“Thật
dễ dàng thoái thác một việc gì đó với lý do bạn chẳng biết gì về nó.
Nhưng một khi bạn đã biết và nhìn thấy ánh mắt của họ, bạn sẽ biết ngay
mình cần phải làm gì. Sức mạnh là ở tập thể, nếu tất cả chúng ta đoàn
kết lại, không gì có thể ngăn cản nổi chúng ta” - Craig Kielburger.
Ở Canada, có cậu thiếu niên tên là Craig Kielburger. Cậu sống cùng gia đình ở một vùng ngoại ô thanh bình của thành phố Toronto. Vào những lúc rảnh rỗi, cậu thường chơi trượt ván, bơi lội, hay trượt tuyết.
Ở Pakistan, có cậu bé tên là Iqbal Masih. Năm cậu lên bốn, cha mẹ cậu buộc phải cho cậu đi làm đứa ở để trả món nợ 16 đô la của gia đình. Chưa đầy mười tuổi, cậu phải làm việc từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, quần quật trong một xưởng dệt thảm bẩn thỉu suốt bảy ngày trong tuần với mức lương chưa đến một đô la một tháng. Thân thể cậu chỉ còn da bọc xương. Và dĩ nhiên là cậu chưa bao giờ được đến trường.
Iqbal được phóng thích khỏi “xí nghiệp nhà tù” vào năm cậu mười tuổi. Trong hai năm kế tiếp, cậu được xem như một anh hùng của cả thế giới, một biểu tượng sống của chiến dịch vận động chống lại ngành dệt thảm sử dụng lao động trẻ em ở Pakistan. Đến năm mười hai tuổi, Iqbal bị ám sát, tiếng nói của cậu mãi mãi câm nín.
Cách đó nửa vòng trái đất, Craig Kielburger theo dõi câu chuyện về cuộc đời và cái chết của Iqbal qua một tờ báo địa phương. Bỗng chốc, sự thơ ngây của một cậu bé mười hai tuổi vụt biến mất, thay vào đó là sự đồng cảm và sự cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của công lý. Cậu tự hứa với lòng là sẽ làm bất kỳ việc gì để chấm dứt tình trạng bóc lột lao động trẻ em. Cậu thông minh và có tầm nhìn để biết tự mình không thể làm được việc này, nhưng cậu sẽ vận động mọi người vào cuộc. Mọi người bảo cậu còn quá nhỏ và sẽ chẳng có ai nghe lời cậu. Nhưng Craig Kielburger là một nhà hoạt động năng nổ và hiệu quả. Dù chỉ mới mười hai tuổi, nhưng cậu biết phải làm thế nào để liên kết mọi người lại với nhau trong cuộc đấu tranh vì một mục tiêu chung.
Cậu tìm đọc bất kỳ tài liệu nào có nói đến 200 triệu trẻ em khắp nơi trên thế giới phải làm việc như nô lệ. Nhưng không chỉ đọc, Craig còn muốn tận mắt chứng kiến những trẻ em đó cùng môi trường và điều kiện làm việc khắc nghiệt mà chúng phải chịu đựng. Cha mẹ cậu phản đối, bởi ngay cả việc đi xe điện ngầm đến trung tâm thành phố, cậu cũng chưa được phép đi một mình. Sau cùng, cậu quyết định bán đi một số đồ chơi của mình để thực hiện chuyến đi. Cảm động bởi quyết tâm của con trai mình, sau cùng cha mẹ cậu đã đồng ý để cậu lên đường đi vòng quanh châu Á trong bảy tuần, với sự giúp đỡ về tài chính của bà con họ hàng.
Trang bị một máy quay phim và được hộ tống tại mỗi chặng dừng bởi các nhà hoạt động nhân quyền địa phương, Craig đi từ Thái Lan sang Bangladesh rồi đến Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Cậu đến các xưởng làm bột mì bít bùng, các nhà máy có điều kiện làm việc khắc nghiệt, thiếu dưỡng khí… Cậu gặp một cô bé làm việc ở công đoàn đóng gói bao bì kẹo làm việc 11 tiếng mỗi ngày trong một căn phòng nóng bức và chật chội, và một cậu bé chân trần đang khâu những trái banh. Cậu nói chuyện với từng người bạn trẻ và chúng cũng trò chuyện cởi mở với cậu như đã quen biết nhau từ thuở nào. Cuối cuộc hành trình, Craig đến viếng Iqbal tại nơi an nghỉ cuối cùng của người bạn xấu số ấy trong một nghĩa trang nhỏ ở Pakistan.
Trong lúc Craig đang thực hiện chuyến đi vòng quanh châu Á, Thủ tướng Canada cũng đang công du ở đó. Craig đề nghị gặp Thủ tướng nhưng ông từ chối. Suy cho cùng, Craig chỉ là một đứa trẻ chưa đến tuổi bỏ phiếu nên không mấy ai quan tâm đến ý kiến của cậu. Tuy nhiên, giới truyền thông thì lại khác, họ rất chú ý đến Craig khi biết cậu cùng hai trẻ em lao động khác sẵn sàng kể lại những câu chuyện của chúng. Báo chí thay nhau khuấy động công chúng và chỉ sau một đêm, vấn đề lao động trẻ em đã giành được sự quan tâm của mọi người dân Canada. Thật bất ngờ, Thủ tướng lại đề nghị gặp Craig.
Sau lần gặp Thủ tướng, Craig biết cậu phải làm gì. Nhưng cậu không thể tự mình hoàn thành mục tiêu, cậu cần một tập thể. Cậu nghĩ còn gì tốt hơn là một tập thể có những thành viên là những bạn học cùng lứa tuổi với cậu. Trở về nhà, Craig đem những bức ảnh gây chấn động con tim mà cậu đã chụp được và những câu chuyện kinh hoàng vào lớp học. Craig kết luận: “Vấn đề là như thế, các bạn có giúp được không?”. Và cậu nhận được sự hưởng ứng ngoài mong đợi. Thế là cậu cùng các bạn thành lập Tổ chức Free The Children (Giải phóng Trẻ Em). Họ gặp nhau hàng tuần để chia sẻ thông tin và định hướng chương trình hành động. Sau đó Craig liên hệ với các tổ chức khác để trao đổi thông tin và yêu cầu hỗ trợ cũng như thiết lập các mối liên hệ mới. Nhóm của cậu cứ thế ngày một phát triển.
Sau khi nghe Craig phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Lao động Thành phố Ontario, 2.000 nhà lãnh đạo công đoàn cùng hưởng ứng quyên góp số tiền lên đến 150.000 đô la cho Free The Children. Thị trưởng Toronto cấm mua bán pháo hoa được làm từ những xưởng sản xuất có sử dụng lao động trẻ em. Bộ trưởng Ngoại giao mời Craig giữ chức vụ Cố vấn các vấn đề về quyền trẻ em trong chính phủ, và Quốc hội Mỹ đã mời cậu phát biểu. Hiện nay Canada là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xóa bỏ mọi hình thức sử dụng và bóc lột lao động trẻ em.
“Trẻ em có một phẩm chất đặc biệt tạo nên sức mạnh mà người lớn không thể nào có được”, Craig nói. “Trẻ em có trí tưởng tượng tuyệt vời. Chúng nghĩ rằng mình có thể bay được. Và chúng dám nghĩ rằng mình có thể nói chuyện ngang hàng với cả Thủ tướng!”.
Trong vòng hai năm, Free The Children đã có hàng ngàn hội viên và trở thành một phong trào quốc tế có hiến chương rõ ràng và có mặt từ Âu sang Á. Free The Children đã làm thay đổi cách nghĩ của người lớn, thay đổi luật pháp, và thay đổi cuộc sống của hơn 200 triệu trẻ em trên khắp thế giới.
“Trẻ người non dạ, vì thế họ luôn muốn đội đá vá trời – và kỳ lạ thay, hết lớp này đến lớp khác, phần lớn họ đều thành công" - Pearl S. Buck.
Ở Canada, có cậu thiếu niên tên là Craig Kielburger. Cậu sống cùng gia đình ở một vùng ngoại ô thanh bình của thành phố Toronto. Vào những lúc rảnh rỗi, cậu thường chơi trượt ván, bơi lội, hay trượt tuyết.
Ở Pakistan, có cậu bé tên là Iqbal Masih. Năm cậu lên bốn, cha mẹ cậu buộc phải cho cậu đi làm đứa ở để trả món nợ 16 đô la của gia đình. Chưa đầy mười tuổi, cậu phải làm việc từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, quần quật trong một xưởng dệt thảm bẩn thỉu suốt bảy ngày trong tuần với mức lương chưa đến một đô la một tháng. Thân thể cậu chỉ còn da bọc xương. Và dĩ nhiên là cậu chưa bao giờ được đến trường.
Iqbal được phóng thích khỏi “xí nghiệp nhà tù” vào năm cậu mười tuổi. Trong hai năm kế tiếp, cậu được xem như một anh hùng của cả thế giới, một biểu tượng sống của chiến dịch vận động chống lại ngành dệt thảm sử dụng lao động trẻ em ở Pakistan. Đến năm mười hai tuổi, Iqbal bị ám sát, tiếng nói của cậu mãi mãi câm nín.
Cách đó nửa vòng trái đất, Craig Kielburger theo dõi câu chuyện về cuộc đời và cái chết của Iqbal qua một tờ báo địa phương. Bỗng chốc, sự thơ ngây của một cậu bé mười hai tuổi vụt biến mất, thay vào đó là sự đồng cảm và sự cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của công lý. Cậu tự hứa với lòng là sẽ làm bất kỳ việc gì để chấm dứt tình trạng bóc lột lao động trẻ em. Cậu thông minh và có tầm nhìn để biết tự mình không thể làm được việc này, nhưng cậu sẽ vận động mọi người vào cuộc. Mọi người bảo cậu còn quá nhỏ và sẽ chẳng có ai nghe lời cậu. Nhưng Craig Kielburger là một nhà hoạt động năng nổ và hiệu quả. Dù chỉ mới mười hai tuổi, nhưng cậu biết phải làm thế nào để liên kết mọi người lại với nhau trong cuộc đấu tranh vì một mục tiêu chung.
Cậu tìm đọc bất kỳ tài liệu nào có nói đến 200 triệu trẻ em khắp nơi trên thế giới phải làm việc như nô lệ. Nhưng không chỉ đọc, Craig còn muốn tận mắt chứng kiến những trẻ em đó cùng môi trường và điều kiện làm việc khắc nghiệt mà chúng phải chịu đựng. Cha mẹ cậu phản đối, bởi ngay cả việc đi xe điện ngầm đến trung tâm thành phố, cậu cũng chưa được phép đi một mình. Sau cùng, cậu quyết định bán đi một số đồ chơi của mình để thực hiện chuyến đi. Cảm động bởi quyết tâm của con trai mình, sau cùng cha mẹ cậu đã đồng ý để cậu lên đường đi vòng quanh châu Á trong bảy tuần, với sự giúp đỡ về tài chính của bà con họ hàng.
Trang bị một máy quay phim và được hộ tống tại mỗi chặng dừng bởi các nhà hoạt động nhân quyền địa phương, Craig đi từ Thái Lan sang Bangladesh rồi đến Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Cậu đến các xưởng làm bột mì bít bùng, các nhà máy có điều kiện làm việc khắc nghiệt, thiếu dưỡng khí… Cậu gặp một cô bé làm việc ở công đoàn đóng gói bao bì kẹo làm việc 11 tiếng mỗi ngày trong một căn phòng nóng bức và chật chội, và một cậu bé chân trần đang khâu những trái banh. Cậu nói chuyện với từng người bạn trẻ và chúng cũng trò chuyện cởi mở với cậu như đã quen biết nhau từ thuở nào. Cuối cuộc hành trình, Craig đến viếng Iqbal tại nơi an nghỉ cuối cùng của người bạn xấu số ấy trong một nghĩa trang nhỏ ở Pakistan.
Trong lúc Craig đang thực hiện chuyến đi vòng quanh châu Á, Thủ tướng Canada cũng đang công du ở đó. Craig đề nghị gặp Thủ tướng nhưng ông từ chối. Suy cho cùng, Craig chỉ là một đứa trẻ chưa đến tuổi bỏ phiếu nên không mấy ai quan tâm đến ý kiến của cậu. Tuy nhiên, giới truyền thông thì lại khác, họ rất chú ý đến Craig khi biết cậu cùng hai trẻ em lao động khác sẵn sàng kể lại những câu chuyện của chúng. Báo chí thay nhau khuấy động công chúng và chỉ sau một đêm, vấn đề lao động trẻ em đã giành được sự quan tâm của mọi người dân Canada. Thật bất ngờ, Thủ tướng lại đề nghị gặp Craig.
Sau lần gặp Thủ tướng, Craig biết cậu phải làm gì. Nhưng cậu không thể tự mình hoàn thành mục tiêu, cậu cần một tập thể. Cậu nghĩ còn gì tốt hơn là một tập thể có những thành viên là những bạn học cùng lứa tuổi với cậu. Trở về nhà, Craig đem những bức ảnh gây chấn động con tim mà cậu đã chụp được và những câu chuyện kinh hoàng vào lớp học. Craig kết luận: “Vấn đề là như thế, các bạn có giúp được không?”. Và cậu nhận được sự hưởng ứng ngoài mong đợi. Thế là cậu cùng các bạn thành lập Tổ chức Free The Children (Giải phóng Trẻ Em). Họ gặp nhau hàng tuần để chia sẻ thông tin và định hướng chương trình hành động. Sau đó Craig liên hệ với các tổ chức khác để trao đổi thông tin và yêu cầu hỗ trợ cũng như thiết lập các mối liên hệ mới. Nhóm của cậu cứ thế ngày một phát triển.
Sau khi nghe Craig phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Lao động Thành phố Ontario, 2.000 nhà lãnh đạo công đoàn cùng hưởng ứng quyên góp số tiền lên đến 150.000 đô la cho Free The Children. Thị trưởng Toronto cấm mua bán pháo hoa được làm từ những xưởng sản xuất có sử dụng lao động trẻ em. Bộ trưởng Ngoại giao mời Craig giữ chức vụ Cố vấn các vấn đề về quyền trẻ em trong chính phủ, và Quốc hội Mỹ đã mời cậu phát biểu. Hiện nay Canada là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xóa bỏ mọi hình thức sử dụng và bóc lột lao động trẻ em.
“Trẻ em có một phẩm chất đặc biệt tạo nên sức mạnh mà người lớn không thể nào có được”, Craig nói. “Trẻ em có trí tưởng tượng tuyệt vời. Chúng nghĩ rằng mình có thể bay được. Và chúng dám nghĩ rằng mình có thể nói chuyện ngang hàng với cả Thủ tướng!”.
Trong vòng hai năm, Free The Children đã có hàng ngàn hội viên và trở thành một phong trào quốc tế có hiến chương rõ ràng và có mặt từ Âu sang Á. Free The Children đã làm thay đổi cách nghĩ của người lớn, thay đổi luật pháp, và thay đổi cuộc sống của hơn 200 triệu trẻ em trên khắp thế giới.
“Trẻ người non dạ, vì thế họ luôn muốn đội đá vá trời – và kỳ lạ thay, hết lớp này đến lớp khác, phần lớn họ đều thành công" - Pearl S. Buck.
Craig Keilburger và các bạn nhỏ kém may mắn hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét