“Trong
cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua
cuộc. Nhưng người biết hy sinh vì người khác luôn luôn là người chiến
thắng.”
“Cô làm ơn đặt cái này ở Wailing Wall giúp tôi được không?”
Tôi đón lấy từ tay người phụ nữ một mảnh giấy, trên có dán bức ảnh nhỏ xíu của một bé trai. Phía dưới là dòng chữ ghi bằng bút mực “Tìm con trai tôi, Pieter”.
“Dĩ nhiên rồi” – Tôi nói với Marti Nitrini. Tôi sắp có một chuyến đi tới Israël và tôi rất sẵn lòng làm điều đó.
Tôi gặp Marti lần đầu tiên cách đây vài năm, khi tôi đang viết một bài báo về quyển “Nhật ký Anne Frank”. Bà ấy đã gọi điện thoại cho tôi và nói “Tôi đã ở cùng trại tập trung với Anne Frank”. Tôi đã phỏng vấn Marti về cuộc đời của bà và thế là chúng tôi quen biết nhau.
Marti kể cho tôi nghe về những ngày tháng kinh hoàng mà bà đã trải qua ở Jérusalem, trong đó, có những điều mà bà chưa nói với ai bao giờ.
Sinh ra ở Praha năm 1918, Marti cùng hai người anh trai đã có một tuổi thơ thật hạnh phúc. Cha của bà là người Hungary và mẹ bà là người Đức. Họ có một cửa hàng thuộc da và đồ nữ trang ở ngay trung tâm thành phố.
Marti yêu và kết hôn rất sớm với một người đàn ông đẹp trai, hơn bà mười tuổi. Họ đã có một cuộc hôn nhân rất hạnh phúc. Năm 1938, họ sinh một cậu bé Pieter thật kháu khỉnh.
Thế giới hạnh phúc của Marti bỗng vỡ tan vào một ngày năm 1942 khi gia đình bà nhận lệnh tập trung ở Theresienstadt – một nơi dành riêng cho người Do Thái. Bà và đứa bé sống trong một căn phòng khoảng 300 mét vuông, với bốn bà mẹ khác cùng bảy đứa trẻ. Mỗi người chỉ có một tô xúp nhỏ, vài lát cà chua và một mẩu bánh mì bé xíu để ăn cho cả ngày.
Bà bồi hồi nhớ lại: “Cô không thể tin được đâu. Một người bình thường không thể nào tin được là điều đó có thể xảy ra. Khói đen ngút trời, còn không khí thì khét lẹt mùi thịt cháy”. Bà bị buộc phải rời chồng con để đến một trại tập trung khác.
Marti nhớ mãi cảnh hàng nghìn phụ nữ phải “diễu hành” không mặc quần áo trước mặt những gã đàn ông thô thiển và phải tranh nhau thức ăn dư thừa để chống lại cái đói. Một mẩu bánh cháy đã vất đi cũng đủ trở thành một bữa thịnh soạn cho họ. Có một củ cải mà ăn trong lúc đó còn hơn cả việc nắm giữ gia tài hàng triệu đô la. “Chúng tôi đã phải ăn lá cây và gỗ cháy”, Marti nói, mắt nhìn vào xa xăm.
Marti cũng đã cố trốn chạy nhưng bị bắt trở lại, bị đánh đập tàn nhẫn và bị ép làm việc nặng nhọc. Bà lại bị chuyển tới Bergen – Belsen. Ở đó, hàng ngày, chúng phát cho mỗi người một mẩu bánh mì nhỏ tẩm thuốc độc – điều này mãi sau này bà mới biết. Chúng khiến họ đau yếu, bệnh tật liên miên mà chết dần chết mòn. Chính tại đây, Marti đã gặp Anne Frank.
“Cô ấy nằm hôn mê trên giường… Tôi nhớ mái tóc màu nâu sẫm và đôi mắt to của cô ấy. Cô ấy cứ nằm một mình ở đó, giống như một bộ xương”. Anne đã chết sau đó không lâu.
Ngày Bergen – Belsen giải phóng, có hơn 50.000 người sống sót đã chứng kiến giây phút lịch sử thấm đầy máu và nước mắt ấy – khi mà 25.000 người vô tội khác đã ngã xuống trong một trận chiến vô cùng cam go.
Marti đã mất đi bốn mươi ba người họ hàng ở Holocaust bao gồm cả cha mẹ và chồng của bà. Còn cậu con trai Pieter, đến bây giờ, bà cũng không biết là còn sống hay đã chết.
Cách đây vài năm, Marti quay lại Israël tìm Pieter. Trên bia tưởng niệm, bà tìm thấy tên con mình với dòng ghi chú cậu là người cuối cùng được tìm thấy ở Bergen – Belsen. Vậy mà hôm nay, Marti vẫn đưa mảnh giấy cho tôi với một niềm hy vọng con trai bà còn sống.
Đến Yad Vashem, tôi đến viếng đài tưởng niệm nạn nhân trẻ em, nơi ghi danh 1,5 triệu trẻ em Do Thái đã chết ở Holocaust. Trong yên lặng và bóng tối, năm ngọn nến được thắp sáng và nhân lên, nhân lên… Ánh sáng lung linh của hàng ngàn ngọn nến tượng trưng cho linh hồn của những đứa trẻ. Dàn đồng ca bắt đầu cất lên bản nhạc buồn. Tên, tuổi và quê hương của mỗi đứa trẻ lần lượt được xướng lên trang trọng. Tôi nghĩ về con trai của Marti, cậu bé chỉ mới sáu tuổi khi lìa xa mẹ mình.
Làm thế nào một người mẹ có thể chịu đựng việc không biết chuyện gì đã xảy ra cho con mình? Và bằng cách nào mà Marti có thể vượt qua nỗi đau đó trong suốt những năm qua? Tôi gấp mảnh giấy nhỏ của bà ấy lại, nhét vào khe hở trên đài tưởng niệm, rồi ngồi xuống cầu nguyện cho Pieter.
Tôi khâm phục sức sống mãnh liệt cũng như sức mạnh ý chí của Marti. Bà đã không để cho nghịch cảnh cướp đi của bà niềm tin yêu và hy vọng, hy vọng của một người mẹ cho ngày về của đứa con thân yêu.
Tôi nhớ lại những gì Marti đã nói với tôi: “Tôi vẫn phải tiếp tục sống. Khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra, và tôi vẫn cứ phải tiến về phía trước”.
“Cô làm ơn đặt cái này ở Wailing Wall giúp tôi được không?”
Tôi đón lấy từ tay người phụ nữ một mảnh giấy, trên có dán bức ảnh nhỏ xíu của một bé trai. Phía dưới là dòng chữ ghi bằng bút mực “Tìm con trai tôi, Pieter”.
“Dĩ nhiên rồi” – Tôi nói với Marti Nitrini. Tôi sắp có một chuyến đi tới Israël và tôi rất sẵn lòng làm điều đó.
Tôi gặp Marti lần đầu tiên cách đây vài năm, khi tôi đang viết một bài báo về quyển “Nhật ký Anne Frank”. Bà ấy đã gọi điện thoại cho tôi và nói “Tôi đã ở cùng trại tập trung với Anne Frank”. Tôi đã phỏng vấn Marti về cuộc đời của bà và thế là chúng tôi quen biết nhau.
Marti kể cho tôi nghe về những ngày tháng kinh hoàng mà bà đã trải qua ở Jérusalem, trong đó, có những điều mà bà chưa nói với ai bao giờ.
Sinh ra ở Praha năm 1918, Marti cùng hai người anh trai đã có một tuổi thơ thật hạnh phúc. Cha của bà là người Hungary và mẹ bà là người Đức. Họ có một cửa hàng thuộc da và đồ nữ trang ở ngay trung tâm thành phố.
Marti yêu và kết hôn rất sớm với một người đàn ông đẹp trai, hơn bà mười tuổi. Họ đã có một cuộc hôn nhân rất hạnh phúc. Năm 1938, họ sinh một cậu bé Pieter thật kháu khỉnh.
Thế giới hạnh phúc của Marti bỗng vỡ tan vào một ngày năm 1942 khi gia đình bà nhận lệnh tập trung ở Theresienstadt – một nơi dành riêng cho người Do Thái. Bà và đứa bé sống trong một căn phòng khoảng 300 mét vuông, với bốn bà mẹ khác cùng bảy đứa trẻ. Mỗi người chỉ có một tô xúp nhỏ, vài lát cà chua và một mẩu bánh mì bé xíu để ăn cho cả ngày.
Bà bồi hồi nhớ lại: “Cô không thể tin được đâu. Một người bình thường không thể nào tin được là điều đó có thể xảy ra. Khói đen ngút trời, còn không khí thì khét lẹt mùi thịt cháy”. Bà bị buộc phải rời chồng con để đến một trại tập trung khác.
Marti nhớ mãi cảnh hàng nghìn phụ nữ phải “diễu hành” không mặc quần áo trước mặt những gã đàn ông thô thiển và phải tranh nhau thức ăn dư thừa để chống lại cái đói. Một mẩu bánh cháy đã vất đi cũng đủ trở thành một bữa thịnh soạn cho họ. Có một củ cải mà ăn trong lúc đó còn hơn cả việc nắm giữ gia tài hàng triệu đô la. “Chúng tôi đã phải ăn lá cây và gỗ cháy”, Marti nói, mắt nhìn vào xa xăm.
Marti cũng đã cố trốn chạy nhưng bị bắt trở lại, bị đánh đập tàn nhẫn và bị ép làm việc nặng nhọc. Bà lại bị chuyển tới Bergen – Belsen. Ở đó, hàng ngày, chúng phát cho mỗi người một mẩu bánh mì nhỏ tẩm thuốc độc – điều này mãi sau này bà mới biết. Chúng khiến họ đau yếu, bệnh tật liên miên mà chết dần chết mòn. Chính tại đây, Marti đã gặp Anne Frank.
“Cô ấy nằm hôn mê trên giường… Tôi nhớ mái tóc màu nâu sẫm và đôi mắt to của cô ấy. Cô ấy cứ nằm một mình ở đó, giống như một bộ xương”. Anne đã chết sau đó không lâu.
Ngày Bergen – Belsen giải phóng, có hơn 50.000 người sống sót đã chứng kiến giây phút lịch sử thấm đầy máu và nước mắt ấy – khi mà 25.000 người vô tội khác đã ngã xuống trong một trận chiến vô cùng cam go.
Marti đã mất đi bốn mươi ba người họ hàng ở Holocaust bao gồm cả cha mẹ và chồng của bà. Còn cậu con trai Pieter, đến bây giờ, bà cũng không biết là còn sống hay đã chết.
Cách đây vài năm, Marti quay lại Israël tìm Pieter. Trên bia tưởng niệm, bà tìm thấy tên con mình với dòng ghi chú cậu là người cuối cùng được tìm thấy ở Bergen – Belsen. Vậy mà hôm nay, Marti vẫn đưa mảnh giấy cho tôi với một niềm hy vọng con trai bà còn sống.
Đến Yad Vashem, tôi đến viếng đài tưởng niệm nạn nhân trẻ em, nơi ghi danh 1,5 triệu trẻ em Do Thái đã chết ở Holocaust. Trong yên lặng và bóng tối, năm ngọn nến được thắp sáng và nhân lên, nhân lên… Ánh sáng lung linh của hàng ngàn ngọn nến tượng trưng cho linh hồn của những đứa trẻ. Dàn đồng ca bắt đầu cất lên bản nhạc buồn. Tên, tuổi và quê hương của mỗi đứa trẻ lần lượt được xướng lên trang trọng. Tôi nghĩ về con trai của Marti, cậu bé chỉ mới sáu tuổi khi lìa xa mẹ mình.
Làm thế nào một người mẹ có thể chịu đựng việc không biết chuyện gì đã xảy ra cho con mình? Và bằng cách nào mà Marti có thể vượt qua nỗi đau đó trong suốt những năm qua? Tôi gấp mảnh giấy nhỏ của bà ấy lại, nhét vào khe hở trên đài tưởng niệm, rồi ngồi xuống cầu nguyện cho Pieter.
Tôi khâm phục sức sống mãnh liệt cũng như sức mạnh ý chí của Marti. Bà đã không để cho nghịch cảnh cướp đi của bà niềm tin yêu và hy vọng, hy vọng của một người mẹ cho ngày về của đứa con thân yêu.
Tôi nhớ lại những gì Marti đã nói với tôi: “Tôi vẫn phải tiếp tục sống. Khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra, và tôi vẫn cứ phải tiến về phía trước”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét