựa vào tập quán làm việc của họ để biết được khuynh hướng của họ.
2- Cái lợi nào lôi kéo họ nhất. Họ nhắm một lý tưởng cao cả hay bị trói buộc trong cái vòng danh lợi thông thường. Nếu ham lợi thông thường, họ có nô lệ tật ích kỷ chăng?
3- Thuộc giới trí thức hay bình dân. Nếu trí thức thì vốn học nhà trường vững cỡ nào, có được vốn tự học bổ túc không. Học cao và tư cách đi đôi nhau đến mực nào. Nặng lý thuyết hay thực hành. Thuộc tổng hợp hay phân tích?
4- Người béo khỏe hay gầy còm. Coi bộ có sức khỏe hay bệnh rề rề. Người trông khắc khổ hay thích “nhà bếp”.
5- Cách phục sức thế nào. Có quá lộng lẫy, kiểu cách không. Nhà họ ở huy hoàng hay lụp xụp. Bàn giấy của họ trật tự hay như cây lúa bị bão?
6- Ưa tìm lạc thú tinh thần hay vật chất. Thích nghệ thuật không? Hay cái gì coi cũng thường, chỉ thèm đời sống tinh thần và hưởng cái vui trừu tượng?
7- Hướng nội hay hướng ngoại. Nói cười nhiều hay ít. Giao du với ai, say mê đọc sách không, đọc nhiều sách nào?
8- Xưa nay hay thay đổi nghề nghiệp không? Bạn bè trong nghề nhiều hay ít?
9- Theo tôn giáo nào. Theo lấy có hay thực hành?
10- Nói điều gì, làm việc gì có tế nhị hay cẩu thả. Nếu gặp lúc họ ăn uống, tâm tính họ mấy lúc ấy như đồ vật trong tủ kính? Lúc giao thiệp, thường cái gì làm cho họ tố cáo những mặc cảm của họ?
11- Khéo hỏi coi mục đích của đời họ là gì. Mục tiêu đấu tranh của họ là tiền, là đàn bà, là danh vọng, là tiến bộ nhân loại, là cứu vớt chúng sinh hay gì khác?
12- Họ thích hoạt động xã hội không. Người ta không khó biết tâm địa người làm công tác xã hội.
13- Nếu đối diện với bạn là khách “quần thoa”, bạn tìm hiểu coi họ độc thân hay đã có đôi bạn, vì tâm lý của hai hạng khác nhau. Nếu độc thân họ thuộc giới nào, hấp thụ giáo dục ở đâu. Nếu đã kết hôn, họ đóng vai trò thế nào trong gia đình. Họ chỉ huy chồng chăng? Người chồng có yên tâm về hạnh kiểm của họ không? Họ đối với gia đình bên chồng, với người ở thế nào?
14- Lứa tuổi, dung dáng tiều tuy hay cường tráng của người đối diện cũng giúp bạn hiểu nhiều tính tình của họ. Các câu hỏi tôi đặt ra trên gián tiếp gợi cho bạn nhiều khía cạnh tâm lý. Cần thiết là bạn khéo dùng chúng và phải sử dụng óc nhận xét tinh vi. Khỏi lưu ý là bạn phải tế nhị, kín đáo kẻo người ta tưởng bị “điều tra hay do thám”.
3. Biết tính người và thiện cảm.
Biết tính người có nhiều mục đích mà mục đích ta chú trọng ở đây là gây thiện cảm. Gây thiện cảm cốt là chiều người ta. Vậy phải biết người mới chiều người được. Người kém học sẽ không thích bạn nếu bạn cứ bàn những vấn đề văn hóa quá cao. Người ham danh sẽ mến bạn nếu bạn thành thực bàn về những thành công của họ. Biết một phụ nữ được chồng thờ là biết nàng là tay bản lĩnh. Một người thú với bạn không bao giờ chịu đọc sách là tự thú với bạn mình lười suy nghĩ đồng thời cũng tự nhận vốn văn hóa kém. Cái đặc biệt trong xử thế là có nhiều điều mình không muốn thổ lộ, song khi vô ý thức ta nói điều gì đó vô tình ta phanh phui các điều muốn giấu ra. Ai định gây thiện cảm mà không chú tâm biết tính người, sớm muộn cũng sẽ thu kết quả ngược lại ý mình muốn. Khả năng biết tính người gần như một thiên phú, rồi người ta phát triển bằng kiến thức thu thập thêm chớ không phải là cái ai cũng học được ở nhà trường. Gặp một người “hướng nội”, ghét tiếp khách, có kẻ không ý thức được chủ nhà có tính ấy muốn họ ra về sớm, họ cứ thao thao nói chuyện Nam Tào Bắc Đẩu đến đỗi chủ mấy lượt coi đồng hồ nghĩa là khéo léo “đuổi” họ mà họ cũng cứ ngồi ì. Biết một thiếu phụ mới thụ tang chồng, không ai bàn mãi về cái chết của chồng nàng. Bàn chuyện với thanh niên mà nhựa yêu đời sôi trong gân cốt mà tôi ca tụng đời sống ẩn đặt, hưởng nhàn thì tôi hấp dẫn đối với họ không.
Nguyên tắc căn bản của gây thiện cảm là làm cho người ta thích. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào mình biết kẻ khác ưa cái gì.
4. Biết người nhất là để yêu thương người.
Bạn có lấy làm lạ tại sao tôi nói điều đó không? Trong thời gian điều tra, sưu tầm tài liệu để viết quyển này, tôi gặp một số người ăn nói hành động nhất nhất cái gì cũng chủ quan. Họ không bao giờ biết tự đặt mình ở hoàn cảnh kẻ khác. Thấy ai lầm lỗi họ kết án thẳng tay. Họ muốn ai cũng phải thế này thế nọ, theo một khuôn thước của tiên thánh mà không nghĩ rằng hằng ngày tiếp xúc với phàm nhân. Nói “phàm nhân” là nói thú tính, nói yếu đuối, nói khuyết điểm. Biết bao trường hợp người ta tội lỗi chỉ tại tính phàm bị đặt trong tình trạng trí khôn không đủ sáng, ý chí không đủ cứng, còn tình dục thì ồ ạt quá. Họ đáng thương hại hơn là đáng lên án. Vậy tại sao những người cũng là phàm nhân tội lỗi lại nghiêm khắc?
Xét hầu hết các cuộc bất hòa trong xã hội đều tại mỗi bên không tìm hiểu đối phương. Bên nào cũng chủ quan bắt thiên hạ cảm nghĩ theo mình. Thực là độc tài mà ngây thơ. Đã là xã hội thì đâu phải có một mình ta, đâu phải có một loại tâm tính và việc đời thì nhiêu khê phiền toái, lắm lúc xảy ra bất kể ta, chớ có như ta muốn trắng muốn đen đâu.
Người biết thương hại là người hiểu đời và như vậy chỉ có khi chịu khó tìm tâm tính kẻ khác. Tự kiểm điểm đời mình, ta thấy vô số lần ta van xin lòng thương hại của kẻ khác. Van xin lòng thương hại có nhiều hình thức. Từ bàn tay của lão ăn mày đến giọt nước mắt của người tình hối hận. Ở người xin, khác nhau về nghệ thuật làm rung động tấc lòng thương hại. Trong người thương hại ẩn náu nhiều động cơ như bác ái mà ích kỷ, háo danh cũng có. Người muốn gây thiện cảm không phải cố ý khiêu khích tật xấu trong con người song nhất định không được coi thường các thị dục trên. Ngoài van xin có quyền lợi ở kẻ khác lòng hào hiệp, tính quảng đại. Vì hai yếu tố này mà ai cũng muốn có dịp ban bố lòng thương hại. Hao tổn mà thích.
B. GÂY THIỆN CẢM LỨA ĐÔI.
“Hôn nhân nhi luận tài vi lố ích đạo giả:
Hôn nhân mà bàn về của cải là cái của mọi rợ”.
(Văn Trung Tử)
1. Chung quanh mấy tiếng “Hạnh phúc gia đình”.
Về giấc mộng vàng trong tổ uyên ương, tôi đã mời bạn xét khá nhiều trong các cuốn “Bạn gái trên đường sự nghiệp”. “Bạn trai trên đường sự nghiệp”, nhất là trong cuốn “Đời uyên ương”. Tuy xét cẩn thận vấn đề lý thuyết, tôi không quên xin bạn lưu ý ba điểm thực hành này:
a) Trong thực tế, biết về hôn nhân là một việc, còn được hạnh phúc hôn nhân là một việc khác.
b) Phải triệt để cẩn thận lúc chọn người trăm năm và chỉ nên kết tóc xe tơ cùng kẻ mình yêu tha thiết thành thật thôi.
c) Nếu hôn nhân đối với mình không phải là “động đào” mà là “cái bẫy âm dương” thì sau khi suy nghĩ kỹ nên quyết định: Thà thiếu hạnh phúc chớ không để bị khốn khổ.
Hơn nữa, hôn nhân tuy là việc phổ thông nhưng đừng quên nó là vấn đề thị hiếu. Tôi muốn nói nó gây hạnh phúc hay không tùy từng cá nhân. Phần đông những người an phận, ít đòi hỏi là những người hạnh phúc trong hôn nhân, cũng như phần đông những người ưa tạo rắc rối tình cảm là những người bị ái tình trả đũa chua cay nhất. Đã đành hôn nhân có những cái người đời cho là “số phận”, song ai có kinh nghiệm gia đình đều công nhận rằng có một số nguyên tắc nếu vợ chồng khéo giữ thì khung cảnh gia đình không đến nỗi bi đát. Dưới đây tôi tóm tắt mấy nguyên tắc thực dụng đó.
2. Nguyên tắc gây thiện cảm trong tổ uyên ương.
1) Nhờ kiên nhẫn Henri Ford làm “Vua xe hơi”, còn nhờ khéo khen chồng cách tế nhị, cô Clara Bryant đã “chế ra” Henri Ford. Bà Ford chế ra ông Ford bằng cách nào nữa bạn biết không? Đây! Hãy nghe ông trả lời: “Trong 50 năm sống bên tôi, không bao giờ nhà tôi làm tôi bực mình”. Xin các cô bước lên xe hoa và các bà định tái giá tụng thuộc lòng câu ấy.
2) Nếu muốn ly thân hay lôi vợ ra tòa xé hôn thú hay vừa sống chung với vợ vừa xui vợ “cắm sừng” thì ngày tối cứ hết ăn nói vũ phu đến chê nào vợ xấu, vợ dốt, vợ nghèo nào hít hà ca tụng vợ ông này đẹp như tiên, phu nhân ông nọ hiền như phật.
3) Cha mẹ của ông thẩm phán Olivier Wendal Homes giao cho vợ ông một ông chồng buổi đầu tính tình xấu như quỷ mà chỉ trong thời gian ngắn bà đã giúp ông trở thành người chồng khả ái lý tưởng của bà. Bạn gái nào có đôi bạn rồi mà muốn trái tim teo héo như cau khô thì cứ chống đối, ăn miếng trả miếng với tâm tính xấu của chồng.
4) Nữ bá tước Marie Engénie Ignace Angustine de Montija, gọi tắt là Engénie, một người đàn bà đẹp như tiên mà nổi tiếng là “đồ đệ Diêm Vương” hiện hình phá hoại chồng. Chồng bà bạn dư biết là Napôlêông đệ tam, trong mấy năm trời gần phát điên vì tật ghen tuông độc hại của bà. Ông thì nói tại bà lai rắn hổ. Lúc nản lòng ông cho mình bị trời đày. Đúng như vậy không? Có phải tại bà mất cốt cách người và nguyệt lão bất công với ông hay tại ông hồi cưới bà làm công việc mà người ta gọi là “cưới ẩu cưới tả”. Ông bất kể cộng đồng tâm tính mà chỉ mê nhan sắc của bà, đinh ninh rằng tướng diện thần Vénus đầu thai của bà đủ làm ông hạnh phúc. Người đàn ông muốn sau ngày thành hôn, mồ mả nổi dậy trong tâm hồn thì chọn đôi bạn bất cẩn tâm đầu ý hợp và chỉ lấy sắc đẹp làm tiêu chuẩn.
5) Nhờ đâu mà ông Discaeli thích nhắc đi nhắc lại với bạn bè câu này: “Qua 30 năm lập gia đình không bao giờ tôi chán đời vì đã kết hôn”. Tại ông yên phận ư? Tại cái gì ông cũng tôn bà lên ư? Có người nói như vậy vì ông trọng bà đến nổi nài nỉ mãi nữ hoàng Anh Victoria phong nữ bá tước cho bà. Có lẽ vậy. Có lẽ như vậy nữa là tại bà giàu, ông cưới bà vì muốn “đào mỏ”. Song chắc chắn nhất nhờ bà khéo trở thành bạn tâm tình của ông. Bà an ủi ông. Bà cố gắng đang đọc tới đây mà chủ trương có chồng rồi “cho thuê” quả tim chồng bằng cách chồng làm cái gì thì để làm thui thủi một mình. Có bạn gái nào muốn chôn sống đời lứa đôi của mình như vậy không?
6) Nếu Freud bảo con gà cồ nào cũng khoái gáy ra oai trước mặt gà mái thì bạn đừng quên không người đẹp nào chịu nổi chồng mình chê mình trước mặt người đồng phái. Anh có bủn xỉn lời khen đối với chị trước mặt bạn bè không. Những khi bà giúp ông công việc gì, ông có quên cảm ơn bà không, ông cho làm như vậy con nít lắm à? Mà loài người nhất là hậu duệ của bà Eva không phải thường là con nít như vậy.
7) Hai vợ chồng cứ gặp lục đục trong gia đình hoài, lắm lúc chàng và nàng như mặt trời mặt trăng.Tại sao vậy? Xét coi phải tại vì thông lệ, khi lớn lên là bắt chước ai nấy lập gia đình mà dốt đặc những điều kiện để đời lứa đôi sinh hạnh phúc. Dale Carnegie gọi vợ chồng như vậy là những “kẻ thất học về hôn nhân”. Rủi là nạn nhân của hoàn cảnh đẫm lệ như vậy thì bạn hãy cùng người trăm năm “tự học về hôn nhân”, tức là đọc một vài cẩm nang dạy về hạnh phúc gia đình. Coi chừng những cuốn sách viết ba láp, chuyện dạy hành lạc, gối đầu giường của khách làng chơi hơn là của những người trang nghiêm muốn củng cố gia đình. Tạm thời bạn nên đọc vài cuốn trong tàng thư “Pro familia” của Pierre du Foyer.
8) Có một người vợ trẻ mắng tạt vào mặt chồng: “Nếu tôi biết anh tầm thường như vậy, ba họ nhà anh đến cưới tôi, tôi cũng không ưng”. Chàng làm cái gì mà nàng ó lên là tầm thường như thế. Coi chừng chàng hết đóng kịch rồi chăng? Hồi mới chia động từ yêu với nàng, chàng trọng thể tỏ ra mình là “vĩ nhân” mà về với nhau rồi chàng nói tục, ở dơ, thô lỗ, xấc xược nàng. Vợ chồng muốn mùa xuân hạnh phúc nở mãi trong gia đình phải theo lời khuyên của bà Dam Rosch là càng lâu năm càng xử với nhau như khách quý. Lối xử thế “mới chuộng cũ vong” coi người trăm năm càng lâu càng như người dưng kẻ lạ là sớm muộn cũng tạo sóng gió trong gia đình.
9) Văn hào Nga, Tourguenef nói: “Tài ba, tác phẩm của tôi, tôi sẽ đổi hết để nhận lạc thú, biết rằng ở một nơi nọ có người đàn bà lo rầu vì tôi về trễ bữa”. Tư tưởng ấy lột sạch được tâm lý này của vợ chồng là: Tình yêu kêu gọi tình yêu, lòng hy sinh khích dục lòng hy sinh. Không bà vợ nào còn muốn săn sóc miếng ăn cái mặc cho ông chồng định đổi người trăm năm... Động đất sẽ bừng lên giữa gia đình nếu chồng chỉ biết vợ coi mình như con trâu cày có tiền về để tha hồ lãng phí.
10) Trong một trăm vụ kiện ly dị thì có trên phân nữa xảy ra vì vợ chồng chán nhau không phải bởi những việc lớn mà do những việc lặt vặt. Tai ác là tâm lý đàn ông đàn bà khác hẳn nhau. Đàn ông thì ưa cái gì vĩ đại, thích đại cương. Đàn bà lại ham tỉ mỉ, chú trọng chân tơ kẻ tóc. Cách yêu đương hai bên cũng khác nhau. Bà thì thèm ông kỹ lưỡng quan sát từng cái duyên cái đẹp của bà, mà ông thì có khi thấy lại không nói, hoặc nói qua loa thôi, ông yêu bà trong những lo lắng về sự nghiệp của gia đình lắm lúc bỏ qua những âu yếm, nâng niu, tất cả đều là đòi hỏi khẩn thiết của bà. Vì đó, trong nhiều gia đình, đàn ông càng ít “nịnh đầm” đàn bà càng mau chán. Rồi để cho công bình, phải nói điều này nữa. Đàn ông tự nhiên không thích săn sóc lặt vặt người trăm năm song lại tự nhiên thèm khát được phục vụ tỉ mỉ. Nhiều bà vợ bị cái gọi là cắm sừng cũng tại người yêu mới của ông chồng ngày đêm ăn nói tỉ tê như rót mật vào tai ông, chiều chuộng ông từng ly từng tí.
11) Có một số tác giả độc thân, non kinh nghiệm về đời vợ chồng mà viết sách dạy uyên ương hạnh phúc. Trong số ấy có kẻ gián tiếp khuyên đôi bạn đặt nhẹ vấn đề sinh dục. Họ vô tình làm cho bông hoa hôn nhân tàn lụi hương lẫn sắc. Vẫn biết vợ chồng không phải chỉ nhắm hạnh phúc gối chăn. Song đừng quên sinh con là việc cột trụ của ái tình, của kết hôn. Trong cuốn “Đời uyên ương”, tôi đã nói bản nhạc ái ân nào sau cùng cũng kết liễu bằng âm thanh nhục lạc. Trong cung thánh gia đình, vợ chồng không yêu thương nhau thì thôi chớ đã say mê nhau thì đòi hỏi sinh lý là đòi hỏi ráo riết. Không bên nào được phép ích kỷ mà làm cho bạn trăm năm không được thỏa mãn chừng mực đến thành bị dồn ép. Thiếu gì bà vợ vô tình xúi chồng ngoại tình hay lạc vào những động của thần Bạch Mi chỉ tại hắt hủi chồng trong những đòi hỏi chăn gối. Chồng cũng đừng quá khắc khổ, trí thức, hay chỉ tính việc buôn trời bán bể mà để vợ lạnh lùng, sau cùng sẽ lãnh những hậu quả đáng tiếc.
12) Lúc anh đi làm bù đầu ở sở, chị có chuẩn bị nhà cửa, bữa ăn, phòng ngủ trang hoàng để anh về thấy gia đình là tổ ấm không. Mấy lúc chị có kinh kỳ, mang thai nặng nhọc, bị con nhỏ khóc kéo chèo bẻo, anh có tiếp tay với chị một hai việc nhỏ để chị thấy đời làm vợ không phải là kiếp trời thù đất oán không?
13) Trình độ trí thức của nàng kém, sao chàng học cao không tìm cách giúp nàng ngày một tiến trên đường học vấn. Biết chàng dốc hết tâm trí vào công việc nào đó, và công việc ấy là huyết mạch của gia đình, sao nàng cứ chui rúc vào các chuyện không cần thiết mà để chàng thui thủi một mình một bóng trên đường sự nghiệp.
14) Vợ chồng có cách ghen tuông nào để khỏi bị ăn trộm người yêu bằng mỗi bên nỗ lực trở thành người trăm năm lý tưởng từ thể xác, tinh thần đến tình cảm, giao tế chăng. Mình đáng ghê tởm rồi sao còn bắt người ta say mê được và đấu tranh sao lại kẻ hấp dẫn hơn. Coi chừng luân thường pháp lý nhiều phen nhượng bộ cái gọi là chất người trong uyên ương.
15) Ông có nói hành nói tỏi khi bà mua sắm không. Mồ hôi của ông rịn ra trong tủ sắt gia đình, bà có nhớ tới để lo ăn lo mặc cho ông chu đáo không. Tại sao bà không giao hẳn tủ tiền cho ông. Rồi tại sao ông cứ sợ bà xài lớn mà ông “cày” thét sẽ sụm. Vợ chồng không lương thiện với nhau trong tiền bạc sớm muộn gì cũng coi nhau như trâu trắng trâu đen.
1. Chung quanh mấy tiếng “Hạnh phúc gia đình”.
Về giấc mộng vàng trong tổ uyên ương, tôi đã mời bạn xét khá nhiều trong các cuốn “Bạn gái trên đường sự nghiệp”. “Bạn trai trên đường sự nghiệp”, nhất là trong cuốn “Đời uyên ương”. Tuy xét cẩn thận vấn đề lý thuyết, tôi không quên xin bạn lưu ý ba điểm thực hành này:
a) Trong thực tế, biết về hôn nhân là một việc, còn được hạnh phúc hôn nhân là một việc khác.
b) Phải triệt để cẩn thận lúc chọn người trăm năm và chỉ nên kết tóc xe tơ cùng kẻ mình yêu tha thiết thành thật thôi.
c) Nếu hôn nhân đối với mình không phải là “động đào” mà là “cái bẫy âm dương” thì sau khi suy nghĩ kỹ nên quyết định: Thà thiếu hạnh phúc chớ không để bị khốn khổ.
Hơn nữa, hôn nhân tuy là việc phổ thông nhưng đừng quên nó là vấn đề thị hiếu. Tôi muốn nói nó gây hạnh phúc hay không tùy từng cá nhân. Phần đông những người an phận, ít đòi hỏi là những người hạnh phúc trong hôn nhân, cũng như phần đông những người ưa tạo rắc rối tình cảm là những người bị ái tình trả đũa chua cay nhất. Đã đành hôn nhân có những cái người đời cho là “số phận”, song ai có kinh nghiệm gia đình đều công nhận rằng có một số nguyên tắc nếu vợ chồng khéo giữ thì khung cảnh gia đình không đến nỗi bi đát. Dưới đây tôi tóm tắt mấy nguyên tắc thực dụng đó.
2. Nguyên tắc gây thiện cảm trong tổ uyên ương.
1) Nhờ kiên nhẫn Henri Ford làm “Vua xe hơi”, còn nhờ khéo khen chồng cách tế nhị, cô Clara Bryant đã “chế ra” Henri Ford. Bà Ford chế ra ông Ford bằng cách nào nữa bạn biết không? Đây! Hãy nghe ông trả lời: “Trong 50 năm sống bên tôi, không bao giờ nhà tôi làm tôi bực mình”. Xin các cô bước lên xe hoa và các bà định tái giá tụng thuộc lòng câu ấy.
2) Nếu muốn ly thân hay lôi vợ ra tòa xé hôn thú hay vừa sống chung với vợ vừa xui vợ “cắm sừng” thì ngày tối cứ hết ăn nói vũ phu đến chê nào vợ xấu, vợ dốt, vợ nghèo nào hít hà ca tụng vợ ông này đẹp như tiên, phu nhân ông nọ hiền như phật.
3) Cha mẹ của ông thẩm phán Olivier Wendal Homes giao cho vợ ông một ông chồng buổi đầu tính tình xấu như quỷ mà chỉ trong thời gian ngắn bà đã giúp ông trở thành người chồng khả ái lý tưởng của bà. Bạn gái nào có đôi bạn rồi mà muốn trái tim teo héo như cau khô thì cứ chống đối, ăn miếng trả miếng với tâm tính xấu của chồng.
4) Nữ bá tước Marie Engénie Ignace Angustine de Montija, gọi tắt là Engénie, một người đàn bà đẹp như tiên mà nổi tiếng là “đồ đệ Diêm Vương” hiện hình phá hoại chồng. Chồng bà bạn dư biết là Napôlêông đệ tam, trong mấy năm trời gần phát điên vì tật ghen tuông độc hại của bà. Ông thì nói tại bà lai rắn hổ. Lúc nản lòng ông cho mình bị trời đày. Đúng như vậy không? Có phải tại bà mất cốt cách người và nguyệt lão bất công với ông hay tại ông hồi cưới bà làm công việc mà người ta gọi là “cưới ẩu cưới tả”. Ông bất kể cộng đồng tâm tính mà chỉ mê nhan sắc của bà, đinh ninh rằng tướng diện thần Vénus đầu thai của bà đủ làm ông hạnh phúc. Người đàn ông muốn sau ngày thành hôn, mồ mả nổi dậy trong tâm hồn thì chọn đôi bạn bất cẩn tâm đầu ý hợp và chỉ lấy sắc đẹp làm tiêu chuẩn.
5) Nhờ đâu mà ông Discaeli thích nhắc đi nhắc lại với bạn bè câu này: “Qua 30 năm lập gia đình không bao giờ tôi chán đời vì đã kết hôn”. Tại ông yên phận ư? Tại cái gì ông cũng tôn bà lên ư? Có người nói như vậy vì ông trọng bà đến nổi nài nỉ mãi nữ hoàng Anh Victoria phong nữ bá tước cho bà. Có lẽ vậy. Có lẽ như vậy nữa là tại bà giàu, ông cưới bà vì muốn “đào mỏ”. Song chắc chắn nhất nhờ bà khéo trở thành bạn tâm tình của ông. Bà an ủi ông. Bà cố gắng đang đọc tới đây mà chủ trương có chồng rồi “cho thuê” quả tim chồng bằng cách chồng làm cái gì thì để làm thui thủi một mình. Có bạn gái nào muốn chôn sống đời lứa đôi của mình như vậy không?
6) Nếu Freud bảo con gà cồ nào cũng khoái gáy ra oai trước mặt gà mái thì bạn đừng quên không người đẹp nào chịu nổi chồng mình chê mình trước mặt người đồng phái. Anh có bủn xỉn lời khen đối với chị trước mặt bạn bè không. Những khi bà giúp ông công việc gì, ông có quên cảm ơn bà không, ông cho làm như vậy con nít lắm à? Mà loài người nhất là hậu duệ của bà Eva không phải thường là con nít như vậy.
7) Hai vợ chồng cứ gặp lục đục trong gia đình hoài, lắm lúc chàng và nàng như mặt trời mặt trăng.Tại sao vậy? Xét coi phải tại vì thông lệ, khi lớn lên là bắt chước ai nấy lập gia đình mà dốt đặc những điều kiện để đời lứa đôi sinh hạnh phúc. Dale Carnegie gọi vợ chồng như vậy là những “kẻ thất học về hôn nhân”. Rủi là nạn nhân của hoàn cảnh đẫm lệ như vậy thì bạn hãy cùng người trăm năm “tự học về hôn nhân”, tức là đọc một vài cẩm nang dạy về hạnh phúc gia đình. Coi chừng những cuốn sách viết ba láp, chuyện dạy hành lạc, gối đầu giường của khách làng chơi hơn là của những người trang nghiêm muốn củng cố gia đình. Tạm thời bạn nên đọc vài cuốn trong tàng thư “Pro familia” của Pierre du Foyer.
8) Có một người vợ trẻ mắng tạt vào mặt chồng: “Nếu tôi biết anh tầm thường như vậy, ba họ nhà anh đến cưới tôi, tôi cũng không ưng”. Chàng làm cái gì mà nàng ó lên là tầm thường như thế. Coi chừng chàng hết đóng kịch rồi chăng? Hồi mới chia động từ yêu với nàng, chàng trọng thể tỏ ra mình là “vĩ nhân” mà về với nhau rồi chàng nói tục, ở dơ, thô lỗ, xấc xược nàng. Vợ chồng muốn mùa xuân hạnh phúc nở mãi trong gia đình phải theo lời khuyên của bà Dam Rosch là càng lâu năm càng xử với nhau như khách quý. Lối xử thế “mới chuộng cũ vong” coi người trăm năm càng lâu càng như người dưng kẻ lạ là sớm muộn cũng tạo sóng gió trong gia đình.
9) Văn hào Nga, Tourguenef nói: “Tài ba, tác phẩm của tôi, tôi sẽ đổi hết để nhận lạc thú, biết rằng ở một nơi nọ có người đàn bà lo rầu vì tôi về trễ bữa”. Tư tưởng ấy lột sạch được tâm lý này của vợ chồng là: Tình yêu kêu gọi tình yêu, lòng hy sinh khích dục lòng hy sinh. Không bà vợ nào còn muốn săn sóc miếng ăn cái mặc cho ông chồng định đổi người trăm năm... Động đất sẽ bừng lên giữa gia đình nếu chồng chỉ biết vợ coi mình như con trâu cày có tiền về để tha hồ lãng phí.
10) Trong một trăm vụ kiện ly dị thì có trên phân nữa xảy ra vì vợ chồng chán nhau không phải bởi những việc lớn mà do những việc lặt vặt. Tai ác là tâm lý đàn ông đàn bà khác hẳn nhau. Đàn ông thì ưa cái gì vĩ đại, thích đại cương. Đàn bà lại ham tỉ mỉ, chú trọng chân tơ kẻ tóc. Cách yêu đương hai bên cũng khác nhau. Bà thì thèm ông kỹ lưỡng quan sát từng cái duyên cái đẹp của bà, mà ông thì có khi thấy lại không nói, hoặc nói qua loa thôi, ông yêu bà trong những lo lắng về sự nghiệp của gia đình lắm lúc bỏ qua những âu yếm, nâng niu, tất cả đều là đòi hỏi khẩn thiết của bà. Vì đó, trong nhiều gia đình, đàn ông càng ít “nịnh đầm” đàn bà càng mau chán. Rồi để cho công bình, phải nói điều này nữa. Đàn ông tự nhiên không thích săn sóc lặt vặt người trăm năm song lại tự nhiên thèm khát được phục vụ tỉ mỉ. Nhiều bà vợ bị cái gọi là cắm sừng cũng tại người yêu mới của ông chồng ngày đêm ăn nói tỉ tê như rót mật vào tai ông, chiều chuộng ông từng ly từng tí.
11) Có một số tác giả độc thân, non kinh nghiệm về đời vợ chồng mà viết sách dạy uyên ương hạnh phúc. Trong số ấy có kẻ gián tiếp khuyên đôi bạn đặt nhẹ vấn đề sinh dục. Họ vô tình làm cho bông hoa hôn nhân tàn lụi hương lẫn sắc. Vẫn biết vợ chồng không phải chỉ nhắm hạnh phúc gối chăn. Song đừng quên sinh con là việc cột trụ của ái tình, của kết hôn. Trong cuốn “Đời uyên ương”, tôi đã nói bản nhạc ái ân nào sau cùng cũng kết liễu bằng âm thanh nhục lạc. Trong cung thánh gia đình, vợ chồng không yêu thương nhau thì thôi chớ đã say mê nhau thì đòi hỏi sinh lý là đòi hỏi ráo riết. Không bên nào được phép ích kỷ mà làm cho bạn trăm năm không được thỏa mãn chừng mực đến thành bị dồn ép. Thiếu gì bà vợ vô tình xúi chồng ngoại tình hay lạc vào những động của thần Bạch Mi chỉ tại hắt hủi chồng trong những đòi hỏi chăn gối. Chồng cũng đừng quá khắc khổ, trí thức, hay chỉ tính việc buôn trời bán bể mà để vợ lạnh lùng, sau cùng sẽ lãnh những hậu quả đáng tiếc.
12) Lúc anh đi làm bù đầu ở sở, chị có chuẩn bị nhà cửa, bữa ăn, phòng ngủ trang hoàng để anh về thấy gia đình là tổ ấm không. Mấy lúc chị có kinh kỳ, mang thai nặng nhọc, bị con nhỏ khóc kéo chèo bẻo, anh có tiếp tay với chị một hai việc nhỏ để chị thấy đời làm vợ không phải là kiếp trời thù đất oán không?
13) Trình độ trí thức của nàng kém, sao chàng học cao không tìm cách giúp nàng ngày một tiến trên đường học vấn. Biết chàng dốc hết tâm trí vào công việc nào đó, và công việc ấy là huyết mạch của gia đình, sao nàng cứ chui rúc vào các chuyện không cần thiết mà để chàng thui thủi một mình một bóng trên đường sự nghiệp.
14) Vợ chồng có cách ghen tuông nào để khỏi bị ăn trộm người yêu bằng mỗi bên nỗ lực trở thành người trăm năm lý tưởng từ thể xác, tinh thần đến tình cảm, giao tế chăng. Mình đáng ghê tởm rồi sao còn bắt người ta say mê được và đấu tranh sao lại kẻ hấp dẫn hơn. Coi chừng luân thường pháp lý nhiều phen nhượng bộ cái gọi là chất người trong uyên ương.
15) Ông có nói hành nói tỏi khi bà mua sắm không. Mồ hôi của ông rịn ra trong tủ sắt gia đình, bà có nhớ tới để lo ăn lo mặc cho ông chu đáo không. Tại sao bà không giao hẳn tủ tiền cho ông. Rồi tại sao ông cứ sợ bà xài lớn mà ông “cày” thét sẽ sụm. Vợ chồng không lương thiện với nhau trong tiền bạc sớm muộn gì cũng coi nhau như trâu trắng trâu đen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét