Chương 4 : Bạn đã sẵn sàng khám phá sức mạnh tinh thần của mình ?
Bạn sở hữu những năng
lực huyền bí, cả đã biết lẫn chưa biết. Bạn hãy khám phá sức mạnh tinh
thần của mình, bởi quá trình khám phá sẽ mang lại cho bạn: (1) sức khỏe
sung mãn, tinh thần minh mẫn, đạo đức lành mạnh, hạnh phúc và cả sự giàu
sang; (2) thành công trong lĩnh vực lựa chọn; và thậm chí là (3) cả
những phương tiện để tác động, sử dụng, kiểm soát hay kết hợp hài hòa
các sức mạnh đó.
Hãy thử tìm hiểu những sức mạnh phi vật chất vốn nằm ngoài thế giới vật chất mà chúng ta đã biết. Đó là những sức mạnh mà các bạn có thể được hưởng lợi một khi học cách vận dụng chúng. Việc này chỉ như khi các bạn bật ti-vi lần đầu tiên.
Ngay cả một đứa bé cũng biết chọn kênh truyền hình mà nó yêu thích, dù cậu không biết gì về cơ chế phát sóng hay cấu tạo của chiếc máy thu hình nhà mình. Nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường. Mọi đứa trẻ đều cần học cách xoay nắm cửa hay bấm đúng nút trên chiếc điều khiển ti-vi.
Trong chương này, bạn sẽ học cách xoay nắm cửa hay bấm nút để đạt được điều mình muốn từ loại thiết bị điện tử tối tân nhất từ trước đến nay. Mặc dù cỗ máy đặc biệt này là một công trình vĩ đại của Sức Mạnh Thiêng Liêng, nhưng bạn là người chủ sở hữu đích thực của nó. Cỗ máy ấy đã được chế tạo như thế nào? Nó chứa hơn 80 tỉ tỉ “tế bào điện tử”. Tất nhiên nó còn chứa rất nhiều thành phần khác. Bản thân mỗi thành phần cũng là một “cơ chế điện tử” đặc biệt.
Trong đó có một bộ phận đáng chú ý, tuy trọng lượng của nó chỉ vào khoảng 1,4 ki-lô-gam. Cấu tạo của thành phần này bao gồm trên 10 tỉ tế bào có chức năng phát, nhận, ghi lại thông tin và truyền năng lượng.
Vậy cỗ máy hoàn hảo mà bạn đang sở hữu này là gì? Đó chính là cơ thể bạn. Bạn sẽ vẫn là chính mình cho dù có mất đi một cánh tay, một con mắt, hay bất kỳ một bộ phận nào khác trên cơ thể.
Thế còn bộ phận đặc biệt kia thì sao? Đó chính là bộ não và hệ thần kinh với chức năng kiểm soát cơ thể và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Tinh thần bạn cũng bao gồm nhiều thành phần khác nhau: một phần được gọi là nhận thức, một phần quan trọng khác được gọi là tiềm thức. Chúng hoạt động đồng bộ và song song với nhau. Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu rất nhiều về nhận thức của con người. Tuy con người mới chỉ bắt đầu tìm hiểu về thế giới tiềm thức khoảng gần một trăm năm nay, nhưng người nguyên thủy đã biết sử dụng sức mạnh bí ẩn của tiềm thức ngay từ thuở sơ khai.
Mỗi ngày trôi qua, tôi lại giàu có thêm về mọi mặt! Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đồng hành cùng Bill McCall ở Sydney, Úc, trong hành trình đi từ thất bại đến thành công.
Vào năm 19 tuổi, Bill đã tự mình khởi nghiệp dù ông còn rất trẻ, thiếu cả kinh nghiệm lẫn vốn sống. Kết quả là ông thất bại thảm hại. Đến năm 21 tuổi, ông mở công ty Federal Congress. Và “gặt” được thất bại tiếp theo. Tuy nhiên, những thất bại ấy không khiến ông gục ngã mà lại trở thành động lực thúc đẩy chàng thanh niên Úc giàu ý chí.
Ông bắt đầu đi tìm những quy luật dẫn đến thành công.
Bill McCall muốn trở nên giàu có và ông nghĩ rằng có thể tìm thấy những quy luật thành công trong sách vở. Vì vậy, khi liếc qua danh mục sách ở thư viện, mắt Bill đã dừng lại ở tựa sách Cách Nghĩ để Thành Công. Ông quyết định mượn cuốn sách này. Ông đọc qua một lần, rồi đọc lại một lần nữa, rồi lần nữa. Tuy nhiên, ngay cả khi đọc đến lần thứ ba thì ông vẫn chưa biết cách áp dụng những nguyên tắc thành công được các nhân vật thành đạt trên thế giới sử dụng. Ông nói với chúng tôi rằng:
“Tôi đọc Cách Nghĩ để Thành Công lần thứ tư khi đang rảo bước trên một con phố sầm uất ở Sydney. Và bước ngoặt lịch sử đã diễn ra ngay lúc đó! Mọi việc đến thật bất ngờ. Tôi tình cờ dừng lại trước cửa hàng bán thịt và nhìn lên. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy như có một nguồn cảm hứng vừa trỗi dậy.” Ông mỉm cười và nói tiếp:
“Tôi la lớn: Nó đây rồi! Tôi đã nhìn thấu nó rồi! Ngay cả bản thân tôi cũng phải giật mình với sự bộc phát cảm xúc lần đó. Một người phụ nữ đi ngang qua cũng thế. Cô ấy dừng lại và nhìn tôi với vẻ đầy ngạc nhiên. Tôi vội vã chạy về nhà với khám phá mới của mình.”
Ông kể tiếp với vẻ nghiêm túc:
“Tôi đang đọc một chương có nhan đề là Tự kỷ ám thị thì chợt nhớ ra rằng hồi còn nhỏ, cha tôi đã từng đọc cuốn Làm Chủ Tinh Thần Thông Qua Phép Tự Kỷ Ám Thị” (Self–Mastery Through Conscious Autosuggestion) của Emile Coué”. Rồi ông nhìn thẳng vào Napoleon Hill và nói:
“Ông từng viết trong cuốn sách của mình rằng nếu Emile Coué có thể giúp mọi người tránh khỏi bệnh tật, giúp người ốm đau khỏe mạnh trở lại nhờ biết tự tạo động lực tinh thần, thì việc tự tạo động lực cũng có thể giúp con người đạt được sự giàu có hay bất kỳ ước nguyện nào khác. Làm giàu nhờ biết tự tạo động lực bản thân quả là một khám phá lớn của tôi. Đó là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với tôi.” Sau đó, McCall đã mô tả các nguyên tắc cần áp dụng cứ như thể là ông đã thuộc chúng nằm lòng.
Bạn biết đấy, ý thức là trung tâm điều khiển, nơi mỗi cá nhân nuôi dưỡng tiềm thức của mình: hoặc anh ta sẽ vun đắp những suy nghĩ mang tính kiến tạo, hoặc anh ta sẽ mặc cho những suy nghĩ có tính phá hoại tự do phát triển.
Nếu mỗi ngày bạn nói to hai lần khát vọng làm giàu của mình bằng tất cả cảm xúc và sự tập trung cao độ, ấy là bạn “thông báo” khát vọng ấy cho tiềm thức của mình. Thông qua việc lặp đi lặp lại như thế, trong bạn sẽ hình thành thói quen suy nghĩ có lợi nhằm thúc đẩy các nỗ lực biến chuyển khát vọng thành hiện thực.
Tôi nhắc lại lần nữa: điều quan trọng nhất khi nói to khát vọng của mình là bạn phải nói bằng tất cả cảm xúc và sự tập trung cao độ.
Khả năng vận dụng các nguyên tắc tự động viên phụ thuộc rất lớn vào khả năng tập trung của bạn đối với khát vọng đó. Bạn cần tập trung tối đa cho đến khi khát vọng ấy trở nên cháy bỏng.
Khi vừa về đến nhà, chưa kịp thở, tôi đã vội ngồi xuống bàn và viết: Mục tiêu chính của mình là trở thành triệu phú trước năm 1960”. Vẫn nhìn thẳng vào Napoleon Hill, ông nói tiếp: “Ông nói rằng mọi người nên đưa ra con số cụ thể về số tiền mà mình muốn có, cũng như ngày tháng hoàn thành mục tiêu. Tôi đã làm theo đúng như vậy”.
Bây giờ, người đàn ông mà chúng ta đang nhắc đến không còn là chàng trai trẻ Bill McCall thất bại nữa. Anh đã trở thành Ngài William V. McCall, nghị sĩ trẻ tuổi nhất của Quốc hội Úc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị chi nhánh Coca–Cola ở Sydney kiêm giám đốc của 22 công ty thuộc sở hữu gia đình. Ông đã trở thành triệu phú và giàu có tương đương các nhân vật thành đạt trong cuốn sách mà ông từng đọc, cuốn sách đã truyền cảm hứng giúp ông khám phá sức mạnh tiềm thức bằng việc tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. (Điều bất ngờ hơn là ông đã trở thành triệu phú sớm hơn kế hoạch những bốn năm!).
Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại trở nên tốt hơn về mọi mặt! McCall kể rằng hồi còn bé, ông thấy cha mình từng vận dụng thành công một khám phá vĩ đại mà ông tìm thấy trong một cuốn sách. Đó là khám phá mà ai cũng có thể áp dụng hiệu quả một khi đã tìm ra cho mình. Giống như Bill McCall và cha ông, bạn cũng có thể vận dụng sức mạnh của việc tự thúc đẩy bản thân.
Sức mạnh to lớn của việc tự thúc đẩy bản thân đã được Emile Coué khám phá, bởi lẽ ông dám tìm hiểu nguồn sức mạnh bên trong của mình và của những người khác. Trước đây, ông thường sử dụng thuật thôi miên để điều trị cho các bệnh nhân của ông. Nhưng sau khi phát hiện ra quy luật tự nhiên của việc tự thúc đẩy bản thân, ông đã không còn sử dụng thuật thôi miên nữa.
Vậy ông đã tìm quy luật tự nhiên này như thế nào?
Emile Coué tìm thấy quy luật này khi tìm cách trả lời cho những câu hỏi mà ông tự đặt ra cho mình. Những câu hỏi đó là:
Câu hỏi số 1: Lời khuyên của bác sĩ, hay lời tự nhủ của bệnh nhân mới thực sự mang lại hiệu quả chữa bệnh?
Trả lời: Coué đã chứng minh một cách rất thuyết phục rằng chính tâm trí của bệnh nhân đã vô tình hoặc cố ý đưa ra lời tự khuyên nhủ. Thế là cả tinh thần lẫn thể xác của người bệnh đều làm theo lời khuyên đó. Nếu thiếu việc tạo động lực thúc đẩy bản thân thì mọi lời khuyên từ bên ngoài đều trở nên vô nghĩa.
Câu hỏi số 2: Nếu lời khuyên của bác sĩ tác động đến lời khuyên từ bên trong của bệnh nhân, vậy tại sao bệnh nhân không thể sử dụng những lời khuyên tốt đẹp và tích cực? Và tại sao anh ta không thể hạn chế những lời tự nhủ tiêu cực, có hại?
Trả lời: Bất kỳ ai, ngay cả một đứa trẻ, cũng có thể được dạy để phát triển một thái độ tích cực. Biện pháp ở đây là lặp lại những lời khẳng định tích cực, chẳng hạn như: Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại trở nên tốt hơn.
Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ biết được rất nhiều cách tự truyền cảm hứng để tự thúc đẩy bản thân. Nếu bây giờ vẫn chưa hiểu làm thế nào để sử dụng chúng thì bạn sẽ biết được điều đó ngay trước khi đọc xong cuốn sách này.
Khi cánh cửa địa ngục sắp mở ra. Ở Mỹ, mỗi năm cóhơn 450.000 trường hợp sinh con ngoài hôn nhân và trênmột triệu rưỡi thanh thiếu niên bị bắt giam do tội ăn cắpô tô hay những tội khác. Những bi kịch cá nhân này hoàntoàn có thể tránh khỏi nếu: (a) bố mẹ biết khuyên nhủ con cái; và (b) nếu con cái họ được dạy cách tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. Với thái độ khuyên nhủ hợp lý, những thanh niên này sẽ có thể phát triển các chuẩn mực đạo đức thông qua việc tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. Họ sẽ biết cách vô hiệu hóa hay khước từ những ảnh hưởng tiêu cực một cách thông minh hơn.
Tất nhiên, trước sự tự thúc đẩy bản thân từ trong vô thức, mỗi người trong chúng ta đều phản ứng mạnh hơn so với sự tự thúc đẩy bản thân một cách có ý thức. Lúc đó, con người hành động theo thói quen và sự thôi thúc từ bên trong tiềm
thức. Khi một người sở hữu thái độ tích cực đối mặt với tình huống nghiêm trọng, nguồn cảm hứng tự tạo bên trong sẽ chuyển từ tiềm thức sang nhận thức giúp họ chọn cách hành xử phù hợp. Đó là câu chuyện xảy ra với Ralph Weppner ở Toowoomba, Queensland, Úc, một trong số những học viên của chúng tôi.
1 giờ 30 sáng trong phòng bệnh ở một bệnh viện nhỏ nọ, hai người y tá đang thức để trông chừng tình trạng sức khỏe của Ralph. Vào lúc 4 giờ 30 chiều hôm trước, bệnh viện đã gọi điện yêu cầu gia đình Ralph phải đến gấp. Khi mọi người đến bên giường bệnh thì Ralph đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu sau một cơn đau tim đột ngột. Giờ thì các thành viên trong gia đình ông đang đứng bên ngoài hành lang bệnh viện. Ai nấy đều rất lo lắng cho ông.
Các bác sĩ và y tá cố gắng cấp cứu cho Ralph. Sau 6 tiếng đồng hồ, Ralph vẫn chưa có dấu hiệu hồi tỉnh.
Ralph không thể cử động, trò chuyện và dường như không còn cảm giác gì nữa. Tuy nhiên, ông vẫn nghe thấy giọng nói của hai nữ y tá. Đầu óc ông vẫn tỉnh táo trong suốt thời gian đó. Ông nghe thấy một trong hai nữ y tá nói:
“Ông ấy không thở! Chị có thấy mạch đập không?”
“Không.”
Ralph cứ nghe thấy điệp khúc hỏi và trả lời như thế hết lần này đến lần khác. “Chị có thấy mạch đập không?”. “Không”.
Ông nghĩ thầm: “Mình vẫn ổn. Nhưng mình phải nói cho họ biết. Mình phải tìm cách nói cho họ biết thôi”.
Ralph bỗng nhớ lại câu nói tự động viên mà ông từng được học: Bạn có thể thành công nếu bạn tin rằng mình sẽ thành công!
Ông cố hết sức để mở mắt nhưng vô ích. Mí mắt dường như không còn nghe theo lời ông. Ông cố gắng cử động tay, chân, đầu, nhưng chúng chẳng có phản ứng nào cả. Ralph cố gắng hết lần này đến lần khác để mở mắt, cho đến khi ông nghe thấy giọng nói: “Tôi nhìn thấy mí mắt của ông ấy nhấp nháy. Ông ấy còn sống”.
Ralph nói: “Lúc đó tôi chẳng thấy sợ gì cả. Thỉnh thoảng, một trong hai nữ y tá lại gọi tôi: Ông còn đó không, ông Weppner? Ông có còn đó không? Khi đó, tôi chỉ biết đáp lại bằng cách nhấp nháy mí mắt để họ biết rằng tôi còn sống”.
Phải mất một lúc lâu và với nỗ lực không ngừng, Ralph mới có thể mở một mắt, rồi cả hai mắt.
Với sự kiên trì và cố gắng không mệt mỏi, bác sĩ và các y tá đã giành lại sự sống cho ông. Nhưng chính việc tự thúc đẩy bản thân qua câu nói mà ông đã học trong khóa học Thái độ tích cực, “Bạn có thể thành công nếu bạn tin rằng mình sẽ thành công”, đã kéo ông trở lại. Vậy là rõ ràng những cuốn sách chúng ta đọc và suy nghĩ của chúng ta có ảnh hưởng đến tiềm thức của chúng ta.
Bây giờ, rất có thể những gì vừa đọc không giúp các bạn biết cách xoay nắm cửa hay bấm những chiếc nút trên chiếc điều khiển ti-vi, nghĩa là điều khiển cỗ máy đang sở hữu để đạt được những gì mình muốn. Nếu quả thật như vậy thì các bạn hãy tiếp tục khám phá sức mạnh tinh thần bằng cách làm theo hướng dẫn sau đây.
Hãy thử tìm hiểu những sức mạnh phi vật chất vốn nằm ngoài thế giới vật chất mà chúng ta đã biết. Đó là những sức mạnh mà các bạn có thể được hưởng lợi một khi học cách vận dụng chúng. Việc này chỉ như khi các bạn bật ti-vi lần đầu tiên.
Ngay cả một đứa bé cũng biết chọn kênh truyền hình mà nó yêu thích, dù cậu không biết gì về cơ chế phát sóng hay cấu tạo của chiếc máy thu hình nhà mình. Nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường. Mọi đứa trẻ đều cần học cách xoay nắm cửa hay bấm đúng nút trên chiếc điều khiển ti-vi.
Trong chương này, bạn sẽ học cách xoay nắm cửa hay bấm nút để đạt được điều mình muốn từ loại thiết bị điện tử tối tân nhất từ trước đến nay. Mặc dù cỗ máy đặc biệt này là một công trình vĩ đại của Sức Mạnh Thiêng Liêng, nhưng bạn là người chủ sở hữu đích thực của nó. Cỗ máy ấy đã được chế tạo như thế nào? Nó chứa hơn 80 tỉ tỉ “tế bào điện tử”. Tất nhiên nó còn chứa rất nhiều thành phần khác. Bản thân mỗi thành phần cũng là một “cơ chế điện tử” đặc biệt.
Trong đó có một bộ phận đáng chú ý, tuy trọng lượng của nó chỉ vào khoảng 1,4 ki-lô-gam. Cấu tạo của thành phần này bao gồm trên 10 tỉ tế bào có chức năng phát, nhận, ghi lại thông tin và truyền năng lượng.
Vậy cỗ máy hoàn hảo mà bạn đang sở hữu này là gì? Đó chính là cơ thể bạn. Bạn sẽ vẫn là chính mình cho dù có mất đi một cánh tay, một con mắt, hay bất kỳ một bộ phận nào khác trên cơ thể.
Thế còn bộ phận đặc biệt kia thì sao? Đó chính là bộ não và hệ thần kinh với chức năng kiểm soát cơ thể và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Tinh thần bạn cũng bao gồm nhiều thành phần khác nhau: một phần được gọi là nhận thức, một phần quan trọng khác được gọi là tiềm thức. Chúng hoạt động đồng bộ và song song với nhau. Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu rất nhiều về nhận thức của con người. Tuy con người mới chỉ bắt đầu tìm hiểu về thế giới tiềm thức khoảng gần một trăm năm nay, nhưng người nguyên thủy đã biết sử dụng sức mạnh bí ẩn của tiềm thức ngay từ thuở sơ khai.
Mỗi ngày trôi qua, tôi lại giàu có thêm về mọi mặt! Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đồng hành cùng Bill McCall ở Sydney, Úc, trong hành trình đi từ thất bại đến thành công.
Vào năm 19 tuổi, Bill đã tự mình khởi nghiệp dù ông còn rất trẻ, thiếu cả kinh nghiệm lẫn vốn sống. Kết quả là ông thất bại thảm hại. Đến năm 21 tuổi, ông mở công ty Federal Congress. Và “gặt” được thất bại tiếp theo. Tuy nhiên, những thất bại ấy không khiến ông gục ngã mà lại trở thành động lực thúc đẩy chàng thanh niên Úc giàu ý chí.
Ông bắt đầu đi tìm những quy luật dẫn đến thành công.
Bill McCall muốn trở nên giàu có và ông nghĩ rằng có thể tìm thấy những quy luật thành công trong sách vở. Vì vậy, khi liếc qua danh mục sách ở thư viện, mắt Bill đã dừng lại ở tựa sách Cách Nghĩ để Thành Công. Ông quyết định mượn cuốn sách này. Ông đọc qua một lần, rồi đọc lại một lần nữa, rồi lần nữa. Tuy nhiên, ngay cả khi đọc đến lần thứ ba thì ông vẫn chưa biết cách áp dụng những nguyên tắc thành công được các nhân vật thành đạt trên thế giới sử dụng. Ông nói với chúng tôi rằng:
“Tôi đọc Cách Nghĩ để Thành Công lần thứ tư khi đang rảo bước trên một con phố sầm uất ở Sydney. Và bước ngoặt lịch sử đã diễn ra ngay lúc đó! Mọi việc đến thật bất ngờ. Tôi tình cờ dừng lại trước cửa hàng bán thịt và nhìn lên. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy như có một nguồn cảm hứng vừa trỗi dậy.” Ông mỉm cười và nói tiếp:
“Tôi la lớn: Nó đây rồi! Tôi đã nhìn thấu nó rồi! Ngay cả bản thân tôi cũng phải giật mình với sự bộc phát cảm xúc lần đó. Một người phụ nữ đi ngang qua cũng thế. Cô ấy dừng lại và nhìn tôi với vẻ đầy ngạc nhiên. Tôi vội vã chạy về nhà với khám phá mới của mình.”
Ông kể tiếp với vẻ nghiêm túc:
“Tôi đang đọc một chương có nhan đề là Tự kỷ ám thị thì chợt nhớ ra rằng hồi còn nhỏ, cha tôi đã từng đọc cuốn Làm Chủ Tinh Thần Thông Qua Phép Tự Kỷ Ám Thị” (Self–Mastery Through Conscious Autosuggestion) của Emile Coué”. Rồi ông nhìn thẳng vào Napoleon Hill và nói:
“Ông từng viết trong cuốn sách của mình rằng nếu Emile Coué có thể giúp mọi người tránh khỏi bệnh tật, giúp người ốm đau khỏe mạnh trở lại nhờ biết tự tạo động lực tinh thần, thì việc tự tạo động lực cũng có thể giúp con người đạt được sự giàu có hay bất kỳ ước nguyện nào khác. Làm giàu nhờ biết tự tạo động lực bản thân quả là một khám phá lớn của tôi. Đó là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với tôi.” Sau đó, McCall đã mô tả các nguyên tắc cần áp dụng cứ như thể là ông đã thuộc chúng nằm lòng.
Bạn biết đấy, ý thức là trung tâm điều khiển, nơi mỗi cá nhân nuôi dưỡng tiềm thức của mình: hoặc anh ta sẽ vun đắp những suy nghĩ mang tính kiến tạo, hoặc anh ta sẽ mặc cho những suy nghĩ có tính phá hoại tự do phát triển.
Nếu mỗi ngày bạn nói to hai lần khát vọng làm giàu của mình bằng tất cả cảm xúc và sự tập trung cao độ, ấy là bạn “thông báo” khát vọng ấy cho tiềm thức của mình. Thông qua việc lặp đi lặp lại như thế, trong bạn sẽ hình thành thói quen suy nghĩ có lợi nhằm thúc đẩy các nỗ lực biến chuyển khát vọng thành hiện thực.
Tôi nhắc lại lần nữa: điều quan trọng nhất khi nói to khát vọng của mình là bạn phải nói bằng tất cả cảm xúc và sự tập trung cao độ.
Khả năng vận dụng các nguyên tắc tự động viên phụ thuộc rất lớn vào khả năng tập trung của bạn đối với khát vọng đó. Bạn cần tập trung tối đa cho đến khi khát vọng ấy trở nên cháy bỏng.
Khi vừa về đến nhà, chưa kịp thở, tôi đã vội ngồi xuống bàn và viết: Mục tiêu chính của mình là trở thành triệu phú trước năm 1960”. Vẫn nhìn thẳng vào Napoleon Hill, ông nói tiếp: “Ông nói rằng mọi người nên đưa ra con số cụ thể về số tiền mà mình muốn có, cũng như ngày tháng hoàn thành mục tiêu. Tôi đã làm theo đúng như vậy”.
Bây giờ, người đàn ông mà chúng ta đang nhắc đến không còn là chàng trai trẻ Bill McCall thất bại nữa. Anh đã trở thành Ngài William V. McCall, nghị sĩ trẻ tuổi nhất của Quốc hội Úc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị chi nhánh Coca–Cola ở Sydney kiêm giám đốc của 22 công ty thuộc sở hữu gia đình. Ông đã trở thành triệu phú và giàu có tương đương các nhân vật thành đạt trong cuốn sách mà ông từng đọc, cuốn sách đã truyền cảm hứng giúp ông khám phá sức mạnh tiềm thức bằng việc tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. (Điều bất ngờ hơn là ông đã trở thành triệu phú sớm hơn kế hoạch những bốn năm!).
Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại trở nên tốt hơn về mọi mặt! McCall kể rằng hồi còn bé, ông thấy cha mình từng vận dụng thành công một khám phá vĩ đại mà ông tìm thấy trong một cuốn sách. Đó là khám phá mà ai cũng có thể áp dụng hiệu quả một khi đã tìm ra cho mình. Giống như Bill McCall và cha ông, bạn cũng có thể vận dụng sức mạnh của việc tự thúc đẩy bản thân.
Sức mạnh to lớn của việc tự thúc đẩy bản thân đã được Emile Coué khám phá, bởi lẽ ông dám tìm hiểu nguồn sức mạnh bên trong của mình và của những người khác. Trước đây, ông thường sử dụng thuật thôi miên để điều trị cho các bệnh nhân của ông. Nhưng sau khi phát hiện ra quy luật tự nhiên của việc tự thúc đẩy bản thân, ông đã không còn sử dụng thuật thôi miên nữa.
Vậy ông đã tìm quy luật tự nhiên này như thế nào?
Emile Coué tìm thấy quy luật này khi tìm cách trả lời cho những câu hỏi mà ông tự đặt ra cho mình. Những câu hỏi đó là:
Câu hỏi số 1: Lời khuyên của bác sĩ, hay lời tự nhủ của bệnh nhân mới thực sự mang lại hiệu quả chữa bệnh?
Trả lời: Coué đã chứng minh một cách rất thuyết phục rằng chính tâm trí của bệnh nhân đã vô tình hoặc cố ý đưa ra lời tự khuyên nhủ. Thế là cả tinh thần lẫn thể xác của người bệnh đều làm theo lời khuyên đó. Nếu thiếu việc tạo động lực thúc đẩy bản thân thì mọi lời khuyên từ bên ngoài đều trở nên vô nghĩa.
Câu hỏi số 2: Nếu lời khuyên của bác sĩ tác động đến lời khuyên từ bên trong của bệnh nhân, vậy tại sao bệnh nhân không thể sử dụng những lời khuyên tốt đẹp và tích cực? Và tại sao anh ta không thể hạn chế những lời tự nhủ tiêu cực, có hại?
Trả lời: Bất kỳ ai, ngay cả một đứa trẻ, cũng có thể được dạy để phát triển một thái độ tích cực. Biện pháp ở đây là lặp lại những lời khẳng định tích cực, chẳng hạn như: Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại trở nên tốt hơn.
Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ biết được rất nhiều cách tự truyền cảm hứng để tự thúc đẩy bản thân. Nếu bây giờ vẫn chưa hiểu làm thế nào để sử dụng chúng thì bạn sẽ biết được điều đó ngay trước khi đọc xong cuốn sách này.
Khi cánh cửa địa ngục sắp mở ra. Ở Mỹ, mỗi năm cóhơn 450.000 trường hợp sinh con ngoài hôn nhân và trênmột triệu rưỡi thanh thiếu niên bị bắt giam do tội ăn cắpô tô hay những tội khác. Những bi kịch cá nhân này hoàntoàn có thể tránh khỏi nếu: (a) bố mẹ biết khuyên nhủ con cái; và (b) nếu con cái họ được dạy cách tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. Với thái độ khuyên nhủ hợp lý, những thanh niên này sẽ có thể phát triển các chuẩn mực đạo đức thông qua việc tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. Họ sẽ biết cách vô hiệu hóa hay khước từ những ảnh hưởng tiêu cực một cách thông minh hơn.
Tất nhiên, trước sự tự thúc đẩy bản thân từ trong vô thức, mỗi người trong chúng ta đều phản ứng mạnh hơn so với sự tự thúc đẩy bản thân một cách có ý thức. Lúc đó, con người hành động theo thói quen và sự thôi thúc từ bên trong tiềm
thức. Khi một người sở hữu thái độ tích cực đối mặt với tình huống nghiêm trọng, nguồn cảm hứng tự tạo bên trong sẽ chuyển từ tiềm thức sang nhận thức giúp họ chọn cách hành xử phù hợp. Đó là câu chuyện xảy ra với Ralph Weppner ở Toowoomba, Queensland, Úc, một trong số những học viên của chúng tôi.
1 giờ 30 sáng trong phòng bệnh ở một bệnh viện nhỏ nọ, hai người y tá đang thức để trông chừng tình trạng sức khỏe của Ralph. Vào lúc 4 giờ 30 chiều hôm trước, bệnh viện đã gọi điện yêu cầu gia đình Ralph phải đến gấp. Khi mọi người đến bên giường bệnh thì Ralph đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu sau một cơn đau tim đột ngột. Giờ thì các thành viên trong gia đình ông đang đứng bên ngoài hành lang bệnh viện. Ai nấy đều rất lo lắng cho ông.
Các bác sĩ và y tá cố gắng cấp cứu cho Ralph. Sau 6 tiếng đồng hồ, Ralph vẫn chưa có dấu hiệu hồi tỉnh.
Ralph không thể cử động, trò chuyện và dường như không còn cảm giác gì nữa. Tuy nhiên, ông vẫn nghe thấy giọng nói của hai nữ y tá. Đầu óc ông vẫn tỉnh táo trong suốt thời gian đó. Ông nghe thấy một trong hai nữ y tá nói:
“Ông ấy không thở! Chị có thấy mạch đập không?”
“Không.”
Ralph cứ nghe thấy điệp khúc hỏi và trả lời như thế hết lần này đến lần khác. “Chị có thấy mạch đập không?”. “Không”.
Ông nghĩ thầm: “Mình vẫn ổn. Nhưng mình phải nói cho họ biết. Mình phải tìm cách nói cho họ biết thôi”.
Ralph bỗng nhớ lại câu nói tự động viên mà ông từng được học: Bạn có thể thành công nếu bạn tin rằng mình sẽ thành công!
Ông cố hết sức để mở mắt nhưng vô ích. Mí mắt dường như không còn nghe theo lời ông. Ông cố gắng cử động tay, chân, đầu, nhưng chúng chẳng có phản ứng nào cả. Ralph cố gắng hết lần này đến lần khác để mở mắt, cho đến khi ông nghe thấy giọng nói: “Tôi nhìn thấy mí mắt của ông ấy nhấp nháy. Ông ấy còn sống”.
Ralph nói: “Lúc đó tôi chẳng thấy sợ gì cả. Thỉnh thoảng, một trong hai nữ y tá lại gọi tôi: Ông còn đó không, ông Weppner? Ông có còn đó không? Khi đó, tôi chỉ biết đáp lại bằng cách nhấp nháy mí mắt để họ biết rằng tôi còn sống”.
Phải mất một lúc lâu và với nỗ lực không ngừng, Ralph mới có thể mở một mắt, rồi cả hai mắt.
Với sự kiên trì và cố gắng không mệt mỏi, bác sĩ và các y tá đã giành lại sự sống cho ông. Nhưng chính việc tự thúc đẩy bản thân qua câu nói mà ông đã học trong khóa học Thái độ tích cực, “Bạn có thể thành công nếu bạn tin rằng mình sẽ thành công”, đã kéo ông trở lại. Vậy là rõ ràng những cuốn sách chúng ta đọc và suy nghĩ của chúng ta có ảnh hưởng đến tiềm thức của chúng ta.
Bây giờ, rất có thể những gì vừa đọc không giúp các bạn biết cách xoay nắm cửa hay bấm những chiếc nút trên chiếc điều khiển ti-vi, nghĩa là điều khiển cỗ máy đang sở hữu để đạt được những gì mình muốn. Nếu quả thật như vậy thì các bạn hãy tiếp tục khám phá sức mạnh tinh thần bằng cách làm theo hướng dẫn sau đây.
Định hướng số 4 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. Bạn là một thể xác có tâm hồn. Cơ thể bạn là một cỗ máy hoàn chỉnh với bộ phận đặc biệt, tiêu biểu là bộ não.
2. Tâm hồn của các bạn bao gồm hai phần: nhận thức và tiềm thức hoạt động song song với nhau.
3. Khái niệm “tự thúc đẩy bản thân” và “ý thức thúc đẩy bản thân” đồng nghĩa với nhau. Chúng tương phản với cụm từ tự thúc đẩy bản thân trong vô thức, một hoạt động nằm dưới ngưỡng nhận thức. Thúc đẩy bản thân trong vô thức tự động gửi thông điệp từ tiềm thức đến nhận thức, cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Tiềm thức chính là nơi lưu lại thói quen, ký ức, các tiêu chuẩn đạo đức bất khả xâm phạm...
4. Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại trở nên tốt hơn về mọi mặt. Sự tự khẳng định được lặp lại thường xuyên, nhanh chóng và có cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức và kéo theo các phản ứng phù hợp. Bill McCall đã trở nên giàu có sau khi sử dụng cách tự thúc đẩy bản thân như vậy.
5. Khám phá vĩ đại của Coué là: bạn có thể sử dụng những lời khuyên tích cực để giúp ích cho chính mình, đồng thời có thể kiềm chế những lời khuyên nguy hại hay tiêu cực.
6. Học cách sử dụng lời khuyên nhủ thích hợp để tạo ảnh hưởng lên người khác. Phải biết vận dụng ý thức tự thúc đẩy bản thân sao cho hiệu quả nhất. Như vậy, bạn sẽ có mọi thứ: sức khỏe, tinh thần lành mạnh, đạo đức tốt, hạnh phúc và thành công.
7. Các bạn có thể thành công nếu sở hữu thái độ tích cực và tin rằng mình sẽ thành công.
8. Kiến thức ít ỏi có thể là một điều nguy hiểm. Hãy khám phá sức mạnh bên trong của bạn.
CỨ MỖI NGÀY TRÔI QUA,
VỚI THÁI ĐỘ TÍCH CỰC,
TÔI LẠI TRỞ NÊN TỐT HƠN
VỀ MỌI MẶT
VỚI THÁI ĐỘ TÍCH CỰC,
TÔI LẠI TRỞ NÊN TỐT HƠN
VỀ MỌI MẶT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét