“Dù
bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì động lực cho
sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người
bạn.” - Paul J. Meyer
I. Động lực là gì và xuất phát từ đâu ?
Động lực là một khái niệm cụ thể nhưng dễ dẫn đến hiểu lầm. Nhiều người, khi nghe nói từ này thường liên hệ đến những câu như “Hãy chiến đấu và chiến thắng vì màu cờ sắc áo của Gipper”, câu nói của huấn luyện viên bóng đá bầu dục huyền thoại Knute Rockne khi nói với các học trò của mình; hoặc Vince Lombardi lên tinh thần cho các cầu thủ đội Green Bay Packers rằng “Ý chí chiến thắng là trên hết”. Nhưng đó không phải là động lực; đó chỉ là sự kích thích nhất thời. Trong thể thao thường đòi hỏi sử dụng năng lượng thể chất cao độ trong một quãng thời gian ngắn, sự kích thích là cực kỳ cần thiết, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, sự kích thích như thế sẽ không đi đến đâu. Dĩ nhiên là trừ khi luôn có ai đó bên bạn và cổ vũ: “Cố lên, cố lên! Chiến thắng! Phải chiến thắng! Chiến thắng!”.
Có lẽ tôi không là tuýp người hét to “Cố lên! Cố lên” để khích lệ người khác. Làm như thế thoạt đầu nghe có vẻ phấn chấn song khi không còn hô vang những lời khích lệ thì động lực ấy cũng không còn hiệu lực nữa. Vì thế, thay vì cố gắng tạo động lực ở họ, tôi giúp họ hiểu động lực là gì, xuất phát từ đâu, làm thế nào để tự tạo động lực cho mình. Và chính mỗi người phải duy trì động lực cho bản thân bằng những lời khích lệ cần thiết.
Các nhà tâm lý vẫn chưa thống nhất về lý do tại sao một số người tìm thấy động lực trong cuộc sống trong khi một số khác thì không. Theo tôi, khi nhìn lại những gì lịch sử đã viết về những người thành đạt, họ luôn tự tạo ra động lực cho bản thân mà không cần dựa vào những yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rằng “động lực” là cái đến từ bên trong mỗi cá nhân, hơn là do tác động từ bên ngoài, thúc đẩy chúng ta hành động. Nói cách khác, mọi hành động của chúng ta đều có động cơ, có lý do. Chúng xuất phát từ những nhu cầu sâu xa bên trong. Chúng ta cần phải nghĩ về chính chúng ta. Động lực nằm trong chính những suy tư ấy.
Khi là một động lực thực sự, nó có thể thúc đẩy chúng ta đi đến thành công ngoài sức tưởng tượng.
II. Ba yếu tố để tạo động lực
Hãy suy nghĩ về mục tiêu quan trọng mà bạn muốn đạt tới – một mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai và thử trả lời 3 câu hỏi sau:
- Bạn có đủ khát vọng để vươn đến đích không?
- Bạn có thực sự tin là bạn có thể đạt được mục tiêu đó không?
- Bạn có hình dung rõ về mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được không?
Nếu các câu trả lời là “Có” thì đó chính là những chìa khóa giúp bạn tự tạo động cơ cho chính mình.
III. Khát vọng
“Động lực xuất phát từ những khát vọng thực sự…” - Denis Waitley
Khát vọng là hạt giống mà từ đó mọi sự thành công nẩy nở và phát triển. Nó xác định bạn sẽ trở thành một con người bình thường hay thành đạt trong cuộc sống.
Khát vọng khác với khả năng, là điểm khác biệt giữa người bình thường với người thành công. Chính khát vọng tạo nên điều kiện để người bình thường đạt được những điều phi thường. Tôi thích nhóm từ mà người xưa hay dùng là “khát vọng cháy bỏng” vì nó quá quá súc tích. Người có khát vọng hầu như không thể dừng lại, cả trong suy nghĩ lẫn hành động.
Ngọn lửa khát vọng cháy càng mạnh, lòng quyết tâm càng lớn thì càng dễ đạt đến thành công.
Một thí dụ về điều này là câu chuyện về Barbara, một phụ nữ theo học lớp của tôi ở trường đại học. Ở tuổi 45, cô trở lại trường sau một thời gian dài nghỉ học. Dễ hiểu là cô hơi lúng túng một chút lúc ban đầu. Cô nói chỉ muốn lấy bằng cử nhân, loại trung bình cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Nhưng sau đó, cô bắt đầu ấp ủ một khát vọng mạnh mẽ là không chỉ được học, được tốt nghiệp, mà phải học thật giỏi. Những kiểm tra đầu tiên của cô được xếp loại xuất sắc. Tôi gợi ý cô nên đặt mục tiêu cho mình cao hơn một chút nữa. Cô cười thật rạng rỡ! Barbara đã tốt nghiệp loại xuất sắc và nhận được học bổng tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ.
Một khía cạnh quan trọng của khát vọng là sự cam kết thực hiện lời hứa với chính mình. Điều này giúp chúng ta không nản chí khi theo đuổi con đường đã chọn cho dù gặp phải những trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua.
IV. Niềm tin
“Cơ hội dẫn đến thành công luôn được đo bởi niềm tin của chính bạn.” - Robert Collier
Cách nay vài năm, tôi nhận thấy phần lớn sinh viên của mình bị tê liệt vì một chứng bệnh, khiến họ không sinh hoạt được như những người bình thường. Đúng là một chứng bệnh đáng sợ và dễ lây lan. Điều này lạ nhất là hầu như chẳng có sinh viên nào ý thức mình đang bị mắc bệnh. Thậm chí tôi cũng không biết gọi tên nó là gì, chỉ biết tạm gọi là “luôn bào chữa cho những việc làm không được”. Họ đáp lại bằng những cái nhìn ngạc nhiên và đồng thanh thốt lên “Thế à?”.
Tôi mở một tập giấy và nói: “Trong ngày hôm nay, hễ ai có câu bào chữa nào, hoặc nghe người khác bào chữa, thì hãy viết những câu bào chữa đó vào một tờ giấy. Ngày mai, khi đến trường, hãy chép tất cả các câu bào chữa đó vào tập giấy này”.
Sáng hôm sau, tập giấy của tôi đầy kín chữ, thậm chí tôi còn phải dùng thêm một tập giấy khác. Toàn bộ nội dung trong đó là những lời bào chữa cho lý do tại sao người ta nghĩ là mình không thể làm được điều này việc kia. Tôi hỏi các sinh viên rằng ai có thể giải thích tại sao tôi lại xếp thói quen “hay đưa ra lời bào chữa” là một chứng bệnh. Cậu sinh viên kín tiếng nhất lớp, lần đầu tiên giơ tay, nói những lời chí lý: “Nếu chúng ta luôn tìm kiếm lý do để bào chữa cho việc ta không làm được thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ tìm ra biện pháp để thực hiện những việc đó”.
Thật ra, chúng ta có nhiều khả năng hơn chúng ta tưởng và ít khi chúng ta sử dụng đến nguồn năng lực nội tại này. Bước đầu tiên để đánh thức những tiềm năng đó là gia tăng niềm tin vào chính chúng ta, ít nhất đủ để cố gắng, thậm chí để chấp nhận thất bại. Niềm tin ban đầu đó sẽ mang đến những thành tựu nho nhỏ và dần vun đắp sự tự tin của bạn.
V. Biết tưởng tượng, hình dung ra trước kết quả
“Bạn cần hình dung rõ kết quả mình sẽ đạt được trước khi bắt tay vào thực hiện.” - Alex Morrison
Đầu những năm 1930, một kỹ sư tên Joseph Strauss thường đi công tác đến một công trường ở San Francisco, nơi ông có thể ngắm cảnh từ một phía của vịnh San Francisco hoang vu. Trong trí óc, ông luôn hình dung bức tranh về một chiếc cầu nối liền hai phía. Càng nghĩ, bức tranh về chiếc cầu càng hiện rõ trong ông. Và ông đã bắt đầu thực hiện việc xây dựng chiếc cầu trong mơ đó trong những điều kiện địa lý và thời tiết cùng biết bao khó khăn khác. Và đến năm 2005, người Mỹ kỉ niệm lần thứ 68 ngày khánh thành chiếc cầu nổi tiếng Golden Gate – niềm tự hào của người Mỹ.
Năm 1961, Tổng thống John Kennedy nói rằng, người Mỹ nên hướng tới mục tiêu đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn trước khi thập niên chấm dứt. Hàng triệu người cho rằng điều đó là không thể được, nhưng tại NASA có một nhóm nhân viên đã hình dung trước viễn cảnh đó và quyết tâm thực hiện cho bằng được. Khi chúng ta chứng kiến Neil Amstrong đi bộ trên mặt trăng và trở về trái đất vào năm 1969, thì nhóm người làm việc tại NASA đã từng “xem” những thước phim đó hàng ngàn lần trong trí tưởng tượng của họ rồi.
Khi Bill Gates đang học tại trường Havard, chiếc máy vi tính cá nhân hãy còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhiều người xem chiếc máy vi tính như là một chiếc máy dùng để lưu trữ dữ liệu và để xử lí văn bản. Thế nhưng Gates đã nhận ra những khả năng khác nữa: Ông thường nghĩ về chúng khi ngồi nghe giảng những môn học mà ông không mấy thích thú. Ông còn hình dung ra những phần mềm mà sau này làm nên cuộc cách mạng trong cuộc sống của chúng ta. Bức tranh trong sự tưởng tượng đó được chuyển thành những bản thiết kế giấy, và ai trong chúng ta cũng đều biết rõ phần sau của câu chuyện.
Tôi gọi tất cả những hành động trên là hình dung sự việc trong trí não. Khi hình dung hành động của chúng ta càng rõ ràng và càng thường xuyên bao nhiêu thì khả năng thực hiện càng nhiều bấy nhiêu.
Hình ảnh trong trí óc của ta là động lực thúc đẩy chúng ta hành động để đi đến thành công. Nếu bạn ấp ủ một khát vọng cháy bỏng, một niềm tin sắt đá, và hình dung trong tâm trí rõ ràng về công việc mình sẽ thực hiện thì bạn đã có được động lực dẫn đến thành công.
“Một khi bạn có một đam mê, một khát vọng cháy bỏng – Bạn sẽ thành công.” - Khuyết danh
I. Động lực là gì và xuất phát từ đâu ?
Động lực là một khái niệm cụ thể nhưng dễ dẫn đến hiểu lầm. Nhiều người, khi nghe nói từ này thường liên hệ đến những câu như “Hãy chiến đấu và chiến thắng vì màu cờ sắc áo của Gipper”, câu nói của huấn luyện viên bóng đá bầu dục huyền thoại Knute Rockne khi nói với các học trò của mình; hoặc Vince Lombardi lên tinh thần cho các cầu thủ đội Green Bay Packers rằng “Ý chí chiến thắng là trên hết”. Nhưng đó không phải là động lực; đó chỉ là sự kích thích nhất thời. Trong thể thao thường đòi hỏi sử dụng năng lượng thể chất cao độ trong một quãng thời gian ngắn, sự kích thích là cực kỳ cần thiết, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, sự kích thích như thế sẽ không đi đến đâu. Dĩ nhiên là trừ khi luôn có ai đó bên bạn và cổ vũ: “Cố lên, cố lên! Chiến thắng! Phải chiến thắng! Chiến thắng!”.
Có lẽ tôi không là tuýp người hét to “Cố lên! Cố lên” để khích lệ người khác. Làm như thế thoạt đầu nghe có vẻ phấn chấn song khi không còn hô vang những lời khích lệ thì động lực ấy cũng không còn hiệu lực nữa. Vì thế, thay vì cố gắng tạo động lực ở họ, tôi giúp họ hiểu động lực là gì, xuất phát từ đâu, làm thế nào để tự tạo động lực cho mình. Và chính mỗi người phải duy trì động lực cho bản thân bằng những lời khích lệ cần thiết.
Các nhà tâm lý vẫn chưa thống nhất về lý do tại sao một số người tìm thấy động lực trong cuộc sống trong khi một số khác thì không. Theo tôi, khi nhìn lại những gì lịch sử đã viết về những người thành đạt, họ luôn tự tạo ra động lực cho bản thân mà không cần dựa vào những yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rằng “động lực” là cái đến từ bên trong mỗi cá nhân, hơn là do tác động từ bên ngoài, thúc đẩy chúng ta hành động. Nói cách khác, mọi hành động của chúng ta đều có động cơ, có lý do. Chúng xuất phát từ những nhu cầu sâu xa bên trong. Chúng ta cần phải nghĩ về chính chúng ta. Động lực nằm trong chính những suy tư ấy.
Khi là một động lực thực sự, nó có thể thúc đẩy chúng ta đi đến thành công ngoài sức tưởng tượng.
II. Ba yếu tố để tạo động lực
Hãy suy nghĩ về mục tiêu quan trọng mà bạn muốn đạt tới – một mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai và thử trả lời 3 câu hỏi sau:
- Bạn có đủ khát vọng để vươn đến đích không?
- Bạn có thực sự tin là bạn có thể đạt được mục tiêu đó không?
- Bạn có hình dung rõ về mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được không?
Nếu các câu trả lời là “Có” thì đó chính là những chìa khóa giúp bạn tự tạo động cơ cho chính mình.
III. Khát vọng
“Động lực xuất phát từ những khát vọng thực sự…” - Denis Waitley
Khát vọng là hạt giống mà từ đó mọi sự thành công nẩy nở và phát triển. Nó xác định bạn sẽ trở thành một con người bình thường hay thành đạt trong cuộc sống.
Khát vọng khác với khả năng, là điểm khác biệt giữa người bình thường với người thành công. Chính khát vọng tạo nên điều kiện để người bình thường đạt được những điều phi thường. Tôi thích nhóm từ mà người xưa hay dùng là “khát vọng cháy bỏng” vì nó quá quá súc tích. Người có khát vọng hầu như không thể dừng lại, cả trong suy nghĩ lẫn hành động.
Ngọn lửa khát vọng cháy càng mạnh, lòng quyết tâm càng lớn thì càng dễ đạt đến thành công.
Một thí dụ về điều này là câu chuyện về Barbara, một phụ nữ theo học lớp của tôi ở trường đại học. Ở tuổi 45, cô trở lại trường sau một thời gian dài nghỉ học. Dễ hiểu là cô hơi lúng túng một chút lúc ban đầu. Cô nói chỉ muốn lấy bằng cử nhân, loại trung bình cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Nhưng sau đó, cô bắt đầu ấp ủ một khát vọng mạnh mẽ là không chỉ được học, được tốt nghiệp, mà phải học thật giỏi. Những kiểm tra đầu tiên của cô được xếp loại xuất sắc. Tôi gợi ý cô nên đặt mục tiêu cho mình cao hơn một chút nữa. Cô cười thật rạng rỡ! Barbara đã tốt nghiệp loại xuất sắc và nhận được học bổng tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ.
Một khía cạnh quan trọng của khát vọng là sự cam kết thực hiện lời hứa với chính mình. Điều này giúp chúng ta không nản chí khi theo đuổi con đường đã chọn cho dù gặp phải những trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua.
IV. Niềm tin
“Cơ hội dẫn đến thành công luôn được đo bởi niềm tin của chính bạn.” - Robert Collier
Cách nay vài năm, tôi nhận thấy phần lớn sinh viên của mình bị tê liệt vì một chứng bệnh, khiến họ không sinh hoạt được như những người bình thường. Đúng là một chứng bệnh đáng sợ và dễ lây lan. Điều này lạ nhất là hầu như chẳng có sinh viên nào ý thức mình đang bị mắc bệnh. Thậm chí tôi cũng không biết gọi tên nó là gì, chỉ biết tạm gọi là “luôn bào chữa cho những việc làm không được”. Họ đáp lại bằng những cái nhìn ngạc nhiên và đồng thanh thốt lên “Thế à?”.
Tôi mở một tập giấy và nói: “Trong ngày hôm nay, hễ ai có câu bào chữa nào, hoặc nghe người khác bào chữa, thì hãy viết những câu bào chữa đó vào một tờ giấy. Ngày mai, khi đến trường, hãy chép tất cả các câu bào chữa đó vào tập giấy này”.
Sáng hôm sau, tập giấy của tôi đầy kín chữ, thậm chí tôi còn phải dùng thêm một tập giấy khác. Toàn bộ nội dung trong đó là những lời bào chữa cho lý do tại sao người ta nghĩ là mình không thể làm được điều này việc kia. Tôi hỏi các sinh viên rằng ai có thể giải thích tại sao tôi lại xếp thói quen “hay đưa ra lời bào chữa” là một chứng bệnh. Cậu sinh viên kín tiếng nhất lớp, lần đầu tiên giơ tay, nói những lời chí lý: “Nếu chúng ta luôn tìm kiếm lý do để bào chữa cho việc ta không làm được thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ tìm ra biện pháp để thực hiện những việc đó”.
Thật ra, chúng ta có nhiều khả năng hơn chúng ta tưởng và ít khi chúng ta sử dụng đến nguồn năng lực nội tại này. Bước đầu tiên để đánh thức những tiềm năng đó là gia tăng niềm tin vào chính chúng ta, ít nhất đủ để cố gắng, thậm chí để chấp nhận thất bại. Niềm tin ban đầu đó sẽ mang đến những thành tựu nho nhỏ và dần vun đắp sự tự tin của bạn.
V. Biết tưởng tượng, hình dung ra trước kết quả
“Bạn cần hình dung rõ kết quả mình sẽ đạt được trước khi bắt tay vào thực hiện.” - Alex Morrison
Đầu những năm 1930, một kỹ sư tên Joseph Strauss thường đi công tác đến một công trường ở San Francisco, nơi ông có thể ngắm cảnh từ một phía của vịnh San Francisco hoang vu. Trong trí óc, ông luôn hình dung bức tranh về một chiếc cầu nối liền hai phía. Càng nghĩ, bức tranh về chiếc cầu càng hiện rõ trong ông. Và ông đã bắt đầu thực hiện việc xây dựng chiếc cầu trong mơ đó trong những điều kiện địa lý và thời tiết cùng biết bao khó khăn khác. Và đến năm 2005, người Mỹ kỉ niệm lần thứ 68 ngày khánh thành chiếc cầu nổi tiếng Golden Gate – niềm tự hào của người Mỹ.
Năm 1961, Tổng thống John Kennedy nói rằng, người Mỹ nên hướng tới mục tiêu đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn trước khi thập niên chấm dứt. Hàng triệu người cho rằng điều đó là không thể được, nhưng tại NASA có một nhóm nhân viên đã hình dung trước viễn cảnh đó và quyết tâm thực hiện cho bằng được. Khi chúng ta chứng kiến Neil Amstrong đi bộ trên mặt trăng và trở về trái đất vào năm 1969, thì nhóm người làm việc tại NASA đã từng “xem” những thước phim đó hàng ngàn lần trong trí tưởng tượng của họ rồi.
Khi Bill Gates đang học tại trường Havard, chiếc máy vi tính cá nhân hãy còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhiều người xem chiếc máy vi tính như là một chiếc máy dùng để lưu trữ dữ liệu và để xử lí văn bản. Thế nhưng Gates đã nhận ra những khả năng khác nữa: Ông thường nghĩ về chúng khi ngồi nghe giảng những môn học mà ông không mấy thích thú. Ông còn hình dung ra những phần mềm mà sau này làm nên cuộc cách mạng trong cuộc sống của chúng ta. Bức tranh trong sự tưởng tượng đó được chuyển thành những bản thiết kế giấy, và ai trong chúng ta cũng đều biết rõ phần sau của câu chuyện.
Tôi gọi tất cả những hành động trên là hình dung sự việc trong trí não. Khi hình dung hành động của chúng ta càng rõ ràng và càng thường xuyên bao nhiêu thì khả năng thực hiện càng nhiều bấy nhiêu.
Hình ảnh trong trí óc của ta là động lực thúc đẩy chúng ta hành động để đi đến thành công. Nếu bạn ấp ủ một khát vọng cháy bỏng, một niềm tin sắt đá, và hình dung trong tâm trí rõ ràng về công việc mình sẽ thực hiện thì bạn đã có được động lực dẫn đến thành công.
“Một khi bạn có một đam mê, một khát vọng cháy bỏng – Bạn sẽ thành công.” - Khuyết danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét