"Nếu trời tối đến nỗi bạn chẳng thể nhìn thấy được chính đôi bàn tay của mình, thì hãy an tâm rằng bình minh đang đến" - Tục ngữ
Khi con trai Ryan của tôi lên sáu và vào lớp một, cô giáo Nancy của nó đã kể với cả lớp về những nước đang phát triển và làm thế nào chúng có thể giúp đỡ mọi người, đặc biệt là trẻ em ở các nơi khác trên thế giới.
Cô giáo nói rằng ngoài việc không có đồ chơi và không có đủ thức ăn, thì một số bạn thậm chí còn không có nước sạch. Đối với những đứa trẻ đang ngồi trong phòng học đầy đủ tiện nghi ở Kemptville, Ontario thì ý niệm về những đứa trẻ khác không có đồ chơi hay không đủ thức ăn và nước sạch đã có tác động mạnh mẽ.
Cô hiệu trưởng đã đưa ra một danh sách cho thấy mức sống ở các nước đang phát triển. Một xu sẽ mua được một cây bút chì, một đô-la mua được một bữa ăn nóng hổi, hai đô-la mua được một cái chăn. Bảy mươi đô-la sẽ mua được một cái giếng. Khi Ryan nghe kể có nhiều người phải chết vì không có nước sạch thì thằng bé thật sự xúc động. Ngày hôm đó nó trở về nhà nằng nặc xin bảy mươi đô-la để đem đến lớp vào sáng hôm sau.
Chúng tôi nghĩ nếu thằng bé muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa thì quả thật rất tốt, nhưng chúng tôi cũng không thật sự để tâm đến chuyện đó. Tôi và Mark - chồng tôi, đều làm công việc tình nguyện, nhưng Ryan chỉ mới sáu tuổi nên chúng tôi đã phớt lờ chuyện đó đi.
Ngày hôm sau, Ryan buồn bã trở về nhà vì nó đã không có bảy mươi đô-la mang đến trường. Nhiều người đang chết và nó nhất quyết rằng mình cần số tiền đó.
Tôi và Mark đã bàn về chuyện này, rồi sau đó giải thích với Ryan rằng bảy mươi đô-la là một số tiền lớn; nếu nó thật sự muốn làm điều gì đó thì nó có thể tự kiếm tiền.
Tôi vẽ một cái thước đo có vạch nhỏ lên một tờ giấy và nói: “Cái này là cái thước đo cho con biết phải cần bao nhiêu đô-la để có được bảy mươi đô-la. Và nếu con đã sẵn sàng để kiếm tiền thì bố mẹ sẽ giao cho con nhiều việc hơn”. Nó vui sướng đồng ý, vì thế chúng tôi đặt một hộp bánh bằng thiếc cũ trên nóc tủ lạnh và bắt đầu giao việc cho nó.
Và rồi Ryan làm việc, làm việc và làm việc. Với mỗi hai đô-la kiếm được, nó lại gạch thêm một vạch trên cái thước rồi bỏ tiền vào trong cái hộp thiếc. Nó làm việc không ngơi nghỉ. Ryan hút bụi, lau cửa sổ và nhiều việc khác.
Nó làm việc nhà cho cả những người hàng xóm và ông bà nội ngoại, lượm cành khô sau trận mưa đá và rồi tất cả tiền đều được bỏ vào trong hộp thiếc. Khi nhận thấy nó thật sự nghiêm túc, chúng tôi đã nghĩ: Được rồi, vậy chúng ta sẽ làm gì đây khi nó đã dành dụm đủ số tiền? Chúng tôi cũng không biết. Sau bốn tháng, Ryan đã tiến đến gần mục tiêu của mình.
Tôi gọi điện thoại cho cô bạn làm việc ở CUSO (Cơ quan phát triển quốc tế Canada) và hỏi ý kiến của cô ấy.
“Chúng mình có thể nhận tại CUSO.” – Cô bạn trả lời. “Nhưng để mình xem thử có tổ chức nào thích hợp hơn trong việc giúp xây giếng không đã nhé.”
Brenda liên hệ với tổ chức WaterCan ở Ottawa và sắp xếp một cuộc gặp cho chúng tôi. WaterCan là một tổ chức phi chính phủ của Canada, tổ chức này cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh cho người dân ở các nước đang phát triển.
Tháng tư năm 1998, chúng tôi đi đến cuộc gặp như đã hẹn và Ryan mang theo hộp thiếc đầy tiền của mình. Nicole, giám đốc hành chính và Helen, trợ lý của cô rất lịch thiệp. Họ đã cám ơn thằng bé và nói với nó rằng sự đóng góp của nó rất quan trọng. Rồi họ nói với chúng tôi rằng để xây một cái giếng thì cần phải tốn nhiều hơn 70 đô-la, thật ra là cần những 2.000 đô.
Ryan chẳng hề lo lắng và nói một cách đơn giản: “Không sao ạ. Con sẽ làm việc nhà nhiều hơn!”.
Tin tức về những gì Ryan đang làm đã lan đi và chẳng mấy chốc chúng tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ các hãng truyền thông. Khi nhật báo Ottawa Citizen đăng câu chuyện về cái giếng của Ryan thì chúng tôi bắt đầu nhận được tiền góp tặng ít nhất mỗi tuần một lần. Mọi người từ khắp nơi đang dõi theo ước mơ của Ryan và họ cũng rất sẵn lòng quyên tặng.
Một trường trung học ở Cornwall, Ontario đã bán nước đóng chai và tặng tổ chức WaterCan một tấm séc trị giá 228 đô-la để ủng hộ cho chương trình đào giếng của Ryan. Đội Hợp Ca Thiếu Nhi Trung Ương ở Ottawa đã quyên góp 1.000 đô. Hiệp Hội Nước Ngầm ở Miền Đông Ontario đã đóng góp 2.700 đô. Chẳng mấy chốc Ryan đã có nhiều hơn số tiền cần có để xây giếng.
Ryan được mời đến một cuộc họp ủy ban để thảo luận chi tiết về kế hoạch đào giếng. Gizaw, kỹ sư đến từ Uganda – người sẽ thiết kế và đào giếng cũng được mời đến dự buổi họp ấy. Ryan hỏi ông: “Chúng ta phải mất bao lâu để xây xong cái giếng ạ? Nó sẽ được xây ở đâu ạ?”. Khi Gizaw hỏi Ryan muốn xây cái giếng ở đâu thì Ryan cho rằng tốt hơn hết là xây gần trường học.
Cái giếng của Ryan được xây cạnh trường tiểu học Angolo ở Uganda, châu Phi và hoàn thành vào tháng tư năm 1999!
Nhưng những nỗ lực của Ryan chỉ mới là bắt đầu mà thôi. Toàn trường của Ryan đã cổ động cho mơ ước đó. Trước tiên là kế hoạch gây quỹ đã quyên được khoảng 1.400 đô. Rồi trường tổ chức một chiến dịch kết bạn qua thư giữa lớp của Ryan và những học sinh của trường tiểu học Angolo.
CTV và một số tờ báo lớn đã đăng những câu chuyện về dự án đó và phỏng vấn Ryan. Tôi lo lắng không hiểu thằng bé có thích thú với những chuyện gây sự chú ý đó không. Khi tôi hỏi cô Lynn - cô giáo của Ryan, về điều đó thì cô nói: “Tôi không nghĩ vậy. Ryan chưa bao giờ nói về điều đó trừ khi có người nào đó hỏi”. Rồi cô kể tôi nghe về chuyện lớp học đã gây quỹ suốt cả năm và có cả một bình nước được đặt trên bàn cô. Một ngày nọ, cô bước vào lớp và nhìn thấy Ryan đang đứng ở chỗ cái bình nước và đang gỡ tấm hình của nó ra khỏi thân bình. Thằng bé nói: “Con đã có đủ tiền để xây cái giếng của mình rồi, và đây là cái giếng của lớp con”.
Một ngày nọ, Ryan nói: “Con sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi tất cả mọi người ở châu Phi đều có nước sạch”. Tôi thầm nghĩ, Ôi, con trai! Mẹ đã nghe nói về việc hãy khuyến khích con trẻ tự tin và dám ấp ủ những ước mơ lớn, nhưng... Tôi không muốn nói - cũng gần giống như lúc thằng bé hỏi xin bảy mươi đô-la - rằng nó không thể tạo ra sự khác biệt. Nhưng sự thật là nó đã làm được!
Một đêm nọ, Ryan nói với chúng tôi rằng nó thực sự muốn nhìn thấy cái giếng của mình vào một ngày nào đó. Tôi nói: “Ryan, rồi con sẽ được thấy cái giếng của mình thôi. Lúc con mười hai tuổi thì chúng ta cũng đã để dành đủ tiền đến châu Phi và mẹ hứa với con là con sẽ được thấy cái giếng của mình”.
Một ngày nọ, Ryan qua thăm nhà hàng xóm và nói: “Khi cháu mười hai tuổi, cháu sẽ đến Uganda và xem cái giếng của mình”. Nó viết thư cho người bạn Jimmy Akana ở Uganda và nói rằng: “Khi tớ mười hai tuổi, tớ sẽ đến gặp cậu”. Tin này nhanh chóng lan truyền trong khắp các trường học ở Uganda và tất cả bọn trẻ ở đây đều viết thư hỏi những người bạn của mình trong lớp của Ryan: “Bạn có đi với Ryan không? Bạn có biết Ryan sẽ đến đây khi cậu ấy mười hai tuổi không?”.
Khi Jimmy hồi âm, cậu bé nói: “Tớ lúc nào cũng uống nước từ cái giếng của cậu và tớ cảm ơn cậu vì cái giếng nhé. Chúng tớ sẽ rất vui nếu được gặp cậu ở Uganda khi cậu mười hai tuổi đấy”.
Rồi vào đầu năm ấy, hàng xóm của chúng tôi, gia đình Paynters, đã tặng cho Ryan một món quà rất đặc biệt - chuyến bay một chiều dành cho ba người đến Uganda để thăm Jimmy và cái giếng của mình! Sau đó, tờ nhật báo Ottawa Citizen đã cho đăng thông tin yêu cầu xin thêm vé máy bay. Với những đóng góp đó cùng với sự giúp đỡ của tổ chức WaterCan, tôi và chồng tôi đã có thể cùng đi với Ryan. Tại đó, chúng tôi đã nhìn thấy cái giếng tuyệt vời đã và đang mang đến cho những người bạn của Ryan ở Uganda nước sạch mỗi ngày.
Ngày 27 tháng 7 năm 2000, chúng tôi đi bằng xe tải tới Angolo, Uganda. Khi chúng tôi tới gần, một nhóm trẻ con thấy chúng tôi và bắt đầu gọi lớn: “Ryan kìa! Ryan kìa!”.
Ryan rất ngạc nhiên khi các bạn lại biết tên của mình.
“Mọi người ở cách xa đây hàng trăm cây số đều biết tên cháu đấy, Ryan ạ.” – Người đi cùng chúng tôi là Gizaw Shibru nói.
Khi đến chỗ rẽ, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một đám đông khoảng 5.000 đứa trẻ từ những trường lân cận đang xếp hàng bên đường chờ đón chúng tôi. Khi xe chúng tôi tới gần, bọn trẻ hào hứng vỗ tay theo nhịp để chào đón!
Ryan bẽn lẽn vẫy tay chào. Bạn của Ryan – Jimmy đang đợi ở đó. Sau khi chào nhau, Jimmy nắm lấy tay Ryan và dắt nó tới cái giếng làm lễ cắt băng khánh thành. Khi đến xem cái giếng của Ryan, chúng tôi thấy rất vui. Cái giếng được trang trí hoa và trên thành bê tông có khắc chữ: “Cái giếng của Ryan: Do Ryan H xây cho Cộng Đồng Angolo”.
Một cụ già trong làng nói lời cảm kích: “Nhìn lũ trẻ xung quanh đây mà xem. Cô có thể thấy chúng đều khỏe mạnh cả. Điều này là nhờ có Ryan và những người bạn của chúng ta ở Canada. Đối với chúng tôi, nước là sự sống”.
Ryan cũng đã quyên tiền mua dụng cụ khoan để tất cả các vùng đều có nước sạch. Tính đến hôm nay, Ryan đã quyên được hơn 100.000 đô.
Hiện nay Ryan được mười một tuổi và vẫn rất mạnh mẽ. Mơ ước của thằng bé đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người mà hầu hết là những người chúng tôi chưa từng gặp. Ngày đặc biệt đó ở Uganda là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi và nó sẽ lưu mãi trong tim tôi. Ngày đặc biệt đó của Ryan kết thúc như thường lệ với lời cầu nguyện mà thằng bé vẫn thường khấn nguyện mỗi đêm: “Con cầu mong cho mọi người ở châu Phi đều có nước sạch”. Ryan đã cho tôi thấy sức mạnh của những ước mơ.
Susan Hreljac
Khi con trai Ryan của tôi lên sáu và vào lớp một, cô giáo Nancy của nó đã kể với cả lớp về những nước đang phát triển và làm thế nào chúng có thể giúp đỡ mọi người, đặc biệt là trẻ em ở các nơi khác trên thế giới.
Cô giáo nói rằng ngoài việc không có đồ chơi và không có đủ thức ăn, thì một số bạn thậm chí còn không có nước sạch. Đối với những đứa trẻ đang ngồi trong phòng học đầy đủ tiện nghi ở Kemptville, Ontario thì ý niệm về những đứa trẻ khác không có đồ chơi hay không đủ thức ăn và nước sạch đã có tác động mạnh mẽ.
Cô hiệu trưởng đã đưa ra một danh sách cho thấy mức sống ở các nước đang phát triển. Một xu sẽ mua được một cây bút chì, một đô-la mua được một bữa ăn nóng hổi, hai đô-la mua được một cái chăn. Bảy mươi đô-la sẽ mua được một cái giếng. Khi Ryan nghe kể có nhiều người phải chết vì không có nước sạch thì thằng bé thật sự xúc động. Ngày hôm đó nó trở về nhà nằng nặc xin bảy mươi đô-la để đem đến lớp vào sáng hôm sau.
Chúng tôi nghĩ nếu thằng bé muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa thì quả thật rất tốt, nhưng chúng tôi cũng không thật sự để tâm đến chuyện đó. Tôi và Mark - chồng tôi, đều làm công việc tình nguyện, nhưng Ryan chỉ mới sáu tuổi nên chúng tôi đã phớt lờ chuyện đó đi.
Ngày hôm sau, Ryan buồn bã trở về nhà vì nó đã không có bảy mươi đô-la mang đến trường. Nhiều người đang chết và nó nhất quyết rằng mình cần số tiền đó.
Tôi và Mark đã bàn về chuyện này, rồi sau đó giải thích với Ryan rằng bảy mươi đô-la là một số tiền lớn; nếu nó thật sự muốn làm điều gì đó thì nó có thể tự kiếm tiền.
Tôi vẽ một cái thước đo có vạch nhỏ lên một tờ giấy và nói: “Cái này là cái thước đo cho con biết phải cần bao nhiêu đô-la để có được bảy mươi đô-la. Và nếu con đã sẵn sàng để kiếm tiền thì bố mẹ sẽ giao cho con nhiều việc hơn”. Nó vui sướng đồng ý, vì thế chúng tôi đặt một hộp bánh bằng thiếc cũ trên nóc tủ lạnh và bắt đầu giao việc cho nó.
Và rồi Ryan làm việc, làm việc và làm việc. Với mỗi hai đô-la kiếm được, nó lại gạch thêm một vạch trên cái thước rồi bỏ tiền vào trong cái hộp thiếc. Nó làm việc không ngơi nghỉ. Ryan hút bụi, lau cửa sổ và nhiều việc khác.
Nó làm việc nhà cho cả những người hàng xóm và ông bà nội ngoại, lượm cành khô sau trận mưa đá và rồi tất cả tiền đều được bỏ vào trong hộp thiếc. Khi nhận thấy nó thật sự nghiêm túc, chúng tôi đã nghĩ: Được rồi, vậy chúng ta sẽ làm gì đây khi nó đã dành dụm đủ số tiền? Chúng tôi cũng không biết. Sau bốn tháng, Ryan đã tiến đến gần mục tiêu của mình.
Tôi gọi điện thoại cho cô bạn làm việc ở CUSO (Cơ quan phát triển quốc tế Canada) và hỏi ý kiến của cô ấy.
“Chúng mình có thể nhận tại CUSO.” – Cô bạn trả lời. “Nhưng để mình xem thử có tổ chức nào thích hợp hơn trong việc giúp xây giếng không đã nhé.”
Brenda liên hệ với tổ chức WaterCan ở Ottawa và sắp xếp một cuộc gặp cho chúng tôi. WaterCan là một tổ chức phi chính phủ của Canada, tổ chức này cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh cho người dân ở các nước đang phát triển.
Tháng tư năm 1998, chúng tôi đi đến cuộc gặp như đã hẹn và Ryan mang theo hộp thiếc đầy tiền của mình. Nicole, giám đốc hành chính và Helen, trợ lý của cô rất lịch thiệp. Họ đã cám ơn thằng bé và nói với nó rằng sự đóng góp của nó rất quan trọng. Rồi họ nói với chúng tôi rằng để xây một cái giếng thì cần phải tốn nhiều hơn 70 đô-la, thật ra là cần những 2.000 đô.
Ryan chẳng hề lo lắng và nói một cách đơn giản: “Không sao ạ. Con sẽ làm việc nhà nhiều hơn!”.
Tin tức về những gì Ryan đang làm đã lan đi và chẳng mấy chốc chúng tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ các hãng truyền thông. Khi nhật báo Ottawa Citizen đăng câu chuyện về cái giếng của Ryan thì chúng tôi bắt đầu nhận được tiền góp tặng ít nhất mỗi tuần một lần. Mọi người từ khắp nơi đang dõi theo ước mơ của Ryan và họ cũng rất sẵn lòng quyên tặng.
Một trường trung học ở Cornwall, Ontario đã bán nước đóng chai và tặng tổ chức WaterCan một tấm séc trị giá 228 đô-la để ủng hộ cho chương trình đào giếng của Ryan. Đội Hợp Ca Thiếu Nhi Trung Ương ở Ottawa đã quyên góp 1.000 đô. Hiệp Hội Nước Ngầm ở Miền Đông Ontario đã đóng góp 2.700 đô. Chẳng mấy chốc Ryan đã có nhiều hơn số tiền cần có để xây giếng.
Ryan được mời đến một cuộc họp ủy ban để thảo luận chi tiết về kế hoạch đào giếng. Gizaw, kỹ sư đến từ Uganda – người sẽ thiết kế và đào giếng cũng được mời đến dự buổi họp ấy. Ryan hỏi ông: “Chúng ta phải mất bao lâu để xây xong cái giếng ạ? Nó sẽ được xây ở đâu ạ?”. Khi Gizaw hỏi Ryan muốn xây cái giếng ở đâu thì Ryan cho rằng tốt hơn hết là xây gần trường học.
Cái giếng của Ryan được xây cạnh trường tiểu học Angolo ở Uganda, châu Phi và hoàn thành vào tháng tư năm 1999!
Nhưng những nỗ lực của Ryan chỉ mới là bắt đầu mà thôi. Toàn trường của Ryan đã cổ động cho mơ ước đó. Trước tiên là kế hoạch gây quỹ đã quyên được khoảng 1.400 đô. Rồi trường tổ chức một chiến dịch kết bạn qua thư giữa lớp của Ryan và những học sinh của trường tiểu học Angolo.
CTV và một số tờ báo lớn đã đăng những câu chuyện về dự án đó và phỏng vấn Ryan. Tôi lo lắng không hiểu thằng bé có thích thú với những chuyện gây sự chú ý đó không. Khi tôi hỏi cô Lynn - cô giáo của Ryan, về điều đó thì cô nói: “Tôi không nghĩ vậy. Ryan chưa bao giờ nói về điều đó trừ khi có người nào đó hỏi”. Rồi cô kể tôi nghe về chuyện lớp học đã gây quỹ suốt cả năm và có cả một bình nước được đặt trên bàn cô. Một ngày nọ, cô bước vào lớp và nhìn thấy Ryan đang đứng ở chỗ cái bình nước và đang gỡ tấm hình của nó ra khỏi thân bình. Thằng bé nói: “Con đã có đủ tiền để xây cái giếng của mình rồi, và đây là cái giếng của lớp con”.
Một ngày nọ, Ryan nói: “Con sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi tất cả mọi người ở châu Phi đều có nước sạch”. Tôi thầm nghĩ, Ôi, con trai! Mẹ đã nghe nói về việc hãy khuyến khích con trẻ tự tin và dám ấp ủ những ước mơ lớn, nhưng... Tôi không muốn nói - cũng gần giống như lúc thằng bé hỏi xin bảy mươi đô-la - rằng nó không thể tạo ra sự khác biệt. Nhưng sự thật là nó đã làm được!
Một đêm nọ, Ryan nói với chúng tôi rằng nó thực sự muốn nhìn thấy cái giếng của mình vào một ngày nào đó. Tôi nói: “Ryan, rồi con sẽ được thấy cái giếng của mình thôi. Lúc con mười hai tuổi thì chúng ta cũng đã để dành đủ tiền đến châu Phi và mẹ hứa với con là con sẽ được thấy cái giếng của mình”.
Một ngày nọ, Ryan qua thăm nhà hàng xóm và nói: “Khi cháu mười hai tuổi, cháu sẽ đến Uganda và xem cái giếng của mình”. Nó viết thư cho người bạn Jimmy Akana ở Uganda và nói rằng: “Khi tớ mười hai tuổi, tớ sẽ đến gặp cậu”. Tin này nhanh chóng lan truyền trong khắp các trường học ở Uganda và tất cả bọn trẻ ở đây đều viết thư hỏi những người bạn của mình trong lớp của Ryan: “Bạn có đi với Ryan không? Bạn có biết Ryan sẽ đến đây khi cậu ấy mười hai tuổi không?”.
Khi Jimmy hồi âm, cậu bé nói: “Tớ lúc nào cũng uống nước từ cái giếng của cậu và tớ cảm ơn cậu vì cái giếng nhé. Chúng tớ sẽ rất vui nếu được gặp cậu ở Uganda khi cậu mười hai tuổi đấy”.
Rồi vào đầu năm ấy, hàng xóm của chúng tôi, gia đình Paynters, đã tặng cho Ryan một món quà rất đặc biệt - chuyến bay một chiều dành cho ba người đến Uganda để thăm Jimmy và cái giếng của mình! Sau đó, tờ nhật báo Ottawa Citizen đã cho đăng thông tin yêu cầu xin thêm vé máy bay. Với những đóng góp đó cùng với sự giúp đỡ của tổ chức WaterCan, tôi và chồng tôi đã có thể cùng đi với Ryan. Tại đó, chúng tôi đã nhìn thấy cái giếng tuyệt vời đã và đang mang đến cho những người bạn của Ryan ở Uganda nước sạch mỗi ngày.
Ngày 27 tháng 7 năm 2000, chúng tôi đi bằng xe tải tới Angolo, Uganda. Khi chúng tôi tới gần, một nhóm trẻ con thấy chúng tôi và bắt đầu gọi lớn: “Ryan kìa! Ryan kìa!”.
Ryan rất ngạc nhiên khi các bạn lại biết tên của mình.
“Mọi người ở cách xa đây hàng trăm cây số đều biết tên cháu đấy, Ryan ạ.” – Người đi cùng chúng tôi là Gizaw Shibru nói.
Khi đến chỗ rẽ, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một đám đông khoảng 5.000 đứa trẻ từ những trường lân cận đang xếp hàng bên đường chờ đón chúng tôi. Khi xe chúng tôi tới gần, bọn trẻ hào hứng vỗ tay theo nhịp để chào đón!
Ryan bẽn lẽn vẫy tay chào. Bạn của Ryan – Jimmy đang đợi ở đó. Sau khi chào nhau, Jimmy nắm lấy tay Ryan và dắt nó tới cái giếng làm lễ cắt băng khánh thành. Khi đến xem cái giếng của Ryan, chúng tôi thấy rất vui. Cái giếng được trang trí hoa và trên thành bê tông có khắc chữ: “Cái giếng của Ryan: Do Ryan H xây cho Cộng Đồng Angolo”.
Một cụ già trong làng nói lời cảm kích: “Nhìn lũ trẻ xung quanh đây mà xem. Cô có thể thấy chúng đều khỏe mạnh cả. Điều này là nhờ có Ryan và những người bạn của chúng ta ở Canada. Đối với chúng tôi, nước là sự sống”.
Ryan cũng đã quyên tiền mua dụng cụ khoan để tất cả các vùng đều có nước sạch. Tính đến hôm nay, Ryan đã quyên được hơn 100.000 đô.
Hiện nay Ryan được mười một tuổi và vẫn rất mạnh mẽ. Mơ ước của thằng bé đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người mà hầu hết là những người chúng tôi chưa từng gặp. Ngày đặc biệt đó ở Uganda là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi và nó sẽ lưu mãi trong tim tôi. Ngày đặc biệt đó của Ryan kết thúc như thường lệ với lời cầu nguyện mà thằng bé vẫn thường khấn nguyện mỗi đêm: “Con cầu mong cho mọi người ở châu Phi đều có nước sạch”. Ryan đã cho tôi thấy sức mạnh của những ước mơ.
Susan Hreljac
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét