“Bạn tao ra cuộc sống nhờ vào những gì mà mình nhận được, nhưng chỉ tạo nên cuộc đời bằng những gì mình cho đi.”
Ngay từ bé, tôi đã làm quen với việc kinh doanh nhờ giúp cha trông nom cửa hàng của gia đình tại thị trấn Mott phía Bắc thảo nguyên Dakota. Hồi lúc đó, bảy anh em chúng tôi đều được cha cho phép ra cửa hàng sau giờ tan học.
Cửa hàng của chúng tôi rất đông khách và là nơi bạn có thể mua mọi thứ mà trẻ con yêu thích. Anh em tôi được cha chỉ dạy rất nhiều về việc bán hàng : từ cách quét bụi, sắp xếp hàng trên kệ, gói hàng cho khách, đến kỹ năng bán hàng và cung cách phục vụ. Vừa làm vừa quan sát, chúng tôi đã nhận thấy rằng công việc buôn bán của cha không chỉ là vấn đề mưu sinh hay bán chác để kiếm tiền.
Có một sự việc xảy ra mãi khắc ghi trong tâm trí tôi. Năm ấy, tôi đang học lớp tám và còn không mấy ngày thì đã đến dịp lễ Giáng sinh. Một buổi tối trong khi tôi đang sắp xếp gian hàng đồ chơi như thường lệ thì một thằng bé độ năm hay sáu tuổi bước vào. Nó mặc chiếc áo khoác màu nâu sờn rách, cổ áo và ve áo tả tơi bẩn thỉu, còn mái tóc thì bù xù không thành nếp, ngoại trừ một nhúm tóc ở giữa cứ dựng thẳng trên đỉnh đầu trông rất buồn cười. Đôi giày dưới chân nó thủng lỗ chỗ, bám đầy sình đất và chỉ còn một sợi dây buộc qua quýt. Thằng bé trông thật nghèo, tôi cho rằng nó không thể có đủ tiền để mua được bất cứ thứ gì ở đây. Nó nhìn quanh quầy hàng đồ chơi, nhắt cái này cái nọ lên xem rồi cẩn thận đặt xuống chỗ cũ, háo hức đến độ không nhìn thấy vẻ khó chịu của tôi.
Cha tôi bước xuống cầu thang và tiến đến bên thằng bé. Đôi mắt màu xanh sáng của ông như đang cười và đôi má ông lúm đồng tiền khi ông hỏi xem nó cần gì. Thì ra là nó đang tìm mua một món quà Giáng sinh để tặng cho em trai mình.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cha đối xử với thằng bé rách rưới ấy trân trọng không khác gì với một người lớn. Cha bảo nó nên đi xem hết một vòng các thứ quà trong cửa hiệu. Gần nửa giờ sau, thằng bé thận trọng cầm lên một chiếc máy bay đồ chơi, bước về phía cha tôi và hỏi:
- Cái này giá bao nhiêu, thưa ông?
- Cháu có bao nhiêu tiền nào? - Cha tôi hỏi
Thằng bé bèn xoè tay ra. Giữa lòng bàn tay cáu đất của nó là hai đồng một hào, một đồng năm xu và hai đồng một xu - hai mươi bảy xu cả thảy. Nhưng bản giá ghi trên chiếc máy bay đồ chơi mà cậu bé chọn là ba đô-la chín mươi tám xu.
- Bao nhiêu đó cũng đủ rồi cháu ạ. - Cha tôi nói ngay, và thế là chuyện mua bán đã được quyết định xong.
Câu trả lời của cha vẫn còn vang bên tai tôi lúc tôi gói món đồ chơi ấy. Khi thằng bé bước ra khỏi cửa hiệu, tôi không còn chú ý đến vẻ rách rưới, cáu bẩn nơi chiếc áo khoác, đến mái tóc bù xù hay đôi giày rách đứt một dây nữa. Những gì tôi nhìn thấy bấy giờ là hình ảnh một đứa bé hớn hở, rạng ngời với một kho báu trên tay.
Ngay từ bé, tôi đã làm quen với việc kinh doanh nhờ giúp cha trông nom cửa hàng của gia đình tại thị trấn Mott phía Bắc thảo nguyên Dakota. Hồi lúc đó, bảy anh em chúng tôi đều được cha cho phép ra cửa hàng sau giờ tan học.
Cửa hàng của chúng tôi rất đông khách và là nơi bạn có thể mua mọi thứ mà trẻ con yêu thích. Anh em tôi được cha chỉ dạy rất nhiều về việc bán hàng : từ cách quét bụi, sắp xếp hàng trên kệ, gói hàng cho khách, đến kỹ năng bán hàng và cung cách phục vụ. Vừa làm vừa quan sát, chúng tôi đã nhận thấy rằng công việc buôn bán của cha không chỉ là vấn đề mưu sinh hay bán chác để kiếm tiền.
Có một sự việc xảy ra mãi khắc ghi trong tâm trí tôi. Năm ấy, tôi đang học lớp tám và còn không mấy ngày thì đã đến dịp lễ Giáng sinh. Một buổi tối trong khi tôi đang sắp xếp gian hàng đồ chơi như thường lệ thì một thằng bé độ năm hay sáu tuổi bước vào. Nó mặc chiếc áo khoác màu nâu sờn rách, cổ áo và ve áo tả tơi bẩn thỉu, còn mái tóc thì bù xù không thành nếp, ngoại trừ một nhúm tóc ở giữa cứ dựng thẳng trên đỉnh đầu trông rất buồn cười. Đôi giày dưới chân nó thủng lỗ chỗ, bám đầy sình đất và chỉ còn một sợi dây buộc qua quýt. Thằng bé trông thật nghèo, tôi cho rằng nó không thể có đủ tiền để mua được bất cứ thứ gì ở đây. Nó nhìn quanh quầy hàng đồ chơi, nhắt cái này cái nọ lên xem rồi cẩn thận đặt xuống chỗ cũ, háo hức đến độ không nhìn thấy vẻ khó chịu của tôi.
Cha tôi bước xuống cầu thang và tiến đến bên thằng bé. Đôi mắt màu xanh sáng của ông như đang cười và đôi má ông lúm đồng tiền khi ông hỏi xem nó cần gì. Thì ra là nó đang tìm mua một món quà Giáng sinh để tặng cho em trai mình.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cha đối xử với thằng bé rách rưới ấy trân trọng không khác gì với một người lớn. Cha bảo nó nên đi xem hết một vòng các thứ quà trong cửa hiệu. Gần nửa giờ sau, thằng bé thận trọng cầm lên một chiếc máy bay đồ chơi, bước về phía cha tôi và hỏi:
- Cái này giá bao nhiêu, thưa ông?
- Cháu có bao nhiêu tiền nào? - Cha tôi hỏi
Thằng bé bèn xoè tay ra. Giữa lòng bàn tay cáu đất của nó là hai đồng một hào, một đồng năm xu và hai đồng một xu - hai mươi bảy xu cả thảy. Nhưng bản giá ghi trên chiếc máy bay đồ chơi mà cậu bé chọn là ba đô-la chín mươi tám xu.
- Bao nhiêu đó cũng đủ rồi cháu ạ. - Cha tôi nói ngay, và thế là chuyện mua bán đã được quyết định xong.
Câu trả lời của cha vẫn còn vang bên tai tôi lúc tôi gói món đồ chơi ấy. Khi thằng bé bước ra khỏi cửa hiệu, tôi không còn chú ý đến vẻ rách rưới, cáu bẩn nơi chiếc áo khoác, đến mái tóc bù xù hay đôi giày rách đứt một dây nữa. Những gì tôi nhìn thấy bấy giờ là hình ảnh một đứa bé hớn hở, rạng ngời với một kho báu trên tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét