Chương III : Phải cẩn thận trước khi bắt đầu
Tôi đã dẫn dụ cho bạn nhận thấy rằng luôn luôn có một nỗi bất mãn ám ảnh bạn, nỗi bất mãn ấy về cách thu xếp đời sống hàng ngày của bạn, mà nguyên nhân chính của nó là bạn không làm xong những việc dự tính mỗi ngày, những việc ấy, bạn vẫn hy vọng làm được khi nào có "nhiều thì giờ hơn". Tôi lại làm cho bạn chú ý tới chân lý chói lọi này, là không bao giờ bạn có "nhiều thì giờ hơn" đâu, vì lẽ lúc nào bạn cũng đã có tất cả số thì giờ mà bạn có.
Tôi đã dẫn dụ cho bạn nhận thấy rằng luôn luôn có một nỗi bất mãn ám ảnh bạn, nỗi bất mãn ấy về cách thu xếp đời sống hàng ngày của bạn, mà nguyên nhân chính của nó là bạn không làm xong những việc dự tính mỗi ngày, những việc ấy, bạn vẫn hy vọng làm được khi nào có "nhiều thì giờ hơn". Tôi lại làm cho bạn chú ý tới chân lý chói lọi này, là không bao giờ bạn có "nhiều thì giờ hơn" đâu, vì lẽ lúc nào bạn cũng đã có tất cả số thì giờ mà bạn có.
Bây giờ chắc bạn mong tôi chỉ cho bạn
một bí quyết kỳ diệu, để có thể đạt tới mục đích của mình là thu xếp đời
sống hàng ngày cho hoàn hảo, và do đó loại trừ được nỗi bất mãn kể trên.
Thưa bạn, bí quyết đó tôi chưa kiếm ra được, tôi không hy vọng gì kiếm ra được, mà cũng không mong người khác kiếm ra được.
Thưa bạn, bí quyết đó tôi chưa kiếm ra được, tôi không hy vọng gì kiếm ra được, mà cũng không mong người khác kiếm ra được.
Đọc
hết chương trước, chắc bạn thấy vui vẻ hy vọng và tự nhủ: "Anh chàng
này sẽ chỉ cho mình một cách dễ dàng và không mệt nhọc để làm những việc
mình muốn làm từ lâu nay mà không được". Than ôi! Tôi không giúp bạn
được việc ấy. Sự thật là không có con đường nào dễ dàng cả. Con đường
tới thành La Mecque vốn vô cùng khó khăn, gập ghềnh và đáng buồn nhất là
không bao giờ tới đích được.
Muốn thu xếp sao cho có thể
sống đầy đủ và dễ dàng với số vốn 24 giờ một ngày thì việc đầu tiên quan
trọng nhất là bạn phải bình tỉnh, nhận chân được việc đó khó khăn cực
kỳ, phải cố công gắng sức lắm mới được. Tôi nhấn mạnh bao nhiêu vào điều
đó cũng không phải là thừa.
Nếu bạn tưởng rằng cứ lấy giấy
bút lập một thời dụng biểu tài tình là đạt được lý tưởng, thì thà bỏ
phứt hy vọng đó đi còn hơn. Nếu không sẵn sàng chịu những thất vọng, nếu
không mãn nguyện khi thấy gắng sức nhiều mà kết quả ít, thì thôi
đi, đừng khởi sự nữa. Bạn lại cứ nằm xuống, thiêm thiếp triền miên giấc
ngủ mà bạn gọi là cuộc sống của bạn đi.
Sự thật ấy đáng buồn
lắm, chán nản lắm, u uất lắm phải không bạn? Nhưng tôi cho là đẹp đẽ
kia đấy, vì có gắng sức thì ý chí ta mới mạnh được khi làm một việc đáng
làm. Cho nên riêng tôi, tôi yêu sự gắng sức lắm. Tôi cho chính nhờ thấu
hiểu chân lý ấy mà tôi khác con heo nằm vũng bùn kia.
Bạn
bảo: "Được, cứ cho rằng tôi chịu gắng sức để chiến đấu, rằng tôi đã suy
nghĩ kỹ và hiểu kỹ những lời nhận xét có giá trị của ông, thì tôi phải
bắt đầu bằng cách nào đây?".
Thưa bạn, thì bạn cứ bắt đầu
đi. Không có phương pháp thần diệu nào để bắt tay vào việc cả. Nếu một
người đứng trên bờ hồ tắm và hỏi bạn: "Tôi phải bắt đầu nhảy ra sao
đây?" thì chắc chắn bạn đáp: "Cứ nhảy đi, bình tỉnh mà nhảy".
Như
trên tôi đã nói, sự tiếp tế thời gian có chỗ này quý nhất, là ta không
thể tiêu non nó được. Năm sau, giờ sau, ngày sau luôn sẵn sàng đợi ta.
Điều đó rất dễ chịu và làm cho ta bình tỉnh, yên vui. Nếu bạn muốn, thì
bạn có thể mỗi giờ sống một đời sống mới được. Vậy đợi tới tuần sau hoặc
ngày mai là việc không lợi gì cả. Bạn đừng tưởng tượng rằng tuần sau,
nước sẽ ấm hơn đâu. Không. Nó sẽ lạnh hơn.
Nhưng trước khi bắt đầu bạn cho phép tôi dặn nhỏ mấy lời này:
Trước
hết, xin bạn đề phòng nhiệt tình của mình. Nó có thể phản bạn và làm
bạn lạc lối đấy. Nó lớn tiếng khoa trương để bạn tin dùng nó; mới đầu,
bạn không làm thoả mãn nó được, nó đòi hỏi nhiều hơn, nhiều hơn nữa; nó
nóng nảy muốn dời núi lấp sông. Hễ làm không đổ mồ hôi thì nó không bằng
lòng. Rồi, khi nó thấy bạn đổ mồ hôi trán, thình lình nó lăn ra, chết
mà không kịp trối: "Tôi không chịu được nữa rồi".
Vậy lúc
đầu, xin bạn đừng làm nhiều quá. Rất ít thôi. Nên phòng trước những điều
bất ngờ. Nên nhớ bản tính con người, nhất là bản tính của bạn.
Một
thất bại, tự nó, có đáng kể gì đâu nếu nó không làm mất lòng tự tin.
Phần đông vì ráng làm nhiều quá mà bị tai hại. Cho nên khi khởi sự công
việc vĩ đại là sống một đời đầy đủ, dễ dàng với 24 giờ một ngày, chúng
ta nên hết sức tránh mọi rủi ro trong những bước đầu.
Về
điểm đó, tôi không cho rằng một thất bại vẻ vang lại hơn một thành công
nho nhỏ...Một thất bại vẻ vang không đưa tới đâu cả, nhưng một thành
công nho nhỏ sẽ đưa tới một thành công không nhỏ đâu.
Vậy,
chúng ta bắt đầu xét quỹ chi tiêu thời giờ mỗi ngày. Bạn bảo ngày của
bạn đầy công việc rồi, đầy đến tràn trề ra ư? Bạn bỏ ra một ngày đến mấy
giờ để lo vần đề cơm áo? Bảy giờ, phải không? Và mấy giờ để ngủ? Bảy
giờ nữa ư? Tôi xin tính thêm hai giờ nữa cho rộng rãi. Và tôi đố bạn kể
cho tôi nghe còn tám giờ nữa, bạn làm được những việc gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét