“Thành Công có nghĩa là đạt được kết quả tốt nhất với những gì ta đang có” - Wynn Davis
I. Khám phá ý nghĩa của cuộc sống
Có thể bạn cho là trễ nhưng lần đầu tiên tôi hiểu được ý nghĩa thực sự của hai từ Thành Công là khi tôi ba mươi chín tuổi. Lúc đó tôi chẳng cần phải là giám đốc điều hành của một trong 500 công ty lớn nhất thế giới, hay là vừa mua được chiếc xe Mercedes đời mới nhất, cũng không có trúng số độc đắc. Chỉ là tìm được điều mà tôi đã từng mãi kiếm tìm, đó là sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được giá trị của bản thân. Và từ đó, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi.
Theo tôi, Thành Công cũng có những quy luật của nó chỉ là chúng ta chưa được nghe nói đến trên các phương tiện thông tin đại chúng mà thôi. Những quy luật đó cũng chẳng có gì là mới mẻ hay bí ẩn cả. Nó bình dị, gần gũi và tồn tại từ lâu, nhưng nó rất đúng.
Sau nhiều năm xoay sở và tìm tòi nghiên cứu, tôi đã nhận ra rằng cuộc sống được hình thành từ những quy luật đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Sau khi lần theo những con đường khác nhau mong tìm được “một cuộc sống tốt hơn”, cuối cùng tôi đã trở lại nơi mà tôi bắt đầu cùng với những hứng thú mà có lúc chúng ta cho là lỗi thời. Như Edward Albee viết trong vở kịch Câu chuyện sở thú, “… khi cần thiết, chúng ta cũng nên đi một đoạn đường dài để sau đó, quay trở lại và nhận ra đâu là con đường ngắn hơn mà mình đang tìm”.
Có một câu thành ngữ Thụy Điển nói rằng “Chúng ta bị già đi quá nhanh, trong khi sự trải nghiệm lại đến với chúng ta quá chậm”. Có thể điều đó là không đúng và cũng có thể cuốn sách này sẽ giúp bạn có được những sự trải nghiệm sớm hơn tôi ngày trước. Thậm chí, dù bạn đã lớn tuổi nhưng sự hiểu biết không bao giờ là quá muộn ! Từ những điều đã qua, tôi rút ra được rằng: Người hiểu biết không phải là người tìm cách hơn người khác mà là người biết cách sống thế nào để hạnh phúc.
II. Mối liên hệ giữa thành công và tiền bạc
Ai sống trên đời cũng cần có tiền. Việc kiếm tiền đầu tiên có thể là mục đích nhưng sau đó đồng tiền sẽ là phương tiện chứ không phải là mục đích sau cùng. Chúng ta không thể nói tự thân, tiền là tốt hay xấu. Tiền giúp người ta sống, học tập để đạt được ước mơ của mình và giúp đỡ những người khác. Mỗi năm những người giàu có đóng góp hàng tỉ đô la vào những công trình phúc lợi xã hội, những chương trình nhân đạo, giúp những người nghèo và bệnh tật… Vậy tiền tốt chứ! Nhưng chẳng phải tiền bạc cũng là nguồn gốc của nhiều điều xấu xa đó sao?
Bời chúng ta đang sống trong một xã hội thường đánh đồng thành công về tiền bạc với thành công cuộc sống nên có đôi điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn:
Tự thân đồng tiền không phải là xấu. Bản thân đồng tiền không phải là cội rễ của tất cả mọi sự xấu xa mà thật ra, chính sự ham muốn có tiền, ngay cả khi bạn đang có thật nhiều tiền. Vấn đề là chúng ta kiếm tiền bằng những cách chân chính và chúng ta tiêu tiền vào những mục đích chính đáng thì khi đó, đồng tiền sẽ sản sinh ra những điều tốt.
Tiền bạc không phải là điều kiện đủ để thành công. Trước đây, tôi thường đọc nhiều sách viết về con đường thành công của những nhà triệu phú, tỉ phú… Trong số đó có vài người đã phải vào tù vì chính con đường dẫn đến thành công của mình. Ivan Boesky, một nhà tài phiệt nổi tiếng đã nói hơi quá rằng “Tham lam đôi khi cũng tốt” – và chỉ vài tháng sau, ông bị truy tố. Boesky đã tuyên bố một điều mà nhiều người thường nghĩ nhưng không phải bao giờ cũng đúng, đó là: Thành công đồng nghĩa với giàu có.
Còn nhớ những năm 90, khi phong trào giao dịch trên mạng và tham gia vào thị trường chứng khoán nổi lên như cồn, ngày nào cũng có những người bỗng chốc trở thành tỉ phú. Thế là một số giá trị về mặt đạo đức và tinh thần đành phải nhường chỗ cho sự giàu có và kiểu sống của những người “mới phát” đó.
Nguyên nhân của vô số những vụ tai tiếng và bê bối tập thể liên tục xảy ra tại Enron, Arthur Andersen, Tyco, Xerox, WorldCom, v.v. là bởi vì họ chưa có cái nhìn đúng đắn về đồng tiền. Những kẻ vào tù trong những năm 80 hoặc những người bị phá sản vào những năm 90 là những kẻ tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Khi được phỏng vấn, có rất nhiều nhà quản lý đã nói rằng, mặc dù bỏ rất nhiều thời gian để cố sức đạt những mục tiêu tài chính, nhưng dường như cuộc sống đối với họ vẫn “trống rỗng và vô nghĩa”. Có đến 60% những nhà điều hành cấp cao tiết lộ rằng họ thực sự hối tiếc khi đã đánh đổi cuộc sống gia đình để có thể theo đuổi những mục tiêu nghề nghiệp.
Tại sao những người đã có đầy đủ tiền bạc, quyền lực và cả địa vị vẫn không cảm thấy hạnh phúc? Câu trả lời thật đơn giản, đó là bởi vì sở hữu những thứ đó không hẳn có nghĩa là đạt được thành công. Họ chưa nhận ra điều gì là chính yếu cho cuộc sống của mình. Họ trở thành nô lệ của đồng tiền và những thứ do đồng tiền mang lại. Khi đó họ đã vô tình gây tổn hại cho cuộc sống của bản thân cũng như của những người khác.
Khi phóng đại quá mức tầm quan trọng của đồng tiền chính là bạn đang đánh lừa chính mình, gạt mình ra khỏi những điều tuy bình dị nhưng lại có ý nghĩa lớn lao, những điều có thể làm cho cuộc sống thú vị hơn, sâu sắc và đáng yêu hơn.
III. Thế nào được gọi là thành công?
“Hãy để mỗi người tự hoàn thiện mình bằng chính những khả năng tiềm ẩn mà họ vốn có” – Hal Urban
Tôi không biết phải định nghĩa thành công là như thế nào nhưng tôi biết rằng cuộc sống luôn đặt ra những thử thách để chúng ta có cơ hội hoàn thiện khả năng của mình. Và chúng ta đã thành công khi đạt đến giá trị cao nhất và cho đi những điều tốt nhất trong giới hạn của những khả năng và trải nghiệm mà ta đang có. Cuộc sống không đòi hỏi chúng ta phải đứng hàng đầu, mà chỉ yêu cầu chúng ta cố gắng làm tốt tối đa trong từng việc chúng ta đang làm.
Đây là phẩm chất thường thấy ở người thành công:
1. Chấp nhận rằng cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn và thử thách. Họ hội nhập với cuộc sống và vươn lên khắc phục hơn là chỉ biết phàn nàn, than vãn. Họ dám chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình thay vì đổ lỗi hoặc bào chữa để tìm đến sự thanh thản cho bản thân.
2. Luôn giữ thái độ sống tích cực. Họ tìm kiếm, khám phá những điều tốt đẹp ở người khác và thế giới xung quanh. Đối với họ, khó khăn và thử thách chính là những cơ hội để họ thử sức và trải nghiệm.
3. Tạo những quan hệ tốt. Họ nhạy cảm với những nhu cầu và cảm nhận của người khác. Họ luôn quan tâm, tôn trọng và biết cách khơi dậy những điều tốt đẹp ở người khác.
4. Luôn có phương hướng và mục đích. Họ luôn hình dung và biết trước nơi mình sẽ đến. Họ hoàn thành những mục tiêu đã định rồi lại đặt ra mục tiêu mới. Vui vẻ chấp nhận thử thách là một đức tính thường thấy ở những người này.
5. Có nhu cầu học hỏi mạnh mẽ. Đối với những người này, học hỏi là một thú vui chứ không phải là một nhiệm vụ. Những kiến thức mới sẽ làm phong phú hơn cho cuộc sống của họ và từ đó giúp họ trưởng thành hơn.
6. Hành động theo định hướng. Không sa vào thói quen xấu hoặc tỏ ra buồn chán vì những người này luôn “tranh thủ” tích lũy những kinh nghiệm mới.
7. Chú trọng phẩm chất đạo đức cá nhân. Họ hiểu rằng, trung thực là một trong những giá trị cơ bản của con người và quyết tâm thể hiện phẩm chất này cả trong công việc và đời sống.
8. Hiểu được sự khác biệt giữa “sống” và “tồn tại”. Họ “sống” thật sự với tất cả nhiệt huyết chứ không để cuộc sống “cuốn trôi” mình. Họ yêu quý cuộc sống với tất cả các giá trị của nó cùng những thành quả mà họ đã nỗ lực đạt được.
IV. Khởi đầu cho thành công thực sự
“Có rất nhiều người không bao giờ sử dụng hết năng lực của chính bản thân họ. Có thể do họ chưa gặp được một môi trường phù hợp hoặc có thể nó đã thực sự cằn cỗi” - John Gardner
Trong cuộc sống ngày nay, mỗi chúng ta thường bị vây bọc bởi quá nhiều thông tin. Nó thúc giục chúng ta tìm kiếm những gì thích hợp nhất thời cho mình ở bên ngoài hơn là khai thác nội lực của chúng ta. Và thế là, khả năng của chúng ta vẫn bị chôn vùi. Mãi mãi chúng ta sẽ không bao giờ nắm bắt được những cơ hội đang đến với mình.
“Khám phá năng lực bản thân” chính là một trong những thông điệp chính của cuốn sách này. Dù còn trẻ hay đã có tuổi, dù mới lớp 9 hoặc đã là tiến sĩ, chúng ta vẫn nên tìm hiểu và phát huy những tiềm năng của mình để sống tốt hơn. Trong mỗi con người chúng ta đều ẩn chứa những phẩm chất tốt đẹp có thể đưa ta đến thành công thực sự.
“Bất kể hoàn cảnh hiện tại là như thế nào thì những điều tốt đẹp nhất vẫn đang còn ở phía trước, bởi 90% năng lực để làm nên điểu đó vẫn chưa được bạn phát hiện và sử dụng đến” - Tim Hansel
I. Khám phá ý nghĩa của cuộc sống
Có thể bạn cho là trễ nhưng lần đầu tiên tôi hiểu được ý nghĩa thực sự của hai từ Thành Công là khi tôi ba mươi chín tuổi. Lúc đó tôi chẳng cần phải là giám đốc điều hành của một trong 500 công ty lớn nhất thế giới, hay là vừa mua được chiếc xe Mercedes đời mới nhất, cũng không có trúng số độc đắc. Chỉ là tìm được điều mà tôi đã từng mãi kiếm tìm, đó là sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được giá trị của bản thân. Và từ đó, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi.
Theo tôi, Thành Công cũng có những quy luật của nó chỉ là chúng ta chưa được nghe nói đến trên các phương tiện thông tin đại chúng mà thôi. Những quy luật đó cũng chẳng có gì là mới mẻ hay bí ẩn cả. Nó bình dị, gần gũi và tồn tại từ lâu, nhưng nó rất đúng.
Sau nhiều năm xoay sở và tìm tòi nghiên cứu, tôi đã nhận ra rằng cuộc sống được hình thành từ những quy luật đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Sau khi lần theo những con đường khác nhau mong tìm được “một cuộc sống tốt hơn”, cuối cùng tôi đã trở lại nơi mà tôi bắt đầu cùng với những hứng thú mà có lúc chúng ta cho là lỗi thời. Như Edward Albee viết trong vở kịch Câu chuyện sở thú, “… khi cần thiết, chúng ta cũng nên đi một đoạn đường dài để sau đó, quay trở lại và nhận ra đâu là con đường ngắn hơn mà mình đang tìm”.
Có một câu thành ngữ Thụy Điển nói rằng “Chúng ta bị già đi quá nhanh, trong khi sự trải nghiệm lại đến với chúng ta quá chậm”. Có thể điều đó là không đúng và cũng có thể cuốn sách này sẽ giúp bạn có được những sự trải nghiệm sớm hơn tôi ngày trước. Thậm chí, dù bạn đã lớn tuổi nhưng sự hiểu biết không bao giờ là quá muộn ! Từ những điều đã qua, tôi rút ra được rằng: Người hiểu biết không phải là người tìm cách hơn người khác mà là người biết cách sống thế nào để hạnh phúc.
II. Mối liên hệ giữa thành công và tiền bạc
Ai sống trên đời cũng cần có tiền. Việc kiếm tiền đầu tiên có thể là mục đích nhưng sau đó đồng tiền sẽ là phương tiện chứ không phải là mục đích sau cùng. Chúng ta không thể nói tự thân, tiền là tốt hay xấu. Tiền giúp người ta sống, học tập để đạt được ước mơ của mình và giúp đỡ những người khác. Mỗi năm những người giàu có đóng góp hàng tỉ đô la vào những công trình phúc lợi xã hội, những chương trình nhân đạo, giúp những người nghèo và bệnh tật… Vậy tiền tốt chứ! Nhưng chẳng phải tiền bạc cũng là nguồn gốc của nhiều điều xấu xa đó sao?
Bời chúng ta đang sống trong một xã hội thường đánh đồng thành công về tiền bạc với thành công cuộc sống nên có đôi điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn:
Tự thân đồng tiền không phải là xấu. Bản thân đồng tiền không phải là cội rễ của tất cả mọi sự xấu xa mà thật ra, chính sự ham muốn có tiền, ngay cả khi bạn đang có thật nhiều tiền. Vấn đề là chúng ta kiếm tiền bằng những cách chân chính và chúng ta tiêu tiền vào những mục đích chính đáng thì khi đó, đồng tiền sẽ sản sinh ra những điều tốt.
Tiền bạc không phải là điều kiện đủ để thành công. Trước đây, tôi thường đọc nhiều sách viết về con đường thành công của những nhà triệu phú, tỉ phú… Trong số đó có vài người đã phải vào tù vì chính con đường dẫn đến thành công của mình. Ivan Boesky, một nhà tài phiệt nổi tiếng đã nói hơi quá rằng “Tham lam đôi khi cũng tốt” – và chỉ vài tháng sau, ông bị truy tố. Boesky đã tuyên bố một điều mà nhiều người thường nghĩ nhưng không phải bao giờ cũng đúng, đó là: Thành công đồng nghĩa với giàu có.
Còn nhớ những năm 90, khi phong trào giao dịch trên mạng và tham gia vào thị trường chứng khoán nổi lên như cồn, ngày nào cũng có những người bỗng chốc trở thành tỉ phú. Thế là một số giá trị về mặt đạo đức và tinh thần đành phải nhường chỗ cho sự giàu có và kiểu sống của những người “mới phát” đó.
Nguyên nhân của vô số những vụ tai tiếng và bê bối tập thể liên tục xảy ra tại Enron, Arthur Andersen, Tyco, Xerox, WorldCom, v.v. là bởi vì họ chưa có cái nhìn đúng đắn về đồng tiền. Những kẻ vào tù trong những năm 80 hoặc những người bị phá sản vào những năm 90 là những kẻ tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Khi được phỏng vấn, có rất nhiều nhà quản lý đã nói rằng, mặc dù bỏ rất nhiều thời gian để cố sức đạt những mục tiêu tài chính, nhưng dường như cuộc sống đối với họ vẫn “trống rỗng và vô nghĩa”. Có đến 60% những nhà điều hành cấp cao tiết lộ rằng họ thực sự hối tiếc khi đã đánh đổi cuộc sống gia đình để có thể theo đuổi những mục tiêu nghề nghiệp.
Tại sao những người đã có đầy đủ tiền bạc, quyền lực và cả địa vị vẫn không cảm thấy hạnh phúc? Câu trả lời thật đơn giản, đó là bởi vì sở hữu những thứ đó không hẳn có nghĩa là đạt được thành công. Họ chưa nhận ra điều gì là chính yếu cho cuộc sống của mình. Họ trở thành nô lệ của đồng tiền và những thứ do đồng tiền mang lại. Khi đó họ đã vô tình gây tổn hại cho cuộc sống của bản thân cũng như của những người khác.
Khi phóng đại quá mức tầm quan trọng của đồng tiền chính là bạn đang đánh lừa chính mình, gạt mình ra khỏi những điều tuy bình dị nhưng lại có ý nghĩa lớn lao, những điều có thể làm cho cuộc sống thú vị hơn, sâu sắc và đáng yêu hơn.
III. Thế nào được gọi là thành công?
“Hãy để mỗi người tự hoàn thiện mình bằng chính những khả năng tiềm ẩn mà họ vốn có” – Hal Urban
Tôi không biết phải định nghĩa thành công là như thế nào nhưng tôi biết rằng cuộc sống luôn đặt ra những thử thách để chúng ta có cơ hội hoàn thiện khả năng của mình. Và chúng ta đã thành công khi đạt đến giá trị cao nhất và cho đi những điều tốt nhất trong giới hạn của những khả năng và trải nghiệm mà ta đang có. Cuộc sống không đòi hỏi chúng ta phải đứng hàng đầu, mà chỉ yêu cầu chúng ta cố gắng làm tốt tối đa trong từng việc chúng ta đang làm.
Đây là phẩm chất thường thấy ở người thành công:
1. Chấp nhận rằng cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn và thử thách. Họ hội nhập với cuộc sống và vươn lên khắc phục hơn là chỉ biết phàn nàn, than vãn. Họ dám chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình thay vì đổ lỗi hoặc bào chữa để tìm đến sự thanh thản cho bản thân.
2. Luôn giữ thái độ sống tích cực. Họ tìm kiếm, khám phá những điều tốt đẹp ở người khác và thế giới xung quanh. Đối với họ, khó khăn và thử thách chính là những cơ hội để họ thử sức và trải nghiệm.
3. Tạo những quan hệ tốt. Họ nhạy cảm với những nhu cầu và cảm nhận của người khác. Họ luôn quan tâm, tôn trọng và biết cách khơi dậy những điều tốt đẹp ở người khác.
4. Luôn có phương hướng và mục đích. Họ luôn hình dung và biết trước nơi mình sẽ đến. Họ hoàn thành những mục tiêu đã định rồi lại đặt ra mục tiêu mới. Vui vẻ chấp nhận thử thách là một đức tính thường thấy ở những người này.
5. Có nhu cầu học hỏi mạnh mẽ. Đối với những người này, học hỏi là một thú vui chứ không phải là một nhiệm vụ. Những kiến thức mới sẽ làm phong phú hơn cho cuộc sống của họ và từ đó giúp họ trưởng thành hơn.
6. Hành động theo định hướng. Không sa vào thói quen xấu hoặc tỏ ra buồn chán vì những người này luôn “tranh thủ” tích lũy những kinh nghiệm mới.
7. Chú trọng phẩm chất đạo đức cá nhân. Họ hiểu rằng, trung thực là một trong những giá trị cơ bản của con người và quyết tâm thể hiện phẩm chất này cả trong công việc và đời sống.
8. Hiểu được sự khác biệt giữa “sống” và “tồn tại”. Họ “sống” thật sự với tất cả nhiệt huyết chứ không để cuộc sống “cuốn trôi” mình. Họ yêu quý cuộc sống với tất cả các giá trị của nó cùng những thành quả mà họ đã nỗ lực đạt được.
IV. Khởi đầu cho thành công thực sự
“Có rất nhiều người không bao giờ sử dụng hết năng lực của chính bản thân họ. Có thể do họ chưa gặp được một môi trường phù hợp hoặc có thể nó đã thực sự cằn cỗi” - John Gardner
Trong cuộc sống ngày nay, mỗi chúng ta thường bị vây bọc bởi quá nhiều thông tin. Nó thúc giục chúng ta tìm kiếm những gì thích hợp nhất thời cho mình ở bên ngoài hơn là khai thác nội lực của chúng ta. Và thế là, khả năng của chúng ta vẫn bị chôn vùi. Mãi mãi chúng ta sẽ không bao giờ nắm bắt được những cơ hội đang đến với mình.
“Khám phá năng lực bản thân” chính là một trong những thông điệp chính của cuốn sách này. Dù còn trẻ hay đã có tuổi, dù mới lớp 9 hoặc đã là tiến sĩ, chúng ta vẫn nên tìm hiểu và phát huy những tiềm năng của mình để sống tốt hơn. Trong mỗi con người chúng ta đều ẩn chứa những phẩm chất tốt đẹp có thể đưa ta đến thành công thực sự.
“Bất kể hoàn cảnh hiện tại là như thế nào thì những điều tốt đẹp nhất vẫn đang còn ở phía trước, bởi 90% năng lực để làm nên điểu đó vẫn chưa được bạn phát hiện và sử dụng đến” - Tim Hansel
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét