“Ngu
dốt” không phải là điều gì ghê gớm. Đáng sợ là, vì người ta chê bạn dở
mà bạn từ bỏ mọi cố gắng, từ bỏ quyền lợi được chắp cánh ước mơ cho
chính mình. Từ vạch xuất phát đến khi về đến đích, chưa ai biết chuyện
gì sẻ xảy ra, mọi chuyện đều có thể thay đổi. Cuộc so tài không chỉ dựa
vào tốc độ nhất thời, điều cốt yếu là sức bền và ý chí.
Từ nhỏ tới lớn, Peter làm việc gì cũng chậm một bước so với các bạn trẻ khác, do vậy mà luôn bị bạn học cười nhạo, thầy cô phê bình. Dù đã thử mọi cách để làm thật tốt, để thay đổi bản thân song em không thể nào khắc phục được nhược điểm của mình. Cho đến khi lên lớp 9, Peter mới được bác sĩ chẩn đoán rằng em có chút trở ngại về sinh lý, khiến tác phong luôn chậm chạp, thiếu nhạy bén. Vì thế em chả bao giờ làm được việc gì cho mau mắn được. Từ đó Peter thôi không thắc mắc về khiếm khuyết của bản thân nữa. Em chỉ cố gắng hết sức trong mọi việc.
Tốt nghiệp trung học xong, Peter nộp đơn thi vào 10 trường đại học thuộc loại trung bình, thầm nghĩ thế nào cũng đậu một trường. Song cuối cùng, em không hề nhận được giấy báo trúng tuyển nào cả.
Đang rầu rĩ thì Peter tình cờ đọc được mẫu quảng cáo với nội dung như sau : “Bảo đảm được nhận vào đại học nếu bạn chịu đóng 250 USD”. Peter vội vàng xin mẹ 250 USD đóng học phí, quả nhiên trường gởi giấy báo nhập học đến ngay.
Nhìn lại tên trường đại học này, Peter bỗng nhớ đến bài báo viết về nó từ mấy năm trước : “Đây là một trường mà chỉ cần có tiền, ai cũng có thể vào học”.
Lúc bước chân vào ngôi trường tai tiếng này, Peter nung nấu trong lòng một quyết tâm : “Phải dùng tương lai để chứng minh giá trị bản thân mình”. Học ở đấy được một năm, Peter chuyển sang trường khác. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh vào làm ở công ty địa ốc. Năm 22 tuổi, anh tự mình mở công ty địa ốc riêng. Từ đó về sau, anh xây dựng gần 10.000 căn hộ chung cư tại bốn bang ở Mỹ, sở hữu 900 cửa hàng chi nhánh, tài sản lên đến vài trăm triệu đô la. Peter còn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và có lúc làm tới chức chủ tịch nữa.
Từ một đứa trẻ kém thông minh trong mắt người khác, anh đi đến thành công bằng cách nào? Về điều này, Peter cho rằng có ba nguyên nhân :
Thứ nhất, mỗi người đều có sở trường của mình, có người viết văn hay, có người tính toán giỏi. Một chuyện có thể rất khó với người này song có thể lại là chuyện nhỏ đối với người khác. Chính vì thế, nhất định phải đi theo con đường thích hợp với mình, đừng nghe người khác nói ra nói vào và làm những việc trái với năng khiếu, sở trường thì sẽ phải tiếc nuối cả đời.
Thứ hai, tôi là đứa trẻ may mắn vì cha mẹ biết hiểu lòng tôi, có lòng khoan dung và nhẫn nại, biết thông cảm với con cái. Giả sử có một bài toán tôi phải tốn những 2 giờ mới làm xong trong khi người ta chỉ cần 15 phút, cha mẹ cũng không bao giờ mắng tôi cả. Đối với họ, chỉ cần con trai mình chịu cố gắng là được rồi.
Thứ ba, tôi không bao giờ so đo, cạnh tranh một cách tiêu cực với bạn học trong lớp. Chẳng hạn như có anh bạn vừa cao lớn lại to con nên chạy rất nhanh, còn tôi vừa lùn vừa nhỏ con, tại sao phải so sánh chứ? Biết mình biết ta là điều rất quan trọng. Tôi từng tự hỏi mình ngàn lần : tại sao người ta lại có thể học dễ dàng như thế, còn mình thì luôn luôn phải mò mẫm, ì ạch từng bước một? Tại sao người ta giỏi giang còn mình kém cỏi? Đến khi biết được căn bệnh của mình, nhận được sự quan tâm của cha mẹ và lời giải thích của bác sĩ chuyên môn, tôi biết mình phải làm gì. Hiểu được bản thân, biết mình đang đứng ở đâu trong thế giới xung quanh là bước đầu tiên trên con đường tự hoàn thiện.
Từ nhỏ tới lớn, Peter làm việc gì cũng chậm một bước so với các bạn trẻ khác, do vậy mà luôn bị bạn học cười nhạo, thầy cô phê bình. Dù đã thử mọi cách để làm thật tốt, để thay đổi bản thân song em không thể nào khắc phục được nhược điểm của mình. Cho đến khi lên lớp 9, Peter mới được bác sĩ chẩn đoán rằng em có chút trở ngại về sinh lý, khiến tác phong luôn chậm chạp, thiếu nhạy bén. Vì thế em chả bao giờ làm được việc gì cho mau mắn được. Từ đó Peter thôi không thắc mắc về khiếm khuyết của bản thân nữa. Em chỉ cố gắng hết sức trong mọi việc.
Tốt nghiệp trung học xong, Peter nộp đơn thi vào 10 trường đại học thuộc loại trung bình, thầm nghĩ thế nào cũng đậu một trường. Song cuối cùng, em không hề nhận được giấy báo trúng tuyển nào cả.
Đang rầu rĩ thì Peter tình cờ đọc được mẫu quảng cáo với nội dung như sau : “Bảo đảm được nhận vào đại học nếu bạn chịu đóng 250 USD”. Peter vội vàng xin mẹ 250 USD đóng học phí, quả nhiên trường gởi giấy báo nhập học đến ngay.
Nhìn lại tên trường đại học này, Peter bỗng nhớ đến bài báo viết về nó từ mấy năm trước : “Đây là một trường mà chỉ cần có tiền, ai cũng có thể vào học”.
Lúc bước chân vào ngôi trường tai tiếng này, Peter nung nấu trong lòng một quyết tâm : “Phải dùng tương lai để chứng minh giá trị bản thân mình”. Học ở đấy được một năm, Peter chuyển sang trường khác. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh vào làm ở công ty địa ốc. Năm 22 tuổi, anh tự mình mở công ty địa ốc riêng. Từ đó về sau, anh xây dựng gần 10.000 căn hộ chung cư tại bốn bang ở Mỹ, sở hữu 900 cửa hàng chi nhánh, tài sản lên đến vài trăm triệu đô la. Peter còn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và có lúc làm tới chức chủ tịch nữa.
Từ một đứa trẻ kém thông minh trong mắt người khác, anh đi đến thành công bằng cách nào? Về điều này, Peter cho rằng có ba nguyên nhân :
Thứ nhất, mỗi người đều có sở trường của mình, có người viết văn hay, có người tính toán giỏi. Một chuyện có thể rất khó với người này song có thể lại là chuyện nhỏ đối với người khác. Chính vì thế, nhất định phải đi theo con đường thích hợp với mình, đừng nghe người khác nói ra nói vào và làm những việc trái với năng khiếu, sở trường thì sẽ phải tiếc nuối cả đời.
Thứ hai, tôi là đứa trẻ may mắn vì cha mẹ biết hiểu lòng tôi, có lòng khoan dung và nhẫn nại, biết thông cảm với con cái. Giả sử có một bài toán tôi phải tốn những 2 giờ mới làm xong trong khi người ta chỉ cần 15 phút, cha mẹ cũng không bao giờ mắng tôi cả. Đối với họ, chỉ cần con trai mình chịu cố gắng là được rồi.
Thứ ba, tôi không bao giờ so đo, cạnh tranh một cách tiêu cực với bạn học trong lớp. Chẳng hạn như có anh bạn vừa cao lớn lại to con nên chạy rất nhanh, còn tôi vừa lùn vừa nhỏ con, tại sao phải so sánh chứ? Biết mình biết ta là điều rất quan trọng. Tôi từng tự hỏi mình ngàn lần : tại sao người ta lại có thể học dễ dàng như thế, còn mình thì luôn luôn phải mò mẫm, ì ạch từng bước một? Tại sao người ta giỏi giang còn mình kém cỏi? Đến khi biết được căn bệnh của mình, nhận được sự quan tâm của cha mẹ và lời giải thích của bác sĩ chuyên môn, tôi biết mình phải làm gì. Hiểu được bản thân, biết mình đang đứng ở đâu trong thế giới xung quanh là bước đầu tiên trên con đường tự hoàn thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét