“Đừng bao giờ nghi ngờ việc mình làm liệu có ích cho ai.” - Khuyết danh
Khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực phòng chống rượu và ma túy là việc tuyên truyền. Có quá nhiều điều phải làm. Đôi khi chúng tôi cảm thấy chùn bước và tự hỏi liệu việc mình làm – đi khắp nơi để phân tích những tác hại, những hiểm họa, các phương thức cai nghiện lẫn điều trị cho các nạn nhân và gia đình của họ – có thật sự giúp ích được gì hay không? Chúng tôi có giúp họ thay đổi hay không? Thắc mắc, hoài nghi thật nhiều. Thế nhưng mỗi khi nhận được phản hồi từ họ, chúng tôi lại tự tin hơn rằng công việc mình đã, đang và sẽ làm là không hề vô ích.
Nhiều năm về trước, khi thực hiện chương trình điều trị và phục hồi cho những người nghiện rượu, chúng tôi tiến hành tuyên truyền, phát tờ rơi và phát loa phóng thanh khắp các địa phương. Chúng tôi cũng đến cả những trường học để nói chuyện với những bạn trẻ về tác hại của ma túy và rượu.
Một buổi sáng, tôi đến thăm một trường trung học cơ sở, nói chuyện với các em học sinh lớp 7, lớp 8, kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó, đề nghị các em làm bài viết thu hoạch về những gì các em đã được nghe.
Một vài tuần sau đó, do quá bận rộn vì công tác kết thúc dự án, tôi gần như quên đi buổi nói chuyện hôm đó. Nhưng các em thì không. Tôi bất ngờ và ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều bài viết do các em gửi đến, đó là những nhận xét khá giống nhau rằng các em rất thích cũng rất cảm ơn những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp. Ngoại trừ một lá thư màu xanh. Tôi nhớ nhất lá thư đó không phải chỉ vì màu xanh mát dịu mà chính vì nội dung được viết trong đó và cả cách cậu bé trình bày lá thư. Mấy dòng đầu cậu đánh máy và in bằng chữ thường, vài dòng sau cậu in hoa, và cuối cùng là chữ viết tay của cậu. Có lẽ cậu muốn tôi hiểu cảm xúc của cậu khi viết lá thư này cho tôi. Đoạn viết tay của cậu như sau:
Cháu đã kể cho mẹ cháu nghe về buổi nói chuyện, về những điều chú nói, và về cả dự án của chú nữa. Chú biết không, mẹ cháu uống rượu rất nhiều. Cháu cố gắng thuyết phục mẹ và mẹ đã đồng ý đến bệnh viện rồi chú ạ.
CẢM ƠN CHÚ RẤT NHIỀU VÌ CHÚ ĐÃ ĐẾN TRƯỜNG HỌC CỦA CHÁU.
Từ buổi sáng hôm ấy, hai mẹ con họ bắt đầu cuộc chiến chống lại rượu.
Lá thư này được gửi đến văn phòng làm việc của tôi nhiều năm trước và hiện tôi vẫn còn giữ nó bên mình. Tôi không biết cậu bé nào đã gửi cho tôi lá thư đó. Và tôi cũng không biết bây giờ cậu ấy đang làm gì, ở đâu. Nhưng tôi tin chắc một điều là tôi đã đến đúng nơi, đúng thời điểm để giúp cho hai cuộc đời thay đổi.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ nghi ngờ liệu việc mình làm có ích cho ai hay không. Mà hãy hy vọng, sẽ có một ngày ai đó đến và trao cho bạn những lá thư màu xanh – màu xanh của hy vọng.
“Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường.”
Khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực phòng chống rượu và ma túy là việc tuyên truyền. Có quá nhiều điều phải làm. Đôi khi chúng tôi cảm thấy chùn bước và tự hỏi liệu việc mình làm – đi khắp nơi để phân tích những tác hại, những hiểm họa, các phương thức cai nghiện lẫn điều trị cho các nạn nhân và gia đình của họ – có thật sự giúp ích được gì hay không? Chúng tôi có giúp họ thay đổi hay không? Thắc mắc, hoài nghi thật nhiều. Thế nhưng mỗi khi nhận được phản hồi từ họ, chúng tôi lại tự tin hơn rằng công việc mình đã, đang và sẽ làm là không hề vô ích.
Nhiều năm về trước, khi thực hiện chương trình điều trị và phục hồi cho những người nghiện rượu, chúng tôi tiến hành tuyên truyền, phát tờ rơi và phát loa phóng thanh khắp các địa phương. Chúng tôi cũng đến cả những trường học để nói chuyện với những bạn trẻ về tác hại của ma túy và rượu.
Một buổi sáng, tôi đến thăm một trường trung học cơ sở, nói chuyện với các em học sinh lớp 7, lớp 8, kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó, đề nghị các em làm bài viết thu hoạch về những gì các em đã được nghe.
Một vài tuần sau đó, do quá bận rộn vì công tác kết thúc dự án, tôi gần như quên đi buổi nói chuyện hôm đó. Nhưng các em thì không. Tôi bất ngờ và ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều bài viết do các em gửi đến, đó là những nhận xét khá giống nhau rằng các em rất thích cũng rất cảm ơn những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp. Ngoại trừ một lá thư màu xanh. Tôi nhớ nhất lá thư đó không phải chỉ vì màu xanh mát dịu mà chính vì nội dung được viết trong đó và cả cách cậu bé trình bày lá thư. Mấy dòng đầu cậu đánh máy và in bằng chữ thường, vài dòng sau cậu in hoa, và cuối cùng là chữ viết tay của cậu. Có lẽ cậu muốn tôi hiểu cảm xúc của cậu khi viết lá thư này cho tôi. Đoạn viết tay của cậu như sau:
Cháu đã kể cho mẹ cháu nghe về buổi nói chuyện, về những điều chú nói, và về cả dự án của chú nữa. Chú biết không, mẹ cháu uống rượu rất nhiều. Cháu cố gắng thuyết phục mẹ và mẹ đã đồng ý đến bệnh viện rồi chú ạ.
CẢM ƠN CHÚ RẤT NHIỀU VÌ CHÚ ĐÃ ĐẾN TRƯỜNG HỌC CỦA CHÁU.
Từ buổi sáng hôm ấy, hai mẹ con họ bắt đầu cuộc chiến chống lại rượu.
Lá thư này được gửi đến văn phòng làm việc của tôi nhiều năm trước và hiện tôi vẫn còn giữ nó bên mình. Tôi không biết cậu bé nào đã gửi cho tôi lá thư đó. Và tôi cũng không biết bây giờ cậu ấy đang làm gì, ở đâu. Nhưng tôi tin chắc một điều là tôi đã đến đúng nơi, đúng thời điểm để giúp cho hai cuộc đời thay đổi.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ nghi ngờ liệu việc mình làm có ích cho ai hay không. Mà hãy hy vọng, sẽ có một ngày ai đó đến và trao cho bạn những lá thư màu xanh – màu xanh của hy vọng.
“Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét