Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


TNĐBD - HGTH4 - Điều kỳ diệu

"Nỗi đau thương và sự chịu đựng là điều không thể tránh khỏi, nhưng sự thương hại thì không nhất thiết phải có" - Art Clanin

Người đàn ông trông coi một nghĩa trang vắng vẻ thường xuyên nhận được một tấm ngân phiếu vào đầu mỗi tháng do một phụ nữ giàu có sống ở thành phố gần đó chuyển đến. Số tiền ấy dùng để mua những bông hoa tươi đặt lên ngôi mộ của con trai bà, cậu đã chết trong một tai nạn xe hơi vài năm trước đây.

Hôm ấy, một chiếc xe hơi sang trọng đi vào nghĩa trang và dừng lại phía trước căn nhà quản lý nghĩa trang. Căn nhà này được bao phủ bởi những cây thường xuân, nơi người trông coi ở. Ngồi sau xe là một phụ nữ đã lớn tuổi, mặt tái nhợt và hai mắt nhắm hờ.

Người lái xe nói với người trông coi nghĩa trang: “Bà đây rất mệt nên không thể đi bộ được. Làm phiền ông đi với chúng tôi tới mộ của con trai bà – đó là điều khẩn cầu của bà. Ông xem, bà ta đã yếu lắm rồi và bà đã nhờ tôi với tư cách là một người bạn lâu năm đưa bà tới đây để nhìn ngôi mộ của con trai mình lần cuối”.

- Đây có phải là bà Wilson, là người gửi tiền mua hoa đặt lên mộ con trai bà hàng tháng không? – Ông hỏi.

Người lái xe gật đầu.

Ông liền theo người lái xe vào xe và ngồi ở hàng ghế sau với người phụ nữ. Bà ta rất yếu. Và trên khuôn mặt của người đàn bà ấy - một đôi mắt đen và rầu rĩ, ẩn chứa một nỗi đau kéo dài và đầy thống khổ của bà.

- Tôi là Wilson – Người phụ nữ thều thào – Mỗi tháng trong suốt hai năm qua...

- Vâng, tôi biết. Tôi đã làm như vậy, theo đúng yêu cầu của bà – ông lập tức trả lời

Bà tiếp tục: “Hôm nay tôi đến đây vì bác sĩ cho biết tôi chỉ còn có thể sống được vài tuần. Tôi không thấy tiếc nuối gì khi phải ra đi như vậy. Bởi tôi thấy không còn gì trên đời này đáng để sống vì nó. Tuy nhiên, trước khi chết, tôi muốn đến đây để ngắm nhìn con mình lần cuối và thỏa thuận với ông về việc tiếp tục đặt hoa lên mộ con trai tôi”.

Bà dường như đã kiệt sức – những nỗ lực nhằm tâm sự những điều khiến bà còn trăn trở đã làm cạn kiệt sức khoẻ của bà. Chiếc xe đi vào một con đường nhỏ, trải đầy sỏi, dẫn tới ngôi mộ. Khi tới ngôi mộ, người phụ nữ, với chút sức lực còn sót lại, nâng người lên chút đỉnh, ghé mắt qua cửa sổ hướng về  ngôi mộ của cậu con trai. Không một tiếng động nào trong những khoảnh khắc thiêng liêng như thế này – chỉ có tiếng kêu chiêm chiếp của những con chim sống rải rác quanh các ngôi mộ.

Cuối cùng, ông lên tiếng: “Thưa bà, tôi vẫn luôn hối tiếc vì bà liên tục gửi tiền tới đặt hoa cho ngôi mộ ấy”.

Người phụ nữ lúc đầu dường như không chú ý đến câu nói của ông. Nhưng rồi bà chầm chậm quay lại, thì thào: “Hối tiếc ư? Ông có nhận thức được điều ông vừa nói không – con trai tôi...”

Ông từ tốn trả lời: “Vâng, tôi biết đó là ngôi mộ của con trai bà. Nhưng bà xem, tôi cũng tham gia vào nhóm hoạt động của tổ chức từ thiện và hàng tuần, chúng tôi đều đến thăm các bệnh viện, trại tị nạn và các nhà tù. Chính những người sống ở đó mới cần được động viên, và phần lớn trong số họ đều yêu thích hoa – họ có thể ngắm chúng và ngửi chúng. Còn ngôi mộ...”, ông tiếp lời “Ở đó – không có ai sống, và cũng không có ai có thể ngắm nhìn và tận hưởng vẻ đẹp của những bông hoa...”.  Ông bất chợt quay mặt, giọng ông như lạc hẳn đi.

Người phụ nữ không trả lời, chỉ tiếp tục nhìn về ngôi mộ con trai mình. Dường như  mãi đến vài giờ sau đó, bà mới ra hiệu cho người tài xế đưa xe trở về căn nhà quản lý nghĩa trang. Ông bước ra khỏi xe và không ai nói với nhau lời nào. Ông ngẫm nghĩ không biết mình có xúc phạm bà ta không. Có lẽ mình không nên nói những điều đó.

Tuy nhiên, vài tháng sau, ông thực sự ngạc nhiên về chuyến tới thăm lần nữa của người phụ nữ lớn tuổi đó. Lần này, không có người nào lái xe cả. Chính bà lái xe tới. Ông thậm chí không thể tin nổi vào mắt mình.

Bà nói với ông: “Ông nói đúng. Vì thế tôi đã không gởi tấm ngân phiếu nào đến đây nữa. Tôi không thể quên những lời nói của ông. Tôi đã bắt đầu mua hoa gởi tặng những bệnh nhân trong bệnh viện, những cụ già ở viện dưỡng lão - những người hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Và tôi cảm thấy vui khi ngắm nhìn họ thưởng thức những bông hoa. Điều đó làm họ thực sự hạnh phúc, nhưng hơn thế nữa, tôi cũng hạnh phúc.”

Bà nói tiếp: “Các bác sĩ không biết điều kỳ diệu nào bỗng nhiên làm tôi khỏe lại, nhưng tôi thì biết”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét