Chương 9 : Tạo động lực cho bản thân
Động lực là gì?
Động lực (motivation) là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn. Đó là yếu tố tạo ra động cơ. Động cơ(motive) được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá nhân, khiến anh ta phải hành động, chẳng hạn như bản năng, đam mê, cảm xúc, thói quen, tâm trạng, khát vọng hay ý tưởng.
Động lực được xem như niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.
Tạo động lực cho bản thân và thúc giục người khác hành động. Khi đã hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho mình, bạn cũng sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác. Ngược lại, một khi hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác, bạn cũng sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho mình.
Tạo động lực cho chính mình và cho người khác với một thái độ tích cực, chính là mục đích của cuốn sách này. Mục đích của chúng tôi khi nêu lên các ví dụ minh họa thành công và thất bại của người khác là nhằm tạo động lực cho bạn thực hiện những hành động mang tính quyết định.
Hãy tập thói quen tạo động lực cho mình bằng thái độ tích cực, sau đó bạn có thể định hướng suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và làm chủ số phận.
Tạo động lực cho bản thân và người khác bằng một công thức kỳ diệu. Công thức đó là gì?
Có một người đã tìm ra công thức đó. Dưới đây là câu chuyện của ông.
Người đàn ông này từng là một nhà sản xuất mỹ phẩm thành công và ông đã quyết định nghỉ hưu ở tuổi 65. Mỗi năm, vào sinh nhật của ông, người thân và bạn bè thường yêu cầu ông tiết lộ công thức thành công của mình. Hết lần này đến lần khác, ông luôn tìm cách từ chối khéo. Vào sinh nhật lần thứ 75 của ông, bạn bè ông lại đưa ra lời yêu cầu đó.
Ông đáp: “Các bạn đã quá tốt với tôi trong suốt những năm qua. Chính vì lẽ đó, hôm nay tôi quyết định sẽ tiết lộ bí mật cho các bạn. Các bạn thấy đấy, ngoài những công thức đã được các hãng mỹ phẩm khác áp dụng, tôi còn bổ sung bí quyết của riêng mình”.
Mọi người liền hỏi: “Bí quyết ấy là gì?”.
“Tôi chưa bao giờ hứa với phụ nữ rằng mỹ phẩm của tôi sẽ giúp họ đẹp lên, nhưng tôi luôn đem cho họ hy vọng.”
Hy vọng chính là công thức thần kỳ!
Hy vọng là khát vọng của con người hướng đến một mục tiêu nào đó và tin tưởng rằng mục tiêu ấy nhất định sẽ đạt được. Con người thường chủ động phản ứng dựa trên những gì mình khao khát, tin tưởng và cho rằng có thể đạt được.
Niềm hy vọng đã tạo động lực cho nhà sản xuất mỹ phẩm này gây dựng cơ đồ. Hy vọng tạo động lực khiến phụ nữ mua mỹ phẩm. Và hy vọng cũng sẽ tạo động lực cho bạn.
Mười động cơ nền tảng có thể truyền cảm hứng cho bạn. Mỗi suy nghĩ hay mỗi hành động dù tự phát của bạn đều bắt nguồn từ một hoặc nhiều động cơ kết hợp lại. Dưới đây là mười động cơ nền tảng có thể truyền cảm hứng cho mọi suy nghĩ hay hành động của con người.
Khi học cách tạo động lực cho bản thân hay cho người khác, dù với bất kỳ mục đích nào, bạn cần hiểu rõ mười động cơ nền tảng đó, bao gồm:
1. Ước muốn TỰ VỆ
2. Cảm xúc YÊU THƯƠNG
3. Cảm giác SỢ HÃI
4. Cảm xúc TÌNH DỤC
5. Ước muốn được SỐNG SAU KHI CHẾT (BẤT TỬ)
6. Ước muốn được TỰ DO VỀ MẶT THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN
7. Cảm xúc GIẬN DỮ
8. Cảm xúc CĂM GHÉT
9. Ước muốn ĐƯỢC THỪA NHẬN và TỰ THỂ HIỆN MÌNH
10. Ước muốn được GIÀU CÓ VỀ MẶT VẬT CHẤT
Bạn có thể làm gì để chế ngự cảm xúc? Con người là thành viên duy nhất trong cộng đồng sinh vật sở hữu khả năng đặc biệt này. Thông qua chức năng của nhận thức, con người có thể chủ động kiểm soát cảm xúc của mình từ bên trong, không để những yếu tố bên ngoài tác động.
Và cũng chỉ con người mới có thể chủ động thay đổi cách phản ứng trước sự tác động bên ngoài. Càng sống có văn hóa, hiện đại và văn minh bao nhiêu, bạn càng dễ dàng kiểm soát cảm xúc và cảm giác của mình bấy nhiêu, chỉ cần bạn thật sự muốn làm như vậy.
Cảm xúc được kiểm soát thông qua sự kết hợp giữa lý trí và hành động. Nhưng bằng cách nào?
Trong chương này và chương tiếp theo, bạn sẽ được học cách kiểm soát cảm xúc và hành động của mình bằng cách sử dụng câu nói tự tạo động lực cho bản thân. Trong lúc đó, bạn hãy luôn nghĩ về những gì mình muốn và quên đi những gì không muốn.
Đây là một công thức luôn mang lại thành công. Bạn có phải là một trong số hàng trăm ngàn người trên thế giới này đã đọc cuốn Tự Truyện của Benjamin Franklin(1) (Autobiography of Benjamin Franklin), hay trong số hàng chục ngàn người đã đọc cuốn Tôi đã chuyển Bại thành Thắng trong Bán Hàng như thế nào? (How I Raised Myself from Failure to Success in Selling) của Frank Bettger không? Nếu câu trả lời là không thì chúng tôi khuyên bạn hãy tìm đọc hai cuốn sách ấy. Đây là những cuốn sách giới thiệu công thức luôn mang lại thành công mỗi khi được áp dụng với thái độ tích cực.
Trong cuốn tự truyện của mình, Franklin kể rằng ông đã nỗ lực giúp đỡ “anh bạn” mang tên Benjamin Franklin, cũng như người quan trọng nhất trong cuộc sống đang muốn giúp đỡ bạn vậy. Ông viết (theo ngôn ngữ hiện đại):
“Dự định của tôi là tập tất cả những đức tính này. Tôi cho rằng tốt hơn cả là không nên cố gắng ôm đồm tất cả cùng một lúc mà sẽ tập lần lượt từng thói quen một. Sau khi thành thạo thói quen này, tôi sẽ tiếp tục tập những thói quen khác và cứ như thế cho đến khi sở hữu toàn bộ 12 thói quen thành công. Thói quen trước sẽ tạo điều kiện dễ dàng để tập thói quen sau...”
Sau đây là 12 thói quen mà Franklin đã liệt kê:
1. ĐIỀU ĐỘ: Không ăn quá no; không uống quá say.
2. IM LẶNG: Không nói những điều không giúp ích gì cho bản thân và người khác; tránh những cuộc trò chuyện tầm phào.
3. NGĂN NẮP: Sắp đặt mọi thứ đúng chỗ; dành thời gian thích hợp cho từng công việc cụ thể.
4. QUYẾT TÂM: Quyết tâm thực hiện những việc nên làm; không chấp nhận thất bại trong những việc đã quyết tâm làm.
5. TIẾT KIỆM: Không chi tiêu vào những việc vô bổ đối với bản thân và người khác, nghĩa là không lãng phí bất kỳ điều gì.
6. LAO ĐỘNG: Không để thời gian trống; luôn bận rộn với một công việc có ích nào đó; tránh mọi hoạt động không cần thiết.
7. THÀNH THẬT: Không dối gạt gây hại người khác; suy nghĩ thẳng thắn và thành thật.
8. CÔNG BẰNG: Không phạm sai lầm bằng những hành động gây tổn thương người khác; không bỏ sót những công việc thuộc trách nhiệm của mình.
9. KIỀM CHẾ: Tránh những phản ứng thái quá; kiềm chế những hành động oán giận có thể gây tổn thương.
10. SẠCH SẼ: Không chấp nhận việc cơ thể, áo quần hay nơi ở của mình dơ bẩn.
11. ĐIỀM TĨNH: Không để bị quấy rầy bởi những chuyện vặt vãnh hay chuyện không may và những điều không thể tránh khỏi.
12. KHIÊM TỐN: Noi gương khiêm tốn của Socrates, triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại.
Franklin còn viết thêm rằng: “Tôi nhận thấy việc tự đánh giá mỗi ngày là điều hết sức cần thiết nên tôi đã nghĩ ra một biện pháp để thực hiện quy trình đánh giá đó.
Tôi làm một cuốn sổ nhỏ, trong đó mỗi trang dành cho một thói quen. Trên mỗi trang, tôi dùng bút đỏ kẻ thành bảy cột, mỗi cột tương ứng với một ngày trong tuần. Tôi tiếp tục kẻ thêm 12 hàng ngang, mỗi đầu hàng ghi lại một thói quen. Trên mỗi ô, tôi đánh dấu bằng một chấm đen cho sai lầm mà mình đã tìm thấy trong quá trình đánh giá”. Bạn có thể tham khảo biểu đồ này ngay sau đây.
Động lực (motivation) là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn. Đó là yếu tố tạo ra động cơ. Động cơ(motive) được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá nhân, khiến anh ta phải hành động, chẳng hạn như bản năng, đam mê, cảm xúc, thói quen, tâm trạng, khát vọng hay ý tưởng.
Động lực được xem như niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.
Tạo động lực cho bản thân và thúc giục người khác hành động. Khi đã hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho mình, bạn cũng sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác. Ngược lại, một khi hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác, bạn cũng sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho mình.
Tạo động lực cho chính mình và cho người khác với một thái độ tích cực, chính là mục đích của cuốn sách này. Mục đích của chúng tôi khi nêu lên các ví dụ minh họa thành công và thất bại của người khác là nhằm tạo động lực cho bạn thực hiện những hành động mang tính quyết định.
Hãy tập thói quen tạo động lực cho mình bằng thái độ tích cực, sau đó bạn có thể định hướng suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và làm chủ số phận.
Tạo động lực cho bản thân và người khác bằng một công thức kỳ diệu. Công thức đó là gì?
Có một người đã tìm ra công thức đó. Dưới đây là câu chuyện của ông.
Người đàn ông này từng là một nhà sản xuất mỹ phẩm thành công và ông đã quyết định nghỉ hưu ở tuổi 65. Mỗi năm, vào sinh nhật của ông, người thân và bạn bè thường yêu cầu ông tiết lộ công thức thành công của mình. Hết lần này đến lần khác, ông luôn tìm cách từ chối khéo. Vào sinh nhật lần thứ 75 của ông, bạn bè ông lại đưa ra lời yêu cầu đó.
Ông đáp: “Các bạn đã quá tốt với tôi trong suốt những năm qua. Chính vì lẽ đó, hôm nay tôi quyết định sẽ tiết lộ bí mật cho các bạn. Các bạn thấy đấy, ngoài những công thức đã được các hãng mỹ phẩm khác áp dụng, tôi còn bổ sung bí quyết của riêng mình”.
Mọi người liền hỏi: “Bí quyết ấy là gì?”.
“Tôi chưa bao giờ hứa với phụ nữ rằng mỹ phẩm của tôi sẽ giúp họ đẹp lên, nhưng tôi luôn đem cho họ hy vọng.”
Hy vọng chính là công thức thần kỳ!
Hy vọng là khát vọng của con người hướng đến một mục tiêu nào đó và tin tưởng rằng mục tiêu ấy nhất định sẽ đạt được. Con người thường chủ động phản ứng dựa trên những gì mình khao khát, tin tưởng và cho rằng có thể đạt được.
Niềm hy vọng đã tạo động lực cho nhà sản xuất mỹ phẩm này gây dựng cơ đồ. Hy vọng tạo động lực khiến phụ nữ mua mỹ phẩm. Và hy vọng cũng sẽ tạo động lực cho bạn.
Mười động cơ nền tảng có thể truyền cảm hứng cho bạn. Mỗi suy nghĩ hay mỗi hành động dù tự phát của bạn đều bắt nguồn từ một hoặc nhiều động cơ kết hợp lại. Dưới đây là mười động cơ nền tảng có thể truyền cảm hứng cho mọi suy nghĩ hay hành động của con người.
Khi học cách tạo động lực cho bản thân hay cho người khác, dù với bất kỳ mục đích nào, bạn cần hiểu rõ mười động cơ nền tảng đó, bao gồm:
1. Ước muốn TỰ VỆ
2. Cảm xúc YÊU THƯƠNG
3. Cảm giác SỢ HÃI
4. Cảm xúc TÌNH DỤC
5. Ước muốn được SỐNG SAU KHI CHẾT (BẤT TỬ)
6. Ước muốn được TỰ DO VỀ MẶT THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN
7. Cảm xúc GIẬN DỮ
8. Cảm xúc CĂM GHÉT
9. Ước muốn ĐƯỢC THỪA NHẬN và TỰ THỂ HIỆN MÌNH
10. Ước muốn được GIÀU CÓ VỀ MẶT VẬT CHẤT
Bạn có thể làm gì để chế ngự cảm xúc? Con người là thành viên duy nhất trong cộng đồng sinh vật sở hữu khả năng đặc biệt này. Thông qua chức năng của nhận thức, con người có thể chủ động kiểm soát cảm xúc của mình từ bên trong, không để những yếu tố bên ngoài tác động.
Và cũng chỉ con người mới có thể chủ động thay đổi cách phản ứng trước sự tác động bên ngoài. Càng sống có văn hóa, hiện đại và văn minh bao nhiêu, bạn càng dễ dàng kiểm soát cảm xúc và cảm giác của mình bấy nhiêu, chỉ cần bạn thật sự muốn làm như vậy.
Cảm xúc được kiểm soát thông qua sự kết hợp giữa lý trí và hành động. Nhưng bằng cách nào?
Trong chương này và chương tiếp theo, bạn sẽ được học cách kiểm soát cảm xúc và hành động của mình bằng cách sử dụng câu nói tự tạo động lực cho bản thân. Trong lúc đó, bạn hãy luôn nghĩ về những gì mình muốn và quên đi những gì không muốn.
Đây là một công thức luôn mang lại thành công. Bạn có phải là một trong số hàng trăm ngàn người trên thế giới này đã đọc cuốn Tự Truyện của Benjamin Franklin(1) (Autobiography of Benjamin Franklin), hay trong số hàng chục ngàn người đã đọc cuốn Tôi đã chuyển Bại thành Thắng trong Bán Hàng như thế nào? (How I Raised Myself from Failure to Success in Selling) của Frank Bettger không? Nếu câu trả lời là không thì chúng tôi khuyên bạn hãy tìm đọc hai cuốn sách ấy. Đây là những cuốn sách giới thiệu công thức luôn mang lại thành công mỗi khi được áp dụng với thái độ tích cực.
Trong cuốn tự truyện của mình, Franklin kể rằng ông đã nỗ lực giúp đỡ “anh bạn” mang tên Benjamin Franklin, cũng như người quan trọng nhất trong cuộc sống đang muốn giúp đỡ bạn vậy. Ông viết (theo ngôn ngữ hiện đại):
“Dự định của tôi là tập tất cả những đức tính này. Tôi cho rằng tốt hơn cả là không nên cố gắng ôm đồm tất cả cùng một lúc mà sẽ tập lần lượt từng thói quen một. Sau khi thành thạo thói quen này, tôi sẽ tiếp tục tập những thói quen khác và cứ như thế cho đến khi sở hữu toàn bộ 12 thói quen thành công. Thói quen trước sẽ tạo điều kiện dễ dàng để tập thói quen sau...”
Sau đây là 12 thói quen mà Franklin đã liệt kê:
1. ĐIỀU ĐỘ: Không ăn quá no; không uống quá say.
2. IM LẶNG: Không nói những điều không giúp ích gì cho bản thân và người khác; tránh những cuộc trò chuyện tầm phào.
3. NGĂN NẮP: Sắp đặt mọi thứ đúng chỗ; dành thời gian thích hợp cho từng công việc cụ thể.
4. QUYẾT TÂM: Quyết tâm thực hiện những việc nên làm; không chấp nhận thất bại trong những việc đã quyết tâm làm.
5. TIẾT KIỆM: Không chi tiêu vào những việc vô bổ đối với bản thân và người khác, nghĩa là không lãng phí bất kỳ điều gì.
6. LAO ĐỘNG: Không để thời gian trống; luôn bận rộn với một công việc có ích nào đó; tránh mọi hoạt động không cần thiết.
7. THÀNH THẬT: Không dối gạt gây hại người khác; suy nghĩ thẳng thắn và thành thật.
8. CÔNG BẰNG: Không phạm sai lầm bằng những hành động gây tổn thương người khác; không bỏ sót những công việc thuộc trách nhiệm của mình.
9. KIỀM CHẾ: Tránh những phản ứng thái quá; kiềm chế những hành động oán giận có thể gây tổn thương.
10. SẠCH SẼ: Không chấp nhận việc cơ thể, áo quần hay nơi ở của mình dơ bẩn.
11. ĐIỀM TĨNH: Không để bị quấy rầy bởi những chuyện vặt vãnh hay chuyện không may và những điều không thể tránh khỏi.
12. KHIÊM TỐN: Noi gương khiêm tốn của Socrates, triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại.
Franklin còn viết thêm rằng: “Tôi nhận thấy việc tự đánh giá mỗi ngày là điều hết sức cần thiết nên tôi đã nghĩ ra một biện pháp để thực hiện quy trình đánh giá đó.
Tôi làm một cuốn sổ nhỏ, trong đó mỗi trang dành cho một thói quen. Trên mỗi trang, tôi dùng bút đỏ kẻ thành bảy cột, mỗi cột tương ứng với một ngày trong tuần. Tôi tiếp tục kẻ thêm 12 hàng ngang, mỗi đầu hàng ghi lại một thói quen. Trên mỗi ô, tôi đánh dấu bằng một chấm đen cho sai lầm mà mình đã tìm thấy trong quá trình đánh giá”. Bạn có thể tham khảo biểu đồ này ngay sau đây.
Công Thức Hành Động
1. Tập trung vào một nguyên tắc duy nhất trong suốt tuần và khi cơ hội xuất hiện, bạn lập tức đưa ra hành động thích hợp.
2. Sau đó, hãy bắt đầu tuần thứ hai với thói quen tiếp theo, trong khi để tiềm thức tự đón nhận thói quen thứ nhất. Bạn hãy sử dụng câu HÃY LÀM NGAY! và câu HÃY HÀNH ĐỘNG! để tự tạo động lực. Tiếp tục tập trung vào một thói quen duy nhất trong suốt tuần và để những thói quen khác được củng cố trong tiềm thức.
3. Khi đã tự soi xét xong tất cả 12 thói quen, bạn hãy quay lại từ đầu.
4. Khi đã rèn luyện được một thói quen cụ thể nào đó, bạn hãy thay thế một bằng một thói quen, thái độ hay hành động mới mà bạn muốn phát triển.
Giờ thì bạn đã biết biện pháp mà Benjamin Franklin sử dụng để giúp đỡ cho “anh bạn” mang tên Benjamin Franklin kia, hay nói cách khác là tự giúp đỡ chính mình. Bạn hãy tìm hiểu biện pháp của Franklin, cũng như cách áp dụng những nguyên tắc thành công của ông.
Nếu đã có một kế hoạch cụ thể nhưng lại không biết nên bắt đầu từ thói quen nào, bạn hãy thử 12 đức tính đã được Benjamin Franklink sử dụng, hoặc bạn cũng có thể chọn 17 nguyên tắc thành công đã được giới thiệu ở Chương 2.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem câu chuyện của người đàn ông sản xuất ra bàn chải Fuller đầu tiên.
Alfred C. Fuller xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Nova Scotia. Al dường như không thể giữ nổi công việc của mình khi chỉ trong hai năm đầu tiên, ông bị mất việc đến ba lần.
Nhưng sau đó một thay đổi lớn đã xảy ra. Ông đã thử sức với công việc bán bàn chải. Ngay từ khi bắt đầu, Fuller đã cảm thấy rất hứng thú. Ông lờ mờ nhận ra rằng ba công việc đầu tiên không phù hợp với mình. Ông không thích những việc đó.
Ông phát hiện ra mình có thể làm tốt công việc bán hàng bởi ông yêu thích công việc này. Chưa hết. Al còn quyết phấn đấu để trở thành người bán hàng giỏi nhất thế giới. Và ông đã làm được điều đó.
Sau khi thành công trong nghề bán hàng, ông đặt ra một mục tiêu cao hơn để vươn lên những nấc thang thành công mới. Mục tiêu đó là tự khởi nghiệp kinh doanh. Mục tiêu này rất phù hợp với cá tính của Fuller.
Alfred C. Fuller bàn giao công việc bán bàn chải cho một người khác mà trong lòng lâng lâng vui sướng. Buổi tối ông sản xuất bàn chải cho chính mình rồi hôm sau mang chúng đi bán. Khi doanh số bán hàng tăng dần lên, ông tìm thuê một nhà kho cũ với giá 11 đô-la/tháng và thuê thêm một người trợ lý. Người trợ lý lo việc sản xuất bàn chải để ông chuyên tâm vào việc bán hàng. Và kết quả như thế nào?
Fuller Brush trở thành một công ty lớn với hàng ngàn nhân viên bán hàng và hàng triệu đô-la doanh thu mỗi năm!
Bạn thấy đấy, nhiều khả năng bạn sẽ thành công nếu nỗ lực với những công việc đến một cách tình cờ.
Nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khác có thể tạo động lực giúp bạn thành công trong kinh doanh. Mong muốn tự bảo vệ mình được xem là yếu tố hàng đầu trong danh sách này.
Bảy lần vượt qua thử thách. Cơ trưởng Edward V. Rickenbacker là một trong những người đàn ông thành công và được yêu quý nhất ở Mỹ.
Cơ trưởng Eddie, theo cách gọi trìu mến của mọi người, là biểu tượng cho niềm tin, lòng trung thành, niềm say mê công việc và nhiều ưu điểm khác.
Những ai từng gặp ông, nghe ông diễn thuyết, hoặc đọc cuốn sách Bảy Lần Vượt Qua Thử Thách (Seven Come Through) của ông đều tìm được động lực phấn đấu cho bản thân.
Lần ấy, chiếc máy bay do cơ trưởng Eddie điều khiển bị rơi xuống vùng biển Thái Bình Dương. Suốt tuần lễ đầu tiên, nhóm cứu nạn không thể tìm thấy bất kỳ một mảnh vụn hay một thi thể nào. Tuần lễ thứ hai cũng vậy. Nhưng cả thế giới đều sững sờ khi nghe tin cơ trưởng Eddie đã được cứu sống vào ngày thứ 21 của cuộc tìm kiếm.
Bạn hãy hình dung rằng cơ trưởng Eddie và phi hành đoàn lúc đó ngồi trên ba chiếc bè và trôi lênh đênh giữa biển, xung quanh chỉ có trời và nước. Hãy hình dung nỗi sợ của họ khi máy bay lao xuống biển và sự đói khát kéo dài nhiều ngày dưới cái nắng như thiêu đốt giữa biển khơi.
Trong cuốn sách của mình, cơ trưởng Eddie viết:
“Như tôi từng khẳng định trước đây, tôi chưa bao giờ để mất niềm tin rằng thế nào mình cũng sẽ được cứu sống. Tuy nhiên, những người khác dường như không nghĩ vậy. Mọi người bắt đầu nghĩ đến cái chết.
Tôi có thể khẳng định rằng tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng mình có thể sống hay không.
Tôi cố gắng chia sẻ niềm tin này cho mọi người, hy vọng điều đó sẽ giúp họ can đảm hơn. Tôi nhận định đơn giản rằng thời gian chịu đựng thử thách càng lâu bao nhiêu thì khả năng được cứu của chúng tôi càng chắc chắn bấy nhiêu”.
Nếu bạn hỏi làm thế nào để tạo động lực cho bản thân, chúng tôi sẽ liệt kê ra các động cơ căn bản.
Trước tiên là ước muốn tự bảo vệ mình; sau đó là cảm xúc yêu thương và sợ hãi. Ước muốn được tiếp tục sống; tiếp theo là sự tự do về mặt thể chất và tinh thần. Rồi thì cảm xúc giận dữ và căm ghét. Rồi đến ước muốn được thừa nhận và tự thể hiện mình. Cuối cùng trong danh sách là ước muốn được giàu có.
Trong chương sau, bạn sẽ thấy cách kết hợp một hoặc nhiều động cơ ở trên để tạo động lực cho người khác.
Định hướng số 9 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. Động lực là yếu tố dẫn đến hành động hay lựa chọn. Đó là hy vọng hay một niềm tin giúp khởi đầu một hành động, với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.
2. Tạo động lực cho bản thân bằng một thái độ tích cực. Hãy nhớ rằng con người tưởng tượng ra và tin tưởng vào điều gì thì họ cũng có thể đạt được điều đó bằng thái độ tích cực. Phải biết nhận diện sự tồn tại của những điều không chắc chắn.
3. Hy vọng chính là bí quyết tạo động lực cho bản thân và cho người khác.
4. Những cảm xúc, suy nghĩ và thái độ tiêu cực đôi khi vẫn mang ý nghĩa tích cực nếu xảy ra vào thời điểm và hoàn cảnh thích hợp.
5. Những động cơ nền tảng bao gồm: tự bảo vệ mình, tình yêu, sợ hãi, ước muốn được tiếp tục sống cuộc đời tiếp theo, tự do về mặt thể chất và tinh thần, giận dữ, căm ghét, ước muốn được thừa nhận và tự thể hiện mình,và ước muốn được giàu có.
6. Hãy tạo động lực cho bản thân theo cách của Benjamin Franklin. Hãy xây dựng biểu đồ của riêng mình. HÃY LÀM NGAY! Nếu gặp khó khăn trong việc liệt kê 12 đức tính tốt muốn đạt được hay những mục tiêu muốn vươn đến, bạn có thể bắt đầu với một đức tính hay mục tiêu nào đó. Sau khi nhận ra đâu là đức tính hay mục tiêu mình khao khát, bạn có thể bổ sung thêm cho danh sách này. Điều quan trọng là bạn hãy kiểm tra sự tiến bộ của bạn mỗi ngày.
7. Cơ trưởng Eddie Rickenbacker đã có một niềm tin mãnh liệt rằng ông sẽ được cứu sống. Vậy, bạn làm thế nào để củng cố niềm tin cho chính mình?
8. Bạn đã sẵn sàng vận dụng niềm tin của mình trong những thời điểm cần thiết chưa?
HY VỌNG
LÀ BÍ QUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
CHO BẢN THÂN
VÀ CHO NGƯỜI KHÁC
LÀ BÍ QUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
CHO BẢN THÂN
VÀ CHO NGƯỜI KHÁC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét