"Còn gì ý nghĩa hơn việc giúp một người bất hạnh nhận ra rằng… mình không bất hạnh?”
“Mahaba. Tám tuổi. Nữ. Mồ côi. Quê Gondar. Phục hồi phỏng”.
Hồ sơ của Mahaba chỉ có vỏn vẹn vài dòng như thế. Mahaba không thể đi đứng bình thường vì sẹo phỏng chi chít khắp nơi trên tay, chân, khuôn mặt, hông và đầu gối. Những vết sẹo dài ở cổ và mặt khiến cằm và môi dưới của em bị xệ xuống, vì vậy, ăn uống cũng trở nên một cực hình. Sẹo phủ lên cả hai mi mắt khiến khi ngủ, em cũng không tài nào nhắm mắt được.
Cũng như bao đứa trẻ mồ côi khác, em khao khát được yêu thương, được ôm ấp, vỗ về. Cô bé cần lắm một chỗ dựa tinh thần.
Mahaba được đưa đến chỗ chúng tôi để được phẫu thuật chỉnh hình và chăm sóc lâu dài. Sau một thời gian, bệnh viện đã là nhà và các y bác sĩ đã trở thành người thân của cô bé.
Sau rất nhiều cuộc phẫu thuật, việc đi đứng của Mahaba trở nên dễ dàng hơn. Ở bệnh viện, cô bé bắt đầu học may, học thêu và giúp chúng tôi chăm sóc các bệnh nhân khác. Chúng tôi thành ra quen với sự có mặt của một Mahaba tật nguyền nhưng nhân hậu, dễ mến. Bên kia thị trấn có một ngôi nhà lớn là nơi Reverend Jack Smith (mọi người thường gọi là ông Jack) đưa những đứa trẻ đường phố về ở. Những đứa trẻ sống lang thang với đủ mọi hoàn cảnh: đứa mồ côi, đứa bị bỏ rơi… và với mọi “ngành nghề”: đánh giày, rửa xe, khuân vác, ăn xin hay trộm cắp.
Chúng thường hút trộm xăng của các xe hơi đậu trên đường. Nhưng không phải để bán… Đường phố Addis Ababa về đêm rất lạnh, nếu giường ngủ là ghế đá công viên, ki-ốt bỏ hoang hay xó xỉnh nào đó thì bạn chỉ có thể ngủ được trong trạng thái gây mê bằng cách hít hơi xăng.
Trả lời ông Jack, một thằng bé đã mô tả số phận của nó thế này:
“Cháu thấy trên đời ai cũng có một công việc. Người là lính chiến, người thì làm vua thống lĩnh thiên hạ. Người thì trồng hoa màu, người thì đi bán những hoa màu đó, có người lại chỉ biết dùng những thực phẩm do người khác làm ra. Thế nhưng không có công việc nào là dành cho cháu, cháu không phải là vua cũng không phải là người trồng quả ngọt. Công việc của cháu, số phận của cháu là một cuộc đời bất hạnh”.
Thế là ông Jack quyết định phải làm một điều gì đó. Ông ra sức giải thích, thuyết phục những đứa trẻ ấy để đưa chúng về ở với mình. Ông lập nên một trung tâm từ thiện mang tên “Niềm hy vọng cho trẻ em cơ nhỡ”. Trung tâm là mái nhà, là nơi mà các em được đi học, được yêu thương và chăm sóc. Ông quyết tâm dạy bọn trẻ thành những người biết trồng cây và hái quả, để các em bước vào đời như những người có khả năng cống hiến thực sự chứ không phải là những kẻ ăn bám.
Lại nói về Mahaba, cuối cùng em cũng chia tay được với cuộc phẫu thuật cuối cùng. Em cần có một nơi để làm việc và cống hiến, như ước nguyện của mình. Em đã tìm đến trung tâm của Jack. Ở đó, em được sống với những khao khát và ước mơ… Mọi người nơi đây đều yêu thương nhau như những người thân trong một gia đình. Tình yêu cứ thế lớn dần và nhân rộng.
“Sự thay đổi của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi – Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.”
“Mahaba. Tám tuổi. Nữ. Mồ côi. Quê Gondar. Phục hồi phỏng”.
Hồ sơ của Mahaba chỉ có vỏn vẹn vài dòng như thế. Mahaba không thể đi đứng bình thường vì sẹo phỏng chi chít khắp nơi trên tay, chân, khuôn mặt, hông và đầu gối. Những vết sẹo dài ở cổ và mặt khiến cằm và môi dưới của em bị xệ xuống, vì vậy, ăn uống cũng trở nên một cực hình. Sẹo phủ lên cả hai mi mắt khiến khi ngủ, em cũng không tài nào nhắm mắt được.
Cũng như bao đứa trẻ mồ côi khác, em khao khát được yêu thương, được ôm ấp, vỗ về. Cô bé cần lắm một chỗ dựa tinh thần.
Mahaba được đưa đến chỗ chúng tôi để được phẫu thuật chỉnh hình và chăm sóc lâu dài. Sau một thời gian, bệnh viện đã là nhà và các y bác sĩ đã trở thành người thân của cô bé.
Sau rất nhiều cuộc phẫu thuật, việc đi đứng của Mahaba trở nên dễ dàng hơn. Ở bệnh viện, cô bé bắt đầu học may, học thêu và giúp chúng tôi chăm sóc các bệnh nhân khác. Chúng tôi thành ra quen với sự có mặt của một Mahaba tật nguyền nhưng nhân hậu, dễ mến. Bên kia thị trấn có một ngôi nhà lớn là nơi Reverend Jack Smith (mọi người thường gọi là ông Jack) đưa những đứa trẻ đường phố về ở. Những đứa trẻ sống lang thang với đủ mọi hoàn cảnh: đứa mồ côi, đứa bị bỏ rơi… và với mọi “ngành nghề”: đánh giày, rửa xe, khuân vác, ăn xin hay trộm cắp.
Chúng thường hút trộm xăng của các xe hơi đậu trên đường. Nhưng không phải để bán… Đường phố Addis Ababa về đêm rất lạnh, nếu giường ngủ là ghế đá công viên, ki-ốt bỏ hoang hay xó xỉnh nào đó thì bạn chỉ có thể ngủ được trong trạng thái gây mê bằng cách hít hơi xăng.
Trả lời ông Jack, một thằng bé đã mô tả số phận của nó thế này:
“Cháu thấy trên đời ai cũng có một công việc. Người là lính chiến, người thì làm vua thống lĩnh thiên hạ. Người thì trồng hoa màu, người thì đi bán những hoa màu đó, có người lại chỉ biết dùng những thực phẩm do người khác làm ra. Thế nhưng không có công việc nào là dành cho cháu, cháu không phải là vua cũng không phải là người trồng quả ngọt. Công việc của cháu, số phận của cháu là một cuộc đời bất hạnh”.
Thế là ông Jack quyết định phải làm một điều gì đó. Ông ra sức giải thích, thuyết phục những đứa trẻ ấy để đưa chúng về ở với mình. Ông lập nên một trung tâm từ thiện mang tên “Niềm hy vọng cho trẻ em cơ nhỡ”. Trung tâm là mái nhà, là nơi mà các em được đi học, được yêu thương và chăm sóc. Ông quyết tâm dạy bọn trẻ thành những người biết trồng cây và hái quả, để các em bước vào đời như những người có khả năng cống hiến thực sự chứ không phải là những kẻ ăn bám.
Lại nói về Mahaba, cuối cùng em cũng chia tay được với cuộc phẫu thuật cuối cùng. Em cần có một nơi để làm việc và cống hiến, như ước nguyện của mình. Em đã tìm đến trung tâm của Jack. Ở đó, em được sống với những khao khát và ước mơ… Mọi người nơi đây đều yêu thương nhau như những người thân trong một gia đình. Tình yêu cứ thế lớn dần và nhân rộng.
“Sự thay đổi của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi – Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét