"Hãy tự tin thẳng tiến theo con đường mơ ước của bạn. Hãy sống cuộc sống mà bạn hằng tưởng tượng" - Henry David Thoreau
“Thế thì sao hả Ray? Tớ không phải là con trai thì sao chứ? Tớ có thể ném giỏi hơn bất cứ ai, có lẽ chỉ trừ Tommy và cậu mà thôi. Tớ nhanh hơn tất cả các cậu gộp lại luôn đó.”
Cậu ta nói: “Cậu vẫn có thể chơi với đám con gái trong giờ ra chơi cơ mà”.
Tôi chằm chằm nhìn thẳng vào mắt cậu ta, lúc ấy chúng tôi đang ngồi bắt tréo chân trên vệ đường phía trước nhà tôi. Nền đất âm ấm. Những cọng cỏ dại nhô lên và cào nhẹ vào đùi tôi.
Tôi đã thắng, buộc cậu ta phải cúi nhìn đi chỗ khác.
Ray nhìn tấm thẻ có đề chữ Big Chief (đội trưởng) ở trong lòng tôi.
“Chắc chắn cậu không thể thắng cuộc thi đó đâu Dandi à.” - Cậu ta lầm bầm - “Tớ không hiểu sao cậu vẫn cứ tham dự.”
Hắn hất mớ tóc nâu thẳng như những luống bắp ra khỏi mắt. Mẹ của Ray cắt tóc cho cả hai chúng tôi. Tôi vén tóc lên rồi lôi ra tờ phiếu đăng ký mà tôi đã xé từ trang thể thao “Ngôi sao thành phố Kansas”.
Tôi nói: “Tớ sẽ tham gia, và tớ sẽ thắng”.
Ray giật tấm phiếu khỏi tay tôi và dí ngón tay vào mấy dòng chữ.
“Nhìn mà xem!” – Cậu ta nói đầy vẻ đắc ý. “Rành rành ngay đây này: cuộc thi tìm nam cầu thủ bóng chày 1959. Trong khoảng bảy mươi lăm từ, hãy nêu rõ lý do bạn muốn trở thành nam cầu thủ bóng chày cho đội bóng chày chuyên nghiệp KC Athletics. Không phải nữ cầu thủ đâu nhé”. Rồi cậu ta ngoác miệng cười như thể nữ cầu thủ bóng chày là điều tức cười nhất mà cậu ta từng nghe nói tới vậy.
“Này, thật chẳng công bằng chút nào cả!” - Tôi vừa như nói với Ray, vừa như nói với chính mình.
Tôi chán cái việc không được làm một số việc chỉ vì mình là con gái lắm rồi. Ray đang chơi cho Little League. Tôi có thể đánh bại cậu ta bằng thế đứng ném bóng Stan Musiel của tôi. Nhưng ở thị trấn Missouri nhỏ bé của chúng tôi lại không có đội bóng chày nữ.
Tôi mười tuổi, lứa tuổi mà bọn con trai thôi không còn quan tâm là bạn có thể chơi bóng chày hay không, mà chúng không cho bạn chơi đơn giản chỉ vì bạn là con gái.
Chị Maureen dập mạnh cánh cửa.
“Chuyện gì đang diễn ra ở đây thế?” - Chị hỏi.
Maureen là chị của tôi. Chị sẽ không phân biệt được một quả bóng chày với một quả banh nếu nó có đập trúng vào mặt chị.
“Không có gì ạ.” – Tôi trả lời và nhét tờ phiếu đăng ký vào tấm thẻ của mình.
“Bọn em... dạ... đang vẽ ạ.” - Tôi nói dối.
Ray có vẻ bối rối. “Vẽ à? Tớ nghĩ bọn mình đang....”
Tôi thúc khuỷu tay ra hiệu cho cậu ta im lặng.
Chị Maureen cố nhìn tôi bằng cái nhìn đầy nghi ngờ mà mẹ vẫn thường nhìn. Điệu bộ ấy khiến chị trông rất giống con Bruno - con chó săn của chúng tôi – mỗi khi nó phải đi ra ngoài.
Tôi và Ray ngồi dưới ánh mặt trời và bắt đầu viết nguệch ngoạc bằng bút chì. Một giờ sau, tôi đã có được mười bốn trang giấy để trình làng.
“Mình xong rồi nè.” – Ray khoe.
“Vậy cậu đọc đi.” – Tôi nói.
Tôi đan chéo các ngón tay vào nhau và hy vọng nó sẽ dở tệ.
Ray đập một con mòng, rồi giơ bài viết của mình lên và đọc lớn: “Em muốn trở thành cầu thủ bóng chày cho đội Kansas City A’s (tức đội Kansas City Athletics) bởi vì em thật sự, thật sự, thật sự thích bóng chày và em thật sự, thật sự, thật sự thích thành phố Kansas và đội Athletics”.
Cậu ta mở to mắt nhìn tôi. “Cậu nghĩ sao hả Dandi?”
Tôi không nghĩ rằng nó lại dở đến thế.
“Sao nhiều chữ thật sự quá vậy?” - Tôi hỏi.
Trông cậu ta có vẻ không vui. “Tớ cần những từ như vậy! Cậu thì biết gì nào? Thậm chí cậu còn không thể tham dự cuộc thi nữa kìa.”
Ray bỏ lại tôi đứng một mình bên vệ đường. Tôi hít một hơi thật sâu hương thơm từ ruộng ngô bên kia đường và nghĩ về những điều mình có thể viết.
Khi tôi đặt bút viết, ngôn từ bắt đầu tuôn trào:
Mọi người quanh em đều nói rằng em không thể làm gì cả. Chị em bảo em không thể hát. Thầy giáo bảo em không thể đánh vần. Mẹ bảo em không thể nào trở thành cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp. Đứa bạn thân nhất của em lại nói rằng em không thể thắng trong cuộc thi này. Em tham dự cuộc thi này để chứng minh rằng họ đã sai. Em muốn trở thành cầu thủ bóng chày thế hệ tiếp theo cho đội Kansas City A’s.
Tôi ký tên là “Dan Daley”. Cha tôi luôn gọi tôi là “Dan”, cách gọi ngắn gọn cho cái tên Dandi. Tôi ghi địa chỉ lên phong bì và gửi đi bài viết của mình.
Nhiều tháng trôi qua, rồi một chiều cuối thu nọ, có tiếng gõ cửa nhà chúng tôi. Khi ra mở cửa, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy hai người đàn ông mặc com-lê xách cặp táp. Chắc chắn họ không phải người trong thị trấn.
“Chào cô bé,” - người đàn ông thấp hơn nói - “chúng tôi muốn nói chuyện với em trai của cháu”.
“Cháu không có em trai ạ.” - Tôi trả lời.
Người đàn ông cao hơn nhăn trán lại và mở chiếc cặp của mình ra. Ông ta lấy ra một xấp giấy. Cả hai người xem xét tỉ mỉ mấy tờ giấy, trong khi đó thì tôi đứng ở cửa ra vào, canh giữ cho ngôi nhà không hề có đứa em trai nào của mình.
“Đây có phải là nhà số 508 đường Samuel không?” - Người đàn ông thấp hơn hỏi.
“Vâng ạ.” - Tôi trả lời.
Ở trong xóm chúng tôi không ai dùng số nhà cả. Chỉ có hai căn nhà trên con đường này mà thôi.
“Vậy đây không phải là nhà của Dan Daley sao?”
Một tia sáng lóe lên trong đầu tôi. Rồi tôi chợt hiểu ra.
“Mẹ ơi!” – Tôi hét lên, mắt không rời khỏi hai người đàn ông xa lạ. “Lại đây mẹ ơi! Nhanh lên mẹ”. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi đã thắng cuộc thi tuyển nam cầu thủ bóng chày. Bài văn của tôi đã thắng giải!
Tôi để mẹ giải thích về chuyện tôi không có em trai. Tôi thưa thật mình đã tham dự cuộc thi tuyển với cái tên “Dan”. Chị Maureen và con Bruno bắt đầu chúc mừng tôi nhưng những người đàn ông lạ mặt thì không.
“Sao thế ạ?” – Tôi hỏi, một cảm giác lo sợ quen thuộc chạy dọc sống lưng tôi.
“À,” – người cao hơn nói – “cháu không phải là con trai”.
“Cháu biết ạ.” – Tôi trả lời.
“Luật của cuộc thi có ghi rõ là ‘nam từ tám tới mười hai tuổi,’” – người thấp hơn lên tiếng.
“Nhưng cháu đã thắng mà!” – Tôi quả quyết.
Ông ta nói: “Này cô bé, đây không phải là cuộc thi tìm kiếm nữ cầu thủ bóng chày”.
Nói rồi họ bước đi, mang theo cả ước mơ trở thành cầu thủ bóng chày cho đội Kansas City A’s của tôi. Với hy vọng có thể bù đắp cho sự việc đáng tiếc đó, họ đã gửi cho chúng tôi vé đi xem cả mùa giải, áo khoác của đội, những trái bóng chày có chữ ký, nón và cả một cây gậy bóng chày bằng gỗ cứng. Tôi chưa bao giờ đội chiếc nón ấy. Thay vào đó, tôi trở thành fan của đội St. Louis Cardinals. Nhưng vào một ngày nọ tôi cũng đã có lúc sử dụng cây gậy đánh bóng chày. Tôi tiến về phía sân trường nơi Ray, Tommy và những bạn khác đang chơi giữa chừng trong một trận đấu chọn cầu thủ.
“Tớ đánh đây.” – Tôi nói, lúc đó tôi đứng cách Ray một sải tay từ vị trí phát bóng.
Bọn con trai la hét phản đối nhưng dường như Ray biết được điều gì đó rất gây cấn sẽ xảy ra. Cậu ta gật đầu với cầu thủ ném bóng. Tôi đánh cú đầu tiên, cao, bổng và hướng ra ngoài, chỉ là tôi thích như thế. Tôi biết mình sẽ đánh được trái bóng đó qua khỏi hàng rào để hưởng một cú đánh cho phép người đánh chạy quanh ghi điểm mà khỏi cần dừng lại. Tôi quay người đi trước khi trái banh rơi xuống đường rồi lọt vào một cái rãnh.
Tôi nhẹ nhàng thả cây gậy đánh bóng chày của đội Kansas City Athletics ra và nghe thấy tiếng nó kêu lóc cóc trên nền đất. Tôi tự hào bước ra khỏi gôn đi về phía vị trí phát bóng của đội nhà, bỏ mặc cây gậy ở nơi nó đã rơi xuống.
“Cứ để cho bọn cầu thủ nam nhặt nó.”
“Thế thì sao hả Ray? Tớ không phải là con trai thì sao chứ? Tớ có thể ném giỏi hơn bất cứ ai, có lẽ chỉ trừ Tommy và cậu mà thôi. Tớ nhanh hơn tất cả các cậu gộp lại luôn đó.”
Cậu ta nói: “Cậu vẫn có thể chơi với đám con gái trong giờ ra chơi cơ mà”.
Tôi chằm chằm nhìn thẳng vào mắt cậu ta, lúc ấy chúng tôi đang ngồi bắt tréo chân trên vệ đường phía trước nhà tôi. Nền đất âm ấm. Những cọng cỏ dại nhô lên và cào nhẹ vào đùi tôi.
Tôi đã thắng, buộc cậu ta phải cúi nhìn đi chỗ khác.
Ray nhìn tấm thẻ có đề chữ Big Chief (đội trưởng) ở trong lòng tôi.
“Chắc chắn cậu không thể thắng cuộc thi đó đâu Dandi à.” - Cậu ta lầm bầm - “Tớ không hiểu sao cậu vẫn cứ tham dự.”
Hắn hất mớ tóc nâu thẳng như những luống bắp ra khỏi mắt. Mẹ của Ray cắt tóc cho cả hai chúng tôi. Tôi vén tóc lên rồi lôi ra tờ phiếu đăng ký mà tôi đã xé từ trang thể thao “Ngôi sao thành phố Kansas”.
Tôi nói: “Tớ sẽ tham gia, và tớ sẽ thắng”.
Ray giật tấm phiếu khỏi tay tôi và dí ngón tay vào mấy dòng chữ.
“Nhìn mà xem!” – Cậu ta nói đầy vẻ đắc ý. “Rành rành ngay đây này: cuộc thi tìm nam cầu thủ bóng chày 1959. Trong khoảng bảy mươi lăm từ, hãy nêu rõ lý do bạn muốn trở thành nam cầu thủ bóng chày cho đội bóng chày chuyên nghiệp KC Athletics. Không phải nữ cầu thủ đâu nhé”. Rồi cậu ta ngoác miệng cười như thể nữ cầu thủ bóng chày là điều tức cười nhất mà cậu ta từng nghe nói tới vậy.
“Này, thật chẳng công bằng chút nào cả!” - Tôi vừa như nói với Ray, vừa như nói với chính mình.
Tôi chán cái việc không được làm một số việc chỉ vì mình là con gái lắm rồi. Ray đang chơi cho Little League. Tôi có thể đánh bại cậu ta bằng thế đứng ném bóng Stan Musiel của tôi. Nhưng ở thị trấn Missouri nhỏ bé của chúng tôi lại không có đội bóng chày nữ.
Tôi mười tuổi, lứa tuổi mà bọn con trai thôi không còn quan tâm là bạn có thể chơi bóng chày hay không, mà chúng không cho bạn chơi đơn giản chỉ vì bạn là con gái.
Chị Maureen dập mạnh cánh cửa.
“Chuyện gì đang diễn ra ở đây thế?” - Chị hỏi.
Maureen là chị của tôi. Chị sẽ không phân biệt được một quả bóng chày với một quả banh nếu nó có đập trúng vào mặt chị.
“Không có gì ạ.” – Tôi trả lời và nhét tờ phiếu đăng ký vào tấm thẻ của mình.
“Bọn em... dạ... đang vẽ ạ.” - Tôi nói dối.
Ray có vẻ bối rối. “Vẽ à? Tớ nghĩ bọn mình đang....”
Tôi thúc khuỷu tay ra hiệu cho cậu ta im lặng.
Chị Maureen cố nhìn tôi bằng cái nhìn đầy nghi ngờ mà mẹ vẫn thường nhìn. Điệu bộ ấy khiến chị trông rất giống con Bruno - con chó săn của chúng tôi – mỗi khi nó phải đi ra ngoài.
Tôi và Ray ngồi dưới ánh mặt trời và bắt đầu viết nguệch ngoạc bằng bút chì. Một giờ sau, tôi đã có được mười bốn trang giấy để trình làng.
“Mình xong rồi nè.” – Ray khoe.
“Vậy cậu đọc đi.” – Tôi nói.
Tôi đan chéo các ngón tay vào nhau và hy vọng nó sẽ dở tệ.
Ray đập một con mòng, rồi giơ bài viết của mình lên và đọc lớn: “Em muốn trở thành cầu thủ bóng chày cho đội Kansas City A’s (tức đội Kansas City Athletics) bởi vì em thật sự, thật sự, thật sự thích bóng chày và em thật sự, thật sự, thật sự thích thành phố Kansas và đội Athletics”.
Cậu ta mở to mắt nhìn tôi. “Cậu nghĩ sao hả Dandi?”
Tôi không nghĩ rằng nó lại dở đến thế.
“Sao nhiều chữ thật sự quá vậy?” - Tôi hỏi.
Trông cậu ta có vẻ không vui. “Tớ cần những từ như vậy! Cậu thì biết gì nào? Thậm chí cậu còn không thể tham dự cuộc thi nữa kìa.”
Ray bỏ lại tôi đứng một mình bên vệ đường. Tôi hít một hơi thật sâu hương thơm từ ruộng ngô bên kia đường và nghĩ về những điều mình có thể viết.
Khi tôi đặt bút viết, ngôn từ bắt đầu tuôn trào:
Mọi người quanh em đều nói rằng em không thể làm gì cả. Chị em bảo em không thể hát. Thầy giáo bảo em không thể đánh vần. Mẹ bảo em không thể nào trở thành cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp. Đứa bạn thân nhất của em lại nói rằng em không thể thắng trong cuộc thi này. Em tham dự cuộc thi này để chứng minh rằng họ đã sai. Em muốn trở thành cầu thủ bóng chày thế hệ tiếp theo cho đội Kansas City A’s.
Tôi ký tên là “Dan Daley”. Cha tôi luôn gọi tôi là “Dan”, cách gọi ngắn gọn cho cái tên Dandi. Tôi ghi địa chỉ lên phong bì và gửi đi bài viết của mình.
Nhiều tháng trôi qua, rồi một chiều cuối thu nọ, có tiếng gõ cửa nhà chúng tôi. Khi ra mở cửa, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy hai người đàn ông mặc com-lê xách cặp táp. Chắc chắn họ không phải người trong thị trấn.
“Chào cô bé,” - người đàn ông thấp hơn nói - “chúng tôi muốn nói chuyện với em trai của cháu”.
“Cháu không có em trai ạ.” - Tôi trả lời.
Người đàn ông cao hơn nhăn trán lại và mở chiếc cặp của mình ra. Ông ta lấy ra một xấp giấy. Cả hai người xem xét tỉ mỉ mấy tờ giấy, trong khi đó thì tôi đứng ở cửa ra vào, canh giữ cho ngôi nhà không hề có đứa em trai nào của mình.
“Đây có phải là nhà số 508 đường Samuel không?” - Người đàn ông thấp hơn hỏi.
“Vâng ạ.” - Tôi trả lời.
Ở trong xóm chúng tôi không ai dùng số nhà cả. Chỉ có hai căn nhà trên con đường này mà thôi.
“Vậy đây không phải là nhà của Dan Daley sao?”
Một tia sáng lóe lên trong đầu tôi. Rồi tôi chợt hiểu ra.
“Mẹ ơi!” – Tôi hét lên, mắt không rời khỏi hai người đàn ông xa lạ. “Lại đây mẹ ơi! Nhanh lên mẹ”. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi đã thắng cuộc thi tuyển nam cầu thủ bóng chày. Bài văn của tôi đã thắng giải!
Tôi để mẹ giải thích về chuyện tôi không có em trai. Tôi thưa thật mình đã tham dự cuộc thi tuyển với cái tên “Dan”. Chị Maureen và con Bruno bắt đầu chúc mừng tôi nhưng những người đàn ông lạ mặt thì không.
“Sao thế ạ?” – Tôi hỏi, một cảm giác lo sợ quen thuộc chạy dọc sống lưng tôi.
“À,” – người cao hơn nói – “cháu không phải là con trai”.
“Cháu biết ạ.” – Tôi trả lời.
“Luật của cuộc thi có ghi rõ là ‘nam từ tám tới mười hai tuổi,’” – người thấp hơn lên tiếng.
“Nhưng cháu đã thắng mà!” – Tôi quả quyết.
Ông ta nói: “Này cô bé, đây không phải là cuộc thi tìm kiếm nữ cầu thủ bóng chày”.
Nói rồi họ bước đi, mang theo cả ước mơ trở thành cầu thủ bóng chày cho đội Kansas City A’s của tôi. Với hy vọng có thể bù đắp cho sự việc đáng tiếc đó, họ đã gửi cho chúng tôi vé đi xem cả mùa giải, áo khoác của đội, những trái bóng chày có chữ ký, nón và cả một cây gậy bóng chày bằng gỗ cứng. Tôi chưa bao giờ đội chiếc nón ấy. Thay vào đó, tôi trở thành fan của đội St. Louis Cardinals. Nhưng vào một ngày nọ tôi cũng đã có lúc sử dụng cây gậy đánh bóng chày. Tôi tiến về phía sân trường nơi Ray, Tommy và những bạn khác đang chơi giữa chừng trong một trận đấu chọn cầu thủ.
“Tớ đánh đây.” – Tôi nói, lúc đó tôi đứng cách Ray một sải tay từ vị trí phát bóng.
Bọn con trai la hét phản đối nhưng dường như Ray biết được điều gì đó rất gây cấn sẽ xảy ra. Cậu ta gật đầu với cầu thủ ném bóng. Tôi đánh cú đầu tiên, cao, bổng và hướng ra ngoài, chỉ là tôi thích như thế. Tôi biết mình sẽ đánh được trái bóng đó qua khỏi hàng rào để hưởng một cú đánh cho phép người đánh chạy quanh ghi điểm mà khỏi cần dừng lại. Tôi quay người đi trước khi trái banh rơi xuống đường rồi lọt vào một cái rãnh.
Tôi nhẹ nhàng thả cây gậy đánh bóng chày của đội Kansas City Athletics ra và nghe thấy tiếng nó kêu lóc cóc trên nền đất. Tôi tự hào bước ra khỏi gôn đi về phía vị trí phát bóng của đội nhà, bỏ mặc cây gậy ở nơi nó đã rơi xuống.
“Cứ để cho bọn cầu thủ nam nhặt nó.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét