Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


NBHCS - 8. Trân trọng những giá trị của cuộc sống

“Hãy đối xử với người khác đúng theo cách mà bạn mong muốn họ đối xử với mình…” - Matthew

I. Ý nghĩa của việc trân trọng cuộc sống

Albert Schweitzer, một người đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình về những hoạt động nhân đạo , một trong những nhân vật vĩ đại nhất từ trước tới nay, một người được xếp vào cùng hàng với Socrates, Lincoln, Gandhi và Mẹ Teresa – đã đấu tranh trong nhiều năm liền cho việc hình thành một triết lý cơ bản, đó là “Ý nghĩa của việc thể hiện sự trân trọng những giá trị của cuộc sống”. Điều đó có nghĩa là cuộc sống tự bản thân nó là thiêng liêng, và nhiệm vụ của chúng ta là yêu mến nó. Schweitzer nhận thấy rằng có quá nhiều người đã sống đến cuối đời mình mà chưa một lần biết đến ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.

Theo Schweitzer, cuộc sống luôn mang đến những món quà tuyệt vời mà chúng ta nên trân trọng và giữ gìn, điều đó được thể hiện qua tình yêu thương đối với cuộc sống và cả sự biết ơn đối với những điều sau:

¤ Chính bản thân cuộc sống chúng ta.

¤ Những người xung quanh ta.

¤ Những nét đẹp tự nhiên của tạo hóa, thiên nhiên.

¤ Những bí mật cuộc sống mà chúng ta sẽ từng bước khám phá, cảm nhận và thấu hiểu.

¤ Sự trung thực và chính trực của bản thân chúng ta trong mọi việc.

Triết lý của Schweitzer chính là nền tảng mà những người thực sự mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc tin tưởng và hướng đến. Họ chấp nhận những gì mà cuộc sống mang đến, họ trân trọng và xem chúng như món quà mà cuộc sống ban tặng cho họ.

II. Bốn yếu tố hình thành nên sự tôn trọng

Như tôi đã nói, những quy luật mà tôi chia sẻ với các bạn không có gì là mới mẻ hay bí ẩn cả. Chúng tôi đã tồn tại từ rất lâu, rất gần gũi, quen thuộc và giá trị cũng như ý nghĩa của chúng đối với chúng ta là rất lớn, không hề cũ với thời gian. Chỉ có điều là đôi lúc chúng ta đã quên đi hay vô tình không để ý, không nhận ra.

Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, chỉ lo cho những vấn đề của riêng mình mà quên mất việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến những người xung quanh – điều mà trước nay vẫn được xem là bình thường. Dù thế nào đi nữa, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau và biết trân trọng cuộc sống vẫn luôn là yếu tố đầu tiên đem lại một cuộc sống tốt đẹp.

II.1. Cách cư xử

“Nếu chúng ta không tìm ra được cách cư xử như thế nào cho đúng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khô cứng và thiếu tình người.” -  George Bernard Shaw

Chúng ta có thể cư xử với nhau thật nhã nhặn, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau… nhưng dù với tên gọi nào thì cách cư xử của chúng ta sẽ cho biết chúng ta là ai. Và cách chúng ta cư xử với người khác sẽ là yếu tố chính mang đến thành công cho chúng ta. Rất lâu rồi, Edmund Burke, một chính khách người Anh đã nói: “Cách chúng ta cư xử với nhau còn quan trọng hơn cách chúng ta cư xử những điều luật mà chúng ta đặt ra”. Nói cách khác, nếu tất cả chúng ta biết thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, thì đâu cần đến luật lệ để chỉnh sửa tư cách đạo đức chúng ta. Cuộc sống tốt đẹp hơn khi chúng ta biết cư xử với nhau bằng sự tôn trọng. Chuyên gia về quan hệ quần chúng Henry C. Rogers, trong bài bình luận về  cách cư xử, năm 1984, đã nói: “Nếu cách xử sự là một con vật, thì nó sẽ là loài vật nguy hiểm”.

Lời bình của Rogers là tiếng chuông cảnh báo về thực trạng đáng buồn hiện nay. Ông nói: “Tôi không thể hiểu làm thế nào mà mọi người không nhận thấy rằng, cách xử sự tốt là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thành công…”. Điều này hoàn toàn khác với sự lãnh đạm. Một số người cố tình gây ấn tượng với những người khác bằng cách làm ra vẻ lãnh đạm là hoàn toàn sai lầm. Điều đơn giản mà nhiều người không nhận ra là: Cách tốt nhất có thể gieo ấn tượng cho người khác là hãy đối xử với họ theo cách mà chúng ta mong muốn họ đối xử với chúng ta, đó là sự tôn trọng. Thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta là người tốt hơn và cảm thấy thanh thản hơn khi chúng ta có những cách cư xử tốt.

II.2. Ngôn ngữ

“Lời nói của một người luôn luôn thể hiện những gì được trân trọng trong trái tim người ấy.”

Quả là không thể che giấu được chúng ta là ai. Lời nói của chúng ta rốt cục sẽ tiết lộ những gì chất chứa trong con tim và suy nghĩ thật sự của chúng ta. Mỗi khi mở miệng là chúng ta nói đến điều gì đó về chính mình, nhưng ta không luôn nhận ra điều ấy. Nhà thông thái Solomon hàng ngàn năm trước đây đã viết rằng: người khôn ngoan chỉ phát ra những lời lịch sự, thông minh và những kẻ ngu đần bị tổn hại bởi chính lời nói của họ. Tất cả chúng ta nên khôn ngoan thẩm xét lời nói của chúng ta vì chính lời nói sẽ phản ánh, tiết lộ với người khác những điều bên trong chúng ta.

Khi tôi dạy những khóa về giao tiếp, cả ở trung học lẫn đại học, tôi đã tiến hành một hoạt động rất đơn giản nhưng lại rất có tác dụng. Tôi yêu cầu từng nhóm sinh viên nêu ra những cách mà chúng tôi có thể giao tiếp bằng lời nói, và chia những cách ấy thành loại tích cực và tiêu cực. Họ thường sắp xếp như dưới đây:

TÍCH CỰC                                                                                TIÊU CỰC

Ca ngợi, tán dương                                                                 Hạ nhục

Khen ngợi chân thành                                                           Chỉ trích, chửi rủa cay cú

Khuyến khích, động viên                                                       Mỉa mai, châm chọc

Cám ơn                                                                                 Thô lỗ

Thành thực, chân thành                                                       Dối trá, chế nhạo

Tin tưởng, có lòng tin                                                           Phàn nàn, nghi ngờ

Cảm thông                                                                          Nhiều chuyện

Hài hước, cười vui                                                                Cục cằn, la mắng, tức giận

Tư vấn, hướng dẫn                                                              Kẻ cả, tâng bốc, xu nịnh

Chia sẻ tin tốt lành                                                             Phân biệt đối xử

Chào hỏi, chúc mừng                                                          Không tôn trọng, ích kỷ

Giúp đỡ nhau                                                                      Moi móc, đổ lỗi

Sau đó tôi hỏi: “Loại nào các bạn thường nghe thấy nhiều nhất”? Đáng tiếc là câu trả lời luôn giống nhau. Họ nghe thấy những điều tiêu cực nhiều hơn điều tích cực. Hầu hết họ cũng nhận rằng, chính miệng mình phát ra điều tiêu cực nhiều hơn điều tích cực. Tại sao vậy? Chỉ cùng một lý do: Chúng ta có thói quen chỉ thường nhìn vào mặt trái của mọi sự việc cuộc sống.

Tôi đã mất một thời gian dài để hiểu được tầm quan trọng của ngôn từ lịch sự, đúng mực. Khi khởi sự việc trau dồi bản thân tôi, tôi bắt đầu ghi nhận rằng, người mà tôi ngưỡng mộ nhất từ trước tới nay luôn dùng những ngôn từ tích cực và dễ nghe. Những người tốt và có hiểu biết đủ nhạy cảm để chọn lựa cẩn thận những lời nói của mình.

II.3. Tôn trọng những điều luật

“Khi mỗi cá nhân chúng ta tuân thủ những cam kết, quy định luật pháp thì điều ấy hướng chúng ta đến thái độ cư xử vì hạnh phúc của bản thân và những người xung quanh; với nghĩa rộng hơn, chúng ta đang gián tiếp giúp đỡ xúc tiến việc mưu cầu hạnh phúc cho xã hội.” -  Aristote

Hãy thử tưởng tượng, chỉ trong một phút, một trận bóng đá chuyên nghiệp sẽ ra sao nếu không có các điều luật. Hỗn loạn? Bạo lực? Hoặc có luật chơi mà chỉ một trong hai đội chấp hành. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đội của bạn tuân thủ luật còn đối thủ thì không? Chơi xấu? Thô bạo? Gian lận? Chúng ta có những điều luật và luật để thiết lập ý thức về sự công bằng. Giáo trình tôi dùng giảng dạy trước đây định nghĩa điều luật và luật như “những điều chỉnh về quan hệ con người”. Lý do thực sự duy nhất cần phải có luật lệ là để giúp chúng ta quan tâm đến nhau hơn.

Sau một buổi thuyết trình tôi thực hiện cách đây vài năm, một phụ nữ nói với tôi: “Tôi thích mọi điều ông nói ngoại trừ phần nói về tuân thủ các điều luật”. Tôi hỏi điều gì làm bà không thích tuân thủ luật. Bà nói: chúng ta có quá nhiều quy định; chính chúng là điều hạn chế. Bà ta nói thêm rằng chúng chẳng có gì liên quan đến thành công. Tôi hỏi bà rằng, nếu chúng ta chơi quần vợt với nhau, bà có muốn tôi tôn trọng luật chơi không; nếu bà gửi tiền vào ngân hàng, bà có muốn nhân viên ngân hàng tuân thủ luật pháp, giữ và chi trả cho bà đúng thời gian và yêu cầu không; nếu bà đang lái xe, bà có muốn những tài xế khác chấp hành luật lệ giao thông không… Quan điểm của tôi là, chấp hành luật lệ xã hội đồng nghĩa với thể hiện sự quan tâm và tôn trọng quyền của những người khác. Đó chính là một hình thức cụ thể của sự lương thiện. Chúng ta gọi những người không tuân thủ luật lệ là gì? Kẻ dối trá, kẻ lường gạt, kẻ trộm, tên tội phạm.

Tôi thường nghe: “luật lệ được làm ra là để vi phạm” và “mọi người vẫn đang vi phạm luật đấy thôi”.Đó chẳng qua là phát biểu của một người thiếu suy nghĩ, đang biện hộ cho chủ nghĩa tự do, ích kỷ. Tôn trọng luật pháp không phải là điều cần phải tính toán, trốn tránh. Nó cho thấy chúng ta quan tâm đến người khác đến mức nào. Tuân thủ luật lệ có nghĩa là chúng ta muốn hành xử đẹp, sòng phẳng, có tình có lý. Điều đó cũng có nghĩa là cuộc sống chúng ta sẽ thanh thản và yên bình hơn. Và sau cùng chắc chắn có liên quan tới thành công. Người thành đạt trong cuộc sống thường luôn là những người thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh, với những quy định xã hội.

II.4. Biết đánh giá cao những khác biệt

“Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống nếu chúng ta vẫn cho rằng mỗi cá nhân chúng ta là quan trọng nhất, là trung tâm của vũ trụ.” -  Thomas Merton

Tại sao hầu hết mọi người thường hay xét đoán kẻ khác? Câu trả lời đơn giản nhưng không được dễ dàng chấp nhận. Vì tất cả chúng ta chỉ hướng về mình. Chúng ta quá lưu tâm đến bản thân mình và rất thường bị lẫn lộn giữa tri giác hạn chế của chúng ta và thực tế. Hầu hết những lần chúng ta chỉ trích người khác chỉ vì họ làm những việc khác với chúng ta. Thực ra chúng ta đang nói là: “Anh không được tán thành bởi vì anh không giống tôi”. Tôi đã nghe người ta lăng mạ nhau thẳng thừng khi bàn cãi những điều chẳng có gì là quan trọng về những ban nhạc rock hoặc những vấn đề khác. “Nghĩ thế nào mà anh lại thích nhóm đó”? Đó là điều mà cả hai đang nghĩ khi họ tranh cãi. Nói cách khác, “Chỉ cái tôi thích là tốt”.

Vượt qua được tính tự cao và cách nhìn cuộc sống hẹp hòi là dấu hiệu của sự trưởng thành và chín chắn thực sự. Khi đó, chúng ta bắt đầu đánh giá người khác toàn diện hơn. Bất chấp sự khác biệt về tín ngưỡng, quan điểm, tuổi tác, nòi giống, văn hóa, sở thích, phong cách sống, chúng ta cần nhận ra rằng tất cả chúng ta thường có hai điểm chung. Cuộc sống chúng ta là kết quả của di truyền, giáo dục và những kinh nghiệm sống của chúng ta. Không ai có cuộc sống là hoàn thiện và “đúng” hết cả. Chúng ta học được các chấp nhận và đánh giá đúng những khác biệt và tính lạ thường của những người khác nhiều bao nhiêu, thì chúng ta càng cảm thấy yêu quý cuộc sống bấy nhiêu.

III. Hiêu quả của lòng kính trọng

Khi chúng ta còn nhỏ, người lớn đã dạy chúng ta là hãy cư xử tốt, hãy thẳng thắn trung thực, và hãy thể hiện sự tôn trọng người khác, đặc biệt là những người có tuổi.

Nếu không làm thế, có thể chúng ta sẽ bị đòn hay bị la mắng. Thể hiện sự tôn trọng là điều gì đó chúng ta “phải” làm.

Điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là những điều khủng khiếp sẽ xảy đến cho bạn nếu bạn không được lịch sự, mà là những phần thưởng giá trị dành cho lòng tôn kính mà bạn thể hiện:

- Chúng ta phát triển những kỹ năng và tập quán xã hội một cách hiệu quả.

- Chúng ta làm cho người khác cảm thấy hài lòng.

- Chúng ta giành được cảm tình và sự kính trọng của những người khác.

- Chúng ta thiết lập được những quan hệ hữu hảo.

- Chúng ta được người khác xử sự tốt hơn.

- Chúng ta cải thiện được những cảm nhận về giá trị bản thân.

- Chúng ta xây dựng được một thanh danh vững chắc.

“Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Hơn bất kỳ điều gì khác, sự tôn trọng luôn gặt những vụ mùa bội thu trong cuộc sống. Những gì chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ tìm đường quay trở lại. Nguyên tắc vàng – đối xử với người khác như cách chúng ta mong muốn họ đối xử với mình – vẫn là lời khuyên hay nhất cho chúng ta về quan hệ giửa người và người.

“Thành công trong cuộc sống luôn luôn có tỉ lệ thuận với mức độ quan tâm mà chúng ta thể hiện đối với những người khác.” - Earl Nightingale

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét