“Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ – nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ.”
Đêm trước ngày tôi lên đường đi Israël đã trôi qua bằng một cuộc tranh luận giống như bao cuộc tranh luận khác trong suốt những tuần, những tháng trước đó.
“Nhưng tại sao phải là Israël?”. Cha tôi hỏi như thế, với cùng một giọng điệu như cha đã từng hỏi “Sao lại là Trung Hoa?” hay “Sao lại là Nga?”… hoặc bất kỳ đất nước nào mà tôi nói là mình muốn đến. “Con cũng biết mà, ở đó đang có chiến tranh – Cha nói thêm.
“Vâng, cha à, con biết mà, chiến tranh có ở khắp mọi nơi”.
Cha lại hỏi rằng tại sao tôi cứ nhất định phải đến một nơi nguy hiểm như thế. Tôi biết thế nào mình cũng sẽ nghe lại câu nói mà tôi đã từng nghe rất nhiều lần trước đây: “Ừ, con có bao giờ nghe cha đâu. Thế thì bây giờ, việc gì mà con lại phải hỏi ý kiến cha”. Rồi cha thở dài và lắc đầu ngao ngán.
Những lúc như thế, chị Kristy luôn là người đứng ra hòa giải. Dù rằng từ lâu, chị đã nhận ra đó là một việc làm vô ích, nhưng bao giờ chị cũng cố. “Kath ạ, sao em không đến học ở Anh. Nơi đó rất an toàn”. Luôn luôn là như thế, chị ấy không thể hiểu được tôi.
Không ai trong gia đình thực sự hiểu tôi. Nước Anh không có gì để tôi khám phá. Tôi muốn đến một nơi mà ở đó tôi có thể được nhìn thấy và chiêm nghiệm cuộc sống chân thật, sinh động, có cả bất hạnh và khổ đau. Tâm trí tôi luôn hướng đến những vùng đất lạ. Mẹ bảo rằng tôi mang trong mình dòng máu du mục.
Chị Kristy lớn hơn tôi ba tuổi rưỡi nhưng cách sống của chúng tôi khác hẳn nhau. Chị ít nói và hiền dịu còn tôi thì thích mạo hiểm và chỉ thực sự im lặng khi ngủ. Tôi hầu như đã dành cả thời niên thiếu của mình để xin lỗi chị và những người trong gia đình vi những gì tôi nói hoặc gây ra – toàn những việc không giống ai đã khiến gia đình tôi lắm lúc phải bẽ mặt.
Tôi là kẻ duy nhất đội cái mũ gắn đầy trái cây, mặc bộ đồ sặc sỡ và phá tan không khí trang trọng của buổi tiệc gia đình bằng những câu chuyện cười. Tôi cũng là kẻ duy nhất bật khóc nức nở khi xem một bộ phim tình cảm sướt mướt.
Bởi vì tôi quá khác với chị mình – hay chị tôi quá khác với tôi – nên chúng tôi chưa bao giờ thân thiết như hai chị em đúng nghĩa. Càng lớn, càng bận bịu, chúng tôi càng ít gặp nhau mặc dầu chỉ sống cách nhau có nửa dặm đường.
Tuy nhiên, với những chuyến đi mạo hiểm của tôi thì chị là người ít phản đối nhất. Thế nên lần này, tôi lại nhờ chị đưa ra sân bay. “Được thôi” – Chị đáp và không quên căn dặn – “Nhưng đừng nói cho bố biết đấy nhé” – Tôi cười đồng ý. Cha tôi có phải là độc tài gì đâu. Chúng tôi đều biết rằng ông rất yêu và lo lắng cho chúng tôi. Tôi cũng rất yêu cha. Không vì cha thì tôi đã không vào học trường Luật. Nhưng thật khó để phân biệt tình yêu và sự lo lắng trong lòng.
Trên đường ra sân bay, chị không còn im lặng như mọi khi. Lần đầu tiên, chị hỏi về những nơi tôi dự định đến, về những nơi tôi sẽ ở lại. Có vẻ như chị quan tâm đến chuyến đi của tôi lắm.
Vốn không quen với không khí chia ly, chị lẳng lặng ra về sau khi nói vỏn vẹn hai câu: “Em đi bình an! Chị sẽ rất nhớ em!”. Tôi thấy buồn vì chị vẫn không hiểu tôi thêm chút nào. Lúc này đây, tôi muốn chị ở bên tôi thêm vài phút nữa. Nhưng chị đã không làm thế.
Tôi làm thủ tục và chuẩn bị lên máy bay. Lúc mở túi xách lấy hộ chiếu, tôi thoáng thấy một phong bì màu trắng đề tên người nhận “Gửi Kath”. Là nét chữ của chị.
Đó là một tấm thiệp hoạt hình ngộ nghĩnh. Mọi người trong gia đình tôi đều thích tặng nhau những tấm thiệp vui vẻ kiểu như thế. Khi tôi mở tấm thiệp ra và đọc những gì bên trong, tôi mới nhận ra, chị tôi – người mà tôi cho rằng chẳng hiểu gì mình – đã thực sự thấu hiểu tôi. Dường như, một phần nào đó, chị muốn được như tôi, hay nói đúng hơn, luôn luôn muốn được như tôi. Chị viết:
Chị thực sự ngưỡng mộ cuộc sống mạo hiểm của em. Chị yêu em.
Chị của em, Kristy
Đó là phần sâu thẳm trong tâm hồn chị, phần chưa bao giờ được thể hiện hay có lẽ tôi chưa đủ sâu sắc để cảm nhận. Tôi ngoái lại tìm chị. Tôi thấy chị đứng đó mỉm cười và vẫy tay, môi chị mấp máy “Chị yêu em”. Tôi mỉm cười đáp lại dù biết chị không nghe thấy. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng chị đích thực là chị Kristy của tôi.
Đêm trước ngày tôi lên đường đi Israël đã trôi qua bằng một cuộc tranh luận giống như bao cuộc tranh luận khác trong suốt những tuần, những tháng trước đó.
“Nhưng tại sao phải là Israël?”. Cha tôi hỏi như thế, với cùng một giọng điệu như cha đã từng hỏi “Sao lại là Trung Hoa?” hay “Sao lại là Nga?”… hoặc bất kỳ đất nước nào mà tôi nói là mình muốn đến. “Con cũng biết mà, ở đó đang có chiến tranh – Cha nói thêm.
“Vâng, cha à, con biết mà, chiến tranh có ở khắp mọi nơi”.
Cha lại hỏi rằng tại sao tôi cứ nhất định phải đến một nơi nguy hiểm như thế. Tôi biết thế nào mình cũng sẽ nghe lại câu nói mà tôi đã từng nghe rất nhiều lần trước đây: “Ừ, con có bao giờ nghe cha đâu. Thế thì bây giờ, việc gì mà con lại phải hỏi ý kiến cha”. Rồi cha thở dài và lắc đầu ngao ngán.
Những lúc như thế, chị Kristy luôn là người đứng ra hòa giải. Dù rằng từ lâu, chị đã nhận ra đó là một việc làm vô ích, nhưng bao giờ chị cũng cố. “Kath ạ, sao em không đến học ở Anh. Nơi đó rất an toàn”. Luôn luôn là như thế, chị ấy không thể hiểu được tôi.
Không ai trong gia đình thực sự hiểu tôi. Nước Anh không có gì để tôi khám phá. Tôi muốn đến một nơi mà ở đó tôi có thể được nhìn thấy và chiêm nghiệm cuộc sống chân thật, sinh động, có cả bất hạnh và khổ đau. Tâm trí tôi luôn hướng đến những vùng đất lạ. Mẹ bảo rằng tôi mang trong mình dòng máu du mục.
Chị Kristy lớn hơn tôi ba tuổi rưỡi nhưng cách sống của chúng tôi khác hẳn nhau. Chị ít nói và hiền dịu còn tôi thì thích mạo hiểm và chỉ thực sự im lặng khi ngủ. Tôi hầu như đã dành cả thời niên thiếu của mình để xin lỗi chị và những người trong gia đình vi những gì tôi nói hoặc gây ra – toàn những việc không giống ai đã khiến gia đình tôi lắm lúc phải bẽ mặt.
Tôi là kẻ duy nhất đội cái mũ gắn đầy trái cây, mặc bộ đồ sặc sỡ và phá tan không khí trang trọng của buổi tiệc gia đình bằng những câu chuyện cười. Tôi cũng là kẻ duy nhất bật khóc nức nở khi xem một bộ phim tình cảm sướt mướt.
Bởi vì tôi quá khác với chị mình – hay chị tôi quá khác với tôi – nên chúng tôi chưa bao giờ thân thiết như hai chị em đúng nghĩa. Càng lớn, càng bận bịu, chúng tôi càng ít gặp nhau mặc dầu chỉ sống cách nhau có nửa dặm đường.
Tuy nhiên, với những chuyến đi mạo hiểm của tôi thì chị là người ít phản đối nhất. Thế nên lần này, tôi lại nhờ chị đưa ra sân bay. “Được thôi” – Chị đáp và không quên căn dặn – “Nhưng đừng nói cho bố biết đấy nhé” – Tôi cười đồng ý. Cha tôi có phải là độc tài gì đâu. Chúng tôi đều biết rằng ông rất yêu và lo lắng cho chúng tôi. Tôi cũng rất yêu cha. Không vì cha thì tôi đã không vào học trường Luật. Nhưng thật khó để phân biệt tình yêu và sự lo lắng trong lòng.
Trên đường ra sân bay, chị không còn im lặng như mọi khi. Lần đầu tiên, chị hỏi về những nơi tôi dự định đến, về những nơi tôi sẽ ở lại. Có vẻ như chị quan tâm đến chuyến đi của tôi lắm.
Vốn không quen với không khí chia ly, chị lẳng lặng ra về sau khi nói vỏn vẹn hai câu: “Em đi bình an! Chị sẽ rất nhớ em!”. Tôi thấy buồn vì chị vẫn không hiểu tôi thêm chút nào. Lúc này đây, tôi muốn chị ở bên tôi thêm vài phút nữa. Nhưng chị đã không làm thế.
Tôi làm thủ tục và chuẩn bị lên máy bay. Lúc mở túi xách lấy hộ chiếu, tôi thoáng thấy một phong bì màu trắng đề tên người nhận “Gửi Kath”. Là nét chữ của chị.
Đó là một tấm thiệp hoạt hình ngộ nghĩnh. Mọi người trong gia đình tôi đều thích tặng nhau những tấm thiệp vui vẻ kiểu như thế. Khi tôi mở tấm thiệp ra và đọc những gì bên trong, tôi mới nhận ra, chị tôi – người mà tôi cho rằng chẳng hiểu gì mình – đã thực sự thấu hiểu tôi. Dường như, một phần nào đó, chị muốn được như tôi, hay nói đúng hơn, luôn luôn muốn được như tôi. Chị viết:
Chị thực sự ngưỡng mộ cuộc sống mạo hiểm của em. Chị yêu em.
Chị của em, Kristy
Đó là phần sâu thẳm trong tâm hồn chị, phần chưa bao giờ được thể hiện hay có lẽ tôi chưa đủ sâu sắc để cảm nhận. Tôi ngoái lại tìm chị. Tôi thấy chị đứng đó mỉm cười và vẫy tay, môi chị mấp máy “Chị yêu em”. Tôi mỉm cười đáp lại dù biết chị không nghe thấy. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng chị đích thực là chị Kristy của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét