Khi tôi vào Đại học, tôi
đã tìm một công việc làm thêm tại thành phố để phụ Mẹ trang trải học
phí. Công việc đầu tiên của tôi là giao sách báo tới từng nhà.
Một ngày như thường lệ, khi vừa bước tới cửa nhà một người khách, một bà lão phúc hậu khoảng 70 tuổi ra mở cửa và nói :
- Bà đang đợi cháu đấy !
Bà đang cần một người giúp trong nôm vườn tược và căn nhà củ kỷ của bà. Bà trả lương cho tôi cao hơn công việc giao báo hàng ngày nên tôi đã vui vẻ nhận lời ngay.
Ngày hôm sau, tôi làm việc suốt 6 tiếng đồng hồ hăng say hơn bao giờ hết. Bà Lindt dạy tôi cách trồng rau củ và nhổ cỏ dại trong vườn. Tôi kết thúc phần việc của mình bằng việc cắt cỏ với một cái máy cổ lổ xỉ. Bà hài lòng khen ngợi và nhìn xuống cái lưỡi của máy cắt cỏ :
- Coi nè ! Dường như cháu đã đụng phải một hòn đá nào rồi đó. Để bà đi lấy cái giủa.
Đó cũng là lý do tại sao mọi thứ trong nhà bà, dù đã củ lắm rồi, nhưng vẫn hoạt động tốt.
Tới trưa, bà chế biến món ăn bằng những loại rau quả tươi hái ngay trong vườn. Chúng tôi cùng nhau vui vẻ dùng bữa. Ngày hôm đó thật là tuyệt vời !
Tuần tiếp theo, tôi bắt đầu dọn dẹp trong nhà. Bà tỉ mỉ hướng dẫn cho tôi cách hút bụi tấm thảm cổ Ba Tư bằng cái máy hút bụi trong cũng rất là củ kỷ. Trong khi tôi quét bụi những món đồ quý giá trong nhà, bà kể cho tôi nghe về những nơi bà đã mua chúng trong những chuyến du lịch. Thỉnh thoảng, tôi còn được làm tài xế cho bà nữa. Món quà cuối cùng mà ông Lỉndt tặng cho bà là một chiếc xe hơi. Khi tôi gặp bà, chiếc xe cũng đã dùng tới hơn 30 năm rồi nhưng trong vẫn còn mới và chạy vẫn khá tốt. Bà không có con cái nhưng chị gái và các cháu của bà đều sống ở gần đó.
Sau đó, bẳng hơn 2 năm, tôi không tới thăm bà Lindt kể từ ngày tôi thôi làm việc cho bà. Chuyện học hành, công việc và những hoạt động ngoại khoá, hầu như đã chiếm hết thời gian của tôi, khiến tôi gần như quên mất bà. Công việc hàng ngày, trước nay tôi vẫn làm, đã có một cô gái khác thay thế.
Khi lễ Giang Sinh gần kề, tôi cũng nôn nao chuẩn bị. Nhưng vốn là người kín đáo, ít bạn bè, với lại cũng không có nhiều tiền, nên danh sách những người được tặng quà của tôi, cũng ngắn lắm. Mẹ nhìn vô cái danh sách ngắn ngủn ấy rồi nói :
- Con à ! Mẹ thấy là con cần phải tặng quà cho bà Lindt nữa chứ con.
Tôi đắn đo hỏi lại :
- Có cần không Mẹ ? Bà Lindt còn có họ hàng, con cháu, rồi bạn bè, hàng xóm nữa, với lại cũng lâu rồi con đâu có liên lạc với bà. Chắc là bà cũng không đợi quà của con đâu !
Nhưng Mẹ tôi vẫn cương quyết, khuyên tôi phải tới thăm và tặng quà cho bà.
Ngày lễ Giáng Sinh, tôi e dè trước cửa nhà bà với một bó hoa nhỏ trên tay. Hôm đó, hình như là bà vui hơn mọi ngày.
Mấy tháng sau, tôi ghé thăm bà lần nữa. Trong phòng khách, đầy những món đồ sang trọng, là một bó hoa héo khô của tôi. Bà cho biết đó là món quà duy nhất, bà đã nhận được trong dịp lễ Giáng Sinh năm đó, bà rất vui và muốn giữ nó mãi.
Một cử chỉ quan tâm nho nhỏ, mà chúng ta cho là thừa thải, đôi khi lại đủ để làm bừng sáng một ngày mới, một quảng đời mới của ai đó. Bạn có nhận ra điều đó không ?
Không có gì có thể ngăn được một khát vọng vươn lên !
Mỗi khó khăn, trở ngại không làm ta chùn bước mà chỉ cho ta thêm sức mạnh tiến đến thành công.
Một ngày như thường lệ, khi vừa bước tới cửa nhà một người khách, một bà lão phúc hậu khoảng 70 tuổi ra mở cửa và nói :
- Bà đang đợi cháu đấy !
Bà đang cần một người giúp trong nôm vườn tược và căn nhà củ kỷ của bà. Bà trả lương cho tôi cao hơn công việc giao báo hàng ngày nên tôi đã vui vẻ nhận lời ngay.
Ngày hôm sau, tôi làm việc suốt 6 tiếng đồng hồ hăng say hơn bao giờ hết. Bà Lindt dạy tôi cách trồng rau củ và nhổ cỏ dại trong vườn. Tôi kết thúc phần việc của mình bằng việc cắt cỏ với một cái máy cổ lổ xỉ. Bà hài lòng khen ngợi và nhìn xuống cái lưỡi của máy cắt cỏ :
- Coi nè ! Dường như cháu đã đụng phải một hòn đá nào rồi đó. Để bà đi lấy cái giủa.
Đó cũng là lý do tại sao mọi thứ trong nhà bà, dù đã củ lắm rồi, nhưng vẫn hoạt động tốt.
Tới trưa, bà chế biến món ăn bằng những loại rau quả tươi hái ngay trong vườn. Chúng tôi cùng nhau vui vẻ dùng bữa. Ngày hôm đó thật là tuyệt vời !
Tuần tiếp theo, tôi bắt đầu dọn dẹp trong nhà. Bà tỉ mỉ hướng dẫn cho tôi cách hút bụi tấm thảm cổ Ba Tư bằng cái máy hút bụi trong cũng rất là củ kỷ. Trong khi tôi quét bụi những món đồ quý giá trong nhà, bà kể cho tôi nghe về những nơi bà đã mua chúng trong những chuyến du lịch. Thỉnh thoảng, tôi còn được làm tài xế cho bà nữa. Món quà cuối cùng mà ông Lỉndt tặng cho bà là một chiếc xe hơi. Khi tôi gặp bà, chiếc xe cũng đã dùng tới hơn 30 năm rồi nhưng trong vẫn còn mới và chạy vẫn khá tốt. Bà không có con cái nhưng chị gái và các cháu của bà đều sống ở gần đó.
Sau đó, bẳng hơn 2 năm, tôi không tới thăm bà Lindt kể từ ngày tôi thôi làm việc cho bà. Chuyện học hành, công việc và những hoạt động ngoại khoá, hầu như đã chiếm hết thời gian của tôi, khiến tôi gần như quên mất bà. Công việc hàng ngày, trước nay tôi vẫn làm, đã có một cô gái khác thay thế.
Khi lễ Giang Sinh gần kề, tôi cũng nôn nao chuẩn bị. Nhưng vốn là người kín đáo, ít bạn bè, với lại cũng không có nhiều tiền, nên danh sách những người được tặng quà của tôi, cũng ngắn lắm. Mẹ nhìn vô cái danh sách ngắn ngủn ấy rồi nói :
- Con à ! Mẹ thấy là con cần phải tặng quà cho bà Lindt nữa chứ con.
Tôi đắn đo hỏi lại :
- Có cần không Mẹ ? Bà Lindt còn có họ hàng, con cháu, rồi bạn bè, hàng xóm nữa, với lại cũng lâu rồi con đâu có liên lạc với bà. Chắc là bà cũng không đợi quà của con đâu !
Nhưng Mẹ tôi vẫn cương quyết, khuyên tôi phải tới thăm và tặng quà cho bà.
Ngày lễ Giáng Sinh, tôi e dè trước cửa nhà bà với một bó hoa nhỏ trên tay. Hôm đó, hình như là bà vui hơn mọi ngày.
Mấy tháng sau, tôi ghé thăm bà lần nữa. Trong phòng khách, đầy những món đồ sang trọng, là một bó hoa héo khô của tôi. Bà cho biết đó là món quà duy nhất, bà đã nhận được trong dịp lễ Giáng Sinh năm đó, bà rất vui và muốn giữ nó mãi.
Một cử chỉ quan tâm nho nhỏ, mà chúng ta cho là thừa thải, đôi khi lại đủ để làm bừng sáng một ngày mới, một quảng đời mới của ai đó. Bạn có nhận ra điều đó không ?
Không có gì có thể ngăn được một khát vọng vươn lên !
Mỗi khó khăn, trở ngại không làm ta chùn bước mà chỉ cho ta thêm sức mạnh tiến đến thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét