“Cuộc
đời con người không bao giờ chỉ toàn vận đen. Cuộc đời con người là quá
trình xen kẽ giữa cái tốt và cái xấu. Vì thế, các bạn - những người
đang gánh vác xã hội trên vai – dù gặp bất cứ cảnh ngộ nào cũng đừng nản
chí. Những nỗ lực trong khó khăn gian khổ của bạn sau này nhất định sẽ
đơm hoa, kết quả. Những nỗ lực đó sẽ làm cho cuộc sống của bạn ngập tràn
hạnh phúc. Và nhất là chúng sẽ nâng cao phẩm chất con người trong bản
thân bạn” - Inamori Kazuo
Công ty Kyocera và KDDI
Sau khi tốt nghiệp đại học Kagoshima, tôi vào làm việc cho một công ty chuyên sản xuất gốm sứ cách điện cao áp ở Kyoto. Năm 27 tuổi, tôi ra thành lập một công ty riêng, đặt tên là Kyocera. Công ty Kyocera của tôi được lập ra thực sự là dựa vào kỹ thuật gốm sứ công nghệ cao.
Ngày nay, các loại sản phẩm điện tử như computer, tivi, video đều sử dụng những loại linh kiện do Kyocera sản xuất. Ngoài ra, nhờ ứng dụng kỹ thuật gốm sứ công nghệ cao, công ty còn chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh như đá quý emerald (một dạng đá tái kết tủa), xương nhân tạo, pin mặt trời, điện thoại di động, máy in, máy ảnh kỹ thuật số...
Sau khi công ty Kyocera đã đi vào hoạt động ổn định, tôi lại lập thêm công ty viễn thông DDI (hiện nay là KDDI). Thời đó, trên thị trường Nhật Bản chỉ có một công ty viễn thông độc quyền khổng lồ: Công ty điện thoại điện tín Nhật Bản (NTT). Cũng vì vậy mà tiền cước điện thoại điện tín khá đắt so với hiện nay. Trong bụng tôi chỉ muốn làm sao giảm được giá cước xuống chút nào hay chút ấy. Vì thế, vào năm 1984, khi làn sóng “tự do hóa thị trường thông tin” ập tới, tôi liền chấp nhận thách thức trong lĩnh vực này, bằng cách lập ra một công ty viễn thông mới lấy tên là Dainidenden.
NTT lúc đó, với mạng lưới thông tin trải rộng khắp lãnh thổ Nhật Bản và các hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông, có thế lực và ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn quốc.
Mặc dù đang trong thời buổi “tự do hóa thị trường”, nhưng việc lập ra một công ty viễn thông mới đối đầu với công ty NTT khổng lồ là một việc làm hết sức mạo hiểm. Nhưng nếu công ty viễn thông mới đứng vững được trước NTT thì cũng có nghĩa là sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông, và như thế sẽ dẫn tới việc giá cước điện thoại cơ bản trên thị trường Nhật Bản giảm xuống.
Tôi lập ra công ty Dainidenden với một tâm trạng sự thực là “người mở đường”. Tiếp đến, tôi len chân vào lĩnh vực điện thoại di động. Công ty điện thoại di động của tôi hiện nay được mọi người Nhật Bản biết tới với thương hiệu Dainidenden liên doanh với công ty thông tin di động IOD của hãng Toyota và công ty điện thoại quốc tế KDD và đổi tên thành KDDI.
Như trong lời mở đầu của cuốn sách này đã kể, tính tới thời điểm năm 2004, tổng số cán bộ công nhân viên của tập đoàn Kyocera (kể cả trong và ngoài Nhật Bản) đã vượt quá 50 ngàn người. Doanh số của tập đoàn trong một năm (từ tháng 3-2003 đến tháng 3-2004) là 1.140 tỷ yên. Còn doanh số của tập đoàn KDDI là 2.850 tỷ yên. Nếu tính gộp doanh số của cả hai tập đoàn thì con số xấp xỉ 4.000 tỷ yên. Các sản phẩm và dịch vụ do hai tập đoàn Kyocera và KDDI cung cấp có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống và kinh tế, giúp ích cho sự phát triển chung của cả xã hội. Tiền đóng thuế của chúng tôi góp phần nâng cao phúc lợi công cộng.
Có thể nói cả hai tập đoàn Kyocera và KDDI do tôi lập ra giờ đây đã trở thành hai tập đoàn kinh tế khổng lồ. Nhưng các bạn hãy cùng tôi nhớ lại lúc mới ra đời: chúng chẳng là cái gì cả. Tôi bắt đầu sự nghiệp từ con số không. Nhưng tôi luôn tin tưởng rằng những nỗ lực của mình chắc chắn sẽ có ngày đơm hoa kết quả. Niềm tin đó động viên tôi trong những lúc bất an, những lúc gặp khó khăn, và nó càng thúc giục tôi phải nỗ lực không ngừng. Nhưng nếu không có những người xung quanh giúp sức thì cũng không thể có được Tập đoàn Kyocera và KDDI như ngày hôm nay.
Công ty Kyocera và KDDI
Sau khi tốt nghiệp đại học Kagoshima, tôi vào làm việc cho một công ty chuyên sản xuất gốm sứ cách điện cao áp ở Kyoto. Năm 27 tuổi, tôi ra thành lập một công ty riêng, đặt tên là Kyocera. Công ty Kyocera của tôi được lập ra thực sự là dựa vào kỹ thuật gốm sứ công nghệ cao.
Ngày nay, các loại sản phẩm điện tử như computer, tivi, video đều sử dụng những loại linh kiện do Kyocera sản xuất. Ngoài ra, nhờ ứng dụng kỹ thuật gốm sứ công nghệ cao, công ty còn chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh như đá quý emerald (một dạng đá tái kết tủa), xương nhân tạo, pin mặt trời, điện thoại di động, máy in, máy ảnh kỹ thuật số...
Sau khi công ty Kyocera đã đi vào hoạt động ổn định, tôi lại lập thêm công ty viễn thông DDI (hiện nay là KDDI). Thời đó, trên thị trường Nhật Bản chỉ có một công ty viễn thông độc quyền khổng lồ: Công ty điện thoại điện tín Nhật Bản (NTT). Cũng vì vậy mà tiền cước điện thoại điện tín khá đắt so với hiện nay. Trong bụng tôi chỉ muốn làm sao giảm được giá cước xuống chút nào hay chút ấy. Vì thế, vào năm 1984, khi làn sóng “tự do hóa thị trường thông tin” ập tới, tôi liền chấp nhận thách thức trong lĩnh vực này, bằng cách lập ra một công ty viễn thông mới lấy tên là Dainidenden.
NTT lúc đó, với mạng lưới thông tin trải rộng khắp lãnh thổ Nhật Bản và các hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông, có thế lực và ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn quốc.
Mặc dù đang trong thời buổi “tự do hóa thị trường”, nhưng việc lập ra một công ty viễn thông mới đối đầu với công ty NTT khổng lồ là một việc làm hết sức mạo hiểm. Nhưng nếu công ty viễn thông mới đứng vững được trước NTT thì cũng có nghĩa là sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông, và như thế sẽ dẫn tới việc giá cước điện thoại cơ bản trên thị trường Nhật Bản giảm xuống.
Tôi lập ra công ty Dainidenden với một tâm trạng sự thực là “người mở đường”. Tiếp đến, tôi len chân vào lĩnh vực điện thoại di động. Công ty điện thoại di động của tôi hiện nay được mọi người Nhật Bản biết tới với thương hiệu Dainidenden liên doanh với công ty thông tin di động IOD của hãng Toyota và công ty điện thoại quốc tế KDD và đổi tên thành KDDI.
Như trong lời mở đầu của cuốn sách này đã kể, tính tới thời điểm năm 2004, tổng số cán bộ công nhân viên của tập đoàn Kyocera (kể cả trong và ngoài Nhật Bản) đã vượt quá 50 ngàn người. Doanh số của tập đoàn trong một năm (từ tháng 3-2003 đến tháng 3-2004) là 1.140 tỷ yên. Còn doanh số của tập đoàn KDDI là 2.850 tỷ yên. Nếu tính gộp doanh số của cả hai tập đoàn thì con số xấp xỉ 4.000 tỷ yên. Các sản phẩm và dịch vụ do hai tập đoàn Kyocera và KDDI cung cấp có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống và kinh tế, giúp ích cho sự phát triển chung của cả xã hội. Tiền đóng thuế của chúng tôi góp phần nâng cao phúc lợi công cộng.
Có thể nói cả hai tập đoàn Kyocera và KDDI do tôi lập ra giờ đây đã trở thành hai tập đoàn kinh tế khổng lồ. Nhưng các bạn hãy cùng tôi nhớ lại lúc mới ra đời: chúng chẳng là cái gì cả. Tôi bắt đầu sự nghiệp từ con số không. Nhưng tôi luôn tin tưởng rằng những nỗ lực của mình chắc chắn sẽ có ngày đơm hoa kết quả. Niềm tin đó động viên tôi trong những lúc bất an, những lúc gặp khó khăn, và nó càng thúc giục tôi phải nỗ lực không ngừng. Nhưng nếu không có những người xung quanh giúp sức thì cũng không thể có được Tập đoàn Kyocera và KDDI như ngày hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét