Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


ƯMCBNĐTHT - Chương IV - Phần 3 : Coi trọng tính sáng tạo

Ở đây tôi không định bàn về thực trạng giáo dục trong nhà trường Nhật Bản. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh với các bạn là phải coi trọng tính sáng tạo.

Phần lớn những điều mà các bạn học được ở trường là tiếp thu và vận dụng kiến thức. Bản thân sự học đó không phải dở. Đầu óc trẻ em tiếp thu tri thức mới như bọt biển hút nước. Chúng trưởng thành và vào đời nhờ những tri thức có được đó.


Tuy nhiên, sẽ rất phiến diện nếu đánh giá năng lực của học trò mà chỉ dựa trên kết quả những bài kiểm tra ở trường. Vì những bài thi hầu như chỉ nhằm kiểm tra xem khả năng thuộc lòng kiến thức của học sinh đến đâu.

Phải chăng, với bảng thành tích học tập loại ưu ở trường, khi ra ngoài xã hội thì cuộc đời người đó sẽ suôn sẻ? Tôi đánh giá con người trên cơ sở coi trọng khả năng, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống - nói cách khác là khả năng tư duy, sáng tạo sau khi vào đời - chứ không dựa vào bảng thành tích tốt xấu trong học tập.

Thuộc lòng kiến thức mới chỉ là một mặt trong năng lực tuyệt vời của một con người. Nhưng thuộc lòng chưa phải là tất cả. Vấn đề là ở chỗ vận dụng vô số kiến thức đã thuộc ấy vào cuộc sống như thế nào? Tức là đòi hỏi tính sáng tạo.

Lẽ dĩ nhiên, tôi không có ý chê bai những tài năng thuộc dạng tiếp thu tri thức. Nhưng, theo thiển nghĩ của tôi thì tri thức là những gì mà người ta đã biết. Không thể mở ra thời đại mới nếu chỉ dựa vào những điều đã biết. Cái mà xã hội cần là gì? Chính là tính sáng tạo dựa trên tri thức và thông tin.

Nước Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ hai, nếu lùi xa hơn về quá khứ thì là nước Nhật Bản kể từ công cuộc Minh Trị Duy Tân, luôn luôn theo đuổi một nền giáo dục thiên về tri thức. Nền giáo dục đó tuy không sản sinh ra được thiên tài, nhưng cũng đào tạo ra được nhiều người ưu tú. Trên cơ sở tiếp thu tri thức Âu - Mỹ, nền giáo dục đó đã đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao mặt bằng dân trí trên khắp đất nước Nhật Bản.

Nhìn lại quá trình học tập của bản thân mình trong những năm tiểu học, trung học, trung học phổ thông và đại học, tôi cũng thấy rất rõ đặc điểm của nền giáo dục Nhật Bản trong thời gian qua. Đó là buộc học sinh phải ganh đua nhồi nhét kiến thức càng nhiều càng tốt và đánh giá năng lực học sinh theo tiêu chí “học thuộc lòng”.

Nhưng thời đại sắp tới có lẽ sẽ không có chỗ cho một nền giáo dục “bắt chước người”, hoặc học theo người đi trước. Mà thời đại mới - một thời đại không thể dự báo trước điều gì – đòi hỏi phải có một nền giáo dục đặt trọng tâm vào việc dạy cho người học biết cách vận dụng tri thức trong cuộc sống như thế nào và đánh giá năng lực của học sinh theo tiêu chí ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét