2. Tướng phát đạt
Thông
thường bàn về việc giải đoán tướng mạo, người ta hễ thấy diện mạo khôi
ngô tuấn tú,tiếng nói vang dội,Tam đình bình ổn Ngũ quan cân xứng hoặc
Ngũ nhạc triều cũng là vội vã cho ngay đó là loại tướng người chắc chắn
sẽ có thể phát đạt.
Thực ra, tuy các điều kể trên là các dấu hiệu hàm
ngụ sự phát đạt, nhưng trong đời sống thực tế không thiếu gì kẻ hội đủ
các dấu hiệu trên mà không khá giả, hoặc có phát đạt một thời nhưng
không được hưởng phúc đến già hoặc nửa đời vinh hoa cực điểm nhưng rốt
cuộc nhà tan thân diệt. Sở dĩ có những hiện tượng đó là vì theo luận của
tướng học, hoặc do Ngũ hành sinh khắc ( trong cái tốt đã hàm chứa cái
xấu ) hoặc do tâm tính kiêu sa, độc hại không biết giữ gìn để rồi tự
mình làm hại mình trước khi bị người ta làm hại (phần tâm tướng không đi
đôi với phần hình tướng).
Ngược
lại, Ngũ quan, Ngũ nhạc không nẩy nở, mũi không đẫy đà, thoáng trông
không có gì là tướng phát đạt theo định nghĩa thông thường mà vẫn được
hưởng phúc lúc trung niên hay tuổi già. Hiện tượng này trong thực tế
cũng không hiếm. Đứng về mặt tướng học chuyên môn, loại tướng người có
vẻ không phát đạt mà lại phát đạt, chính là những kẻ có tướng phát đạt
đặc biệt, tỷ như các loại tướng ngũ lộ, ngũ tiểu, ngũ hợp, bát tiểu, cầm
thú tướng, nếu các điều kiện hình thức lẫn lộn nội dung của các loại
tướng ( vốn bị coi là tiện tướng theo nhãn quang thường tục ) kể trên
phải đồng thời kiêm bị.
Ta hãy lấy ví dụ về tướng ngũ lộ. Tướng ngũ lộ là :
- Mắt lồi ( vốn là tướng chết yểu )
- Tai phản ( Luân Quách đảo ngược vốn là tướng người ngu độn )
- Lỗ mũi hếch lên ( tướng của người chết thảm )
- Môi cong lên ( Tướng của người chết thảm )
- Lộ hầu ( cùng ý nghĩa như môi cong )
Thoáng
nhìn qua, tướng người như vậy, kẻ học tướng thông thường vội vã cho là
ác tướng, nếu không kết luận là tướng người yểu thọ, bần hàn thì cũng
không dám nghĩ đó là tướng người phát đạt. Thế mà, một cá nhân nếu đủ cả
ngũ lộ thì lại thường là kẻ phúc thọ song toàn. Tướng “ Ngũ lộ câu toàn
“ tuy thường là tướng phát đạt đặc biệt, nhưng không phải hầu hết là
phát đạt, vì chữ câu toàn *chỉ mới là hình thức chứ không không đủ thực
chất đi kèm. Ví dụ như ngũ lộ mà :
- Mắt lộ nhưng không có thần quang
- Tai lộ mà không có vành tai ngoài hoàn mỹ
- Mũi lộ mà chuẩn đầu trơ xương hoặc quặp xuống như mỏ chim ưng
- Môi hếch mà răng sún hoặc khểnh
- Lộ nhưng âm thanh rè và nhỏ
thì
đó lại là tướng thô trọc, chủ về khốn quẫn, chết non, vì chỉ đắc cách
có phần hình thức mà không có phần thực chất nên không phải là tướng
phát đạt .
Tướng
pháp có câu : Nhất lộ, nhi lô thì quẩn bách, bần yểu, ngũ lộ thì phát
đạt. Câu nói đó chỉ có tính cách tương đối. Ngũ lộ câu toàn có phát đạt
hay không, còn tuỳ thuộc vào một số điều kiện như đã nói trên. Còn nhất
lộ, nhị lộ thì quẫn bách, bần yểu, cũng không phải là điều đương nhiên
phải thế. Vì cũng như ngũ lộ câu tòan nhất nhị lộ nhiều khi là tướng của
kẻ bần cùng nhưng đôi khi cũng là tướng của người phát đạt. Nếu mắt lộ
mà có chân quang và thu tàng thì nếu các bộ vị khác không khuyết hãm thì
đến ngoài 40 tuổi sẽ có cơ hội khá giả, mũi lộ ** mà khí sắc lúc nào
cũng hồng nhuận, cánh mũi dầy và lỗ mũi không hếch lên ( tham khảo đoạn
nói về các loại mũi điển hình ) thì tuy thiếu niên có bị khốn khổ nhưng
nói về những vãn niên ắt phát đạt. Môi, tai, lông mày, yết hầu …cũng đều
có thể suy diễn tương tự như trên để định xem “ lộ “ là tốt hay xấu chớ
không thể vội vã võ đoán.
Ngoài
tướng ngũ lộ được coi là phát đạt ( nếu hội đủ cả hình lẫn chất ) còn
có các tướng ngũ tiểu, bát tiểu, ngũ hợp, tướng cầm thú …cũng đều là
tướng phát đạt đặc biệt với điều kiện là hình và chất đi đôi với nhau .
Tóm
lại, các tướng đặc biệt vừa kể, tướng pháp gọi đó là biến cách hay phi
thường cách để phân biệt với loại tướng người bình thường, đều có thể
phát đạt hay không tuỳ theo sự hội đủ được cả hình lẫn chất không. Hình
thì như đã miêu tả trong quyển I, còn chất thì đó là những điểm độc đáo
về nội dung đã nói ở chương nguyên lý về thanh trọc. Những loại tướng
phát đạt đặc biệt chính là căn cứ vào nguyên tắc “ Trọc trung hữu thanh
“, Thanh và trọc tương đối dễ phân biệt, nhưng “ thanh trung hữu trọc và
trọc trung hữu thanh “ thì lại rất khó tìm ra. Trong chương nói về
thanh trọc, soạn giả đã cố gắng tổng hợp các điều liên quan đến thanh
trọc tản mát trong các sách vở về tướng, nhưng thực tế không phải chỉ có
bấy nhiêu. Muốn thấu hiểu phải tường tận, phải chuyên tâm nghiên cứu và
có năng khiếu đặc biệt bén nhạy. Bởi lẽ trên, chúng ta sẽ không thấy gì
đáng ngạc nhiên khi trong các sách nói về tướng học, người ta thường
nói “ Tâm lĩnh thần hội” nghĩa là những gì uyên thâm cao xa, thì có thể
hiểu thấu đáo bằng lối tâm truyền chứ không thể bằng lối ngôn truyền
được. Điển hình cho lề lối này là phần hình nhi thượng của nho giáo do
Khổng Tử hấp thụ được chỉ còn lưu lại qua con người của Tử Tư rồi Tử Tư
chỉ truyền được đến đời Mạnh Tử là mất chân truyền.
Tuy
vậy, mặc lòng sự cố gắng liên tục vẫn là điều tối thiết yếu cho bất cứ
ai muốn đạt đến một mức độ thành quả nào đó, còn năng khiếu đặc biệt về
một ngành học càng huyền ảo, thì lại càng khó phát hiện nếu chưa nỗ lực
tới mức tối đa. Vì vậy độc giả không nên thấy khó mà đã vội ngã lòng khi
nghiên cứu và ứng dụng nguyên lý thanh trọc trong tướng học “ đường đi
khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông ” kia mà.
3. Tướng phá bại
Các dấu hiệu của sự phá bại. Chữ phá bại dùng ở đây có nghĩa rộng rãi, bao gồm :
-
Số kiếp long đong vất vả về một hay nhiều lĩnh vực của đời người, không
bao giờ có thể khá giả, công danh, sinh kế trì trệ
- Tâm tính thấp hèn, ngu muội quá mức bình thường
- Kết quả cuộc đời thường bi thảm : chết trong cô đơn, chết bất đắc kỳ tử, chết thảm, đói rách, bị khinh rẻ …
Đứng về mặt hình tướng, tướng người phá bại được nhận ra nhờ các dấu hiệu bề ngoài sau đây :
- Trán nhỏ, nhọn, hẹp, chủ về hình khắc, công danh trắc trở, thuở thiếu niên gặp nhiều tai họa
-
Lông mày mọc thấp, lan xuống gần bờ mắt chủ về cùng khốn. Lông mày thưa
thớt chủ về vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống, đứt đoạn chủ về công
việc thành bại thất thường, ngắn cụt chủ về nghèo hèn …
- Mắt vừa ngắn vừa nhỏ chủ về tâm địa nhỏ mọn, nếu thêm mặt mập núng nính như mặt heo thì sẽ chết không toàn thây.
- Mắt
lớn, lồi và hời hợt, chủ về chết non, lộ và có hùng quang chủ về chết
thảm, đồng tử vàng và lờ đờ thần chủ về khắc thê và hay bị hình phạm
-
Mũi hếch và lộ chủ về phá tán, cùng khốn. Thấp, hoặc có gân có vạch chủ
về công ăn việc làm lên xuống thất thường, chuẩn đầu má cao so với
khuôn mặt và nhất là so với lưỡng quyền thì chủ về cô đơn hay phá bại ,
quá lớn và mỏng gọi là không phù hoặc nghiêng lệch đều chủ về cô đơn trì
trệ.
-
Miệng nhỏ, môi mỏng chủ về nghèo hèn, rộng mà lệch, lớn mà thường há
hoác ra không khép kín lại đều chủ về cô đơn, nghèo hèn. Môi túm lại và
nhô cao lên, khoé miệng trễ xuống, pháp lệnh ăn vào khoé miệng đều có ý
nghĩa tương tự. Riêng pháp lệnh ăn vào khoé miệng gọi là “ Đằng xà nhập
khẩu “ dù các bộ vị khác có tốt nhưng chung cuộc cũng chết đói hoặc chết
đường chết chợ.
-
Tai không có Luân, Quách rõ ràng minh bạch chủ về cùng khốn, mỏng nhọn
chủ về nghèo túng, đen đủi, thấp, lệch chủ về hèn mọn chết non.
Đại
để những kẻ mà ngũ Quan đều vấp phải một trong các khuyết điểm của từng
Quan kể trên khả dĩ đủ để xếp vào loại tướng người phá bại.
Ngoài tướng phá bại vì Ngũ Quan khuyết hãm kể trên còn có một số hình cách đặc biệt sau đây cũng bị xếp loại vào tướng phá bại.
a) Lục cực
Đó là kẻ có một trong sáu dáng dấp cực đoan sau đây :
- Đầu lớn nhưng cổ nhỏ : chủ về bần tiện, yểu vong. Riêng đàn bà đầu lớn cổ nhỏ vai ngang là số goá bụa, làm bé.
- Mặt lớn, đầu nhỏ : chủ về nghèo và tính nết độc ác.
-
Thân thể phì nộm cao lớn mà tiếng nói quá nhỏ, không có âm lượng, chủ
về vãn niên nghèo khổ, chết chờ tay người ngoài tống táng.
- Ức nổi cao mà bụng dưới lại quá lõm : chủ về hậu vận không ra gì
- Vai lưng quá trơ xương so với toàn thể các phần khác của thể : chủ về nghèo hèn không con cái.
- Chân cẳng khẳng khiu không tương xứng với thân mình : cùng một ý nghĩa như đệ ngũ cực kể trên.
b) Lục
tiện
Xét về mặt tâm tướng, vô luận hình hài ra sao, nếu phạm vào một
trong các khuyết điểm sau về đức hạnh cũng thuộc về tướng phá bại :
- Không biết liêm sỉ, giữ gìn đạo lý.
- Thường tự khoe mình (tự cao, tự đại)
- Thích châm chích những khuyết điểm của người.
- Không có gì đáng cười mà lại cười như kẻ phát khùng.
- Không biết lẽ tiến thoái trong khi giao thiệp hay làm việc
-
Lúc ăn hay nói chuyện huyên thuyên trên trời dưới đất (đây phải là một
có tật bẩm sinh mới kể. Còn như với dụng tâm làm sai lạc nhận định của
người chung quanh thì không kể)
c) Lục nại
- Lông mày thô, mọc thẳng đứng, không xuôi theo chiều từ đầu đến đuôi mắt chủ về hay bị hình phạm.
-
Ngay giữa Sơn căn có một lằn sâu chạy xuyên qua Aán đường lên tới giữa
trán, Sống mũi cao gầy trơ xương : chủ về khổ sở, tai nạn.
- Tròng mắt lồi cao rất tốt rõ : chủ về hình khắc.
- Sống mũi có xương phát triển về chiều ngang và nổi cao lên chủ về trung niên phá tán, long đong vất vả.
- Răng vẩu và khấp khểnh, lồi ra khỏi miệng chủ về bực dọc lo lắng uất ức suốt đời.
- Xương lộ, thịt xệ và thường gặp tai nạn, hung hiểm và có số cơ hàn.
d ) Lục ác
- Đầu quá nhỏ, bần tiện, ngu độn.
- Mắt dê : chết thảm hoặc đoản mệnh
- Môi túm cong lên, răng lởm chởm : nghèo túng
- Yết hầu lộ : khắc vợ, muộn con, hay gặp tai vạ.
- Tam đình bất quân xứng, Hạ đình đặc biệt dài và nhọn chủ về nghèo khổ, cô đơn lúc tuổi già.
- Đi thân hình lắc lư như rắn bò, bước chân nhún nhảy như chim chìa vôi : long đong khốn quẫn.
e ) Thập sát
- Mặt mày lúc nào cũng ngơ ngác như kẻ si ngốc.
- Thần khí hôn ám thô bỉ
- Lòng trắng mắt pha hồng vì thiên bẩm.
- Lỗ hếch hếch, sống mũi quá thấp gần như vào mặt phẳng của khuôn mặt.
- Vô bệnh tật mà có thói quen bẩm sinh hay khạc nhổ dường như trong miệng lúc nào cũng có đờm.
- Chỉ có râu cằm mà môi trên không có ria
-
Lúc ăn uống thường đổ mồ hôi dù rằng thân thể không bị bệnh và trong
khi mọi người khác ở vào hoàn cảnh tương tự không có đổ mồ hôi.
- Tự nói, tự cười với chính mình mà không cần người đối thoại.
- Thanh âm khan lạnh giống như tiếng chó sói tru.
-
Bị bệnh hôi nách (ở đây phải hiểu là riêng nách có mùi hôi vì bệnh tật,
còn các bộ phận khác không có mới kể vào thập sát. Nếu như vì không
năng tắm gội mà toàn thân có mùi hôi hám thì không kể)
Bất
kể phạm vào một trong thập ác nào thì cuộc đời cũng thường gặp hung
hiểm, bất trắc ( hoặc về gia đạo, bạn bè, công danh, sự nghiệp v.v…).
Càng gặp nhiều sát thì mức độ hung hiểm càng gia tăng và sự giải đoán
càng thêm chính xác*.
Ngoài
những nét tướng hình thể ở vị thế tĩnh hoặc bán tĩnh, bán động đề cập ở
mục vừa kể liên quan đến phát đạt hay phá bại, ta còn phải kể đến những
nét tướng về thần, khí sắc ( đặc biệt là khí, sắc ) ở từng bộ vị một.
Những điểm này soạn giả đã trình bày khá tường tận ở chương “ Thần khí,
sắc và khí phách” cho nên mục này không nhắc lại. Độc giả nên tham chiếu
chương đó để việc giải đoán thêm phong phú.
*Trên
đây là ý nghĩa thập sát của Phong Vân Tử, tác giả cuốn Giám nhân thuật
Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ư vị ( cuốn 4 trang 148 ) thì lại
cho rằng “thập sát” là :
- 1 Dáng đi chậm chạm như người say
- 2 Mũi khấp khúc
- 3 Da mặt thô, đen đúa
- 4 Mắt sần sùi như trái qua lâu (tên một loại dưa)
- 5 Lông mày quá đậm
- 6 Tiếng lanh lảnh như chó sói tru
- 7 Giọng nói the thé
- 8 Gian môn lõm và hãm
- 9 Miệng quá rộng
- 10 Mắt quá lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét