Vào
một ngày hè oi ả, đôi vợ chồng trẻ cùng cô con gái bốn tuổi, Tzippie,
đang trên đường đi nghỉ mát trên núi trong vài tuần. Đột nhiên, một
chiếc xe tải lớn đang chạy trên con đường hẹp bỗng đâm thẳng vào chiếc
xe hơi của gia đình họ. Đôi vợ chồng bị thương nặng, còn cô con gái nhỏ
Tzippie thì bị gãy xương ở nhiều nơi.
Tất cả lập tức được chuyển đến bệnh viện gần đó. Tzippie nằm ở khu điều trị dành cho trẻ em và cha mẹ cô bé được đưa sang khu vực chăm sóc đặc biệt. Có thể hình dung được rằng Tzippie chẳng những hết sức đau đớn mà còn rất khiếp sợ khi chẳng thấy cha mẹ ở bên cạnh mình để an ủi vỗ về.
Martha, cô y tá được phân công chăm sóc Tzippie, là một phụ nữ đứng tuổi, độc thân. Hiểu nỗi sợ hãi và cảm giác bất an của Tzippie, nên cô dành hết tình cảm cho bé. Khi Martha kết thúc ca trực của mình, thay vì về nhà, cô tình nguyện ở lại chăm sóc Tzippie vào ban đêm. Dĩ nhiên, Tzippie ngày càng cảm mến cô và cậy nhờ cô mọi thứ cần thiết. Martha còn mang bánh, tranh ảnh và đồ chơi cho Tzippie, hát và kể vô số chuyện cho cô bé nghe.
Khi Tzippie có thể di chuyển được, Martha đặt cô bé lên một chiếc xe lăn và đưa cô đến thăm bố mẹ mỗi ngày.
Sau nhiều tháng điều trị, gia đình Tzippie được xuất viện. Trước khi họ rời khỏi bệnh viện, cha mẹ cô bé hết lời cảm ơn Martha vì đã dành sự chăm sóc tận tình và đầy yêu thương cho Tzippie và mời cô đến thăm gia đình họ. Còn Tzippie, cô bé không muốn xa rời Martha chút nào, cứ nằng nặc đòi cô đến sống cùng với mình. Tất nhiên, dù Martha không muốn xa Tzippie bé nhỏ, và ngôi nhà của cô là khu nhi trong bệnh viện, nên cô cũng không thể nào nghĩ đến việc từ bỏ cuộc sống của mình được. Cuộc chia tay giữa Tzippie và cô y tá đáng mến đã diễn ra thật ngậm ngùi, xúc động. Gia đình Tzippie giữ liên lạc với cô y tá Martha qua điện thoại được vài tháng vì họ sống khá xa cô. Nhưng khi họ chuyển ra nước ngoài sinh sống, hai bên mất liên lạc với nhau từ đó.
Hơn 30 năm đã trôi qua. Một mùa đông nọ, Martha, giờ đã bước vào tuổi 70, bị mắc chứng viêm phổi nặng và được điều trị trong khu vực dành cho người lớn tuổi ở một bệnh viện gần nhà. Cô y tá trực nhận thấy bà Martha rất hiếm khi có người đến thăm. Cô y tá ấy luôn cố gắng hết mình dành cho người phụ nữ lớn tuổi ấy sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, và cô nhận ra rằng bà ấy rất tinh tế và khéo léo.
Một đêm nọ, khi cô y tá ngồi bên vị bệnh nhân lớn tuổi ấy thì thầm trò chuyện, cô gái đã tâm sự với bà nguyên nhân khiến mình quyết tâm trở thành một nữ y tá. Cô kể rằng năm cô bốn tuổi, cô và cha mẹ của mình bị một tai nạn xe hơi. Lúc ấy có một cô y tá tốt bụng đã giúp cô hồi phục bằng sự tận tâm, tình yêu thương của cô ấy. Khi lớn lên, cô đã quyết tâm một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một nữ y tá để có thể giúp đỡ và chăm sóc các bệnh nhân, từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, hệt như cách mà cô y tá năm xưa đã chăm sóc mình vậy.
Sau khi tốt nghiệp một trường đào tạo y tá ở nước ngoài, cô đã gặp và yêu một chàng trai người Mỹ. Sau ngày cưới, cả hai chuyển về nước sinh sống. Vài tháng trước, họ đã chuyển đến sinh sống ở thành phố này, nơi chồng cô đã tìm được một việc làm rất tốt và cô cũng may mắn xin được làm y tá tại bệnh viện này. Khi câu chuyện còn chưa kết thúc, những giọt nước mắt đã vội lăn dài trên khuôn mặt vị bệnh nhân già bởi bà chắc chắn rằng cô y tá đang ngồi cạnh mình là Tzippie bé nhỏ ngày xưa, người mà bà đã trực tiếp chăm sóc sau tai nạn khủng khiếp đó.
Khi cô y tá trẻ vừa kết thúc câu chuyện, Martha khẽ nói: “Tzippie, chúng ta lại gặp nhau; nhưng lần này con chăm sóc cho cô!”. Cô y tá tròn mắt sửng sốt nhìn Martha, chợt nhận ra bà “Là cô đấy ư?”, cô gái bật khóc. “Đã bao lần con nghĩ về cô và mong một ngày nào đó chúng ta gặp lại nhau!”
Khi Martha bình phục, Tzippie lần này không cầu xin bà đến sống cùng gia đình mình nữa - mà đã thu dọn đồ đạc của Martha và đưa bà về nhà mình. Bà Martha sống với gia đình Tzippie từ đấy. Chồng và các con của Tzippie cũng chào đón bà như bà ngoại thứ hai của gia đình.
- Ruchoma Sham
Tất cả lập tức được chuyển đến bệnh viện gần đó. Tzippie nằm ở khu điều trị dành cho trẻ em và cha mẹ cô bé được đưa sang khu vực chăm sóc đặc biệt. Có thể hình dung được rằng Tzippie chẳng những hết sức đau đớn mà còn rất khiếp sợ khi chẳng thấy cha mẹ ở bên cạnh mình để an ủi vỗ về.
Martha, cô y tá được phân công chăm sóc Tzippie, là một phụ nữ đứng tuổi, độc thân. Hiểu nỗi sợ hãi và cảm giác bất an của Tzippie, nên cô dành hết tình cảm cho bé. Khi Martha kết thúc ca trực của mình, thay vì về nhà, cô tình nguyện ở lại chăm sóc Tzippie vào ban đêm. Dĩ nhiên, Tzippie ngày càng cảm mến cô và cậy nhờ cô mọi thứ cần thiết. Martha còn mang bánh, tranh ảnh và đồ chơi cho Tzippie, hát và kể vô số chuyện cho cô bé nghe.
Khi Tzippie có thể di chuyển được, Martha đặt cô bé lên một chiếc xe lăn và đưa cô đến thăm bố mẹ mỗi ngày.
Sau nhiều tháng điều trị, gia đình Tzippie được xuất viện. Trước khi họ rời khỏi bệnh viện, cha mẹ cô bé hết lời cảm ơn Martha vì đã dành sự chăm sóc tận tình và đầy yêu thương cho Tzippie và mời cô đến thăm gia đình họ. Còn Tzippie, cô bé không muốn xa rời Martha chút nào, cứ nằng nặc đòi cô đến sống cùng với mình. Tất nhiên, dù Martha không muốn xa Tzippie bé nhỏ, và ngôi nhà của cô là khu nhi trong bệnh viện, nên cô cũng không thể nào nghĩ đến việc từ bỏ cuộc sống của mình được. Cuộc chia tay giữa Tzippie và cô y tá đáng mến đã diễn ra thật ngậm ngùi, xúc động. Gia đình Tzippie giữ liên lạc với cô y tá Martha qua điện thoại được vài tháng vì họ sống khá xa cô. Nhưng khi họ chuyển ra nước ngoài sinh sống, hai bên mất liên lạc với nhau từ đó.
Hơn 30 năm đã trôi qua. Một mùa đông nọ, Martha, giờ đã bước vào tuổi 70, bị mắc chứng viêm phổi nặng và được điều trị trong khu vực dành cho người lớn tuổi ở một bệnh viện gần nhà. Cô y tá trực nhận thấy bà Martha rất hiếm khi có người đến thăm. Cô y tá ấy luôn cố gắng hết mình dành cho người phụ nữ lớn tuổi ấy sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, và cô nhận ra rằng bà ấy rất tinh tế và khéo léo.
Một đêm nọ, khi cô y tá ngồi bên vị bệnh nhân lớn tuổi ấy thì thầm trò chuyện, cô gái đã tâm sự với bà nguyên nhân khiến mình quyết tâm trở thành một nữ y tá. Cô kể rằng năm cô bốn tuổi, cô và cha mẹ của mình bị một tai nạn xe hơi. Lúc ấy có một cô y tá tốt bụng đã giúp cô hồi phục bằng sự tận tâm, tình yêu thương của cô ấy. Khi lớn lên, cô đã quyết tâm một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một nữ y tá để có thể giúp đỡ và chăm sóc các bệnh nhân, từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, hệt như cách mà cô y tá năm xưa đã chăm sóc mình vậy.
Sau khi tốt nghiệp một trường đào tạo y tá ở nước ngoài, cô đã gặp và yêu một chàng trai người Mỹ. Sau ngày cưới, cả hai chuyển về nước sinh sống. Vài tháng trước, họ đã chuyển đến sinh sống ở thành phố này, nơi chồng cô đã tìm được một việc làm rất tốt và cô cũng may mắn xin được làm y tá tại bệnh viện này. Khi câu chuyện còn chưa kết thúc, những giọt nước mắt đã vội lăn dài trên khuôn mặt vị bệnh nhân già bởi bà chắc chắn rằng cô y tá đang ngồi cạnh mình là Tzippie bé nhỏ ngày xưa, người mà bà đã trực tiếp chăm sóc sau tai nạn khủng khiếp đó.
Khi cô y tá trẻ vừa kết thúc câu chuyện, Martha khẽ nói: “Tzippie, chúng ta lại gặp nhau; nhưng lần này con chăm sóc cho cô!”. Cô y tá tròn mắt sửng sốt nhìn Martha, chợt nhận ra bà “Là cô đấy ư?”, cô gái bật khóc. “Đã bao lần con nghĩ về cô và mong một ngày nào đó chúng ta gặp lại nhau!”
Khi Martha bình phục, Tzippie lần này không cầu xin bà đến sống cùng gia đình mình nữa - mà đã thu dọn đồ đạc của Martha và đưa bà về nhà mình. Bà Martha sống với gia đình Tzippie từ đấy. Chồng và các con của Tzippie cũng chào đón bà như bà ngoại thứ hai của gia đình.
- Ruchoma Sham
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét