Nếu
không dấn thân và rèn luyện trong một hoạt động cụ thể nào đó thì người
ta không thể trưởng thành lên được. Dấn thân và rèn luyện có nghĩa là
nếm trải gian nan vất vả, không chùn bước, kiên trì nỗ lực.
Trong con người nào cũng vậy, khi bắt tay vào một việc gì đó thì cũng có lúc gặp tâm trạng chán nản, muốn bỏ cuộc. Nếu vượt qua được tâm trạng đó, rèn luyện khả năng chịu đựng thì mới tu dưỡng được thành Người. Có thế thì mới không bị ám ảnh bởi thứ hào quang nhất thời như trong thể thao, mới được cuộc đời chấp nhận.
Không chỉ riêng cầu thủ bóng đá thuộc J-league, mà hầu như các cầu thủ thể thao chuyên nghiệp - kể cả những người có thu nhập hàng năm từ 30 đến 40 triệu yên - đều buộc phải từ giã sự nghiệp thi đấu ở tuổi ngoài 30. Những cầu thủ đó đi làm ở các công ty, nếu làm được việc thì có lẽ lương cao lắm cũng chỉ khoảng 200 ngàn yên một tháng, và còn hay bị sếp khiển trách nữa. Trong hoàn cảnh đó, nếu là người vốn quen với việc được tâng bốc, ca ngợi, lòng tự ái lại cao gấp đôi người bình thường và chưa từng nếm mùi vất vả lúc trẻ - thì thường bỏ việc. Họ đến công ty khác cũng lại gặp hoàn cảnh tương tự. Họ chẳng làm được trong công ty nào cả.
Nếu là người tu dưỡng được nhân cách khi còn là cầu thủ thì dù phải làm việc trong hoàn cảnh như vậy họ vẫn có thể chịu đựng được. Bất cứ việc gì họ cũng sẽ không nề hà miễn là có thể làm được. Với nhân cách như vậy họ sẽ được lòng tin với mọi người xung quanh kể cả với cấp trên. Và nếu họ dấn thân, tận tuỵ trong công việc thì công ty cũng đánh giá cao và sẽ được cất nhắc vào những chức vụ quan trọng.
Trường hợp những người tự đứng ra gây dựng sự nghiệp – vì chẳng tội gì lại chui vào làm ở công ty bé tẹo với đồng lương còi cọc - thì sự thể sẽ ra sao? Ví dụ như định mở nhà hàng chẳng hạn. Sẽ không thể thành công nếu con người chưa hoàn thiện. Để kinh doanh nhà hàng thì trước hết phải biết cúi đầu tỏ lòng trọng thị khách hàng. Dù bận rộn đến mấy, cũng phải luôn tươi cười, phải luôn đáp ứng trước bất kỳ đòi hỏi nào của thực khách. Ngoài ra, còn phải vào bếp tự rửa bát, rửa đĩa để tiết kiệm chi phí nữa.
Đối với những người từng một thời sống trong hào quang thì thật khó có thể cúi đầu trước khách hàng hay rửa đống bát đũa bẩn thỉu. Tuy vậy, nếu là người đã từng nếm đủ mùi gian khổ, đã từng gặp nghịch cảnh và hoàn thiện nhân cách ngay từ trẻ thì chắc chắn người đó sẽ dứt bỏ được ám ảnh của quá khứ hào quang và tiếp tục nỗ lực hết mình trong hoàn cảnh mới.
Do đó, tôi thường xuyên nhắc nhở các cầu thủ Purple Sunga rằng: sau khi giã từ cụôc đời cầu thủ, bước vào những năm tháng dài của cuộc sống đời thường thì phải làm sao để người nào cũng có thể tự tin và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đã trưởng thành về nhân cách trong thời kỳ là cầu thủ”. Tôi muốn Purple Sunga phải trở thành đội bóng được xã hội thừa nhận. Ngay cả sau này – khi đã chấm dứt sự nghiệp cầu thủ, có trở thành nhân viên công ty hay chủ kinh doanh nhà hàng thì cũng phải là những người đi đâu cũng được xã hội chấp nhận và quý mến. Đó cũng là trách nhiệm của tôi – trách nhiệm của những người nuôi dưỡng lớp trẻ.
Trong con người nào cũng vậy, khi bắt tay vào một việc gì đó thì cũng có lúc gặp tâm trạng chán nản, muốn bỏ cuộc. Nếu vượt qua được tâm trạng đó, rèn luyện khả năng chịu đựng thì mới tu dưỡng được thành Người. Có thế thì mới không bị ám ảnh bởi thứ hào quang nhất thời như trong thể thao, mới được cuộc đời chấp nhận.
Không chỉ riêng cầu thủ bóng đá thuộc J-league, mà hầu như các cầu thủ thể thao chuyên nghiệp - kể cả những người có thu nhập hàng năm từ 30 đến 40 triệu yên - đều buộc phải từ giã sự nghiệp thi đấu ở tuổi ngoài 30. Những cầu thủ đó đi làm ở các công ty, nếu làm được việc thì có lẽ lương cao lắm cũng chỉ khoảng 200 ngàn yên một tháng, và còn hay bị sếp khiển trách nữa. Trong hoàn cảnh đó, nếu là người vốn quen với việc được tâng bốc, ca ngợi, lòng tự ái lại cao gấp đôi người bình thường và chưa từng nếm mùi vất vả lúc trẻ - thì thường bỏ việc. Họ đến công ty khác cũng lại gặp hoàn cảnh tương tự. Họ chẳng làm được trong công ty nào cả.
Nếu là người tu dưỡng được nhân cách khi còn là cầu thủ thì dù phải làm việc trong hoàn cảnh như vậy họ vẫn có thể chịu đựng được. Bất cứ việc gì họ cũng sẽ không nề hà miễn là có thể làm được. Với nhân cách như vậy họ sẽ được lòng tin với mọi người xung quanh kể cả với cấp trên. Và nếu họ dấn thân, tận tuỵ trong công việc thì công ty cũng đánh giá cao và sẽ được cất nhắc vào những chức vụ quan trọng.
Trường hợp những người tự đứng ra gây dựng sự nghiệp – vì chẳng tội gì lại chui vào làm ở công ty bé tẹo với đồng lương còi cọc - thì sự thể sẽ ra sao? Ví dụ như định mở nhà hàng chẳng hạn. Sẽ không thể thành công nếu con người chưa hoàn thiện. Để kinh doanh nhà hàng thì trước hết phải biết cúi đầu tỏ lòng trọng thị khách hàng. Dù bận rộn đến mấy, cũng phải luôn tươi cười, phải luôn đáp ứng trước bất kỳ đòi hỏi nào của thực khách. Ngoài ra, còn phải vào bếp tự rửa bát, rửa đĩa để tiết kiệm chi phí nữa.
Đối với những người từng một thời sống trong hào quang thì thật khó có thể cúi đầu trước khách hàng hay rửa đống bát đũa bẩn thỉu. Tuy vậy, nếu là người đã từng nếm đủ mùi gian khổ, đã từng gặp nghịch cảnh và hoàn thiện nhân cách ngay từ trẻ thì chắc chắn người đó sẽ dứt bỏ được ám ảnh của quá khứ hào quang và tiếp tục nỗ lực hết mình trong hoàn cảnh mới.
Do đó, tôi thường xuyên nhắc nhở các cầu thủ Purple Sunga rằng: sau khi giã từ cụôc đời cầu thủ, bước vào những năm tháng dài của cuộc sống đời thường thì phải làm sao để người nào cũng có thể tự tin và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đã trưởng thành về nhân cách trong thời kỳ là cầu thủ”. Tôi muốn Purple Sunga phải trở thành đội bóng được xã hội thừa nhận. Ngay cả sau này – khi đã chấm dứt sự nghiệp cầu thủ, có trở thành nhân viên công ty hay chủ kinh doanh nhà hàng thì cũng phải là những người đi đâu cũng được xã hội chấp nhận và quý mến. Đó cũng là trách nhiệm của tôi – trách nhiệm của những người nuôi dưỡng lớp trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét