Tại
một buổi tiệc cách đây sáu năm, một người lạ mặt đã hỏi đứa con gái nhỏ
Melissa của tôi: “Cháu mấy tuổi rồi?”.“Cháu hai tuổi ạ”, con bé trả
lời. Người phụ nữ lạ mặt lại tiếp tục trêu ghẹo con bé: “Cháu có lập gia
đình chưa đấy?”.
Melissa mỉm cười đáp trả: “Đương nhiên là chưa ạ”. Rồi con bé nghiêm mặt, giọng nói đầy trịnh trọng: “Nhưng mẹ cháu thì có gia đình rồi, bố cháu cũng vậy”.
Đứng cách đó một khoảng cách tương đối an toàn, tôi lén theo dõi cuộc chuyện trò của con gái mình với người phụ nữ lạ mặt, tự hỏi chẳng biết điều gì sẽ xảy ra. Liệu Melissa với vốn từ đã khá của mình, có kể cho người phụ nữ kia rằng cha mẹ mình đã ly hôn? Hoặc tệ hơn, đứa con gái bé bỏng của tôi liệu có dám bày tỏ thái độ của nó bằng cách đấm vào mặt người phụ nữ ấy hay nó có khóc toáng lên không?
Nhưng không, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe con bé vui vẻ nói thêm: “Mẹ của cháu và bố của cháu đã cưới nhau đấy”. Nói rồi con bé lững chững đi đâu mất.
Hai mươi tháng trước đó, khi Melissa chỉ vừa mới được sáu tháng tuổi, chồng tôi đã bỏ rơi tôi như người ta bỏ một đôi giày đã sờn rách và thế vào chỗ tôi là cô bạn học chung hồi phổ thông. Không một lời giải thích. Chỉ có sự quay lưng vô tình, lặng lẽ để rồi đi đến một kết cục bất ngờ cho cuộc hôn nhân bề ngoài trông có vẻ như rất hạnh phúc.
Mỗi sáng thức giấc vì tiếng khóc của Melissa, tôi chợt nhận ra mình đang thu mình trong góc của một chiếc gường nệm rộng lớn, tay cố níu tìm nơi đã từng là gối nằm của một người trong suốt sáu năm qua. Cố lê mình khỏi giường, tôi mặc vội quần áo rồi đi lo bữa sáng và thay đồ cho con bé.
Trước khi đưa Melissa đến nhà trẻ rồi trở về chôn kín nỗi buồn riêng trong công việc tám giờ mỗi ngày, tôi cố trang điểm nhẹ để che đi những quầng thâm dưới mắt. Dù sao đi nữa tôi cũng phải tìm thấy sự thay đổi, giúp tôi bám trụ với cuộc sống này.
Cứ mỗi đêm về, sau khi đặt con gái vào nôi trong phòng ngủ được trang hoàng bằng những bức tranh cầu vồng và vầng thái dương, tôi lại lê bước về căn phòng chẳng còn chút sinh khí của mình, bám lấy điện thoại và gọi cho tất cả những người quen biết để trốn chạy cảm giác cô đơn.
Một ngày dài trôi qua, rồi hai ngày, ba ngày và khi dần qua được những hoang mang tôi nhận ra rằng dù cuộc hôn nhân đã tan vỡ, tôi vẫn còn cả cuộc sống trước mắt để bước tiếp. Cuối cùng, tôi tự đẩy mình ra khỏi nhà và tham gia vào một nhóm tương trợ những người ly hôn, gia nhập vào hội những người mẹ trẻ, làm thành viên của một câu lạc bộ xã hội của địa phương và cuối cùng tôi còn đăng ký tìm bạn bốn phương.
Trong lúc đó, Melissa dần biết bò rồi chập chững đi, sau đó là tập tễnh chạy và biết nói. Mặc dù chỉ được làm quen với cuộc sống bằng những chuỗi ngày phải gặp rồi chia tay, chia tay rồi lại gặp cả bố và mẹ của mình, nhưng con bé vẫn luôn thể hiện mình như một đứa trẻ khôn trước tuổi, vẫn vui vẻ và dễ thích nghi với mọi việc.
Những tính cách đó dường như đã có sẵn trong con bé, mà cũng có thể con bé học được từ cha mẹ mình mỗi người một ít.
Từ rất sớm, con bé đã có một vốn từ vựng phong phú và khả năng nhận thức lạ kỳ. Khi vừa hai mươi hai tháng tuổi, con bé nhìn thấy tôi và bố nó đang tranh cãi, với một ngón tay chỉ vào chúng tôi, Melissa ngọng nghịu bảo: “Đừng giận dữ thế, chúng ta phải vui vẻ lên!”. Hai tuổi, khi nghe tôi than phiền một số chuyện, con bé bảo: “Mẹ đừng lo”.
Nhưng không thể. Tôi lo lắng về việc con gái bé bỏng của mình có thể nào chia sẻ tình yêu thương với người phụ nữ mới của bố nó không. Tôi lo rằng liệu mẹ con tôi có thể gặp được một người đàn ông, một người bố dượng đáng mến để con bé biết thế nào là tình yêu và sự tận tụy, khác hẳn với những gì mà bố ruột nó và tôi đã dạy. Tôi còn lo lắng rằng Melissa sẽ mãi mãi chỉ là con một, hoặc tệ hơn, một ngày nào đó con bé sẽ có anh chị là con riêng của chồng sắp cưới của tôi, khủng khiếp hơn con bé sẽ có những đứa em là con của chồng cũ tôi với người phụ nữ mới sau này.
Liệu tôi có thể chịu đựng được những nỗi đau về tình cảm đó? Liệu tôi có thể nuôi lớn con gái mình thật khỏe mạnh để qua đó dạy nó hiểu rằng không phải bất kì mối quan hệ nào cũng kết thúc trong đau buồn? Liệu tôi có đủ dũng khí để chấp nhận sự đồng thuận của con bé đối với cuộc sống mới của bố nó khi chính điều đó đã giằng xé tâm can tôi.
Tôi đã cố gắng. Tôi gặp gỡ nhiều người bạn mới để có thể lấp đầy những khoảng trống trong lòng. Tôi tìm lại niềm hứng thú trong các mối quan hệ làm ăn, bắt đầu thiết kế và bán nữ trang như một cách để khiến mình bận rộn và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Tôi học cách tận hưởng những ngày nghỉ và dành thời gian vui chơi với con gái mình.
Công việc bận rộn khiến đầu óc tôi như minh mẫn hơn và vóc dáng cũng thon gọn lại. Tôi bắt đầu hẹn hò.
Sau nụ hôn ngọt ngào đầu tiên chúng tôi trao cho nhau, tôi bắt đầu cảm thấy như vừa được sống lại từ cõi chết tâm hồn.
Hôm nay, tám năm sau ngày chia tay người chồng cũ, tôi cố gắng làm việc cật lực để có thể chu cấp cho Melissa cuộc sống tốt nhất mà con bé đáng được hưởng. Tôi thường giúp con gái mình cách đạt được những mục tiêu cá nhân như giúp con tập viết kiểu chữ thảo, đọc sách, trượt tuyết. Melissa có thể tâm sự với tôi về mọi điều nó quan tâm như về tình bạn, nghệ thuật và về thế giới động vật. Mỗi khi gặp các thầy cô của Melissa, trái tim tôi lại trào dâng niềm hạnh phúc và hãnh diện vì qua học bạ tất cả họ đều đánh giá rằng con gái tôi là một cô bé luôn được nhiều người yêu mến, có lòng tự trọng, thông minh và rất sáng tạo trong mọi việc. Mới tuần trước, cô giáo lớp ba của Melissa mô tả con bé như một đứa trẻ cực kì dễ thương, nó sẽ “pha nước chanh nếu cuộc sống trao vào tay nó những trái chanh”. Ừ, cuộc sống đã thật sự trao vào tay Melissa những trái chanh và con bé cũng đã thích nghi với chuyện đó.
Với riêng mình, tôi đã làm tốt mọi việc và đã tái hôn. Tôi chọn người đàn ông tuy không khiến con tim tôi đập lên rộn rã ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên nhưng người đàn ông ấy đã mang lại cho tôi một chỗ dựa vững chắc mà tôi hằng ao ước. Cuối cùng, lòng tôn trọng, sự tận tụy, tình yêu thương và sức lôi cuốn đã lớn lên mạnh mẽ giữa chúng tôi chứ không phải là những ham muốn nhục dục. Tôi chẳng những phải biết ơn về mối duyên mới này mà còn vì con gái tôi đã có được một người cha kế đáng kính cùng một người chị mà con bé rất yêu quý.
Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của ly hôn vẫn tồn tại trong cuộc sống của chúng tôi. Hàng tuần, Melissa đều đặn đến thăm cha ruột của mình tại nơi mà ông ấy đang sống cùng người vợ mới - may thay, cô ấy chẳng phải là người phụ nữ đã khiến chồng tôi phải ruồng bỏ gia đình mình. Một thời gian ngắn sau khi người chồng cũ của tôi “vứt bỏ” cô vợ từng học chung thời phổ thông cách đây vài năm, tôi đã rất lo sợ chẳng biết rồi ông ấy sẽ tiếp tục chọn ai làm mẹ kế cho con gái mình, vì vậy tôi quyết định giới thiệu ông ấy với một người phụ nữ tôi rất mến nhưng cũng chỉ biết rất ít về cô ta, và hiện giờ cô ấy là vợ của chồng cũ tôi. Mỗi khi Melissa đến thăm gia đình họ, tôi luôn phải tự trấn an rằng mình chỉ tạm “mất” con gái thôi, rằng con gái tôi sẽ trở về ngay ấy mà, điều này hoàn toàn khác so với việc tôi từng đánh mất mãi mãi người chồng và cuộc hôn nhân của mình. Quan trọng hơn, tôi đã học được từ con gái của mình rằng tất cả cũng chỉ là những lo lắng thái quá của tôi mà thôi, còn con gái tôi vẫn cư xử rất khéo léo.
Còn nhớ hai năm về trước, lúc ấy Melissa vừa tròn sáu tuổi, một lần sau khi vừa nghe xong câu chuyện “Nàng tiên cá” được kể qua đài, con bé đã vỗ tay ủng hộ hết mình cho đám cưới của nhân vật Ariel cùng hoàng tử Eric. Nhưng ngay sau đó, con bé lại tháo tai nghe ra và ném mạnh lên bàn.
“Đừng làm vậy chứ con”, tôi vẫn rất bình tĩnh nhưng cũng nghiêm nghị nói với con bé. “Con có biết là mình đã làm đau cái bàn chỉ vì con cảm thấy tức giận khi nàng tiên cá và hoàng tử Eric cưới nhau còn cha và mẹ thì không thể?”, tôi hỏi, dường như rất đúng theo sách hướng dẫn cha mẹ khi muốn con cái bộc lộ tình cảm của mình.
“Không phải vậy đâu mẹ”, con bé vừa đáp lại giọng nhanh nhảu và quả quyết vừa nhìn tôi như thể tôi vừa gọi nhầm tên quả táo thành quả cam vậy. “Cái tai nghe nó làm tai con đau quá. Con xin lỗi mẹ ạ.” Rồi con bé điềm tĩnh tiếp tục làm việc gì đó.
Cuối cùng vào ngày hôm đó tôi cũng đã học được bài học cho riêng mình: “Nhẹ lòng đi nào mẹ ơi! Cuộc sống vẫn tiếp diễn sau chia ly, đổ vỡ”. Có nhiều điều rất lạ trong thế giới của cô nhóc bé nhỏ này, và trong thế giới của riêng tôi cũng vậy. Con gái tôi sẽ chẳng hề gì sau bao nhiêu biến cố.
Tất cả chúng ta rồi sẽ bình yên. Đừng lo quá nhé, hãy vui lên đi nào!
- Mindy Pollack-Fusi
Melissa mỉm cười đáp trả: “Đương nhiên là chưa ạ”. Rồi con bé nghiêm mặt, giọng nói đầy trịnh trọng: “Nhưng mẹ cháu thì có gia đình rồi, bố cháu cũng vậy”.
Đứng cách đó một khoảng cách tương đối an toàn, tôi lén theo dõi cuộc chuyện trò của con gái mình với người phụ nữ lạ mặt, tự hỏi chẳng biết điều gì sẽ xảy ra. Liệu Melissa với vốn từ đã khá của mình, có kể cho người phụ nữ kia rằng cha mẹ mình đã ly hôn? Hoặc tệ hơn, đứa con gái bé bỏng của tôi liệu có dám bày tỏ thái độ của nó bằng cách đấm vào mặt người phụ nữ ấy hay nó có khóc toáng lên không?
Nhưng không, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe con bé vui vẻ nói thêm: “Mẹ của cháu và bố của cháu đã cưới nhau đấy”. Nói rồi con bé lững chững đi đâu mất.
Hai mươi tháng trước đó, khi Melissa chỉ vừa mới được sáu tháng tuổi, chồng tôi đã bỏ rơi tôi như người ta bỏ một đôi giày đã sờn rách và thế vào chỗ tôi là cô bạn học chung hồi phổ thông. Không một lời giải thích. Chỉ có sự quay lưng vô tình, lặng lẽ để rồi đi đến một kết cục bất ngờ cho cuộc hôn nhân bề ngoài trông có vẻ như rất hạnh phúc.
Mỗi sáng thức giấc vì tiếng khóc của Melissa, tôi chợt nhận ra mình đang thu mình trong góc của một chiếc gường nệm rộng lớn, tay cố níu tìm nơi đã từng là gối nằm của một người trong suốt sáu năm qua. Cố lê mình khỏi giường, tôi mặc vội quần áo rồi đi lo bữa sáng và thay đồ cho con bé.
Trước khi đưa Melissa đến nhà trẻ rồi trở về chôn kín nỗi buồn riêng trong công việc tám giờ mỗi ngày, tôi cố trang điểm nhẹ để che đi những quầng thâm dưới mắt. Dù sao đi nữa tôi cũng phải tìm thấy sự thay đổi, giúp tôi bám trụ với cuộc sống này.
Cứ mỗi đêm về, sau khi đặt con gái vào nôi trong phòng ngủ được trang hoàng bằng những bức tranh cầu vồng và vầng thái dương, tôi lại lê bước về căn phòng chẳng còn chút sinh khí của mình, bám lấy điện thoại và gọi cho tất cả những người quen biết để trốn chạy cảm giác cô đơn.
Một ngày dài trôi qua, rồi hai ngày, ba ngày và khi dần qua được những hoang mang tôi nhận ra rằng dù cuộc hôn nhân đã tan vỡ, tôi vẫn còn cả cuộc sống trước mắt để bước tiếp. Cuối cùng, tôi tự đẩy mình ra khỏi nhà và tham gia vào một nhóm tương trợ những người ly hôn, gia nhập vào hội những người mẹ trẻ, làm thành viên của một câu lạc bộ xã hội của địa phương và cuối cùng tôi còn đăng ký tìm bạn bốn phương.
Trong lúc đó, Melissa dần biết bò rồi chập chững đi, sau đó là tập tễnh chạy và biết nói. Mặc dù chỉ được làm quen với cuộc sống bằng những chuỗi ngày phải gặp rồi chia tay, chia tay rồi lại gặp cả bố và mẹ của mình, nhưng con bé vẫn luôn thể hiện mình như một đứa trẻ khôn trước tuổi, vẫn vui vẻ và dễ thích nghi với mọi việc.
Những tính cách đó dường như đã có sẵn trong con bé, mà cũng có thể con bé học được từ cha mẹ mình mỗi người một ít.
Từ rất sớm, con bé đã có một vốn từ vựng phong phú và khả năng nhận thức lạ kỳ. Khi vừa hai mươi hai tháng tuổi, con bé nhìn thấy tôi và bố nó đang tranh cãi, với một ngón tay chỉ vào chúng tôi, Melissa ngọng nghịu bảo: “Đừng giận dữ thế, chúng ta phải vui vẻ lên!”. Hai tuổi, khi nghe tôi than phiền một số chuyện, con bé bảo: “Mẹ đừng lo”.
Nhưng không thể. Tôi lo lắng về việc con gái bé bỏng của mình có thể nào chia sẻ tình yêu thương với người phụ nữ mới của bố nó không. Tôi lo rằng liệu mẹ con tôi có thể gặp được một người đàn ông, một người bố dượng đáng mến để con bé biết thế nào là tình yêu và sự tận tụy, khác hẳn với những gì mà bố ruột nó và tôi đã dạy. Tôi còn lo lắng rằng Melissa sẽ mãi mãi chỉ là con một, hoặc tệ hơn, một ngày nào đó con bé sẽ có anh chị là con riêng của chồng sắp cưới của tôi, khủng khiếp hơn con bé sẽ có những đứa em là con của chồng cũ tôi với người phụ nữ mới sau này.
Liệu tôi có thể chịu đựng được những nỗi đau về tình cảm đó? Liệu tôi có thể nuôi lớn con gái mình thật khỏe mạnh để qua đó dạy nó hiểu rằng không phải bất kì mối quan hệ nào cũng kết thúc trong đau buồn? Liệu tôi có đủ dũng khí để chấp nhận sự đồng thuận của con bé đối với cuộc sống mới của bố nó khi chính điều đó đã giằng xé tâm can tôi.
Tôi đã cố gắng. Tôi gặp gỡ nhiều người bạn mới để có thể lấp đầy những khoảng trống trong lòng. Tôi tìm lại niềm hứng thú trong các mối quan hệ làm ăn, bắt đầu thiết kế và bán nữ trang như một cách để khiến mình bận rộn và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Tôi học cách tận hưởng những ngày nghỉ và dành thời gian vui chơi với con gái mình.
Công việc bận rộn khiến đầu óc tôi như minh mẫn hơn và vóc dáng cũng thon gọn lại. Tôi bắt đầu hẹn hò.
Sau nụ hôn ngọt ngào đầu tiên chúng tôi trao cho nhau, tôi bắt đầu cảm thấy như vừa được sống lại từ cõi chết tâm hồn.
Hôm nay, tám năm sau ngày chia tay người chồng cũ, tôi cố gắng làm việc cật lực để có thể chu cấp cho Melissa cuộc sống tốt nhất mà con bé đáng được hưởng. Tôi thường giúp con gái mình cách đạt được những mục tiêu cá nhân như giúp con tập viết kiểu chữ thảo, đọc sách, trượt tuyết. Melissa có thể tâm sự với tôi về mọi điều nó quan tâm như về tình bạn, nghệ thuật và về thế giới động vật. Mỗi khi gặp các thầy cô của Melissa, trái tim tôi lại trào dâng niềm hạnh phúc và hãnh diện vì qua học bạ tất cả họ đều đánh giá rằng con gái tôi là một cô bé luôn được nhiều người yêu mến, có lòng tự trọng, thông minh và rất sáng tạo trong mọi việc. Mới tuần trước, cô giáo lớp ba của Melissa mô tả con bé như một đứa trẻ cực kì dễ thương, nó sẽ “pha nước chanh nếu cuộc sống trao vào tay nó những trái chanh”. Ừ, cuộc sống đã thật sự trao vào tay Melissa những trái chanh và con bé cũng đã thích nghi với chuyện đó.
Với riêng mình, tôi đã làm tốt mọi việc và đã tái hôn. Tôi chọn người đàn ông tuy không khiến con tim tôi đập lên rộn rã ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên nhưng người đàn ông ấy đã mang lại cho tôi một chỗ dựa vững chắc mà tôi hằng ao ước. Cuối cùng, lòng tôn trọng, sự tận tụy, tình yêu thương và sức lôi cuốn đã lớn lên mạnh mẽ giữa chúng tôi chứ không phải là những ham muốn nhục dục. Tôi chẳng những phải biết ơn về mối duyên mới này mà còn vì con gái tôi đã có được một người cha kế đáng kính cùng một người chị mà con bé rất yêu quý.
Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của ly hôn vẫn tồn tại trong cuộc sống của chúng tôi. Hàng tuần, Melissa đều đặn đến thăm cha ruột của mình tại nơi mà ông ấy đang sống cùng người vợ mới - may thay, cô ấy chẳng phải là người phụ nữ đã khiến chồng tôi phải ruồng bỏ gia đình mình. Một thời gian ngắn sau khi người chồng cũ của tôi “vứt bỏ” cô vợ từng học chung thời phổ thông cách đây vài năm, tôi đã rất lo sợ chẳng biết rồi ông ấy sẽ tiếp tục chọn ai làm mẹ kế cho con gái mình, vì vậy tôi quyết định giới thiệu ông ấy với một người phụ nữ tôi rất mến nhưng cũng chỉ biết rất ít về cô ta, và hiện giờ cô ấy là vợ của chồng cũ tôi. Mỗi khi Melissa đến thăm gia đình họ, tôi luôn phải tự trấn an rằng mình chỉ tạm “mất” con gái thôi, rằng con gái tôi sẽ trở về ngay ấy mà, điều này hoàn toàn khác so với việc tôi từng đánh mất mãi mãi người chồng và cuộc hôn nhân của mình. Quan trọng hơn, tôi đã học được từ con gái của mình rằng tất cả cũng chỉ là những lo lắng thái quá của tôi mà thôi, còn con gái tôi vẫn cư xử rất khéo léo.
Còn nhớ hai năm về trước, lúc ấy Melissa vừa tròn sáu tuổi, một lần sau khi vừa nghe xong câu chuyện “Nàng tiên cá” được kể qua đài, con bé đã vỗ tay ủng hộ hết mình cho đám cưới của nhân vật Ariel cùng hoàng tử Eric. Nhưng ngay sau đó, con bé lại tháo tai nghe ra và ném mạnh lên bàn.
“Đừng làm vậy chứ con”, tôi vẫn rất bình tĩnh nhưng cũng nghiêm nghị nói với con bé. “Con có biết là mình đã làm đau cái bàn chỉ vì con cảm thấy tức giận khi nàng tiên cá và hoàng tử Eric cưới nhau còn cha và mẹ thì không thể?”, tôi hỏi, dường như rất đúng theo sách hướng dẫn cha mẹ khi muốn con cái bộc lộ tình cảm của mình.
“Không phải vậy đâu mẹ”, con bé vừa đáp lại giọng nhanh nhảu và quả quyết vừa nhìn tôi như thể tôi vừa gọi nhầm tên quả táo thành quả cam vậy. “Cái tai nghe nó làm tai con đau quá. Con xin lỗi mẹ ạ.” Rồi con bé điềm tĩnh tiếp tục làm việc gì đó.
Cuối cùng vào ngày hôm đó tôi cũng đã học được bài học cho riêng mình: “Nhẹ lòng đi nào mẹ ơi! Cuộc sống vẫn tiếp diễn sau chia ly, đổ vỡ”. Có nhiều điều rất lạ trong thế giới của cô nhóc bé nhỏ này, và trong thế giới của riêng tôi cũng vậy. Con gái tôi sẽ chẳng hề gì sau bao nhiêu biến cố.
Tất cả chúng ta rồi sẽ bình yên. Đừng lo quá nhé, hãy vui lên đi nào!
- Mindy Pollack-Fusi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét