Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


ƯMCBNĐTHT - Chương III - Phần 5 : Mobilphone thương hiệu "AU"

Từ thuở bắt đầu kinh doanh chất bán dẫn với các công ty Hoa Kỳ, khi phát minh ra tổ hợp vi mạch IC Package, tôi đã linh cảm thấy việc thu nhỏ linh kiện bán dẫn tính nâng cao sẽ sớm thành hiện thực. Tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa sẽ xuất hiện loại điện thoại di động kích thước nhỏ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.


Tuy vậy, thời đó chưa có nơi nào trên thế giới thành công trong lĩnh vực điện thoại di động (điện thoại gắn trên xe ô tô). Vả lại, Công ty Dainhi Denden của tôi cũng mới đi vào hoạt động ổn định. Vì thế, kế hoạch tiến sang lĩnh vực điện thoại di động do tôi đề xướng hầu như bị mọi thành viên trong hội đồng quản trị phản bác. Chỉ có một thành viên duy nhất tán đồng kế hoạch của tôi. Tôi nói với người đó: “Không ai chấp thuận cả. Chỉ có tôi và anh. Dù vậy, chúng ta vẫn cứ làm”. Và thế là chúng tôi bắt tay vào việc phát triển điện thoại. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động au - hiện KDDI đang thực hiện – đã bắt đầu như vậy đấy.

Rốt cuộc, Bộ Bưu chính cũng cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Dainhi Denden chúng tôi. Lúc ấy, ngoài chúng tôi ra còn có một công ty nữa cũng xin Bộ Bưu chính cấp phép tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Trước tình hình đó, bộ Bưu chính quyết định phân chia thị trường dành cho các công ty mới tham gia – không bao gồm NTT – thành hai : Tokyo làm trung tâm và khu vực Tokai (lấy thành phố Nagoya làm trung tâm). Vùng thị trường thứ hai là các khu vực còn lại không thuộc vùng thứ nhất.

Chọn vùng thị trường nào trở thành vấn đề thương lượng căng thẳng giữa Dainhi Denden và công ty mới kia. Bởi vì giữa hai vùng thị trường có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là vùng thị trường thứ nhất, còn được gọi là “vùng vành đai Thái Bình dương” nối thủ đô Tokyo và thành phố Nagoya. Các thành phố lớn nhất Nhật Bản đều tập trung ở vành đai này và mọi nhu cầu tiêu dùng cũng dồn cả vào đây. Có thể nói, vùng thị trường thứ nhất là vùng có nhu cầu lớn nhất.

Lẽ dĩ nhiên, Công ty Dainhi Denden chúng tôi muốn dành được quyền cung cấp cho vùng thị trường thứ nhất này. Nhưng đối thủ của chúng tôi cũng muốn như vậy. Kết quả là chẳng ai chịu ai. Trước tình hình ấy, tôi phải đi đến một quyết định đầy khó khăn là chấp nhận nhường vùng thị trường thứ nhất cho đối thủ.

Tại cuộc họp nghe thông báo kết quả thương lượng, các thành viên tham dự - bao gồm rất nhiều người đứng đầu các công ty hàng đầu Nhật Bản, những người đã ủng hộ và cùng góp vốn lập ra Công ty Dainhi Denden – đã nhao nhao đứng lên khiển trách tôi bằng những lời lẽ nặng nề. Họ nói: “Có một cái bánh bao thì phần nhân thịt ngon lành anh để đối thủ cướp mất. Chỉ còn cái vỏ mà anh cũng mang về và bắt chúng tôi phải xơi hả? Thế là thế nào?”.

Tuy vậy, về sau bằng những nỗ lực quên mình, tôi vẫn kiên quyết cho triển khai Công ty Điện thoại Di động Kansai Cellular – sử dụng phương thức thông tin vô tuyến. Chúng tôi đứng hàng đầu trong số các công ty mới tham gia thị trường. Tiến đến, chúng tôi còn hợp nhất với IDO – chính là đối thủ được nhường phần thị trường béo bở nhất. Hiện nay, với thương hiệu au, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ điện thoại di động tuyệt vời cho người tiêu dùng Nhật Bản. Thương hiệu điện thoại di động au của chúng tôi đang tranh đua vị trí nhất nhì với thương hiệu docomo của NTT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét