Chào các bạn!

Tất cả các quyển sách trực tuyến, chúng tôi đều có sẵn Ebook và Audio book. Nếu có nhu cầu mời các bạn vào đây để tải: Hướng dẫn cách tải links trên các host TẢI EBOOK- AUDIO BOOK TỪ A --> Z


Các kỹ năng cuộc sống- Kỹ năng quan hệ


KỸ NĂNG QUAN HỆ - GIỮ MỐI QUAN HỆ KHÉO LÉO

Những mối quan hệ tốt nhất là những mối quan hệ phát triển theo thời gian với người mà bạn thực sự quan tâm đến. Hãy hiểu rõ một người trước khi bạn đi đến quyết định quan trọng nào liên quan tới sự cam kết của bạn trong quan hệ với người đó. Sau đây là một số ý tưởng phổ biến về các mối quan hệ và một số hướng dẫn giúp bạn bắt đầu có những mối quan hệ “khéo léo”. 

Ý tưởng
Hướng dẫn
Bảy Nguyên tắc của Mối quan hệ Khéo léo

Ý tưởng

 
1. Bạn sẽ có khả năng thay đổi cách cư sử của người khác nếu bạn đủ kiên nhẫn.

2. Nếu một người có sự thân mật gần gũi với bạn có nghĩa là người đó đã thực sự quan tâm tới bạn.

3. Đối với bạn sẽ không có ai tốt hơn người đó nếu các bạn chia tay.

Hướng dẫn
 
1. Hãy để cho mối quan hệ phát triển theo thời gian.
2. Đừng cảm thấy bị sức ép, hãy để mối quan hệ tiến triển cho tới khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
3. Đừng cho phép bản thân bạn bị dụ dỗ tới những hành vi mà làm bạn cảm thấy không được thoải mái.
4. Hãy dành thời gian với người kia trước tiên là trong cùng nhóm đã.
5. Phải biết được bạn mong chờ điều gì trong mối quan hệ đó và thành thật nói chuyện với nhau về những điều bạn mong muốn trước khi đi xa hơn nữa.
Có những cách thành công và thất bại để giữ các mối quan hệ và tình yêu của bạn. Điều quan trọng là bạn phải xác định được những lựa chọn quan hệ tốt, “khéo léo” để bạn có thể có những mối quan hệ hạnh phúc, lành mạnh cho cuộc sống của bạn! Hãy xem bảy nguyên tắc của mối quan hệ “khéo léo” dưới đây:

Bảy Nguyên tắc của Mối quan hệ Khéo léo



Nguyên tắc 1: Tìm người hợp với mình. Hãy tìm những sở thích chung.

Những người có mối quan hệ hạnh phúc nhất thường có rất nhiều điểm chung. Họ thường là những người có độ thông minh như nhau và có chung sở thích. Nếu bạn có mối quan hệ “khéo léo” bạn sẽ phát hiện ra các bạn có điểm gì chung. Khi có những mối quan hệ tốt, người ta thường thích cùng nhau làm các việc và cùng nhau chuyện trò. Người này thấy người kia rất thú vị và dễ chịu. Nhớ là: Sở thích chung là điều bắt buộc phải có!

Nguyên tắc 2: Chú ý tới giá trị

Các mối quan hệ thường có những rắc rối lớn nếu những giá trị cơ bản không được chia sẻ cùng nhau. Bước quan trọng đầu tiên là bạn phải xác định được giá trị riêng của bản thân bạn. Hãy dành một chút thời gian nghĩ về những niềm tin và giá trị sâu sắc nhất của bạn về cuộc sống – về việc đối xử với bạn bè như thế nào, về việc bạn muốn được đối xử như thế nào, về những mối quan hệ gia đình của bạn, về sự chân thật, về những gì bạn cho là đúng, là sai, về rượu, về tình dục. Sau khi xác định rõ những giá trị đó rồi bạn cần biết xem người bạn của bạn có cùng chung những giá trị đó với bạn không và có tôn trọng những giá trị của bạn không. Nhớ là: Những giá trị là rất quan trọng!

Nguyên tắc 3: Đừng cố thay đổi người kia

Đôi khi người ta yêu với ý tưởng là muốn người yêu sẽ như thế nào chứ không phải họ thực sự là người thế nào. Có lúc một người tin là họ có thể “sửa” hoặc "cảm hoá” được người kia. Bạn đừng ngốc nghếch tin vào điều này! Sự thực của mối quan hệ là thế này: Những gì bạn thấy sẽ là những gì bạn có được! Một mối quan hệ hay một tình bạn mà một người cố thay đổi người kia thành người khác thì kết thúc sẽ bị thất bại. Nhớ là: Những gì bạn thấy sẽ là những gì bạn có được!

Nguyên tắc 4: Đừng cố thay đổi bản thân mình

Bạn không nên cố trở thành mẫu người mà người bạn của bạn muốn. Điều quan trọng hãy là chính bản thân bạn. Đừng giả vờ làm những điều bạn thích, không thích, những giá trị của bạn, niềm tin của bạn là những gì đó khác với thực tế. Hãy là “chính bạn” và tìm những người thích bạn với những gì bạn có là điều quan trọng cho mối quan hệ tốt. Nếu bạn thấy bạn phải thay đổi cho phù hợp với người kia thì bạn đã phát hiện ra dấu hiệu nguy hiểm rồi. Nhớ là, không có ai hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều có những thiếu sót. Điều này không có nghĩa là bạn không muốn có thay đổi hay tiến bộ mà bạn mong muốn cho bản thân mình. Nhớ là: Hãy trung thực với bản thân bạn!

Nguyên tắc 5: Hãy trông đợi việc giao tiếp tốt và đừng chạy trốn xung đột

Hãy nói về những sự khác biệt và xung đột trong quan hệ yêu đương. Đừng né tránh. Đừng giữ yên lặng và cho rằng như vậy sẽ tốt hơn. Làm thế nào để giao tiếp với nhau và giải quyết các xung đột sẽ đưa đến thành công rất lớn trong tương lai và sự thoải mái mà bạn muốn có trong quan hệ với người nào đó. Nhớ là: xung đột là không thể tránh khỏi trong trong bất cứ mối quan hệ thân thiết nào. Hay có một cách khác là - mọi người đều đấu tranh. Nhưng sự khác nhau giữa mối quan hệ hạnh phúc và không hạnh phúc là bạn đấu tranh như thế nào. Đấu tranh chính đáng là cái gì đó mọi người có thể học hỏi. Nhiều người ngồi yên lặng khi họ bực tức và sau đó thì “bùng nổ” với tất cả sự bức xúc của họ. Giải quyết sự khác biệt và xung đột khi mới xuất hiện sẽ tốt hơn. Hãy tự hỏi bản thân bạn: bạn xử lý sự tức giận như thế nào? Bạn của bạn xử lý sự tức giận như thế nào? Nhớ là: Đừng né tránh xung đột!

Nguyên tắc 6: Đừng trêu đùa, ép buộc hay lôi kéo người khác

Như người ta nói – đừng trêu đùa hay lôi kéo người khác. Nếu bạn tìm kiếm một tình bạn thực sự hay một người bạn trai, bạn gái thực sự thì mối quan hệ của các bạn phải dựa trên sự chân thật, tính chính trực và thật thà. Đừng lôi kéo người khác làm những gì bạn muốn (ví dụ bằng việc làm cho họ ghen tức). Một mối quan hệ có giá trị là mối quan hệ thực sự không dựa trên sự lừa dối, trò đùa hay sự lôi kéo. Nhớ là: Hãy chân thật!

Nguyên tắc 7: Quyết định xem bạn muốn được đối xử như thế nào

Hãy tạo ra một chuẩn mực mà bạn muốn được đối xử và chuyện trò như thế nào. Nếu một người nói chuyện với thái độ không tôn trọng bạn thì họ cũng sẽ không đối xử với bạn theo cách tôn trọng. Đừng bao giờ kiếm lý do hay bỏ qua cho các hành vi xấu xa. Bạn cũng nên trông chờ sự tôn trọng của người bạn của bạn đối với bạn về vấn đề ngôn ngữ, rượu và tình dục. Nhớ là: Hãy mong muốn sự tôn trọng!


Xem tiếp: Các kỹ năng cuộc sống- Kỹ năng ra quyết định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét