Điều thứ ba là hãy sống vui vẻ hồn nhiên.
Cũng như việc học hành, quá trình nỗ lực dấn thân vào nghiên cứu và làm việc là quá trình lao động khắc nghiệt không kém gì so với người đi tu, hành xác để đạt đạo. Nhưng, nếu suốt ngày chỉ nghĩ đến những cực nhọc trong quá trình khổ luyện đó thì sẽ khó mà theo đuổi được suốt cả năm, cả đời. Vì vậy, vấn đề thiết yếu là phải tìm thấy niềm vui, sự sung sướng trong công việc, trong học tập.
Trường hợp của tôi, khi còn nghiên cứu gốm ở công ty èo uột đó, tôi mừng vui khôn tả mỗi khi thí nghiệm có kết quả như trông đợi. Tôi vẫn thường khoái ra mặt mỗi khi được sếp khen ngợi. Chính nhờ những niềm vui nho nhỏ như vậy nên tôi mới có thể tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu suốt chừng ấy thời gian.
Tôi xin kể ra đây một câu chuyện, nó xảy ra vào khoảng thời gian tôi đi làm được chừng hai năm. Khi đó, công việc hàng ngày của tôi là miệt mài phân tích các số liệu thí nghiệm. Cứ mỗi lần kết quả thí nghiệm đúng như dự tính - với những thành phần nguyên liệu như thế này sẽ cho ra vật thể có tính chất như thế ấy – là tôi lại vui mừng tột độ. Những lúc như thế tôi luôn nhảy cẳng lên và reo hò thật to. Hồi đó, Phụ tá của tôi là một thanh niên tốt nghiệp một trường cấp ba nổi tiếng ở Kyoto, nhưng vì lý do kinh tế nên cậu ta không thể học tiếp lên đại học được. Cậu ta giúp tôi đo đạc và so sánh các kết quả thí nghiệm. Mỗi khi thấy tôi nhảy cẫng lên, cậu ta chỉ thản nhiên đứng nhìn. Tuy nhỏ hơn tôi đến vài tuổi, nhưng lúc nào cậu ta cũng có vẻ trầm tĩnh đến lạnh lùng. Một hôm, cậu ta nói với tôi: “Chẳng hiểu anh là loại người gì nữa?”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Có chuyện gì thế?”. Cậu ấy liền đáp: “Cứ hơi một tí là anh lại nhảy cẫng lên. Đời một thằng đàn ông không có nhiều niềm vui tới mức phải nhảy lên như thế đâu. Mới có được một chút kết quả thí nghiệm là anh lại sướng như phát rồ ấy. Xin lỗi, tôi không nghĩ loại người như anh lại là sếp của tôi được.” Lời nói của cậu ấy làm tôi lạnh cả xương sống.
Tôi đành phải nói với cậu ta: “Cứ nhìn sự việc bằng con mắt lạnh lùng như cậu thì cuộc đời này tối tăm lắm. Niềm vui sướng đem lại cho tôi niềm tin trong cuộc sống. Cậu cứ nghĩ xem, nếu không có những niềm vui như thế thì làm sao có thể âm thầm nỗ lực và kiên trì làm cái công việc chán ngắt như cái việc nghiên cứu gốm này? Nếu không có niềm vui đó thì thử hỏi liệu có ai chịu dấn thân vào nghiên cứu khi tiền lương thì thấp, tiền thưởng cũng không ở cái công ty èo uột này? Tôi có là loại người như cậu nghĩ thì cũng chẳng sao cả. Tôi chỉ muốn sống lạc quan với những niềm vui dù nhỏ nhoi cũng được. Cậu hiểu không?”.
Tôi luôn cảm nhận được điều mình nói trong suốt quá trình âm thầm nghiên cứu gốm công nghệ cao. Và cả cuộc đời tôi sau này, tôi luôn luôn vui sướng từ đáy lòng trước mọi thành công dù lớn hay nhỏ. Chính những niềm vui, những cảm xúc như thế có tác dụng như những liều thuốc bổ đem lại niềm tin trong cuộc sống.
Các bạn trẻ! Cuộc đời của các bạn sẽ thay đổi rất nhiều tuỳ theo cách nhìn lạc quan hay bi quan về cuộc sống của bạn.
Cũng như việc học hành, quá trình nỗ lực dấn thân vào nghiên cứu và làm việc là quá trình lao động khắc nghiệt không kém gì so với người đi tu, hành xác để đạt đạo. Nhưng, nếu suốt ngày chỉ nghĩ đến những cực nhọc trong quá trình khổ luyện đó thì sẽ khó mà theo đuổi được suốt cả năm, cả đời. Vì vậy, vấn đề thiết yếu là phải tìm thấy niềm vui, sự sung sướng trong công việc, trong học tập.
Trường hợp của tôi, khi còn nghiên cứu gốm ở công ty èo uột đó, tôi mừng vui khôn tả mỗi khi thí nghiệm có kết quả như trông đợi. Tôi vẫn thường khoái ra mặt mỗi khi được sếp khen ngợi. Chính nhờ những niềm vui nho nhỏ như vậy nên tôi mới có thể tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu suốt chừng ấy thời gian.
Tôi xin kể ra đây một câu chuyện, nó xảy ra vào khoảng thời gian tôi đi làm được chừng hai năm. Khi đó, công việc hàng ngày của tôi là miệt mài phân tích các số liệu thí nghiệm. Cứ mỗi lần kết quả thí nghiệm đúng như dự tính - với những thành phần nguyên liệu như thế này sẽ cho ra vật thể có tính chất như thế ấy – là tôi lại vui mừng tột độ. Những lúc như thế tôi luôn nhảy cẳng lên và reo hò thật to. Hồi đó, Phụ tá của tôi là một thanh niên tốt nghiệp một trường cấp ba nổi tiếng ở Kyoto, nhưng vì lý do kinh tế nên cậu ta không thể học tiếp lên đại học được. Cậu ta giúp tôi đo đạc và so sánh các kết quả thí nghiệm. Mỗi khi thấy tôi nhảy cẫng lên, cậu ta chỉ thản nhiên đứng nhìn. Tuy nhỏ hơn tôi đến vài tuổi, nhưng lúc nào cậu ta cũng có vẻ trầm tĩnh đến lạnh lùng. Một hôm, cậu ta nói với tôi: “Chẳng hiểu anh là loại người gì nữa?”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Có chuyện gì thế?”. Cậu ấy liền đáp: “Cứ hơi một tí là anh lại nhảy cẫng lên. Đời một thằng đàn ông không có nhiều niềm vui tới mức phải nhảy lên như thế đâu. Mới có được một chút kết quả thí nghiệm là anh lại sướng như phát rồ ấy. Xin lỗi, tôi không nghĩ loại người như anh lại là sếp của tôi được.” Lời nói của cậu ấy làm tôi lạnh cả xương sống.
Tôi đành phải nói với cậu ta: “Cứ nhìn sự việc bằng con mắt lạnh lùng như cậu thì cuộc đời này tối tăm lắm. Niềm vui sướng đem lại cho tôi niềm tin trong cuộc sống. Cậu cứ nghĩ xem, nếu không có những niềm vui như thế thì làm sao có thể âm thầm nỗ lực và kiên trì làm cái công việc chán ngắt như cái việc nghiên cứu gốm này? Nếu không có niềm vui đó thì thử hỏi liệu có ai chịu dấn thân vào nghiên cứu khi tiền lương thì thấp, tiền thưởng cũng không ở cái công ty èo uột này? Tôi có là loại người như cậu nghĩ thì cũng chẳng sao cả. Tôi chỉ muốn sống lạc quan với những niềm vui dù nhỏ nhoi cũng được. Cậu hiểu không?”.
Tôi luôn cảm nhận được điều mình nói trong suốt quá trình âm thầm nghiên cứu gốm công nghệ cao. Và cả cuộc đời tôi sau này, tôi luôn luôn vui sướng từ đáy lòng trước mọi thành công dù lớn hay nhỏ. Chính những niềm vui, những cảm xúc như thế có tác dụng như những liều thuốc bổ đem lại niềm tin trong cuộc sống.
Các bạn trẻ! Cuộc đời của các bạn sẽ thay đổi rất nhiều tuỳ theo cách nhìn lạc quan hay bi quan về cuộc sống của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét