“Cát càng rơi nhiều trong chiếc đồng hồ cuộc sống, chúng ta càng thấy được nhiều điều rõ ràng hơn.” - Rabbi Harold Kushner
Tôi luôn thích được đến thăm bà ngoại. Bà sống ở thành phố New York. Cuối tuần, cả nhà tôi thường đón tàu điện từ Washington D.C để đến đó. Tôi thích được ngủ trên chiếc giường cũ và đắp tấm khăn trải giường lúc nào cũng thơm mùi hoa oải hương của bà.
Tôi thường bị đánh thức bởi mùi thơm của món bánh đặc biệt của bà – loại bánh kếp vàng óng thơm ngon được phủ đầy kem bơ. Tôi rất thích chúng. Nhưng cho dù có quan sát tỉ mỉ và cố bắt chước ngoại đến đâu thì tôi cũng chẳng bao giờ làm được thứ bánh ngon như thế. Ngoại nói ngoại sẽ tặng tôi những chiếc chảo làm bánh mà bà vẫn dùng để tôi cũng có thể làm được những chiếc bánh thật ngon như vậy…
… Mẹ tôi đột ngột qua đời mười ngày sau khi tôi tốt nghiệp đại học. Lúc ấy, tôi hai mươi hai tuổi. Tôi chìm trong cảm giác mất mát, bị bỏ rơi và đã không muốn đến nhìn mẹ trong bệnh viện. Bà ngoại đã nhất quyết phản đối và dẫn tôi đến gặp mẹ lần cuối.
Ngoại không ngừng động viên tôi rằng mất đi đấng sinh thành là một nỗi đau đã trở thành quy luật của cuộc sống. Tôi được an ủi rất nhiều và tin rằng, đến một lúc nào đó, bằng cách nào đó, tôi sẽ lấy lại được cân bằng cho cuộc sống.
Khi tôi gặp được người tôi yêu, ngoại là người duy nhất khuyên tôi sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau là những yếu tố để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Ngoại quan niệm, xây dựng sự nghiệp ngoài xã hội hiển nhiên là cần thiết nhưng không phải là sự chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình. Ngoại cũng giúp tôi nhận ra, tôi có thể tìm thấy hạnh phúc thực sự ở đâu.
Và vì thế tôi đã sinh con – bốn cô con gái mà tôi đã cố gắng nuôi nấng và thương yêu như chính tôi đã từng được như vậy.
Khi tôi gặp khó khăn trong việc chăm sóc đứa con gái đầu lòng, những người bạn tốt đã cho tôi rất nhiều lời khuyên. Chỉ có ngoại nhẫn nại chờ đợi những câu hỏi của tôi. Bà bảo rằng tôi hãy làm theo ngôn ngữ không lời của đứa bé – để cho nó gợi ý với tôi nó cần gì, vào lúc nào. Và hãy làm theo sự dẫn dắt của bản năng đứa trẻ và của chính tôi để thắt chặt hơn tình mẫu tử.
Những lời khuyên ấy tiếp tục hữu dụng khi những đứa con của tôi dần lớn lên. Khi tôi làm theo những chỉ dẫn ấy, các con tôi đã cho tôi thấy rằng tôi vẫn cần cho chúng như thế nào.
Gần cuối đời, bà ngoại dạy cho tôi hiểu về tình bạn. Ngoại đã sống nhiều năm trong ngôi nhà này, người giúp việc ở đây rất tử tế và chăm sóc ngoại rất ân cần. Nhưng điều giúp tinh thần ngoại thực sự khỏe khoắn và vui vẻ chính là tình bạn của ngoại với người bạn láng giềng. Hai người đã nương tựa cùng nhau trong nhiều năm cho tới lúc ngoại tôi qua đời.
Tình cảm giữa hai người đã vượt ra khỏi giới hạn của tình bạn thông thường để trở thành tri âm tri kỷ. Họ biết rõ về gia cảnh của nhau, biết loại thuốc nào người kia thường dùng, loại thức ăn nào người kia đặc biệt thích. Họ đã cùng nhau sẻ chia niềm tin và thái độ lạc quan trong cuộc sống.
Ngoại là tấm gương tốt của tôi, dạy cho tôi hiểu về tình yêu, hôn nhân, con trẻ và tình bạn – những yếu tố làm nên một cuộc sống ý nghĩa. Nhận điện thoại báo tin ngoại đã ra đi… Tôi nghẹn ngào trong nỗi đau, không nói được lời nào…
Sau này, mỗi lần làm món bánh kếp, tôi lại dùng chiếc chảo ngoại tặng. Những mẻ bánh kếp ra lò rất vàng và rất thơm.
“Thật dễ nuối tiếc về một điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có…”
Tôi luôn thích được đến thăm bà ngoại. Bà sống ở thành phố New York. Cuối tuần, cả nhà tôi thường đón tàu điện từ Washington D.C để đến đó. Tôi thích được ngủ trên chiếc giường cũ và đắp tấm khăn trải giường lúc nào cũng thơm mùi hoa oải hương của bà.
Tôi thường bị đánh thức bởi mùi thơm của món bánh đặc biệt của bà – loại bánh kếp vàng óng thơm ngon được phủ đầy kem bơ. Tôi rất thích chúng. Nhưng cho dù có quan sát tỉ mỉ và cố bắt chước ngoại đến đâu thì tôi cũng chẳng bao giờ làm được thứ bánh ngon như thế. Ngoại nói ngoại sẽ tặng tôi những chiếc chảo làm bánh mà bà vẫn dùng để tôi cũng có thể làm được những chiếc bánh thật ngon như vậy…
… Mẹ tôi đột ngột qua đời mười ngày sau khi tôi tốt nghiệp đại học. Lúc ấy, tôi hai mươi hai tuổi. Tôi chìm trong cảm giác mất mát, bị bỏ rơi và đã không muốn đến nhìn mẹ trong bệnh viện. Bà ngoại đã nhất quyết phản đối và dẫn tôi đến gặp mẹ lần cuối.
Ngoại không ngừng động viên tôi rằng mất đi đấng sinh thành là một nỗi đau đã trở thành quy luật của cuộc sống. Tôi được an ủi rất nhiều và tin rằng, đến một lúc nào đó, bằng cách nào đó, tôi sẽ lấy lại được cân bằng cho cuộc sống.
Khi tôi gặp được người tôi yêu, ngoại là người duy nhất khuyên tôi sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau là những yếu tố để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Ngoại quan niệm, xây dựng sự nghiệp ngoài xã hội hiển nhiên là cần thiết nhưng không phải là sự chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình. Ngoại cũng giúp tôi nhận ra, tôi có thể tìm thấy hạnh phúc thực sự ở đâu.
Và vì thế tôi đã sinh con – bốn cô con gái mà tôi đã cố gắng nuôi nấng và thương yêu như chính tôi đã từng được như vậy.
Khi tôi gặp khó khăn trong việc chăm sóc đứa con gái đầu lòng, những người bạn tốt đã cho tôi rất nhiều lời khuyên. Chỉ có ngoại nhẫn nại chờ đợi những câu hỏi của tôi. Bà bảo rằng tôi hãy làm theo ngôn ngữ không lời của đứa bé – để cho nó gợi ý với tôi nó cần gì, vào lúc nào. Và hãy làm theo sự dẫn dắt của bản năng đứa trẻ và của chính tôi để thắt chặt hơn tình mẫu tử.
Những lời khuyên ấy tiếp tục hữu dụng khi những đứa con của tôi dần lớn lên. Khi tôi làm theo những chỉ dẫn ấy, các con tôi đã cho tôi thấy rằng tôi vẫn cần cho chúng như thế nào.
Gần cuối đời, bà ngoại dạy cho tôi hiểu về tình bạn. Ngoại đã sống nhiều năm trong ngôi nhà này, người giúp việc ở đây rất tử tế và chăm sóc ngoại rất ân cần. Nhưng điều giúp tinh thần ngoại thực sự khỏe khoắn và vui vẻ chính là tình bạn của ngoại với người bạn láng giềng. Hai người đã nương tựa cùng nhau trong nhiều năm cho tới lúc ngoại tôi qua đời.
Tình cảm giữa hai người đã vượt ra khỏi giới hạn của tình bạn thông thường để trở thành tri âm tri kỷ. Họ biết rõ về gia cảnh của nhau, biết loại thuốc nào người kia thường dùng, loại thức ăn nào người kia đặc biệt thích. Họ đã cùng nhau sẻ chia niềm tin và thái độ lạc quan trong cuộc sống.
Ngoại là tấm gương tốt của tôi, dạy cho tôi hiểu về tình yêu, hôn nhân, con trẻ và tình bạn – những yếu tố làm nên một cuộc sống ý nghĩa. Nhận điện thoại báo tin ngoại đã ra đi… Tôi nghẹn ngào trong nỗi đau, không nói được lời nào…
Sau này, mỗi lần làm món bánh kếp, tôi lại dùng chiếc chảo ngoại tặng. Những mẻ bánh kếp ra lò rất vàng và rất thơm.
“Thật dễ nuối tiếc về một điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét