THAY LỜI BẠT
I. Tôi thành thật yêu thương, phục vụ, tha thứ kẻ khác thì người trọng lương tâm sẽ đối với tôi lại như vậy.
II. Tôi phá chấp, để đời tôi thanh thản đón nhận mọi người, bởi vì hễ càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều.
IV. Ai sinh ra trên cõi đời này đều phải sống giữa xã hội, vì vậy phải
tập luyện cho mình “hợp xã”. Thất bại và bất hạnh của mọi người đều
phần lớn do thất nhân tâm. Vì lẽ đó khoa Tâm lý giao tiếp liên hệ và chi
phối hết mọi khoa học được dạy ở nhà trường. Hết các khoa học, kỹ
thuật, nghệ thuật mà con người ta học với chuyên môn cao, với tay nghề
giỏi, đó chỉ mới là điều kiện cần, chứng minh rằng người ta đã thành
công nơi trường học. Còn một điều kiện đủ nữa sẽ chứng minh người ta
thành công nơi trường đời, đó là “Học nên người”. Ngoài ra sở học luyện
trí tuệ, trí nhớ ở nhà trường với các loại học vị, người ta còn phải
được đào luyện:
1. Óc phán đoán chính xác.
2. Óc tháo vát quyền biến.
3. Óc sáng tạo phong phú.
4. Lương tâm trung thực.
5. Ý chí gang thép.
6. Tình cảm tao nhã.
7. Bản năng tuân phục lý trí.
8. Tình yêu và tình dục ăn khớp luân lý vợ chồng.
9. Tâm trí luôn mở rộng tình yêu vị tha, luôn ở tư thế sẵn sàng hy
sinh phục vụ tổ quốc và nhân loại trong địa vị xã hội của mình. Ở cương
vị ấy, giao tế đắc nhân tâm là chiếc chìa khóa thần diệu.
V. Trong hết mọi tình huống rắc rối, khó khăn mà phải đối phó thì nên
nhớ: Bao giờ mềm mỏng cũng vẫn hơn. Muốn lấy mật, con gấu không đập phá
tổ ong. Chó nào bị đánh dồn dập vào xó kẹt, cũng đều gầm gừ cắn lại để
tự vệ.
VI. Nếu Khổng Tử bảo rằng: “Vi nhân nan”, thì kinh nghiệm cho biết dễ
gì cải hóa đứa thất phu, kẻ điên rồ tự ái và ngoan cố đâu. Thực tế não
nùng cho biết người chim cú khó trở thành người họa mi, người diều hâu
khó trở thành người bồ câu, trừ phi có phép lạ. Tuy nhiên, đừng quên
trong hết mọi tâm hồn người ác, luôn luôn thoi thóp tiếng nói của lương
tri và văng vẳng tiếng còi báo động của lương tâm.
Ngạn ngữ Trung Hoa về giao tế nói: “Ai cột trói thì người ấy tự mở
lấy”. Đó là quy luật tự phát của việc “cải tà quy chánh” do động lực của
lương tâm hối cải.
VII. Người bất lịch sự giống như cục đá chôm chỗm, gồ ghề. Người lịch
sự là hòn đá đã được mài trơn láng (poli). Xã hội sống êm dịu, có văn
hóa - nghĩa là được biến hóa cho sáng. Là nhà cấu thành bởi những người
giao tế lịch sự. Phép lịch sự dùng những cung cách hoặc lời nói xã giao
làm bằng mặt kẻ khác. Nhưng chính tình yêu phục vụ có nơi nội tâm của
người lịch sự, mới là linh hồn của phép giao tế, làm cho bằng lòng, hài
lòng thâm sâu nơi kẻ khác.
VIII. Chính sự không có khả năng tự chế khiến con người sống theo bản
năng của thú tính. Mà thực tế cho biết khả năng tự chế hủy diệt thường
là do lòng tự ái vô biên, vô độ nơi con người. Lòng tự ái kinh khủng này
lại cũng thường ngự trị cả nơi những kẻ dã man, mất dạy, kém văn hóa,
lẫn nơi bị chức quyền cao, tiền rừng bạc biển bắt làm nô lệ. Vì lẽ đó
người ta không lấy làm lạ những hạng người này thường giao tế thất nhân
tâm. Chứng kiêu hãnh là quân thù lợi hại nhất của đức tự chủ, chìa khóa
mọi hình thức giao tế chân thăng trong xã hội.
IX. Hễ còn đời sống xã hội là còn cần học tập giao tế. Người ta tránh
giao tế thất nhân tâm chẳng những trong quan hệ ngoại giao chính trị,
trong những quan hệ lãnh đạo chỉ huy ở các cơ quan công và tư, trong
những quan hệ giữa thầy trò nơi học đường, giữa các đồng nghiệp nơi các
xí nghiệp, công ty, hãng xưởng, v.v... Mà còn và nhất là tránh các giao
tế thất nhân tâm giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái. Tình yêu vợ chồng và cơ
chế gia đình mà bị phá sản bởi giao tế hục hặc, xào xáo, thì không giao
tế nào khác giữa xã hội mà thành công viên mãn được cả. Trường hợp
Socrate bị bà vợ Xanthippe hành khổ, Khổng Tử ly dị vợ hồi 22 tuổi mà cả
hai lập nên đại nghiệp tinh thần, đạo đức là trường hợp hi hữu. Nhưng
mà chắc chắn tâm hồn các ông suốt đời là hồ nước mắt không khô vì buồn
lòng quạnh quẻ mặc dầu mỗi ông đều có những môn đồ kính yêu thầy mình
như cha.
Có những người tự bẩm sinh tính ôn hậu, dễ thương nên giao tế ít làm
cho kẻ khác mích lòng. Họ có thể đỡ bớt thời giờ rèn luyện nghệ thuật
giao tế. Còn kỳ dư bất cứ ai không có bẩm phú ấy, mà mang những quái tật
cư xử, nói năng dễ ghét, thì nhất định phải học tập giao tế. Giao tế
học thực sự bổ ích cho thành công và hạnh phúc của đời người, không phải
là thứ học lý thuyết, lý luận suông để thi cử của loại Giao tế học có
tính nhà trường, có tính hành chánh gọi là khoa Giao tế nhân sự. Giao tế
học chân chính, một bộ môn trong Khoa học nên người, là thứ Tâm lý giao
tế học ứng dụng vào đời sống thực tiễn mà nền tảng của nọ là các đức ái
nhân và chân thành. Người ta có thể giao tế đôi khi vụng về, thiếu sót
nhưng nếu bên trong các khuyết điểm ấy mà có hai đức tính trên, vẫn được
khác tha thứ, thông cảm và quý mến.
-----HẾT-----
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1: NHỮNG CHUYỆN “THẤT NHÂN TÂM”
CHƯƠNG I: NHỮNG CÁCH LÀM CHO NGƯỜI DỄ GHÉT
CHƯƠNG II: CÓ NÊN SỬA LỖI CỦA NGƯỜI KHÔNG? VÀ SỬA NHƯ THẾ NÀO?
CHƯƠNG III: SỬA LỖI NGƯỜI MÀ CÃI LỘN... RỒI SẼ BIẾT
PHẦN II: TRỊ “THẤT NHÂN TÂM” BẰNG “ĐẮC NHÂN TÂM”
CHƯƠNG I: NGHỆ THUẬT THƯƠNG LƯỢNG
CHƯƠNG II: LÒNG THÀNH ĐẮC NHÂN TÂM
CHƯƠNG III: AI KHÔNG THÍCH ĐƯỢC NGHE VÀ THÔNG CẢM
CHƯƠNG IV: SAO KHÔNG ĐẶT MÌNH Ở ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI
CHƯƠNG V: “MẬT PHÁP” ĐẮC NHÂN TÂM TRONG GIAO TIẾP -XỬ THẾ
PHẦN III: TÂM LÝ “THẤT NHÂN TÂM” VÀ “ĐẮC NHÂN TÂM” KHI NÓI CHUYỆN HẰNG NGÀY
CHƯƠNG I: YẾT HẦU CỦA ĐỐI NHÂN XỬ THẾ LÀ: NÓI CHUYỆN
CHƯƠNG II: MUỐN THUYẾT PHỤC KHI NÓI CHUYỆN PHẢI “TRI KỶ TRI BỈ”
CHƯƠNG III: PHẢI BIẾT TÍNH NGƯỜI ĐỂ BIẾT TÍNH MÌNH
CHƯƠNG IV: CÁC MẪU TÂM TÍNH THƯỜNG GẶP KHÓ NÓI CHUYỆN.
CÁCH NÓI CHUYỆN: BỚT THẤT NHÂN TÂM
PHẦN IV: LUẬT THUYẾT PHỤC TRÊN DIỄN ĐÀN DIỄN VĂN - DIỄN GIẢ - THÍNH GIẢ
LUẬT SOẠN NỘI DUNG CỦA DIỄN VĂN
LUẬT TRANG TRÍ VỀ HÌNH THỨC CỦA DIỄN VĂN
ĐẠT CHO ĐƯỢC 4 MỤC TIÊU CỦA DIỄN VĂN
CÁCH LUYỆN LỜI, LUYỆN GIỌNG VÀ LUYỆN ĐIỆU BỘ SẮP LÊN DIỄN ĐÀN
TRÊN DIỄN ĐÀN
SAU KHI XUỐNG DIỄN ĐÀN
PHẦN V: MUỐN TRÁNH “THẤT NHÂN TÂM” VÀ GIAO TẾ
XỬ THẾ “ĐẮC NHÂN TÂM” THÌ PHẢI LUYỆN ĐỨC THU TÂM
CHƯƠNG I: LUYỆN ĐỨC THU TÂM (18 CÁI ĐỪNG LÀM)
CHƯƠNG II: LUYỆN ĐỨC THU TÂM TÍCH CỰC (12 CÁI PHẢI LÀM)
CHƯƠNG III: TỰ ÁM THỊ
PHỤ LỤC I: DANH NGÔN LUYỆN GIẢM “THẤT NHÂN TÂM”
PHỤ LỤC II: 10 GƯƠNG GIAO TẾ - XỬ THẾ “ĐẮC NHÂN TÂM”
THAY LỜI BẠT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét