Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Tay Trắng Làm Nên - Beaverbrook

Ba điều kiện căn bản cho sự thành công là có lương thức, ham hoạt động và sức  khoẻ. Nếu chỉ có hai trong ba điều kiện đó thôi thì cũng có thể đi  khá xa được; nhưng phải có đủ cả ba mới tiến xa, xa lắm được.

Trong đời không có gì chua xót bằng sự thất bại. Sở dĩ nó chua xót nhất là vì dường như bao giờ cũng xảy ra do một sự lầm  lỡ mà ta có thể tránh được. Sự thất bại không phải là do tiền định.  Ai cũng có thể thành công trong cuộc đời của mình.

Đáng buồn là trong đa số các trường hợp, phải mất nhiều thì giờ, bỏ qua nhiều dịp may rồi chúng ta mới tìm thấy được xu  hướng tự nhiên của chính mình. Do đó mà có lầm lỗi.

Trong mọi việc, sự thành công một phần là do định mệnh, một phần là do ý chí tự do của mình. Chúng ta không thể tạo ra  được thiên tài, nhưng có thể bồi bổ hoặc tiêu diệt nó.

Những điều kiện nào đưa tới thành công? đó là lương thức, tức là óc phán đoán (sáng suốt, thực tế), hoạt động và sức khoẻ. Quan trọng nhất là lương thức.

Bất kỳ trong công việc nào, cũng cần có lương thức trước hết. Lương thức vừa là khả năng tiêu hóa tri thức, vừa là khả năng ứng dụng những tri thức đó. Nhưng có lương thức mà thiếu đức hoạt động thì cũng không có kết quả. Cũng như cối xay bột, phải đổ gạo vào, nó mới xay thành bột được. Hoạt động tức là đổ gạo vào cối. Cho nên luôn luôn phải chú ý, sẵn sàng. Có thể trong một lúc bỏ lỡ một cơ hội rất tốt và chỉ cần sơ ý một chút là mắc một lỗi lầm không thể tha thứ được.

Tài trí cần được sử dụng một cách có ý thức, vì vậy mà sự hoạt động phải được lương thức nâng đỡ. Muốn hoạt động có hiệu quả cao, thì phải biết tập trung; thuật tập trung mà ta có thể học bằng nhiều cách, là một điều kiện quan trọng nhất cho sự thành công. Nếu đã  luyện được đức hoạt động rồi, thì đừng bao giờ để cho nó phân tán.

Nhưng sức khoẻ mới là nền tảng của cả lương thức lẫn hoạt động, và do đó, là nền tảng của sự thành công. Không có sức khoẻ thì việc gì cũng hóa khó. Nếu sáng dậy người ta đã quạu quọ thì  làm sao trong ngày, óc có thể sáng suốt được, và có thể tỏ ra có lương thức được? Bị một bệnh nan y thì ai là người có thể làm việc tích cực được?

Tương lai thuộc về những người chịu tập thể dục mỗi buổi sáng miễn là đừng quá độ. Không một thương nhân nào có thể hy  vọng thành công được nếu không rèn luyện cơ thể đúng phương  pháp.

Chưa bao giờ như lúc này, thế giới rộng mở bát ngát đến tận chân trời với rất nhiều cơ hội cho những ai có khát vọng thành  công, mong muốn được làm việc một cách bền bỉ, kiên trì và sáng  tạo, có ý thức. Không một trở ngại nào từ phía con người có thể ngăn con đường của họ. Không có gì cấm họ từ cảnh nghèo hèn mà leo lên được những đỉnh cao của giàu sang và quyền thế. Cần luôn nhắc lại rằng kẻ nào chịu khó thì có thể cải thiện lương thức, rèn luyện đức hoạt động và giữ gìn sức khoẻ của  mình được. Đó là nền tảng của sự thành công.

"Người phương Đông có câu "vi phú bất nhân"...Ở trong xã hội cổ, làm giàu rồi chỉ để hưởng thụ, mua chức tước, và cất của vào kho, chôn xuống đất lưu lại cho con cháu thì việc làm giàu không đáng khuyến khích, mà ở thời này, thừa nước đục thả câu, làm giàu mà không tốn mồ hôi nước mắt thì quả là bất nhân. Chính tác giả cũng bảo:"Thà chịu nghèo còn hơn là thành công mà mất tư cách con người".

Nhưng nếu làm giàu một cách lương thiện như tác giả, để tôi luyện khả năng, tư cách của mình vì trường kinh doanh là nơi đào tạo những con người biết nhận xét, phán đoán, quyết định, kiên nhẫn làm việc và chiến đấu để cho quốc gia thịnh vượng lên, thì trong hiện tình nước ta, đó là bổn phận của mỗi công dân. Như trên đã nói, nước ta không sao nở mặt được với đời nếu kinh tế không phát triển và mọi ngành kinh doanh đều ở trong tay ngoại nhân cả. Vậy ta phải đánh đổ quan niệm cổ "vi phú bất nhân" đi. Nó có cái đẹp của nó, nhưng nó không hợp với hoàn cảnh lúc này nữa.


Mục lục:

Chương 1: Cách dùng chìa khoá số 1

Chương 2: Cần phải gây vốn

Chương 3: Coi chừng các thành kiến !

Chương 4: Làm sao trừ được tánh sơ sệt

Chương 5: Đọc sách

Chương 6: Cách ứng biến

Chương 7: Coi chừng cái thói phân loại

Chương 8: Đừng tin ở vận may

Chương 9: Biết dành dụm

Chương 10: Biết cách bán

Chương 11: Tập nói trước công chúng

Chương 12: Con đường hạnh phúc

Chương 13: Đừng bao giờ nghỉ

Chương 14: Luôn luôn có một chỗ đứng cho người cương nghị và người cương nghị tạo được chỗ đứng cho nhiều người khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét