Một tình cảm mãnh liệt
bao gồm cả niềm hạnh phúc tột đỉnh và nỗi thất vọng tột cùng. Trong suốt
thời gian chung sống với người bạn đời, chúng ta thường nghiêng về một
trong hai thái cực đó, hiếm khi giữ được trạng thái cân bằng.
Có khi mối quan hệ tình cảm giữa hai người trở nên nguội lạnh, ít say mê và có nhiều lời than phiền về nhau; cũng có khi lại sâu lắng và rạo rực hơn. Nhưng dù thế thế nào, chúng ta cũng phải nhanh chóng nhận ra đúng bản chất cảm xúc của mình, một mặt để ngăn chặn những hiểm họa nấp sau sự phai nhạt của cảm xúc và đấu tranh với nó; mặt khác để gợi mở thêm những cảm xúc sâu sắc, mới mẻ khác còn ẩn chứa trong tâm hồn.
Hạnh phúc có được chính là nhờ vào khả năng nuôi dưỡng cảm xúc và tạo cảm xúc cho nhau.
Có khi mối quan hệ tình cảm giữa hai người trở nên nguội lạnh, ít say mê và có nhiều lời than phiền về nhau; cũng có khi lại sâu lắng và rạo rực hơn. Nhưng dù thế thế nào, chúng ta cũng phải nhanh chóng nhận ra đúng bản chất cảm xúc của mình, một mặt để ngăn chặn những hiểm họa nấp sau sự phai nhạt của cảm xúc và đấu tranh với nó; mặt khác để gợi mở thêm những cảm xúc sâu sắc, mới mẻ khác còn ẩn chứa trong tâm hồn.
Hạnh phúc có được chính là nhờ vào khả năng nuôi dưỡng cảm xúc và tạo cảm xúc cho nhau.
******************************************
Nhà tâm lý học Drew Raines chia sẻ: “Chúng ta đang ở trong một xã hội chóng thay đổi và thiếu sự kiên nhẫn. Khi mệt mỏi vì một điều gì đó, chúng ta chỉ muốn tống khứ nó đi ngay. Để duy trì một mối quan hệ tình cảm, đòi hỏi phải khắc phục xu hướng này”.
Sau nhiều công trình nghiên cứu về những đôi lứa yêu nhau và những cặp hoàn toàn xa lạ được gán ghép với nhau, giáo sư Raines phát hiện ra rằng: “Với những cặp gồm hai người hoàn toàn xa lạ, người ta có thể lịch sự với nhau. Họ kiềm chế được cảm xúc nhất thời, không chỉ trích, không to tiếng xúc phạm nhau. Họ tôn trọng ý kiến của nhau hay ít ra thì cũng có vẻ như vậy. Nhưng với những cặp gồm hai người là vợ chồng hay người yêu của nhau, họ thường miệt thị hay chỉ trích không tiếc lời khi xảy ra mâu thuẫn”. Và ông kết luận: “Điều này có nghĩa là hàng ngày, chúng ta có thói quen trút hết những gì xấu xa, bực dọc, cay đắng nhất lên người thân yêu của mình”.
Giáo sư Raines giải thích nguyên nhân của tình trạng này là: “Khi ảo ảnh của cuộc hôn nhân hạnh phúc mất đi, chúng ta cảm thấy nhàm chán nhau. Khuynh hướng hy sinh cho người khác bị giảm xuống, và chúng ta rơi vào những thái độ cư xử tiêu cực. Thế nên, cần phải nỗ lực thật nhiều để nhận thấy mình đã cư xử bất công ra sao với những người thân yêu nhất. Hãy nỗ lực tìm lại cảm xúc say mê và tìm lại niềm vui - trong một khởi đầu mới”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét